Sự Tích Hồ Ba Bể ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt ✅ Tham Khảo Cách Kể Chuyện, Đọc Hiểu, Gợi Ý Soạn Bài, Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Sự Tích Hồ Ba Bể
Nội dung sự tích hồ Ba Bể là một câu chuyện mang đầy ý nghĩa nhân văn, dạy con người có lòng hướng thiện, biết đùm bọc giúp đỡ những người khó khăn trong cuộc sống sẽ gặp những điều tốt đẹp, ở hiền thì lại gặp lành như dân gian xưa các cụ đã nói.
Sự tích Hồ Ba Bể
Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa.
Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
– Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai họa lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.
Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.
Chia sẻ thêm ❤️️Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Tóm Tắt Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể
Bạn có thể xem bản tóm tắt câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể sau đây:
Trong ngày hội cúng Phật, có một bà cụ đi ăn xin nhưng không ai cho. Sau đó có mẹ con bà goá đưa bà cụ già về nhà cho ăn, cho ngủ lại. Bà lão ăn xin đó chính là Giao long. Trước lúc ra đi, bà lão bày cách giúp hai mẹ con tránh tai hoạ. Tối hôm đó cảnh nạn lụt xảy ra thảm khốc, mẹ con bà goá dùng thuyền cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất sụp xuống biến thành hổ Ba Bể. Còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ. Sau này, người ta gọi là gò Bà Goá.
Giới Thiệu Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể
Chia sẻ thêm một số thông tin giới thiệu về câu chuyện sự tích Hồ Ba Bể:
- Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” cảm động này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và xuất hiện trong cả sách giáo khoa của các em tiểu học. Chính là muốn giáo dục các mầm non của đất nước muôn đời sau về tình thương người, lòng trắc ẩn, và hãy học cách ăn ở hiền lành biết giúp đỡ người khó khăn thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp.
- Câu chuyện sự tích Hồ Ba Bể hiện nay được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 4
Tìm hiểu tác phẩm ❤️️Lớp Học Trên Đường Lớp 5 ❤️️Tìm hiểu chi tiết
Bố Cục Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể
Bố cục câu chuyện sự tích Hồ Ba Bể gồm có 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “lây bệnh cùi hủi.”: Có một bà lão đi ăn xin nhưng không ai cho
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “không ngủ được nữa”: Mẹ con bà goá đưa bà cụ già về nhà cho ăn, cho ngủ lại. Đến khuya Giao long xuất hiện
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “được trên đỉnh núi cao”: Bà lão bày cách giúp hai mẹ con tránh tai hoạ. Ngày hôm sau cảnh lụt xảy ra khủng khiếp
- Đoạn 4: Phần còn lại: Hai mẹ con bà goá dùng thuyền cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất sụp xuống biến thành hổ Ba Bể.
Hướng Dẫn Kể Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể
Hướng dẫn bạn đọc cách kể chuyện sự tích Hồ Ba Bể:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các từ, tiếng có âm vần dễ lẫn. Biết ngắt, nghỉ câu đúng.
- Dùng giọng kể truyền cảm, nhấn nhá câu chữ, lên giọng xuống giọng theo diễn biến của câu chuyện, và tâm trạng của nhân vật
Đọc hiểu tác phẩm🌱 Thái Sư Trần Thủ Độ 🌱Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa
Ý Nghĩa Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể
Ý nghĩa câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể là gì? Xem ngay gợi ý mà Thohay.vn chia sẻ sau đây nhé!
Đầu tiên, câu chuyện đã giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể ngày nay. Tiếp theo là câu chuyện muốn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng đứng ra giúp đỡ người khác, cưu mang người nghèo khổ, lúc hoạn nạn. Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, biết san sẻ với nhau, lá lành đùm lá rách.
=> Giúp cho người đọc nhận ra rằng nếu mình có lòng nhân ái, biết cho người khác thì sẽ được đền đáp xứng đáng như hai mẹ con đã thoát chết trong tai họa. Đồng thời, cũng muốn nhắc nhở chúng ta không nên sống ích kỉ, vô cảm chỉ nghĩ đến bản thân và không đưa tay giúp đỡ những người khó khăn. Chỉ cần chúng ta sống tốt, biết cho đi cái mình đang có thì chắc chắn sẽ được nhận lại nhiều hơn những gì bạn nghĩ.
