Một Người Chính Trực (Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại, Giáo Án)

Nội Dung Tập Đọc Một Người Chính Trực, Soạn Bài, Kể Lại Chuyện. Chia Sẻ Cách Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án, Cảm Nhận Tác Phẩm.

Giới Thiệu Bài Một Người Chính Trực

“Bài đọc ‘Một người chính trực'” là một câu chuyện trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 36 , kể về Tô Hiến Thành, một vị quan nổi tiếng với sự chính trực và thanh liêm.

Nội dung chính của bài đọc:

  1. Sự chính trực trong việc lập ngôi vua: Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua trước khi mất. Ông tuân theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên ngôi vua.
  2. Sự chính trực trong việc tìm người giúp nước: Khi tìm người giúp nước, Tô Hiến Thành không chọn người ngày đêm hầu hạ mình mà tiến cử người tài ba, có khả năng giúp ích cho đất nước.

Ý nghĩa của bài đọc:

  • Ca ngợi sự chính trực và thanh liêm: Bài đọc ca ngợi tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành, một vị quan luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích cá nhân.
  • Bài học về lòng trung thực: Câu chuyện khuyến khích học sinh sống trung thực, ngay thẳng và luôn làm điều đúng đắn.

Giá trị nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu: Ngôn ngữ của bài đọc giản dị, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4.
  • Miêu tả sinh động: Câu chuyện được kể một cách sinh động, giúp học sinh dễ dàng hình dung và cảm nhận được tính cách của nhân vật

Nội Dung Bài Một Người Chính Trực Lớp 4

Bài tập đọc Lớp 4 Một người chính trực kể về vị quan thanh liêm Tô Hiến Thành. Cả cuộc đời ông chính trực, chí công vô tư phụng sự cho triều đình, cho đất nước. Chính vì vậy, ông luôn được mọi người yêu kính và là tấm gương sáng cho hậu thế. Sau đây là nội dung bài đọc:

Một người chính trực

Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.

Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.

Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.

Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:

– Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự, đáp:

– Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

Thái hậu ngạc nhiên nói:

– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?

Tô Hiến Thành tâu:

– Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi, thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.

Theo QUỲNH CƯ, ĐỖ ĐỨC HÙNG

Đọc truyện ❤️️Người Ăn Xin Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại Chuyện

Bố Cục Bài Một Người Chính Trực

Bố cục bài Một người chính trực có thể chia thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông => Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được =>Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
  • Đoạn 3: phần còn lại =>Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước.

Đọc hiểu bài thơ 🔰Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4 🔰Nội Dung, Ý Nghĩa

Hướng Dẫn Tập Đọc Bài Một Người Chính Trực

Hướng dẫn tập đọc bài Một người chính trực chi tiết nhất.

  • Đọc phần đầu với giọng kể thong thả, rõ ràng. 
  • Phần sau đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định.
  • Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ như: chẳng may, không do dự đáp, ngạc nhiên….

Chú thích:

  • Chính trực : ngay thẳng.
  • Di chiếu : lệnh (viết) của vua truyền lại trước khi mất.
  • Thái tử : con trai của vua được chọn để nối ngôi cha.
  • Thái hậu : mẹ vua.
  • Phò tá : theo bên cạnh để giúp đỡ.
  • Tham tri chính sự : chức quan dưới tể tướng, cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.
  • Gián nghị đại phu : chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái.
  • Tiến cử : giới thiệu người có tài có đức để cấp trên chọn lựa.

Ý Nghĩa Bài Một Người Chính Trực

Bài Một người chính trực mang ý nghĩa ca ngợi sự thanh liêm, chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – một vị quan chính trực thời xưa. Thông qua đó, các em sẽ học được nhiều bài học giá trị về đức tính trung thực, chính trực trong cuộc sống. Từ đó hình thành cho mình một nhân cách sống đúng đắn, chuẩn mực.

Chia sẻ thêm bài đọc ❤️️Thư Thăm Bạn Lớp 4 ❤️️ Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Thụ

Trả Lời Câu Hỏi Bài Một Người Chính Trực

Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi về bài đọc Một người chính trực như sau:

👉Câu 1: Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 

A. Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình 

B. Không nhận của đút lót làm theo di chiếu của vua trước khi mất

C. Cử người có khả năng hầu hạ vua, không cử người tài ba

D. Cử người họ hàng với mình, không cử người xa lạ

Đáp án đúng: A

👉Câu 2: Nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của chính bản thân mình. Họ làm được những điều tốt đẹp cho dân, cho nước.

