Phân Xử Tài Tình Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ. Chia Sẻ Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Câu Chuyện Phân Xử Tài Tình Lớp 5
Câu chuyện “Phân xử tài tình” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 kể về một vị quan án rất thông minh và công bằng. Ông đã giải quyết hai vụ án nổi bật:
- Vụ án tranh chấp tấm vải: Hai người phụ nữ đến công đường, mỗi người đều khẳng định tấm vải là của mình. Vị quan án đã nghĩ ra cách để xác định chủ nhân thật sự của tấm vải bằng cách yêu cầu cả hai người kéo tấm vải về phía mình. Người phụ nữ thật sự sở hữu tấm vải đã từ bỏ vì không muốn tấm vải bị rách, qua đó vị quan án đã tìm ra chủ nhân thật sự
- Vụ án mất trộm tiền trong chùa: Một chú tiểu bị nghi ngờ ăn trộm tiền của chùa. Vị quan án đã dùng mưu kế để tìm ra thủ phạm bằng cách yêu cầu tất cả các chú tiểu cầm một cây gậy và nói rằng cây gậy của kẻ trộm sẽ dài ra. Chú tiểu ăn trộm đã cắt ngắn cây gậy của mình vì sợ bị phát hiện, và qua đó vị quan án đã tìm ra thủ phạm.
Câu chuyện này nhằm ca ngợi sự thông minh, tài giỏi và công bằng của vị quan án, đồng thời bày tỏ ước mong có những người phân xử công minh trong xã hội.
Xem thêm -> Tập Đọc Con Gái Lớp 5: Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Thụ, Giáo Án
Nội Dung Bài Phân Xử Tài Tình
Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
– Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
Người kia cũng rưng rưng nước mắt:
– Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.
Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:
– Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.
Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
– Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Chú thích:
- Quan án: Chức quan thời xưa chuyện lo việc điều tra và xét xử
- Vãn cảnh: Đến ngắm cảnh đẹp
- Biện lễ: Lo liệu, sắm sửa lễ vật
- Sư sãi: Những người tu hành ở chùa nói chung
- Đàn: Nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ
- Chạy đàn: Nghi lễ chạy quanh đàn cúng
Xem thêm -> Lập Làng Giữ Biển Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Bố Cục Bài Phân Xử Tài Tình
Bố cục bài Phân xử tài tình bao gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Từ đầu đến “…cúi đầu nhận lỗi”: Quan án phân xử vụ hai người đàn bà tranh nhau tấm vải
- Phần 2: Đoạn còn lại: Quan án phân xử vụ mất trộm tiền trong chùa.
Xem thêm -> Tà Áo Dài Việt Nam Lớp 5 (Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án)
Hướng Dẫn Tập Đọc Phân Xử Tài Tình
Đừng bỏ lỡ hướng dẫn tập đọc Phân xử tài tình.
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được sự khâm phục của người kể chuyện đối với tài xử kiện của ông quan án.
- Giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
Ý Nghĩa Bài Phân Xử Tài Tình
Truyện ca ngợi quan án là người thông minh, có tài xử kiện. Nhờ tài năng và sự quyết đoán, nắm vững tâm lí tội phạm mà đã xử thành công nhiều vụ kiện khó khăn.
Chia sẻ cho bạn đọc 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Đọc Hiểu Tác Phẩm Phân Xử Tài Tình
Tham khảo phần đọc hiểu tác phẩm Phân xử tài tình.
👉Câu 1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
A. Về việc bị mất cắp tấm vải, người mua hàng lấy trộm tấm vải của người bán.
B. Về việc bị mất cắp tấm vải, người nọ tố người kia lấy trộm tấm vải của mình.
C. Về việc bà mua hàng hỏi mua tấm vải rồi lấy trộm.
D. Về việc người mua hàng tố bà bán hàng lấy trộm tấm vải của mình.
👉Câu 2. Trong vụ án tìm người lấy cắp tấm vải, quan xử người không khóc chính là người lấy cắp vì sao?
A. Của cải do bàn tay mình làm ra thì mình mới tiếc, không nỡ phá hủy.
B. Quan cho rằng người khóc là người biết giá trị vật chất của miếng vải, khi bị xé đôi thì giá trị không còn nguyên vẹn nữa.
C. Quan cho rằng người không khóc là người không có tình cảm, là người dễ ăn cắp của người khác.
D. Tất cả các ý trên
👉Câu 3. Trong màn xử kiện tìm người lấy trộm vải cho thấy viên quan là người như thế nào?
