Truyện Nói Khoác Gặp Nhau: Nội Dung + Ý Nghĩa + Hình Ảnh

Truyện Nói Khoác Gặp Nhau ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Hình Ảnh ✅ Share Bạn Mẫu Câu Chuyện Ngắn Châm Biếm Về Thói Nói Khoác Hay.

Nội Dung Truyện Nói Khoác Gặp Nhau

Thohay.vn tặng các bạn nhỏ câu chuyện Nói Khoác Gặp Nhau hay dưới đây nhé!

Anh nọ được dịp nói khoác:

– Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền , dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.

Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:

– Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa . 

Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:

– Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.

Anh kia cười ranh mãnh:

– Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Con Cáo Và Chùm Nho ❤️️Nội Dung Truyện, Hình Ảnh, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Nói Khoác Gặp Nhau

Qua câu chuyện trên giáo dục các bé phải nên thành thật không nên nói khoác lác, nói xạo.

Tranh Minh Họa + Hình Ảnh Câu Chuyện Nói Khoác Gặp Nhau

Truyện Gặp nhau nói khoác
Truyện Gặp nhau nói khoác
Câu chuyện Gặp nhau nói khoác
Câu chuyện Gặp nhau nói khoác

Giáo Án Kể Chuyện Nói Khoác Gặp Nhau

Giáo Án Kể Chuyện Nói Khoác Gặp Nhau

I. Mục đích – yêu cầu.

1. Kiến thức.

– Trẻ nhớ tên câu chuyện, các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
– Trẻ nắm được trình tự, diễn biến của câu chuyện, trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng.

– Phát triển cảm xúc, biết lắng nghe cô kể chuyện.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ thông qua câu chuyện.
– Phát triển khả năng tư duy, quan sát, đàm thoại.

3. Thái độ.

– Giáo dục đạo đức thông qua nội dung câu chuyện.

II. Chuẩn bị.

– Hộp quà, tranh ảnh, mô hình, rối…
– Nhạc bài hát: Đố bạn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:
  – Gọi HS đọc câu chuyện ……
  – GV hỏi nội dung trong truyện HS vừa đọc xong
  – Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

 a. Khởi động:


  – Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
  – GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

 b. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.


  – GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
  – Hoạt động HS chia đoạn ra để đọc
  – Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ ……………
  – Luyện đọc từng đoạn : GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn từng lời thoại . Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

  – GV gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi trong sgk
  – GV cho HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện các câu hỏi trong sách giáo khoa
  – GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
  – HS học thuộc các lời thoại bất kỳ trong truyện
  – Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3:

Luyện phát âm.

– Gv cho Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp.
– Chú ý theo dõi Hs đọc để phát hiện thêm các từ cần luyện phát âm, các câu cần chú ý ngắt giọng và các em mắc lỗi.
 – Các từ đó có thể là 
– Hướng dẫn Hs ngắt nhịp câu văn, đoạn văn
 – Giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng. Yêu cầu hs tìm cách đọc và luyện đọc các câu này.

Luyện đọc lại: 

  – Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.
  – Nhận xét, khen ngợi.

Luyện Thi đọc.

  – Gv đọc mẫu lần 1.
  – Nối tiếp nhau đọc bài theo tổ hoặc theo dãy bàn. Mỗi em đọc 1 đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
  – hs đọc từ khó.
  – Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc bài vòng 2.
  – 5 đến 7 hs đọc bài cá nhân.
  – Cả lớp đọc đồng thanh.
  – Gọi hs đọc chú giải.  
  – Cả lớp đồng thanh đọc lại các câu này.
  – Chia nhóm và luyện đọc trong nhóm của mình.
  – Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
  – Nhận xét, cho điểm.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

   – Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk
   – Cho HS trả lời câu hỏi
   – Tuyên dương, nhận xét.
   – Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
   – GV sửa cho HS cách diễn đạt.
   – Yêu cầu HS viết câu vào bài
   – Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

   – Hôm nay em học bài gì truyện gì?
   – GV nhận xét giờ học.
   – dặn dò HS về nhà học bài củ  và chuẩn bị bài mới cho tiết sau nhé

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Hai Con Dê Qua Cầu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Viết một bình luận