Theo con, nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng: A. Đúng

👉Câu 3: Chính trực là gì?

A. Chính đáng

B. Trung trực

C. Ngay thẳng

D. Tốt bụng

Đáp án đúng: C

👉Câu 4: Tô Hiến Thành làm quan dưới triều nào?

A. Triều Lý

B. Triều Tây Sơn

C. Triều Nguyễn

D. Triều Hậu Lê

Đáp án đúng: A

👉Câu 5: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn kể chuyện gì?

Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Công Tông.

A. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với bọn tham quan, lộng thần trong triều.

B. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.

C. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với việc chọn người phò tà.

D. Thái độ của Tô Hiến Thành đối với việc lập hoàng hậu.

Đáp án đúng: B

👉Câu 6: Tô Hiến Thành lập ai lên làm vua?

A. Con trai vua là Long Cán

B. Con trai vua là Long Xưởng

C. Con trai trưởng của mình

D. Con trai út của mình

Đáp án đúng: A

👉Câu 7: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 

A. Tô Hiến Thành tuyên bố không phò tá kẻ nhu nhược, bất tài lên làm vua.

B. Tô Hiến Thành một tay xử lý hết đám lộng thần, phản nghịch để thái tử thuận lợi lên ngôi vua.

C. Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua trước khi mất.

D. Tô Hiến Thành tiến cử người có khả năng làm minh quân để nối ngôi vua.

Đáp án đúng: C

👉Câu 8: Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người thường xuyên tới chăm sóc ông?

A. Thái tử Long Cán- con là thái hậu họ Đỗ

B. Giám nghị đại phu Trần Trung Tá

C. Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường

D. Chiêu Linh thái hậu

Đáp án đúng: C

👉Câu 9: Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông phò tá vua?

A. Con trai cả của mình

B. Gián nghị đại phu Trần Trung Tá

C. Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường

D. Con trai út của mình

Đáp án đúng: B

👉Câu 10: Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?

A. Vì Vũ Tán Đường là người có họ với ông, ông lại không tiến cử. Trần Trung Tá với ông không thân thích ông lại tiến cử.

B. Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh, tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành, ông lại không tiến cử. Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc không thể tới chăm sóc ông, ông lại tiến cử

C. Vì ông đã nhận quà biếu của Vũ Tán Đường mà lại không tiến cử. Trong khi Trần Trung Tá chẳng một lần tới biếu xén ông lại tiến cử.

D. Vĩ Vũ Tán Đường có ơn với ông, ông lại không tiến cử. Trần Trung Tá với ông, không ân nghĩ sâu nặng, ông lại tiến cử

Đáp án đúng: B

👉Câu 11: Con hãy điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:

Trần Trung Tá          Vũ Tán Đường

Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử_________ 

Còn nếu hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử__________

Đáp án: Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn nếu hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.

👉Câu 12: Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực?

A. Phê phán sự thối nát, suy đồi của triều đình phong kiến thời xưa

B. Phê pháp thái độ ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của một số quan lại, lộng thần thời xưa

C. Ca ngợi tấm lòng yêu thương con hết mực của bà thái hậu họ Đỗ

D. Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

Đáp án đúngD.

Soạn Bài Một Người Chính Trực Lớp 4

Nhằm giúp các em dễ dàng nắm bắt và tiếp cận bài học, Thohay.vn hướng dẫn cách soạn bài “Một người chính trực” lớp 4 chi tiết nhất.

👉Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt 4): Trong việc lập ngôi vua sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

Đáp án: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ:

  • Thực hiện theo đúng di chiếu của vua Lí Anh Tông lập thái tử Long Cán làm ngôi vua (Trung thành với di chiếu)
  • Không ăn đút lót, không vì tiền bạc mà đưa người khác lên làm vua, trái với di mệnh của vua. Cứ theo di chiếu mà thực hiện.