Đọc Hiểu Truyện Sự Tích Hồ Ba Bể
Gợi ý đáp án của phần đọc hiểu truyện Sự tích Hồ Ba Bể:
👉Câu 1: Chuyện gì đã xảy ra trong đêm lễ hội?
A. Tối hôm đó, có một cơn sóng thần ào đến cuốn trôi tất cả nhà cửa, làng mạc, vườn tược, người dân chết vô số, chỉ có riêng gia đình nhà bà góa cơn sóng thần đi qua liền chuyển hướng dội về phía khác. B. Tối hôm đó, mặt trời từ đâu xuất hiện rọi những tia lửa xuống khiến mặt đất nóng quá mà nứt toác, từ nơi mặt đất nứt toác đó một vòi nước phun lên cuốn trôi tất cả nhà cửa, làng mạc, vườn tược, người dân chết vô số chỉ có riêng nhà bà góa là vẫn bình an vô sự.
B. Tối hôm đó, bà lão ăn xin vì quá phẫn uất trước sự vô tình của người dân trong vùng đã hô gọi gió làm thành nước lũ cuốn trôi tất cả mọi thứ, người dân chết vô số, chỉ có riêng nhà mẹ con bà góa vì có ơn với bà cụ nên mới bình an vô sự.
C. Tối hôm đó, trong khi đám hội đang náo nhiệt, thì có một cột nước từ dưới đất phun lên, càng lúc càng mạnh khiến cho đất xung quanh lở dần. Mọi người hoảng loạn tháo chạy, vạn vật chìm nghỉm trong biển nước. Chỉ có nhà mẹ con nhà bà góa là vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà cao lên bấy nhiêu.
👉Câu 2: Hồ Ba Bể hình thành như thế nào?
A. Giữa cảnh nước dâng cuồn cuộn, kì lạ thay nhà cửa nhà bà góa vẫn không sao. Nước dâng lên bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Hai mẹ con đem hai mảnh trấu đặt xuống nước biến thành chiếc thuyền để đi cứu vớt những người bị nạn. Chỗ đất sụt năm ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thì thành một cái đảo nhỏ trong hồ.
B. Giữa cảnh nước dâng cuồn cuộn, bà lão ăn xin thương tình nên hóa phép bốc từng mảng đất lại thành một hòn đảo nhỏ để những người dân gặp nạn có thể dạt vào. Chỗ đất sụt năm ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn gò đất mà bà cụ tạo nên là một cái đảo nhỏ trong hồ.
C. Mưa liên miên suốt bảy ngày bảy đêm cuối cùng biến ngôi làng thành một chiếc hồ, nước không sao sụt xuống được. Dân trong vùng gọi đó là hồ Ba Bể.
D. Mưa lũ liên miên nhưng không hề gây ảnh hưởng gì tới nhà hai mẹ con bà góa, hai người lấy hai mảnh trấu đặt xuống nước tạo thành chiếc thuyền để cứu giúp dân gặp nạn. Bão lũ qua đi, từ nhà hai mẹ con bà góa nổi lên 3 chiếc bể, để tưởng nhớ công lao của 2 mẹ con, dân trong vùng gọi đó là hồ Ba Bể.
👉Câu 3: Con hãy ghép phần mô tả ở mảnh ghép màu xanh với bức tranh tương ứng trong mảnh ghép màu nâu?
Đáp án:
- Tranh 1 – d
- Tranh 2 – c
- Tranh 3 – b
- Tranh 4 – a
👉Câu 4: Câu chuyện về Sự tích hồ Ba Bể xảy ra ở vùng nào của nước ta?