A. biết tận dụng thời cơ
B. thông minh
C. có tài lãnh đạo
D. ngu ngốc
👉Câu 4. Khi đến vãn cảnh chùa, viên quan được sư cụ nhờ việc gì?
A. phân xử chuyện tranh cãi ở nhà chùa
B. tìm hộ số tiền của nhà chùa đã bị mất
C. phân xử chuyện chú tiểu trong chùa bị mất tiền
D. phân xử chuyện gia nhân trong chùa bị oan
👉Câu 5. Khi cho lính về nhà hai người đàn bà, họ phát hiện cả hai nhà đều có vật dụng gì?
A. bút lông
B. cái cày
C. khung cửi
D. cối xay
👉Câu 6. Đâu là lí lẽ giúp viên quan khi nhận ra người ăn cắp tiền của nhà chùa?
A. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm.
B. Người ăn cắp là người trong chùa.
C. Người trong chùa tin vào sự linh thiêng của Đức Phật.
D. Chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.
👉Câu 7. Ý nghĩa của câu chuyện Phân xử tài tình?
A. Phê phán vị quan tham lam, ăn hối lộ
B. Khuyên răn các quan không nên tham lam và ăn hối lộ
C. Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
D. Ca ngợi vị quan án nhân hậu thường xuyên giúp đỡ người nghèo
👉Câu 8. Theo con, quan phá được các vụ án là nhờ đâu?
A. Nhờ sự thông minh, quyết đoán
B. Nhờ dùng sức mạnh của cây roi
C. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội
D. Nhờ dùng uy quyền và sự đe dọa
👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | D | B | B | C | D | C | A, C |
Đón đọc thêm về 🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Soạn Bài Phân Xử Tài Tình Lớp 5
Nhất định đừng bỏ qua gợi ý soạn bài Phân xử tài tình lớp 5.
👉Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì?
Trả lời:
Họ đến vì tấm vải. Người này tố người kia lấy vải của minh, không chịu nhường ai, đành nhờ quan phân xử.
👉Câu 2 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
Trả lời:
– Quan đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tìm ra người lấy cắp :
+ Đòi người làm chứng nhưng không có.
+ Cho lính về nhà họ xem thì cả hai đều có khung cửi như nhau.
+ Cho xé tấm vải ra làm đôi, mỗi người một nửa. Một người bật khóc.
– Quan bảo đưa tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
– Sở dĩ quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì chỉ có người chủ thực sự của tấm vải, người vất vả làm ra nó mới tiếc khi tấm vải bị xé.
👉Câu 3 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
Trả lời:
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo : Đức Phật linh thiêng sẽ làm cho thóc trong tay kẻ ăn cắp nảy mầm. Một lúc sau đã thấy một chú tiểu vừa chạy vừa nén nhìn thóc, quan bèn cho bắt chú tiểu vì chỉ có tật mới hay giật mình.
👉Câu 4 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Vì sao quan án dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng :
a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.
Trả lời:
Đáp án b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
Xem thêm về bài viết 🌿 Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích
Giáo Án Phân Xử Tài Tình Lớp 5
Cùng Thohay.vn xem thêm nội dung giáo án Phân xử tài tình lớp 5.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) .
