Những Hạt Thóc Giống [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Kể Lại Chuyện]

Những Hạt Thóc Giống ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại Chuyện ✅ Tổng Hợp Ý Nghĩa, Giáo Án, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Những Hạt Thóc Giống Lớp 4

Những hạt thóc giống được tìm hiểu trong phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 trang 47. Cùng Thohay.vn đọc nội dung bài Những hạt thóc giống lớp 4 bên dưới.

Những hạt thóc giống

Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Có một chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua qùy tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc này nảy mầm được.

Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời.

Lúc đó nhà vua mới ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!

Rồi vua dõng dạc nói tiếp:

– Trung thực là đức tính qúy nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

TRUYỆN DÂN GIAN KHMER

Chú thích:

  • Bệ hạ: từ gọi vua với ý tôn kính.
  • Sững sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hay quá xúc động.
  • Dõng dạc: (nói) to, rõ ràng, dứt khoát.
  • Hiền minh: có đức độ và sáng suốt.

Khám phá thêm🌱 Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà 🌱 Nội Dung, Cảm Nhận

Giới Thiệu Bài Những Hạt Thóc Giống

Đừng bỏ lỡ thông tin giới thiệu bài Những hạt thóc giống.

  • Bài đọc Những hạt thóc giống là câu chuyện thuộc kho tàng truyện dân gian Khmer.
  • Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Đó là một con người tốt, có ích cho xã hội

Tóm Tắt Những Hạt Thóc Giống

Sau đây là phần tóm tắt Những hạt thóc giống.

Bài đọc nói về chuyện một vị vua muốn tìm người nối ngôi. Ông muốn thử tài đức mọi người nên đã phát cho mỗi người dân một thùng thóc giống đã được luộc chín. Đến hẹn, ai cũng chở thóc lúa về kinh, chỉ có Chôm nhận tội là không trồng được thóc. Vua khen ngợi cậu trung thực và truyền ngôi cho cậu.

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Thư Thăm Bạn 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Những Hạt Thóc Giống

Mời bạn xem thêm hướng dẫn tập đọc Những hạt thóc giống.

  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi.
  • Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện.
  • Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
  • Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện được giọng đọc phù hợp với nội dung.

Ý Nghĩa Bài Những Hạt Thóc Giống

Truyện “Những hạt thóc giống” đề cao đức tính trung thực, ca ngợi những con người trung thực trong cuộc đời.

Hướng dẫn kể chuyện 🌺Mười Năm Cõng Bạn Đi Học Lớp 4 🌺 Nội Dung, Bài Học, Tóm Tắt

Đọc Hiểu Tác Phẩm Những Hạt Thóc Giống

Cùng xem ngay phần đọc hiểu tác phẩm Những hạt thóc giống.

👉Câu 1. Hiền minh có nghĩa là gì?

A. Hiền lành và rõ ràng

B. Có đức độ và sáng suốt

C. Biết sống hiền lành, chan hòa với mọi người

D. Sống minh bạch, có trước có sau

👉Câu 2. Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?

A. Chọn người thông minh, sáng suốt

B. Chọn người hiền lành, nhân hậu

C. Chọn người trung thực.

D. Chọn người quyết đoán, có trí tuệ

👉Câu 3. Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

A. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

B. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

C. Yêu cầu mỗi người làm món ngon dâng vua và hẹn tới ngày lễ ai đem được món ăn vừa ý vua nhất sẽ được truyền ngôi

D. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống rồi hẹn ai khám phá ra được bí mật trong thúng thóc thì sẽ được truyền ngôi

👉Câu 4. Khi nhận được thúng thóc giống của vua, chú bé Chôm đã làm gì?

A. Chôm còn nhỏ không biết gieo trồng thế nào nên mang sang nhờ người hàng xóm chăm sóc giúp, chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm.

B. Chôm cũng đem đi gieo trồng nhưng bởi vì lười biếng nên không bao giờ chịu chăm sóc nên thóc cũng chẳng nảy mầm

C. Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm

D. Chôm đem về rồi vứt ở xó nhà, quên mất lời vua dặn phải gieo trồng, chăm sóc

👉Câu 5. Đến kì phải nộp thóc dâng lên vua, mọi người đã làm gì?

A. Mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp cho nhà vua

B. Mọi người quỳ rạp thú tội với nhà vua vì không thể dâng thóc lên vua như đã hẹn

C. Mọi người đem sơn hào hải vị, sản vật quý hiếm dâng vua để thay thế cho thóc không nảy mầm được.

D. Mọi người phát hiện ra vua đã luộc kĩ thóc, tưởng rằng vua lừa mình nên kéo về kinh đô phản đối.

👉Câu 6. Đến kì phải nộp thóc dâng vua, cậu bé chôm đã hành xử khác với mọi người như thế nào?

A. Chôm dũng cảm đứng lên vạch mặt sự giả dối của vua khi đưa thúng thóc đã luộc kĩ cho mọi người.

B. Chôm lén lấy thóc của những người dân khác rồi nhận rằng đó là của mình

C. Vào ngày hẹn nộp thóc, Chôm lo lắng rúc mặt khóc trong phòng, không dám ra khỏi nhà

D. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu: “Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được”

👉Câu 7. Mọi người có thái độ như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?

A. Mọi người đều nhiệt tình ủng hộ.

B. Mọi người ai nấy mặt mũi xám xịt.

C. Mọi người ai nấy đều sững sờ.

D. Mọi người run rẩy quỳ xuống xin tha tội.

👉Câu 8. Người trung thực là người đáng quý bởi vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung. Trung thực không chỉ tốt cho chính bản thân mình mà còn tốt cho những người xung quanh và cho công việc chung. Trung thực giúp cho ta hoàn thiện bản thân mình và giúp cho người xung quanh tiến bộ hơn. Theo con, nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

👉Câu 9. Câu chuyện kết thúc như thế nào?

A. Vua khen ngợi sự trung thực và trao thưởng vàng bạc cho Chôm

B. Chôm được vua khen ngợi, truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh

C. Chôm trở về quê sống được rất nhiều người yêu mến vì đức tính trung thực

D. Chôm được vua khen ngợi, cậu bé trở về quê mở lớp dạy học và luôn lấy sự trung thực làm điều cơ bản để dạy dỗ học trò

👉Câu 10. Vì sao chú bé Chôm là người được truyền ngôi báu?

A. Vì chú bé đã tố cáo được hành động gian lận của mọi người

B. Vì chú bé tài giỏi, được nhà vua yêu quý và tin tưởng

C. Vì chú bé là người làm ra được nhiều thóc gạo nhất

D. Vì chú bé dũng cảm nói ra sự thật, không sợ bị trừng phạt

👉Câu 11. Chú bé Chôm có phẩm chất gì đáng quý mà người dân không có?

A. thông minh, tài giỏi

B. cần cù, chịu khó

C. ngoan ngoãn, thật thà

D. trung thực, dũng cảm

👉Câu 12. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

A. Vì họ luôn nói ra sự thật, không vì lợi ích cá nhân mà nói dối làm hỏng việc chung

B. Vì người trung thực luôn nói ra sự thật để có lợi cho bản thân

C. Vì người trung thực luôn được mọi người quý mến, tin tưởng

D. Vì họ luôn tỏ ra thật thà, trung thực, dành được phần ưu tiên và sự tin tưởng

👉Câu 13. Ý nghĩa của câu chuyện Những hạt thóc giống?

A. Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.

B. Ca ngợi sự thông minh, tài ba trong việc chọn người nối ngôi của ông vua

C. Phê phán hành động gian dối, hèn nhát của những người dân.

D. Gợi ý một cách chọn người nối ngôi vô cùng hiệu quả.

👉👉Đáp án:

Câu12345678910111213
Đáp ánBCBCADCABDDAA

Đọc hiểu ❤️️Sự Tích Hồ Ba Bể ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Soạn Bài Những Hạt Thóc Giống Lớp 4

Ngay sau đây là gợi ý soạn bài Những hạt thóc giống lớp 4.

