Người Ăn Xin Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại Chuyện ✅ Chia Sẻ Bố Cục, Cách Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Người Ăn Xin Lớp 4
Cùng tìm hiểu nội dung bài đọc Người ăn xin lớp 4 ngay sau đây:
Người ăn xin
Tác giả: Tuốc-ghê-nhép
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
Đọc thêm bài thơ 🔰Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4 🔰Nội Dung Bài Thơ
Giới Thiệu Bài Đọc Người Ăn Xin
Mời bạn xem thêm một số thông tin giới thiệu về bài đọc Người ăn xin:
- Câu chuyện Người ăn xin của tác giả Tuốc-ghê-nhép được đưa vào chương trình tập đọc lớp 4, in trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 30
- Nội dung chính: Câu chuyện kể về bạn nhỏ thấy người ăn xin nghèo đói xin tiền mình, bạn rất muốn giúp nhưng không có tiền. Bạn đã nắm tay ông lão xin lỗi, ông rất cảm động và cảm ơn bạn. Bạn đã cho đi tình cảm, đó là một niềm an ủi lớn hơn đồng tiền.
Bố Cục Bài Người Ăn Xin
Bố cục bài Người ăn xin có thể chia thành 3 đoạn như sau:
- Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cứu giúp
- Đoạn 2: Tiếp theo đến không có gì để cho ông cả
- Đoạn 3: Phần còn lại
Đọc hiểu bài ❤️️Thư Thăm Bạn Lớp 4 ❤️️ Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Thụ
Hướng Dẫn Tập Đọc Người Ăn Xin
Hướng dẫn tập đọc bài Người ăn xin như sau, bạn có thể tham khảo:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: giàn giụa, bẩn thỉu, rên rỉ, lẩy bẩy, …
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
Chú thích:
- Lọm khọm: (dáng vẻ) già yếu, lưng còng, chậm chạp.
- Đỏ đọc: rất đỏ, như có pha sắc máu.
- Giàn giụa: (nước mắt) tràn ra nhiều, không kiềm giữ được.
- Thảm hại: (dáng vẻ) khổ sở, đáng thương.
- Chằm chằm: (nhìn) chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi.
Ý Nghĩa Bài Người Ăn Xin
Ý nghĩa bài Người ăn xin chính là ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. qua đó đề cao lòng nhân ái và sự đùm bọc lẫn nhau giữa những con người cùng cảnh ngộ.
Tìm hiểu chi tiết về ❤️️Sự Tích Hồ Ba Bể ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Tóm Tắt
Đọc Hiểu Tác Phẩm Người Ăn Xin
Thohay.vn chia sẻ thêm cho bạn nội dung đọc hiểu tác phẩm Người ăn xin:
👉Câu 1. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?
A. Đôi môi tái nhợt
B. Đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt
C. Áo quần tả tơi thảm hại
D. Người ăn xin già lọm khọm
👉Câu 2. Khi gặp cậu bé, ông lão có hành động gì?
A. Chìa bàn tay sưng húp bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp
B. Nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm, nở nụ cười
C. Cháu ơi, ông cho cháu có gì cho ông ăn với! Ông đói quá!
D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy cháu đã cho lão rồi
👉Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?
A. Lục túi và quyết định tặng ông ổ bánh mì mình vừa mua.
B. Lục túi và cho ông số tiền xu trong túi
C. Xua tay và nói: “Cháu chẳng có gì để cho ông hết!”
D. Lục hết túi nọ túi kia nhưng chẳng có gì để cho ông lão.
👉Câu 4. Khi chẳng có gì để cho ông lão, cậu bé đã nói gì?
A. Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả
B. Ông à, cháu chỉ có số tiền xu ít ỏi này, cháu không thể cho ông được.
C. Ông ơi! Ông về nhà cháu đi, cháu sẽ chăm sóc ông.
D. Ông hãy theo cháu về nhà, cháu sẽ mời ông ăn cơm.
👉Câu 5. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?
A. Cậu bé rất thương ông lão ăn xin
B. Cậu bé rất sợ ông lão ăn xin
C. Cậu bé không thích giúp đỡ ông lão ăn xin
D. Cậu bé rất ghét ông lão ăn xin
👉Câu 6. Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.
Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?
A. Một chút bánh mì và thức ăn
B. Sự thông cảm và kính trọng
C. Một lời xin lỗi mong ông đừng giận
D. Một chút tiền lẻ để mua áo ấm
👉Câu 7. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?
A. Cậu nhận được sự thương cảm từ ông lão ăn xin
B. Cậu nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm từ ông lão ăn xin
C. Cậu nhận được một lời xin lỗi từ ông lão ăn xin
D. Cậu nhận được một bài học từ ông lão ăn xin
👉Câu 8. Ông lão nói: “Như vậy cháu đã cho lão rồi”, câu nói cho thấy điều gì?
A. Ông lão cảm ơn vì cậu bé đã cho ông thứ gì đó
B. Ông lão đã thương cảm rằng cậu cũng không có gì cả
C. Ông lão đã hiểu rằng cậu không có gì để cho lão
D. Ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu
👉Câu 9. Câu chuyện có ý nghĩa / nội dung gì?
A. Ca ngợi cậu bé chân thật, dốc lòng cứu giúp người khác
B. Ca ngợi cậu bé có tấm lòng trong sáng, ngây thơ
C. Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết thương xót người bất hạnh
D. Ca ngợi ông lão ăn xin có tấm lòng nhân hậu
👉Câu 10. “Dáng vẻ già yếu, lưng còng, chậm chạp” được gọi là?
A. Lọm khọm
B. Cắm cúi
C. Lúi húi
D. Già nua
👉Câu 11. “Nước mắt tràn ra nhiều, không kìm giữ được” thì gọi là?
A. Lộp bộp
B. Giàn mướp
C. Giàn giụa
D. Lỏng tỏng
Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Đáp án | D | A | D | A | A | B | B | D | C | A | C |
Soạn Bài Người Ăn Xin Lớp 4
Các em học sinh không nên bỏ qua phần hướng dẫn soạn bài Người ăn xin lớp 4 sau đây nhé!
👉Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
Đáp án:
- Hình ảnh ông lão ăn xin thật tội nghiệp đáng thương.
- Đó là một ông già lọm khọm, mắt đỏ dọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại, đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu.
👉Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Hành động và lời nói ân cần của cậu bé, chứng tỏ rằng tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
Đáp án:
Hành động lục tìm trong người mình xem còn có cái gì có thể cho ông lão và nắm chặt bàn tay run rẫy của ông cũng như lời nói chân thật của cậu bé, biểu hiện một tình thương bao la của cậu đối với ông lão. Cậu rất muốn chia sẻ cùng ông cụ, cảm thông với hoàn cảnh nghèo đói của ông. Nhưng cậu cũng đang rơi vào hoàn cảnh khốn khó. Tâm thì có mà lực thì không. Đúng là ” lực bất tòng tâm”. Cậu bé là một người có một tấm lòng nhân ái bao la.
👉Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói :” Như vậy là cháu đã cho lão rồi!” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
Đáp án: Cậu bé không có cái gì cho ông lão về vật chất nhưng hành động và lời nói của cậu đã cho ông lão rất nhiều về tình thân. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, thương yêu nhau của những con người cùng cảnh ngộ.
👉Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ?
Đáp án: Theo em, cậu bé cũng đã nhận được một lời cảm thông chia sẻ của ông lão – một yếu tố tinh thần đặc biệt của những người cùng cảnh ngộ hiểu nhau, thương nhau và sẻ chia cho nhau những bất hạnh trên đường đời
Xem thêm bài đọc ❤️️Lớp Học Trên Đường Lớp 5 ❤️️Tìm hiểu chi tiết
Giáo Án Người Ăn Xin Lớp 4
Có thể bạn sẽ cần đến nội dung giáo án Người ăn xin lớp 4 dưới đây.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
– Hiểu ND : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng, cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
2. Kĩ năng
– Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
3. Thái độ
– Biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
4. Góp phần phát triển các năng lực
– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GDKNS: Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
– GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 31 – SGK (phóng to)
– HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
– Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, đóng vai.
– Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ nhóm 2, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(3p) +1 em đọc bài:“Thư thăm bạn“ + Nêu nội dung bài – GV dẫn vào bài mới | + 1 HS đọc + HS nêu nội dung . . . |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, giải nghĩa một số từ ngữ * Cách tiến hành: | |
– Gọi 1 HS đọc bài (M3) – GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả ngoại hình của ông lão – GV chốt vị trí các đoạn – Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) | – 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Lắng nghe – Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn – Bài chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu….cứu giúp + Đoạn 2: Tiếp theo….cho ông cả + Đoạn 3: Còn lại – Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, biết nhường nào, xiết chặt,…) – Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp – Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) – HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng – Các nhóm báo cáo kết quả đọc – 1 HS đọc cả bài (M4) |
3. Tìm hiểu bài:(8-10p) * Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc (trả lời được các câu hỏi cuối bài) * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp | |
– GV phát phiếu học tập cho từng nhóm + Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào? + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? + Điều gì khiến ông lão trông thảm thương đến như vậy ? + Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? + Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin ? + Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão như thế nào? + Đoạn 2 nói lên điều gì? + Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão nói với cậu như thế nào? + Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? + Sau câu nói của ông lão cậu bé đã cảm nhận được một chút gì đó từ ông? Theo em cậu bé nhận được gì từ ông lão? + Đoạn 3 ý nói gì? + Nêu ý nghĩa của bài * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. | – HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi – TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố, ông đứng ngay trước mặt cậu. + Ông lão lom khom, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi,dáng hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thiu, giọng rên rỉ cầu xin. – Vì nghèo đòi khiến ông lão thảm thương như vậy. 1. Ông lão ăn xin thật đáng thương. + Cậu chứng tỏ bằng hành động và lời nói: Hành động:lục tìm hất túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông lão, nắm chặt tay ông. Lời nói: Ông đừng giận cháu,, cháu không có gì cho ông cả. + Chứng tỏ cậu tốt bụng, cậu chân thành xót thương ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông. 2. Cậu bé thương ông lão, cậu muốn giúp đỡ ông. + Ông nói: như vậy là cháu đã cho ông rồi. + Cậu bé đã cho ông lão tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng. + Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tầm lòng của cậu. 3. Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé. *Nội dung: Câu chuyện ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão. – HS ghi lại nội dung bài |
3. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài, thể hiện được sự chân thành và cảm thông qua lời nói và hành động của cậu bé * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp | |
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài – Yêu cầu các nhóm đọc diễn cảm đoạn 2 – GV nhận xét chung 4. Hoạt động ứng dụng(1 phút) – Em học được điều gì qua các câu chuyện cổ? 5. Hoạt động sáng tạo(1 phút) | – 1 HS nêu lại – Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm – Thi đọc diễn cảm trước lớp – Lớp nhận xét, bình chọn. – HS nêu theo ý hiểu – VN kể lại câu chuyện Người ăn xin bằng lời của cậu bé |
5 Mẫu Cảm Nhận Của Em Về Câu Chuyện Người Ăn Xin
Nhất định đừng bỏ qua 5 mẫu cảm nhận về câu chuyện Người ăn xin mà chúng tôi chia sẻ sau đây nhé!
Mẫu Cảm Nhận Của Em Về Câu Chuyện Người Ăn Xin Hay – Mẫu 1
Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về lòng nhân ái. Ai cũng có lúc sa cơ, lỡ vận, cũng gặp khó khăn, khổ cực. Thứ duy nhất ao ước lúc này chỉ là sự cảm thông, sẻ chia, giúp đỡ từ người khác.
Nhưng có nhiều người nghĩ rằng lòng tốt phải đi với hành động, phải cho người khác được cái gì cầm được, ăn được mới là cho. Vậy mà câu chuyện trên lên gợi cho chúng ta hiểu thêm một khía cạnh khác của lòng nhân ái.
Nhân ái xuất phát ngay từ sự cảm thông, thấu hiểu. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện chẳng có thứ gì cho người ăn xin, nhưng ông lão vẫn cảm động, vẫn cho rằng mình đã nhận được rồi.