Đáp án:
A. Ở xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Ninh, trong ngày hội quan họ giữa các liền anh, liền chị.
B. Ở xã Nam Mẫu,tỉnh Bắc Kạn, trong ngày hội cúng Phật.
C. Ở động Phong Nha- Kẻ Bàng, Quảng Bình, trong ngày hội khai động.
D. Ở chùa Bái Đính- Ninh Bình, trong ngày hội cúng Phật.
👉Câu 5: Phản ứng của người dân khi thấy bà cụ “ốm yếu, lở loét, gầy còn, hôi thối” từ nơi khác tới xin cơm như thế nào?
A. Mọi người đều rộng lòng ra tay quyên góp và giúp đỡ bà cụ.
B. Bởi vì đang trong lễ cúng phật, ai cũng muốn làm việc thiện, dù rất ghê sợ bà cụ nhưng ai cũng cho bà cụ tiền bạc và đồ ăn rồi chỉ muốn nhanh nhanh đuổi khéo bà cụ đi, không ai dám cho bà cụ ngủ lại nhà.
C. Tới đâu bà cụ cũng phều phào xin cơm, từ đám hội cho tới từng nhà dân, đâu đâu bà cụ cũng bị người ta xua đuổi, đuổi ra không cần thương tiếc.
D. Mọi người cùng nhau góp tiền, thiết đãi bà cụ một bữa cơm, họ coi bà cụ như bà Phật sống là điềm lành trong ngày hội phật.
👉Câu 6: Bà cụ đã đưa cho hai mẹ con bà góa những trước khi rời đi?
A. Một gói tro.
B. Hai mảnh vỏ trấu.
C. một gói tro và hai mảnh vỏ trấu.
D. Một gói tro và hai chiếc thuyền.
👉Câu 7: Hai mẹ con bà góa đã sử dụng những thứ mà bà cụ đưa cho như thế nào?
A.Rắc tro xung quanh nhà để nước không ngập tới và khi nước dâng họ đặt hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền để cứu vớt những người gặp nạn.
B. Rắc tro xung quanh nhà để nước không ngập tới và đặt hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền rồi thoát khỏi vùng lụt để tránh nạn.
C. Chia cho bà con trogn làng một ít tro để họ rắc quanh nhà rồi nhanh chóng đặt hai mảnh vỏ trấu biến thành 2 chiếc thuyền rồi chèo thuyền thoát khỏi vùng lụt để tránh nạn.
D. Hai mẹ con khóa cửa, run sợ chốn trong nhà, không dám dùng đồ mà bà cụ đưa vì sợ rằng đồ vật do giao long đưa có thể gây hại cho mình.
👉Câu 8: Ý nghĩa của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể?
A. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, phê phán những con người tham lam, chỉ nghĩ đến món lợi vật chất mà quên đi tình cảm con người.
B. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
C. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người hào hiệp, trượng nghĩa, trừng phạt những kẻ gian manh, hống hách, giúp đỡ người nghèo khổ.
D. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời phê phán những kẻ tham quan khiến người dân phải sống trong cảnh khốn khổ vì lụt lội.
👉Câu 9: Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
A. Giữa ngày hội cúng Phật, ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc thì có một bà cụ từ nơi khác đến. Bà cụ gương mặt phúc hậu, hiền từ, đi tới đâu cũng chia quà của mình cho người xung quanh, giảng dạy cho họ những điều phật răn dạy.
B. giữa ngày hội cúng Phật, ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc thì có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đi đến đâu cũng phều phào xin ăn và thật may cụ được rất nhiều người xung quanh giúp đỡ, cho thêm đồ ăn. C. Giữa ngày hội cúng Phật, ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc thì có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đi đến đâu cũng phều phào xin ăn nhưng chỉ nhận lại sự xua đuổi của những người xung quanh.
C. Giữa ngày hội cúng Phật, ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc thì có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến.Cụ già tính tình gian manh, lấm lét, chuyện lại là cụ cứ đi tới đâu thì người nơi đó không mất thứ nọ thì mất thứ kia. Bởi nghi ngờ cụ già lấy cắp nên ai ai cũng xua đuổi, không dám lại gần cụ.
👉Câu 10: Ai cho bà cụ ăn xin vào nghỉ?