👉Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Trả lời:

Nhà vua muốn chọn người có tấm lòng trung thực để truyền ngôi báu

👉Câu 2 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

Trả lời:

Nhà vua đã làm theo cách: cho luộc chín các thùng thóc rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt

👉Câu 3 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

Trả lời:

Hành động của chú bé Chôm khác hoàn toàn với mọi người: Trong lúc mọi người nô nức chở thóc về kinh đô để nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm thành thật đến trước vua quỳ tâu: “Không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được” mặc dầu cậu đã dốc công chăm sóc

👉Câu 4 (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

Trả lời:

Theo em người trung thực là người đáng quý vì đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất này bao giờ cũng ưa chuộng sự thật, không vì lợi ích của riêng tư mà nói sai sự thật . Họ sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có hi sinh đến tính mạng.

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Kể Chuyện Lớp Trưởng Lớp Tôi 🍀 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Giáo Án Những Hạt Thóc Giống Lớp 4

Chia sẻ cho các bạn nội dung giáo án Những hạt thóc giống lớp 4.

I. Mục tiêu:

Đọc thành tiếng:

1. Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

Gieo trồng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc, chẳng nảy mầm.

2. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở cá từ ngữ gợi cảm.

3. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

Đọc – hiểu:

1. Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

2. Hiểu nội dung câu truyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK (phóng to nếu có điều kiện)

2. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. KTBC:

– Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:

1/. Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? Của ai?

2/. Em thích hình ảnh nào, vì sao?

– Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

– Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh này em thường gặp ở đâu?

– Từ bao đời nay, những câu truyện cổ luôn là những bài học ông cha ta muốn răn dạy con cháu. Qua câu truyện Những hạt giống thóc ông cha ta muốn nói gì với chúng ta? Các em cùng học bài.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

– Yêu cầu HS mở SGK trang 46, tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt HS đọc)

GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). Chú ý câu:

Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt.

– Gọi 2 HS đọc toàn bài.

– Gọi 1 HS đọc phần chú giải.

– GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.

* Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính thật tha. Lời Chôm tâu vua: ngây thơ, lo lắng. Lời vua lúc giải thích thóc đã luộc kĩ: Ôn tồn, lúc khen ngợi Chôm dõng dạc.

* Nhấn giọng ở những từ ngữ: nối ngôi, giao hẹn, nhiều thóc nhất, truyền ngôi, trừng phạt, nô nức, lo lắng, không làm sao, nảy mầm được, sững sờ, ôn tồn, luộc kĩ, còn mọc được, dõng dạc, trung thực, quý nhất, truyền ngôi, trung thực, dũng cảm, hiền minh.

* Tìm hiểu bài:

– Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:

+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

– Gọi HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:

+ Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực.

+ Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao?

+ Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được. Vậy mà vua lại giao hẹn, nếu không vó thóc sẽ bị trừng trị. Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này?

– Đoạn 1 ý nói gì? – Tóm ý chính đoạn 1.

– Câu chuyện tiếp diễn ra sao, chúng ta cùng học tiếp.

– Gọi 1 HS đọc đoạn 2.

+ Theo lệng vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?

+ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?

+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

– Gọi HS đọc đoạn 3.

+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn kết.

+ Nhà vua đã nói như thế nào?

+ Vua khen cậu bé Chôm những gì?

+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?

+ Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

– Đoạn 2-3-4 nói lên điều gì?

– Tóm ý chính đoạn 2-3-4.

– Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

– Ghi nội dung chính của bài.

* Đọc diễn cảm:

– Gọi 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp.

– Gọi 4 HS tiếp theo đọc nối tiếp từng đoạn.

– Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.

– GV đọc mẫu.

– Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.

– Gọi 2 HS đọc lại toàn bài.

– Gọi 3 HS tham gia đọc theo vai.

– Nhận xét và cho điển HS đọc tốt.

3.Củng cố – dặn dò:

– Hỏi: Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?

– Nhận xét tiết học.

– Dặn HS về nhà học bài.
– 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

– Bức tranh vẽ cảnh một ông vua già đang dắt tay một cậu bé trước đám dân nô nức chở hàng hoá. Cảnh này em thường thấy ở những câu truyện cổ.- Lắng nghe.- HS đọc theo trình tự.

+ Đoạn 1: Ngày xưa… đến bị trừng phạt.

+ Đoạn 2: Có chú bé … đến nảy mầm được.

+ Đoạn 3: Mọi người … đến của ta.

+ Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc… đến hiền minh.

-2 HS đọc thành tiếng.

-1 HS đọc.

– Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời

+ Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.

