Hộp Thư Mật Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ

Hộp Thư Mật Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Tham Khảo Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án.

Nội Dung Bài Hộp Thư Mật

Bài đọc Hộp thư mật nói về câu chuyện hộp thư mật, một cách liên lạc giữa các cán bộ, bộ đội của ta thời xưa. Hộp thư được giấu cẩn thận, luôn đánh dấu bằng chữ V, cho thấy lòng yêu nước, tinh thần lạc quan của các chiến sĩ. Thohay.vn xin chia sẻ cho bạn đọc nội dung bài Hộp thư mật bên dưới.

Hộp thư mật

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.

Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.

Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.

Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.

HỮU MAI

Chú thích:

  • Hai Long: tên thường gọi của Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (1928 – 2002), một chiến sĩ tình báo nổi tiếng hoạt động trong lòng địch trước ngày miền Nam giải phóng.
  • Chữ V: chữ cái đầu của tên nước ta, đồng thời là chữ cái mở đầu một từ tiếng Anh có nghĩa là “chiến thắng”
  • Bu-gi: bộ phận phát lửa của động cơ xe
  • Cần khởi động: cần đạp ở xe để nổ máy
  • Động cơ: bộ phận dùng để biến xăng, dầu… thành năng lượng chạy máy

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🌟 Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Đọc Hộp Thư Mật

Cùng xem thông tin giới thiệu bài đọc Hộp thư mật sau đây.

  • Bài đọc Hộp thư mật được viết bởi tác giả Hữu Mai. Hữu Mai (1926-2007) là một nhà văn Việt Nam với hơn 60 đầu sách được in. Ông là người viết những hồi ức của đại tướng Võ Nguyên Giáp và là Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Bài đọc ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Bố Cục Bài Hộp Thư Mật

Bố cục bài Hộp thư mật có thể được chia làm 4 phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại
  • Đoạn 2: Từ Anh dừng xe đến ba bước chân
  • Đoạn 3: Từ Hai Long tới ngồi đến chỗ cũ
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Khám phá thêm 🌷 Chú Đi Tuần 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Hộp Thư Mật

Chia sẻ cho các bạn hướng dẫn tập đọc Hộp thư mật.

  • Đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện: khi hồi hộp, khi vui sướng, nhẹ nhàng
  • Toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, sự tự tin của nhân vật.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Hộp Thư Mật

Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.

Chia sẻ cho bạn đọc 💚 Phân Xử Tài Tình 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Hộp Thư Mật

Nhất định đừng bỏ lỡ phần đọc hiểu tác phẩm Hộp thư mật bên dưới.

👉Câu 1. Hộp thư mật được đặt ở vị trí như thế nào?

A. bí mật, khó tìm

B. dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất

C. bí mật, được che giấu bởi các vật khác

D. bí mật nhưng dễ thu hút ​

👉Câu 2. Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào?

A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm.

B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng.

C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy.

D. Tất cả các ý trên

👉Câu 3. Những vật gợi ra hình chũ V có ý nghĩa biểu tượng chỉ điều gì?

A. là lời chào chiến thắng

B. là kí hiệu của hai ngón tay

C. là lời chào thân mật

D. tất cả các ý trên

👉Câu 4. Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì?

A. Hữu Lâm

B. Hải Long

C. Phú Lâm

D. Hai Long

👉Câu 5. Qua những vật có hình chữ V nói lên những phẩm chất gì của những người làm nhiệm vụ liên lạc bí mật?

A. lạc quan, biết yêu thương dân nghèo

B. yêu Tổ quốc, cẩn thận, chăm chỉ

C. yêu Tổ quốc, yêu đồng đội, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung của dân tộc

D. tất cả các ý trên

👉Câu 6. Hộp thư lần này anh Hai Long nhận được là gì?

A. một ba lô

B. một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng

C. một bi-đông đựng nước

D. một hộp các-tông

👉Câu 7. Vì sao chú Hai Long lại phải lấy thư và gửi báo cáo như vậy?

A. Để giết thời gian, vì chú khá rảnh và muốn phơi nắng trên cánh đồng

B. Để đánh lạc hướng chú ý của người khác và không ai có thể nghi ngờ mình

C. Để thể hiện cho những người xung quanh thấy sự tài giỏi của mình

D. Để phù hợp với thời gian quy định lấy và nhận mật thư

👉Câu 8. Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của

B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền cao của địch.

C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc

D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm được những sở thích thú vị của bọn giặc

👉Câu 9. Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật?

A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn

B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.