Điều đó xuất phát từ hành động của “tôi” đã lục tung cả túi quần, túi áo, cố tìm thứ gì đó để giúp đỡ. Cảm động trước cách cố gắng để cho, sự chân thành thực sự và muốn cho của “tôi”, dù không tìm thấy một thứ gì cả. Rồi cách cảm ơn và bài học rút ra ấy đã giúp chúng ta nhận ra rằng, nhân ái thực sự là biết cảm thông, dù không có gì nhưng vẫn tìm cách giúp đỡ người khác.
Trong cuộc sống thực tế của chúng ta cũng vậy thôi. Bạn chẳng cần phải mang đến thật nhiều cho người khác về vật chất, mà đôi khi chỉ là một ánh mắt, một nụ cười, một cái ôm, một vòng tay, một trái tim ấm áp… Điều đó đã đủ khiến người khác nhận được vô vàn sự giúp đỡ. Chính là sự yêu thương, sẻ chia, cảm thông. Và người nhận cũng thế, bài học mà họ tìm thấy trong tình người lúc khó khăn, không phải là được cho cái gì mà cách được cho như thế nào.
Lòng tốt không phải là sự ban phát, bố thí mà được tạo nên bằng sự chân thành, giản dị của đồng cảm, yêu thương. Cho nên, chúng ta những người trẻ, khi cuộc sống mới thực sự bắt đầu, khó khăn sẽ thật nhiều nhưng hãy trân trọng những người bên cạnh ta, an ủi, động viên ta. Biết đón nhận những điều đó làm động lực để sống có ý nghĩa và vươn lên thật thành công.
Mẫu Cảm Nhận Của Em Về Câu Chuyện Người Ăn Xin Chọn Lọc – Mẫu 2
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn Tuốc-ghê-nhép thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.
Câu chuyện rất đơn giản kể về: “Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”
Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống.
Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.
“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này.
Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.
Mẫu Cảm Nhận Của Em Về Câu Chuyện Người Ăn Xin Tiêu Biểu – Mẫu 3
“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão.
Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả nhân vật “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều có nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp.
Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta.
Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét.
Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.
Mẫu Cảm Nhận Của Em Về Câu Chuyện Người Ăn Xin Hay Đặc Sắc – Mẫu 4
Tình thương của con người biển cả mênh mông, lòng nhân ái của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những đau khổ trong cuộc đời. Con người của chúng ta sinh ra ai ai đều cũng cần phải có tình thương, lòng nhân ái. Điều này được thể hiện qua câu chuyện người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép.
Một người ăn xin đôi mắt đỏ hoe, nước mắt dàn dàn, đôi môi nhợt nhạt, áo quần tả tơi chìa tay ra xin tiền. Nhưng không may lúc đó nhân vật không có tiền và nắm lấy bàn tay của nông lão và nói cháu không có gì để cho ông cả. Đổi lại không một lời trách móc ông lão nắm lấy tay và bảo “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”, khi ấy nhân vật của chúng ta mới bừng tỉnh và cảm giác vừa nhận được điều gì từ ông lão.
Rất nhiều bạn sẽ ngạc nhiên rằng giữa ông lão và nhân vật trong câu chuyện đều không nhận được một vật hữu hình nào mà bảo là đã nhận được những điều hết sức quý báu.
Ông lão đã nhận được tình yêu thương từ nhân vật tôi, sự cảm thông và chia sẻ ấy chính là điều mà ông lão cảm thấy mình xứng đáng được nhận nhất. Tình thương chính là điều mà khó định nghĩa nhất và rõ rằng cả nhân vật tôi và ông lão đều cảm thấy mình đã nhận được điều này. Không có tình thương thì chúng ta sống trên cuộc đời này sẽ cảm thấy vô nghĩa. Chính tình yêu thương sẽ làm cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
Mặc dù chúng ta có giàu có đến cỡ nào, có sống trong lâu đài uy nghi tráng lệ đến đâu mà trái tim không biết đồng cảm yêu thương người khác thì cũng vô nghĩa. Tất cả những giá trị vật chất một này nào đó sẽ mất đi nhưng chỉ có tình người là luôn còn nguyên vẹn đối với tất cả chúng ta.
Một cái nắm tay giữa những ngày đông lạnh giá cũng đủ để chúng ta cảm nhận được tình thương này là vô cùng quý giá. Như trong chính câu chuyện trên vậy giữa hai người đã cho nhau vật chất nào đâu nhưng vẫn cảm nhận được những điều tốt đẹp từ trong điều đó.