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
3. Thái độ: Tích cực, chăm chỉ luyện đọc.
4. Năng lực:
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
– Giáo viên:
+ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
– Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) | |
– Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi: – Chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? – Nêu ý nghĩa của bài thơ ? – GV nhận xét – Giới thiệu bài – Ghi bảng | – HS thi đọc – Phải đi qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc. – Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước. – HS nghe- HS ghi vở |
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: – Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. – Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. – Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: | |
– Mời một HS khá đọc toàn bài. – GVKL: bài chia làm 3 đoạn – Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn. – Gv kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài: Giải nghĩa thêm từ : công đường – nơi làm việc của quan lại; khung cửi – công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ; niệm phật – đọc kinh lầm rầm để khấn phật. – YC HS luyện đọc theo cặp. – Mời một, hai HS đọc toàn bài. – GV đọc mẫu bài văn : giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài sử kiện của viên quan án; chuyển giọng ở đoạn đối thoại, phân biệt lời nhân vật : + Giọng người dẫn chuyện : rõ ràng, rành mạch biểu lộ cảm xúc + Giọng 2 người đàn bà : ấm ức, đau khổ. +Lời quan: ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm. | -1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe. – HS chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến …. Bà này lấy trộm. + Đoạn 2: Tiếp theo đến … kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. + Đoạn 3: Phần còn lại. – Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + Lần 1: 3HS đọc nối tiếp, phát âm đúng: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi. + Lần 2: HS đọc nối tiếp, 1HS đọc chú giải : quán ăn, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn … – HS luyện đọc theo cặp. – 2 HS đọc toàn bài – HS lắng nghe. |
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) . * Cách tiến hành: | |
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ? + Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? -Y/C HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? – GV kết luận: Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng. – Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi: + Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa? + Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng? – GV kết luận : Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo. – GV hỏi : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu? + Câu chuyện nói lên điều gì ? | – Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc đoạn 1 và TLCH, chia sẻ trước lớp + Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử. – Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: + Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng. + Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ + Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia. – Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc , TLCH, chia sẻ kết quả + Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải. – Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc và TLCH, chia sẻ kết quả + HS kể lại. + Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ bị lộ mặt. – Nhờ thông minh, quyết đoán. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội. – Nội dung: Truyện ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án |
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. * Cách tiến hành: | |
– Gọi 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai: người dẫn truyện, 2 người đàn bà, quan án. – GV chọn một đoạn trong truyện để HS đọc theo cách phân vai và hướng dẫn HS đọc đoạn : “Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật …..chú tiểu kia đành nhận lỗi” – YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm. – GV nhắc nhở HS đọc cho đúng, khuyến khích các HS đọc hay và đúng lời nhân vật . | – 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, 2 người đàn bà, quan án – HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. |
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút) | |
– Chia sẻ với mọi người biết về sự thông minh tài trí của vị quan án trong câu chuyện. | – HS nghe và thực hiện |
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) | |
-Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện (Truyện cổ tích Việt Nam) Những câu chuyện phá án của các chú công an, của toà án hiện nay. | – HS nghe và thực hiện |
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌼 Cánh Cam Lạc Mẹ 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài
2 Mẫu Kể Chuyện Phân Xử Tài Tình
Cuối cùng là 2 mẫu kể chuyện Phân xử tài tình hay nhất.
Kể Chuyện Phân Xử Tài Tình Nổi Bật – Mẫu 1
Ngày xưa có một quan án phân xử tài tình. Trong dân gian có vụ án nào rắc rối gay go nhất, ông ta đều có cách tìm ra manh mối và phán xử rất công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà dắt nhau đến công đường với một tấm vải dài. Trước mặt quan, một người mếu máo thưa:
– Bẩm quan, sáng nay con mang một tấm vải đi chợ bán, bà này hỏi mua, con đưa ra cho bà ta xem. Thế rồi tự dưng bà ta cướp không tấm vải rồi bảo là của bà ấy, nhất định không chịu trả lại cho con nữa. Thật là một chuyện ngược đời vô lí hết sức, xin quan đèn trời soi xét.
Quan án nhìn sang người đàn bà thứ hai thì thấy bà này cũng dưng dưng nước mắt kể lể:
– Bẩm quan, chính bà ta mới là đồ ăn cắp. Tấm vải này là của con vừa dệt xong mang đi chợ. Con để trong cái thúng khảo [3], thế mà vừa ngoảnh đi một lát, bà ta dám thò tay vào lấy. Chính con bắt được quả tang. Thế mà bà ta còn dám đặt điều để vu oan giá họa.
Quan án ngắt lời hai người, bảo mỗi bên phải cử ra ít nhất một người tận mắt nhìn thấy tấm vải của mình bị lấy cắp. Nhưng cả hai đều không tìm ra được người làm chứng vì sự việc xảy ra ở một nơi vắng vẻ, lúc đó chưa có người qua lại.
Quan cho lính tìm về tận nhà mỗi bên để xem có đúng là vải của họ dệt ra như lời khai không. Nhưng lính thấy cả hai bên đều có khung cửi như nhau, khổ vải bằng nhau. Quan án xử kiện cố nhìn vào sắc mặt từng người để dò ý tứ, nhưng quan chỉ thấy vẻ đau xót vì mất của hiện trên nét mặt hai người, không có biểu hiện gì khác hơn. Suy nghĩ một lúc, quan ôn tồn bảo họ.
– Cả hai người đều nói có lí cả. Biết làm sao bây giờ. Thôi, ta phân xử cho thế này: giờ đem cắt tấm vải ra làm đôi, chia mỗi người một nửa. Thế là ổn. Hãy về nhà mà làm ăn.