C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo

D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm

👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5

Câu123456789
Đáp ánBCADDBBAB

Cập nhật cho bạn đọc 🌱 Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng 🌱 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa

Soạn Bài Hộp Thư Mật Lớp 5

Sau đây là gợi ý soạn bài Hộp thư mật lớp 5.

👉Câu 1 (trang 63 SGK Tiếng Việt 5)

Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

Trả lời:

Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật vô cùng khéo léo

  • Hộp thư luôn được đặt ở một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất
  • Dấu hiệu nhận biết hộp thư mật chính là những vật có hình chữ V
  • Hộp thư mật được đặt ở cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.

👉Câu 2 (trang 63 SGK Tiếng Việt 5)

Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?

Trả lời:

Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long:

  • Gửi gắm tình yêu Tổ quốc của mình
  • Lời chào chiến thắng

👉Câu 3 (trang 63 SGK Tiếng Việt 5)

Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy?

Trả lời:

Cách lấy thư và nhận báo cáo của Hai Long vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh, mưu trí, cảnh giác, nhanh và chính xác. Chú dừng xe trước cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, tháo chiếc bu-gi ra xem, vờ như là xe bị hỏng cần phải ngồi xuống sửa chữa. Nhưng thực chất là để có thời gian quan sát xung quanh xem hộp thư mật có thể được để ở đâu.

Nhờ khả năng quan sát, chú phát hiện ra hòn đá hình mũi tên (hình chữ V) trỏ vào một hòn đá dẹt cách đó không xa. Bẩy nhẹ hòn đá lên, chú phát hiện một vỏ đựng thuốc đánh răng, nhẹ nhàng và nhanh chóng cạy đáy hộp, lấy ra mảnh giấy rồi thay vào báo cáo của mình rồi trả về chỗ cũ. Chú quay lại xe, lắp lại bu-gi rồi nổ máy rời khỏi địa điểm.

Chú Hai Long phải lấy thư và gửi báo cáo như vậy để đánh lạc hướng chú ý của người khác và không ai có thể nghi ngờ mình

👉Câu 4 (trang 63 SGK Tiếng Việt 5)

Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

Trả lời:

Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🍀 Lập Làng Giữ Biển 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Hộp Thư Mật Lớp 5

Chia sẻ cho bạn đọc nội dung giáo án Hộp thư mật lớp 5.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

– Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.

*Bổ sung : Biết tìm văn bản để đọc mở rộng và bước đầu ghi chép phản hồi 

2. Năng lực: 

Năng lực chung- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực đặc thù- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 

Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật. Hiểu được những hành động dũng cảm, mư trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

3. Phẩm chất: Cảm phục sự mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ tình báo.

II. CHUẨN BỊ                      

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: Tranh minh hoạ bài trong SGK.

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

      III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
 Cho HS thi nối tiếp nhau đọc lại bài: “Luật tục xưa của người Ê-đê“? trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?

– Nhận xét cho từng HS. 

– Giới thiệu bài

– Ghi bảng
– HS thi đọc, HS trả lời câu hỏi

– HS nghe

– HS ghi vở
Hình thành khái niệm: Luyện đọc (12phút)

* Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.                   

– Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:
– Gọi 1HS đọc tốt đọc toàn bài .

– Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?

– Cho hs đọc nối tiếp theo đoạn.

– Hướng dẫn hs phát âm đúng một số từ ngữ. Giáo viên ghi bảng.

– GV kết hợp giúp HS tìm hiểu  nghĩa các từ được chú giải sau bài.

– YC học sinh luyện đọc theo cặp.

– Mời 1 học sinh đọc lại toàn bài.

– GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài
– 1 học sinh đọc.

– HS chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại.

+ Đoạn 2: Từ Anh dừng xe đến ba bước chân.  

+ Đoạn3 : Từ Hai Long đến chỗ cũ.

+ Đoạn 4: Phần còn lại .

– Hs đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm

+ Lần 1: Luyện đọc đoan, đọc đúng: Chữ V, bu gi, cần khởi động máy…

+ Lần 2: Luyện đọc đoạn, câu khó

– HS luyện đọc theo cặp .

– 1 HS đọc lại toàn bài .

– HS lắng nghe.
b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành:
– YC HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:

+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?

+ Bạn hiểu hộp thư mật dùng để làm gì?  (Tại sao phải dùng hộp thư mật?)

+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?     

+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?

+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy? 

+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?     


+ Qua câu chuyện này bạn biết được điều gì? 
–  HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.+ Để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng. 