A. Hai anh em mồ côi cha mẹ.
B. Hai mẹ con bà góa trong vùng.
C. Hai mẹ con nhà giàu nhất vùng.
D. Hai chị em mồ côi cha mẹ
Đừng nên bỏ qua câu chuyện🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Thụ
Soạn Bài Kể Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể Lớp 4
Tham khảo ngay phần soạn bài kể chuyện Sự tích Hồ Ba Bể lớp 4 dưới đây.
👉Câu 1 (trang 8 sgk Tiếng Việt 4): Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi (SGK TV4 tập 1 trang 8). Kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo (thầy giáo kể)
Đáp án:
Nội dung tranh 1: Trong ngày hội cúng Phật, có một bà cụ đi ăn xin nhưng không ai cho.
- Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tĩnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm.
- Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quẩn áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.
Nội dung tranh 2: Mẹ con bà goá đưa bà cụ già về nhà cho ăn, cho ngủ lại. Giao long xuất hiện.
- Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.
- Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất.
Nội dung tranh 3: Trước lúc ra đi, bà lão bày cách giúp hai mẹ con tránh tai hoạ. Cảnh nạn lụt xảy ra thảm khốc.
- Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất.
- Tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thi một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.
Nội dung tranh 4: Mẹ con bà goá dùng thuyền cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất sụp xuống biến thành hổ Ba Bể. Còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ. Sau này, người ta gọi là gò Bà Goá.
👉Câu 2 (trang 8 sgk Tiếng Việt 4): Kể lại toàn bộ câu truyện Sự tích hồ ba bể
Đáp án:
1. Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng: “Đói lắm các ông các bà ơi”
2. Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
3. Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :’ Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
4. Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
👉Câu 3 (trang 8 sgk Tiếng Việt 4): Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
Đáp án: Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
Giáo Án Kể Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể Lớp 4
Hướng dẫn soạn giáo án bài kể chuyện Sự tích Hồ Ba Bể lớp 4.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
– NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,…
* GD BVMT: Ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt)
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
– GV:
- Tranh minh họa truyện trang 8 phóng to.
- Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.
– HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, đóng vai, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, khăn trải bàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(3p) – GV dẫn vào bài học | – TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động nghe-kể:(8p) * Mục tiêu: HS nghe kể nhớ được nội dung câu chuyện * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp | |
– Hướng dẫn kể chuyện. – GV kể 2 lần: + Lần 1: Kể nội dung chuyện. Sau khi kể lần 1, GV yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ khó hiểu trong truyện. + Lần 2: Kể kèm tranh minh hoạ | – HS theo dõi – Hs lắng nghe Gv kể chuyện. – HS lắng nghe và quan sát tranh |
3. Thực hành kể chuyện:(15p) * Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp | |
– Yêu cầu HS đọc y/c của từng bài tập. – Nhắc nhở học sinh trước khi kể: – HD hs làm việc theo nhóm. + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. – GV đánh giá phần chia sẻ của lớp. * Nhận xét bình chọn bạn kể hay. | – Lớp trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo nhóm 4 – HS làm việc nhóm + HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong lớp – Cả lớp theo dõi – Nhận xét, bình chọn bạn kể hay |
4.Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:(7p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Cả lớp | |
– TBHT điều khiển các nhóm báo cáo dưới sự hướng dẫn của GV: + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? * Nêu ý nghĩa câu chuyện? – GV nhận xét, đánh giá, liên hệ giáo dục lòng nhân hậu, yêu thương con người 4. Hoạt động ứng dụng (1p) – GD BVMT:Cần có ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt) như thế nào? 5. Hoạt động sáng tạo (1p) | – HS thảo luận trong nhóm 4 về nội dung, ý nghĩa câu chuyện Chia sẻ nội dung trước lớp – HS nối tiếp phát biểu + Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, ca ngợi tấm lòng nhân hậu của con người. – Kể lại câu chuyện cho người thân nghe – HS nêu – Tìm đọc các câu chuyện cùng chủ điểm |
Hướng dẫn cách 💚 Kể Chuyện Chiếc Đồng Hồ 💚 Hay, diễn cảm
5 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể
Chia sẻ cho bạn đọc 5 mẫu kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể, cùng đọc ngay nhé!
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể Hay – Mẫu 1
Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.
Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.
Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.
Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn”.
Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: “Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”.
Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.
Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.
Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.
Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể Chọn Lọc – Mẫu 2
Xưa ở xã Nam Mẫu (thuộc tỉnh Bắc Kạn) có mở ngày hội cúng Phật rất đông vui. Mọi người thi nhau cúng Phật cầu phúc. Một hôm, bỗng nhiên xuất hiện một bà già ăn xin, trông bà ta thật bẩn thỉu, gớm giếc, mọi người ai cũng ghét và xa lành bà ta.
Cách đó không xa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con sống rất nghèo khổ thấy bà cụ đói rách thì thương xót, cho ăn, cho ngủ. Đêm hôm ấy người mẹ tỉnh giấc thấy trên chiếc chông giữa nhà có một luồng ánh sáng, rực lên trong đêm mà chẳng thấy bà lão đâu cả. Người mẹ chỉ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình nằm ngủ. Người mẹ vô cùng sợ hãi, nhưng cũng chẳng biết phải làm gì và ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, bà lão chuẩn bị đồ đạc để ra đi, bà lão nói: Chúng nó thờ Phật mà kì thực là buôn Phật. Đáng phải chịu tội chết chìm, chỉ có mẹ con nhà bà là tốt bụng. Thế rồi bà cho hai mẹ con một gói tro, dặn rắc quanh nhà và một chiếc vỏ trấu rồi vụt biến mất.
Hai mẹ con đem chuyện kỳ lạ kể cho mọi người nghe nhưng chẳng có ai tin. Họ chỉ cười. tối đến, khi mọi người đang làm lễ bái thì bỗng từ dưới đất có một dòng nước phun lên chính giữa bàn thờ Phật, nước phun mỗi lúc một mạnh và cuốn phăng đi tất cả đồ đạc, người, vật, nhà cửa, đất đá…tạo thành một cái hố rất sâu. Nhưng lạ thay, nền nhà của hai mẹ con nhà kia vẫn còn và được nâng lên cao theo dòng nước.
Nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con lấy mảnh trấu ra, vừa đặt xuống thì ngay lập tức nó biến thành chiếc thuyền, hai mẹ con họ chèo thuyền, cố hết sức để cứu giúp những người gặp nạn.
Ngày nay, chỗ đất sự do nước lũ đó chính là hồ Ba Bể, giữa hồ có một hòn đảo nhỏ, đó là nền nhà của hai mẹ con nhà kia. Mọi người gọi đó là “Pô Giả mải” nghĩa là “Gò Bà Góa”
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể Tiêu Biểu – Mẫu 3
Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.
Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.
Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.
Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.
Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.
Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.
Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Goá.
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể Ngắn Hay – Mẫu 4
Chuyện kể rằng, ngày xưa tại một ngôi làng nọ thuộc xã Năm Mẫu, tỉnh Bắc Kạn hằng năm thường tổ chức lễ cúng Phật cầu an lành và giúp đỡ những người khổ cực. Họ luôn nói về chuyện làm phúc, hành thiện trong cuộc sống.
Mọi người ai nấy chuẩn bị đầy đủ, quần áo tươm tất, gọn gàng để đi lễ. Bỗng đâu xuất hiện một bà cụ áo quần rách rưới, người toả ra một mùi hôi khó chịu. Đi đến đâu, cụ cũng đưa cái bát nhỏ ra rồi thều thào: “Làm ơn, làm phúc cứu tôi với, làm ơn thương tôi với”. Nhưng không một ai giúp đỡ, họ xa lánh, xua đuổi cụ khiến cụ buồn rất nhiều.
Trời sắp xế chiều mà cụ vẫn một mình lủi thủi dọc đường. May mắn thay, có hai mẹ con bà goá đi lễ về thương tình mà giúp cụ, mời cụ về nhà qua đêm kẻo trời cũng sắp tối, đi giữa đường lại nguy hiểm. Mẹ con bà goá nhường chiếc giường nhỏ của mình cho cụ ngủ, cụ cảm động lắm, nhìn mẹ con bà goá bằng ánh mắt hiền từ rồi ân cần bảo: “Hai mẹ con tuy nghèo nhưng rất tốt bụng. Trời sẽ phù hộ cho hai người”, rồi nằm xuống ngủ.