👉Câu 2 (trang 37 sgk Tiếng Việt 4): Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

Đáp án: Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành ở chỗ:

  • Không vì tình riêng mà đưa người không đủ phẩm chất, năng lực lên vị trí quan trọng (Mặc dù trong lúc lâm bệnh nặng, người mà thường xuyên có mặt bên giường bệnh ông là quan tham trì chính sự Vũ Tán Đường nhưng Tô Hiến Thành không tiến cử. Trái lại người mà không hề chăm non, săn sóc khi ông lâm bệnh là quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá- một con người vừa có tài, có đức tuy không gần gũi ông nhưng ông vẫn tiến cử thay mình) Như vậy chứng tỏ Tô Hiến Thành không vì tình riêng mà rất thẳng thắn trung thực
  • Thẳng thắn trung thực tiến cử người có tài, có đức mà không hề do dự ( đặt quyền lợi đất nước trên hết), làm cho bà thái hậu họ Đỗ cũng phải ngạc nhiên, khâm phục trước tấm lòng vì dân vì nước của ông

👉Câu 3 (trang 37 sgk Tiếng Việt 4): Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?

Đáp án: Nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành bởi vì những người như Tô Hiến Thành là những người biết gác tình riêng sang một bên mà đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Tiến cử những người có đủ đức, đủ tài lên điều hành đất nước, đưa đất nước ngày một đi lên, làm cho dân giàu, nước mạnh

Đọc thêm ❤️️Sự Tích Hồ Ba Bể ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Tóm Tắt Truyện

Giáo Án Một Người Chính Trực Lớp 4

Gửi thêm cho bạn đọc mẫu giáo án Một người chính trực lớp 4 chi tiết sau đây.

I. Mục tiêu:

1 / Đọc thành tiếng

– Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nổi tiếng, Long Xưởng, giúp đỡ, di chiếu, tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử, …

– Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

– Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.

2 / Đọc – Hiểu

– Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử,..

– Hiểu nội bài: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng, cương trực thời xưa.

– Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

II. Đồ dùng dạy học:

– Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. KTBC:
– Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu về nội dung.
HS1: Em hiểu nội dung ý nghĩa của bài như thế nào?
HS2: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
HS3: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
– Nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới:
a . Giới thiệu bài
– Hỏi:
+ Chủ điểm của tuần này là gì?
+ Tên chủ điểm nói lên điều gì?
– Giới thiệu tranh chủ điểm: Tranh minh họa các bạn đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đang giương cao lá cờ của Đội. Măng non là tượng trưng cho tính trung thực vì măng bao giờ cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực.
– Đưa bức tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
– Đây là một cảnh trong câu chuyện về vị quan Tô Hiến Thành – vị quan đứng đầu triều Lý. Ông là người như thế nào? Chúng ta cùng học bài hôm nay.
a. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
– Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trang 36, SGK. (2 lượt )
– Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài. GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
– Gọi 1 HS đọc phần Chú giải trong SGK.
– GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc:
+ Toàn bài: đọc với giọng kể thông thả, rõ ràng . Lời Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoác thể hiện thái độ kiên định.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành, thái độ kiên quyết theo di chiếu của vua: nổi tiếng, chính trực, di chiếu, nhất định không nghe, không do dự, ngạc nhiên, hết lòng, hầu hạ, tài ba giúp nước.
* Tìm hiểu bài
– Gọi HS đọc đoạn 1.
– Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
+ Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì?
– Tóm ý chính đoạn 1.
– Gọi HS đọc đoạn 2.
– Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
+ Đoạn 2 ý nói đến ai?
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
– Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
– Nhân dân ca ngợi những người trung trực như Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Họ làm những điều tốt cho dân cho nước.
+ Đoạn 3 kể chuyện gì ?
– Gọi 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
– Ghi nội dung chính của bài.
* Luyện đọc diễn cảm
– Gọi HS đọc toàn bài.
– Gọi HS phát biểu.
– Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
– GV đọc mẫu.
– Yêu cầu HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
– Yêu cầu HS đọc phân vai.
– Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
– Gọi 1 HS đọc lại toàn bài và nêu đại ý.
-Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
– Nhận xét tiết học.
– Dặn HS về nhà học bài
– 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Măng mọc thẳng.
+ Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng.
– Bức tranh vẽ cảnh hai người đàn ông đang đưa đi đưa lại một gói quà, trong nhà một người phụ nữ đang lén nhìn ra.
– Lắng nghe.
– 3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ HS 1: Đoạn 1: Tô Hiến Thành … Lý Cao Tông.
+ HS 2: Đoạn 2: Phò tá … Tô Hiến Thành được.
+ HS 3: Đoạn 3: Một hôm … Trần Trung Tá.
– 2 HS tiếp nối đọc toàn bài.
– 1 HS đọc thành tiếng.
– Lắng nghe.
– 1 HS đọc thành tiếng.
– Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý.
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán.
Đoạn 1 kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua .
– 1 HS đọc thành tiếng.