+ HS tìm ý trả lời


+ Có ý  nghĩa vô cùng to lớn vì cung cấp cho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để giúp chúng ta hiểu ý đồ của chúng, chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tốn xương máu.

*ND: Ca ngợi những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo. 
3. Luyện tập. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.

* Cách tiến hành:
– Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 đoạn văn, tìm giọng đọc. 

– GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.

– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1   

– YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.

– GV cùng cả lớp đánh giá, khen ngợi
– 4 HS tiếp nối nhau đọc, tìm giọng đọc. 

– HS lắng nghe.

– Học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.

– Bình chọn bạn đọc diễn cảm hay.
4. Vận dụng: (3phút)
– Chia sẻ với mọi người về các chiến công thầm lặng của các chiến sĩ tình báo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.– HS nghe và thực hiện
*Bổ sung : Tìm đọc thêm những câu chuyện ca ngợi các chiến sĩ an ninh, tình báo và ghi lại chi tiết em thích hất trong câu chuyện chuẩn bị bài sau: Phong cảnh đền Hùng.– HS nghe và thực hiện

Xem thêm về bài viết 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

2 Mẫu Kể Chuyện Hộp Thư Mật Hay Nhất

Nhất định đừng bỏ qua 2 mẫu kể chuyện Hộp thư mật hay nhất.

Kể Chuyện Hộp Thư Mật Chọn Lọc – Mẫu 1

Chú Hai Long lái xe máy về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật rất khéo léo là đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất, nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng; hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.

Chú Hai Long lấy thư và gửi báo cáo rất kín đáo. Cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long là chú dừng xe, tháo bu-gi ra xem, giả vờ như xe của mình bị hỏng, mắt chú không xem bu-gi mà lại chú ý quan sát mặt đất phía sau cột cây số.

Nhìn trước nhìn sau một tay chú vẫn cầm bu-gi, còn một tay bẩy nhẹ hòn đá. Chú nhẹ nhàng cạy đáy hộp vỏ đựng thuốc đánh răng để lấy báo cáo và thay vào đó thư báo cáo của mình rồi trả hộp thuốc vào chỗ cũ, sau đó chú lắp bu-gi, khởi động máy như là đã sửa xong.

Công việc như thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Chú Hai Long trở lại bên xe, rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ xe máy nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, chú Hai Long đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.

Kể Chuyện Hộp Thư Mật Ấn Tượng – Mẫu 2

Bài văn “Hộp thư mật” đã ca ngợi phẩm chất mưu trí, tinh thần cảnh giác của các chiến sĩ tình báo cách mạng hoạt động bí mật trong vùng địch.

Chiến sĩ tình báo được nói tới ở đây là anh Hai Long hoạt động tại Sài Gòn dưới thời Mĩ – Diệm, Mĩ – Thiệu.

Việc anh Hai Long đi tìm hộp thư bí mật được anh đóng rất khéo, như đi chơi, đi có việc riêng như những người dân bình thường. Anh đi về Phú Lâm, ngoại ô Sài Gòn. Anh đi bằng xe máy.

Cột cây số ven đường là điểm hẹn, là nơi đặt hộp thư bí mật, nơi đó “ở giữa cánh đồng, vắng”. Anh Hai Long rất mưu trí và cảnh giác: anh dừng xe trước cột cây số; ảnh giả vờ như xe bị hóc hỏng, rồi tháo bu-gi ra xem, nhưng mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau cột cây số. Anh tìm dấu hiệu.

Anh khẽ reo lên: “Nó kia rồi”.

Dấu hiệu nơi đặt hộp thư mật là một hòn đá hình mũi tên trỏ vào một hòn đá giẹp chi cách anh ba bước chân.

Cách lấy thư và gửi thư bí mật của anh Hai Long rất thận trọng, cảnh giác: anh tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá.

Hộp thư bí mật là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của anh, rồi anh trả hộp thuốc về chỗ cũ.

Xong việc, anh lắp bu-gi vào xe, rồi khởi động máy, chưa đầy nửa giờ sau, anh đã “hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt”.

Tóm lại. cách tìm nơi đặt hộp thư bí mật, cách lấy hộp thư bí mật, cách lấy thư bí mật và gửi thư bí mật của anh Hai Long thật khôn khéo, mưu trí, cảnh giác và thuần thục.

Chiến công của anh Hai Long, của các chiến sĩ tình báo của ta tuy thầm lặng nhưng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung vô cùng to lớn của cách mạng và của dân tộc.

Viết một bình luận