Bạn đừng nghĩ lòng nhân ái là điều gì to lớn. Có những hành động đơn giản vô cùng nhưng chỉ cần xuất phát từ trái tim của bạn, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, ấy chính là bạn đã trao đi lòng nhân ái. Đó có thể là một cành hoa hồng nhỏ tặng cho cô lao công nhân ngày Quốc tế phụ nữ; đó chỉ là một lần tình cờ bạn dìu một cụ già sang đường, cụ nhìn bạn mỉm cười cảm ơn; đó là một lần bạn nói lời cảm ơn với những người giúp đỡ bạn, nói xin lỗi khi bạn sai; hay chỉ là một cái ôm ba mẹ thật chặt mỗi khi đi xa trở về nhà…
Tất cả những điều đó vô cùng đơn giản đúng không? Vậy lòng nhân ái vốn dĩ vô cùng dễ cho đi và nhận lại. Chẳng qua ta cố tình lảng tránh, tìm cách ngụy biện cho mình, dần dần thành một thói quen xấu, ta quên mất đối xử với nhau luôn cần có trái tim chân thành.
Tôi thừa nhận bản thân đã có đôi lúc vô tâm, nhưng qua câu chuyện “Người ăn xin” dường như tôi đã nhận được rất nhiều, tôi đã học được bài học về lòng nhân ái. Mỗi ngày trôi qua hãy dùng trái tim của mình, yêu thương của mình lan tỏa giá trị của tình thương khắp moi nơi. Tôi sẽ nhớ mãi hình ảnh ông lão nắm chặt tay cậu bé và nói: “Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi!”
Thật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.
Mẫu Cảm Nhận Của Em Về Câu Chuyện Người Ăn Xin Ngắn – Mẫu 5
“Trong cuộc sống, điều quan trọng nhất đối với một con người là có thể trao sự yêu thương, sẻ chia, thông cảm cho người khác”. Đó là bức thông điệp mà truyện ngắn Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép gửi gắm cho người đọc qua nhân vật “tôi” (người qua đường) và ông lão ăn xin.
Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật này bộc lộ phẩm chất đáng quý của mỗi người. Nhân vật “tôi” là một người rất tốt bụng. Sự tốt bụng của cậu bé thể hiện trong cử chỉ vội vã tìm kiếm khi thấy bàn tay run rẩy của ông lão ăn xin đang chờ cũng như trong cái nắm tay thân tình mà cậu trao cho ông.
Lời xin lỗi “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!” của cậu bé đã bộc lộ rõ nét lòng tốt, sự mong muốn sâu sắc được giúp đỡ ông lão tội nghiệp. Còn ông lão ăn xin lại là hiện thân cho sự hiền từ. Khi nghe lời xin lỗi của cậu, ông đã nở nụ cười và cảm ơn: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.
Điều mà cậu bé cho ông lão chỉ là một cái nắm tay thôi mà, vì sao ông lão lại tỏ ra xúc động đến vậy? Đó là bởi vì cái nắm tay ấy đối với ông lão không chỉ mang ý nghĩa là một hành động thông thường, mà cao hơn là biểu tượng cho sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với con người.
Cái nắm tay là truyền đi hơi ấm, cái nắm tay là truyền đi niềm tin, cái nắm tay là truyền đi sự quan tâm chân thành của nhân vật “tôi” với ông lão. Đáp lại tình cảm của cậu bé, ông gửi cho anh niềm vui, sự trân trọng của ông dành cho tấm lòng của cậu, Như vậy cả hai người đều là người trao đi và cũng là người nhận lấy những món quà tình cảm ấm áp.
Trong cuộc sống hiện đại xô bồ, nơi con người thường vô tình quên đi sự chia sẻ và cảm thông lẫn nhau thì những món quà tình cảm ấy càng cần thiết, càng có giá trị lớn lao hơn. Nếu như mọi người đều quan tâm đến nhau, gửi cho nhau yêu thương, trân trọng thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp biết nhường nào.
Chia sẻ cho bạn bài thơ 🌹Những Cánh Buồm Lớp 5 🌹Tìm hiểu chi tiết