Trong đêm, mẹ con bà goá thấy chỗ bà cụ nằm là một con giao long to, sáng rực, dù sợ hãi nhưng không dám la lớn, đành phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau, mọi chuyện vẫn yên bình, bà lão dặn dò mẹ con bà goá: “Vùng này sắp có lụt lớn đấy, con cầm gói tro này rồi rắc xung quanh nhà để được an toàn”. Nói rồi cụ đưa thêm hai miếng vỏ trấu mà rằng khi nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống mà tìm cách cứu giúp mọi người. Rồi bà cụ biến mất trong phút chốc. Hai mẹ con bà goá ngỡ ngàng.
Đem chuyện kể lại cho mọi người nhưng không ai tin. Đêm ấy, mọi người đang làm lễ thì giông tố nổi cuồn cuộn, đất đá sạt lở, cuốn trôi bảo nhà cửa của mọi người. Duy chỉ có nhà mẹ con bà goá vẫn ăn toàn vì nước không tràn vào được nhờ làm theo lời bà cụ rắc tro quanh nhà. Hai mẹ con thả vỏ trấu xuống, dùng thuyền chèo cứu mọi người thoát chết. Họ ân hận vô cùng về hành động sai trái của mình, và luôn biết ơn hai mẹ con bà goá.
Từ đó, nơi bị thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một hố sâu mà mọi người gọi là Hồ Ba Bể. Nhà mẹ con bà goá nổi cao giữa biển nước mênh mông gọi là gò Bà Goá. Về sau, khi nhắc lại chuyện xưa người ta thường đem câu chuyện này gắn với tích Hồ Ba Bể.
Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể Ấn Tương – Mẫu 5
Ngày xưa, ở vùng Bắc Kạn, mỗi năm dân àng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền đổ xô về tề tựu lại rất đông đúc.
Một hôm, có một bà lão bị bệnh cùi cũng đến làng để dự lễ. Quần áo của bà thì rách tươm, tả tơi, người thì bốc mùi hôi hám khiến cho mọi người xung quảnh cảm thấy rất khó chịu và xa lánh bà. Bà lão này hễ đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc thậm tệ vì người ta sợ bị lây bệnh cùi hủi.
Tuy nhiên, có một người đàn bà góa ở cùng cậu con trai lại động lòng thương hại. Bà không những không kinh tởm, xa lánh mà còn gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, lại bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ ở nhà một đêm, ở trong lều một góc vựa lúa. Đến giữa khuya, hai mẹ con đang ngủ bỗng giật mình thức giấc vì tiếng động ầm ầm dữ dội từ phía vựa thóc. Hai mẹ con mới chạy vội mở cửa vựa thóc ra, không nhìn thấy bà lão cùi ở đâu, mà chỉ thấy một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, hai mẹ con kinh hãi trở ra, lo sợ, không ngủ tiếp được nữa.
Đến sáng, bà lão đi ra từ vừa thóc và nói rằng bà thực sự không phải là con người mà chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Nhưng tất cả mọi người đều xua đuổi bà, chỉ có hai mẹ con nhà này là rủ lòng thương bà. Đám người kia đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không thể tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho bà lão thi hành. Hai mẹ con biết thương người khó khăn, cho nên bà lão đã báo trước là sắp tới sẽ có tai họa lớn xảy ra. Bà còn dặn hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Khi nói xong, bà lão biến mất. Ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bông nhiên, từ đâu nước cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người thì trèo lên mái nhà, người thì trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng mãi tràn đầy lên, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị nước nhấn chìm, chỉ có hai mẹ con bà góa đã kịp chạy thoát lên trên đỉnh núi cao.
Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ để sinh sông. Nơi này, dần dần về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập kia thì hóa thành ba cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi đó là hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể di chuyển từ hồ này sang hồ kia được, vì có các đập đá lớn cản trở. Hồ Ba Bể rộng mênh mông, nước thì trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.
Chia sẻ cho bạn đọc 🔻 Người Công Dân Số Một 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