Nói xong, quan sai lính đo vải xé ngay, giao cho mỗi người một nửa. Thấy thế, một bà bỗng ôm mặt khóc thút thít. Lập tức quan sai trả tấm vải cho người đàn bà ấy, rồi kêu lính trói người kia lại, vì chỉ có người chủ thực sự của tấm vải mới đau xót bật ra tiếng khóc kia. Quả nhiên, thấy quan phân xử tài tình sau một hồi tra hỏi, người đàn bà kia phải cúi đầu nhận tội.
Khám phá thêm🌱 Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng 🌱 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt
Kể Chuyện Phân Xử Tài Tình Chọn Lọc – Mẫu 2
Xưa có một vị quan huyện rất giỏi trong việc phân xử, xét xử, tất cả những vụ án khó nhất ông đều có cách để tìm ra chân tướng của sự việc và mang lại sự công bằng cho người bị hại.
Một ngày nọ, có hai người phụ nữ cùng nhau tới công đường để kiện. Quan liền thăng đường xét xử vụ án. Một người mếu máo tâu quan:
– Bẩm quan, xin quan hãy xét xử trả lại công bằng cho con. Chuyện là sáng hôm nay con có mang một tấm vải ra chợ để bán. Người đàn bà này hỏi ngỏ ý muốn mua tấm vải thì con đưa cho bà ấy xem. Thế rồi bà ấy cướp lấy tấm vải của con rồi bảo là tấm vải chính là của bà ấy, con có đòi lại nhưng nhất quyết bà ta không trả. Làm gì có chuyện ngược đời đến thế quan, xin quan hãy soi xét công bằng.
Vị quan nhìn người đàn bà kia thì bà ấy cũng rưng rưng nước mắt kể lại:
– Bẩm quan, chuyện không phải như bà ta nói đâu ạ. Bà ta dựng chuyện vu khống cho con ăn cắp vải của bà ấy chứ thực sự tấm vải này là của con, hôm qua con vừa mới dệt xong nó và dự định sáng nay đem ra chợ để bán. Khi đi con còn để tấm vải vào một chiếc thúng khảo thế mà trong lúc không để ý, thoắt cái bà ta đã thò tay vào lấy ngay tấm vải của con. Đã ăn cắp lại còn la làng, bà ta còn vu khống cho con ăn cắp của bà ý.
Vị quan ngắt lời của hai người đàn bà. Ông nói:
– Giờ hai ngươi hãy đưa ra ít nhất là một người chứng kiến sự việc rằng vải của mình bị người kia lấy cắp.
Cả hai người đàn bà không người nào có thể đưa ra người làm chứng vì sự việc xảy ra ở chỗ vắng vẻ, khi đó trời vẫn sớm và ít người qua lại. Quan cho gọi hai người lính lệ và bảo họ về tận nhà của mỗi người để xem có đúng là tấm vải này do họ dệt không.
Nhưng sau khi hai người lính trở về và thuật lại chuyện cho vị quan nghe thì ông rất ngạc nhiên khi hai người này đều có khung cửi giống như nhau, khổ vải cũng bằng nhau và cả hai cũng đều dự định sáng nay đem vải ra chợ để bán. Vụ án đi vào ngõ cụt khi cả hai đều có những manh mối như nhau, không bên nào kém bên nào.
Vị quan quan sát thần sắc của cả hai để xem có người nào run sợ mà để lộ sơ hở qua ý tứ. Nhưng quan sát một hồi lâu, vị quan chỉ thấy trên nét mặt của cả hai đều hiện lên vẻ đau đớn vì mất của. Suy nghĩ một lát, vị quan phán:
– Cả hai ngươi đều có lý do cả, giờ rất khó để phân định được tấm vải thuộc về bên nào. Giờ ta cho người cắt đôi tấm vải ra chia đều cho cả hai.
Phán xong quan sai lính đo và xé ngay tấm vải để đưa cho cả hai. Nhưng khi người lính chuẩn bị xé thì một người đàn bà bỗng ôm mặt khóc nức nở. Biết người đàn bà này là chủ nhân thực sự của tấm vải, vị quan cho người trói người đàn bà kia lại để tra khảo ngọn ngành. Quả nhiên sự việc đúng như vị quan suy đoán, người đàn bà kia đã cúi đầu nhận tội vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới bật khóc lên như vậy.