– 1 HS đọc thành tiếng.

+Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có sẽ bị trừng phạt.

+ Hạt thóc giống đó không thể nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ rồi.

+ Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức.

– Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.

-1 HS đọc thành tiếng.

+ Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.

+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp. Chôm không có thóc, em lo lắng, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

+ Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói sự thật dù em có thể em sẽ bị trừng trị.

-1 HS đọc thành tiếng.

+ Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt.

– Đọc thầm đọan cuối.

+ Vua nói cho mọi người biết rằng: thóc giống đã bị luột thì làm sao có thể mọc được. Mọi người có thóc nộp thì không phải là thóc giống vua ban.

+ Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm.

+ Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.

+ Tiếp nối nhau trả lời theo ý hiểu.

* Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.

* Vì người trung thực bao giờ cũng muốn nhe sự thật, nhờ đó làm được nhiều điều có ích cho mọi người.

* Vì người trung thực luôn luôn được mọi người kính trọng tin yêu.

* Vì người trung thực luôn bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt.

* Vì người trung thực luôn nói đúng sự thật để mọi người biết cách ứng phó.

 Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.– Đọc thầm tiếp nối nhau trả lời:

Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.

-2 HS nhắc lại.

– 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn.

– Tìm ra cách đọc như đã hướng dẫn.

– 4 HS đọc.

– HS theo dõi.

– Tìm ra gọng đọc cho từng nhân vật. Luyện đọc theo vai.

– 2 HS đọc.

– 3 HS đọc.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌻 Một Vụ Đắm Tàu 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

2 Mẫu Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Hay Nhất

Cuối cùng là 2 mẫu kể lại chuyện Những hạt thóc giống hay nhất.

Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Nổi Bật – Mẫu 1

Ngày xưa có một ông vua tuổi đã cao mà không có con. Vua muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi.

Bữa nọ, vua ra lệnh mở kho thóc phát cho mỗi thần dân một đấu thóc giống và giao hẹn: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.

Vụ mùa năm ấy bội thu. Các thần dân trong Vương quốc nô nức chở thóc về Kinh thành. Chỉ có một chú bé tên là Chôm đến với hai bàn tay không. Quỳ xuống trước mặt vua, Chôm kính cẩn tâu:

– Muôn tâu Đức Vua! Con xin chịu tội vì thóc giống Bệ hạ ban cho, con đã gieo nhưng không mọc mầm!

Mọi người đều sững sờ. Nhưng nhà vua thì mỉm cười đỡ chú bé đứng dậy và nói: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”

Nhìn một lượt khắp các bá quan văn võ và ngàn vạn thần dân có mặt, nhà vua phán truyền:

– Trung thực là đức tính quý báu nhất của con người. Chôm vừa trung thực vừa dũng cảm, rất xứng đáng được ta truyền ngôi báu.

Chôm được làm vua và nổi tiếng là vị vua hiền minh của Vương quốc.

Kể Lại Chuyện Những Hạt Thóc Giống Chọn Lọc – Mẫu 2

Gần suốt cuộc đời, ta trị vì trên ngôi báu. Nay tuổi tác đã cao, ta muốn tìm một người trung thực để thay ta dẫn dắt muôn dân. Một hôm, ta bỗng nảy ra một kế, liền sai các quan bí mật luộc kĩ thóc giống, rồi ban lệnh phát cho mỗi người dân một thúng đem về gieo trồng và giao hẹn: Nếu ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được ta truyền cho ngôi báu. Ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho ta. Riêng có một chú bé không có hạt thóc nào lo lắng đến trước mặt ta cúi đầu, quỳ tâu:

–  Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc giống nảy mầm được ạ!

Mọi người sững sờ, lo lắng trước lời tâu của chú bé. Nhưng ta đã đỡ chú bé đứng dậy và hỏi xem có ai cũng để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, ta mới ôn tồn nói:

–   Trước khi phát thóc giống, ta đã ngầm cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta?!

Không khí im lặng, căng thẳng bao trùm khắp sân rồng. Ta tuyên bố:

–   Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Kể từ hôm nay, ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. Sự lựa chọn của ta là đúng đắn.

Sau này, chú bé ấy đã trở thành một ông vua hiền minh, được dân chúng hết lời ca ngợi.

Viết một bình luận