+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
+ Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
– 1 HS đọc thành tiếng.

+ Đỗ thái hậu hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử. Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử.
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân.
+ Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung Tá.
– Lắng nghe.
– Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.
– 1 HS đọc thầm và nêu nội dung chính của bài.
Nội dung chính: Ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân vì nước của bvị quan Tô Hiến Thành.
– 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc.
– Cách đọc (như đã nêu)
– Lắng nghe.
– Luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
– 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc.
Chú ý:
Lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn.
Lời Thái hậu ngạc nhiên.
– 1 HS nêu đại ý.
– HS trả lời.

2 Mẫu Cảm Nhận Một Người Chính Trực Hay Nhất

Sưu tầm các mẫu cảm nhận về bài đọc Một người chính trực hay nhất.

Mẫu Cảm Nhận Một Người Chính Trực Hay – Mẫu 1

Tô Hiến Thành là một vị quan lớn, đứng đầu triều, như một Tể tướng của triều Lý. Ông rất tài giỏi, quyền uy nghiêng nước, nhưng rất chính trực, liêm khiết. Đức tính đó của ông được thể hiện rõ trong mẩu truyện Một người chính trực.

Vua Lý Anh Tông băng hà, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò Thái tử Long Cán lên kế vị. Ông đã đặt chữ “trung” với vua lên hàng đầu. Một bà Thái hậu khác muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, đã đem nhiều vàng ngọc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ, nhưng ông nhất quyết không nghe. Hành động ấy của vị đại quan này vừa liêm khiết, vừa chính trực. Thật đáng kính phục !

Việc thứ hai càng cho thấy Tô Hiến Thành là một con người rất chính trực và chí công vô tư. Sau 4 năm phò vua Lý Cao Tông, ông bị ốm nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường đã săn sóc ông, hầu hạ suốt đêm ngày bên giường bệnh. Nhưng khi vua hỏi ai sẽ là người thay thế ông, Tô Hiến Thành tiến cử quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Và khi Thái hậu ngạc nhiên hỏi, thì ông tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì tôi xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, tôi xin cử Trần Trung Tá”.

Không vì vàng ngọc mà để mất lòng trung, không vì tình riêng mà coi nhẹ việc nước, đó là lòng chính trực cúa Tô Hiến Thành. Vì thế khi ông qua đời, từ vua tới quan lại, từ hoàng tộc đến toàn dân, ai cũng kính phục, thương tiếc. Tên tuổi ông được sử sách lưu truyền.

Mẫu Cảm Nhận Một Người Chính Trực Ngắn Hay – Mẫu 2

Tô Hiến Thành là một vị quan nổi tiếng tài giỏi, liêm chính, trung thực của thời nhà Lý. Đức tính đáng quý đó của ông được ghi lại trong mẫu truyện ngắn Một người chính trực.

Việc đầu tiên thể hiện sự liêm chính của ông đó chính là từ chối việc nhận vàng bạc của thái hậu Chiêu Linh để tiến cứ Long Xưởng lên ngôi vua. Ông là người liêm khiết, trung với vua nên vẫn luôn giữ ý kiến của mình, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua, đó là vua Lý Cao Tông

Việc thứ hai thể hiện sự liêm chính của ông đó chính là ông không vì tình riêng mà chọn người không có tài. Tô Hiến Thành tâu với Thái hậu rằng: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.”

Tô Hiến Thành thực sự là một tấm gương sáng rọi, vững chãi về lòng trung thực. Ông hành động theo lẽ phải, xử sự công tâm, không để những tình cảm thường tình ảnh hưởng vào đại sự. Cách hành xử rạch ròi, đặt việc nước, việc chung lên hàng đầu ấy của Tô Hiến Thành đã giúp nước ta có thêm những ngày tháng hưng thịnh.

Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.

Tìm hiểu bài đọc ❤️️Lớp Học Trên Đường Lớp 5 ❤️️Tìm hiểu chi tiết

Viết một bình luận