Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅ Tổng Hợp Ý Nghĩa, Giáo Án, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê Lớp 5
Bài đọc Luật tục xưa của người Ê – đê được tìm hiểu ở trang 56 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Sau đây là nội dung bài Luật tục xưa của người Ê-Đê lớp 5.
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
(Trích)
Về cách xử phạt
Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng; chuyện giữa những người bà con, anh em cũng xử như vậy.
Nếu là chuyện nhỏ thì phạt tiền một song, chuyện lớn thì phạt tiền một co. Nếu là chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì người phạm tội phải chịu chết.
Về tang chứng và nhân chứng
Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy được, giữ được gùi, khăn, áo, dao,… của kẻ phạm tội. Phải khoanh một vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà; nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc.
Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra. Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy. Có như vậy, các tang chứng mới chắc chắn.
Về các tội
– Tội không hỏi cha mẹ:
Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.
– Tội ăn cắp:
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
– Tội giúp kẻ có tội:
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.
– Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình:
Kẻ mà địch không đi được thì cõng, địch không ăn được thì mớm, địch không biết thì nói cho biết, làm hàng trăm dân làng bị địch bắt, hàng nghìn dân làng bị địch giết là kẻ có tội lớn. Phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ.
Theo NGÔ ĐỨC THỊNH – CHU THÁI SƠN
Chú thích:
- Luật tục: những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,…
- Ê-đê: tên một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Nguyên
- Song, co: các đơn vị tiền cổ của người Ê-đê; hai song bằng một co
- Tang chứng: sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội
- Nhân chứng: người làm chứng
- Trả lại đủ giá: trả lại đủ số lượng và giá trị
Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Chú Đi Tuần 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài
Giới Thiệu Bài Đọc Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê
Đừng bỏ lỡ thông tin giới thiệu bài đọc Luật tục xưa của người Ê-Đê sau đây.
- Bài Luật tục xưa của người Ê-Đê được viết bởi các tác giả Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn.
- Bài đọc nói về luật lệ, tập tục cổ xưa của người Ê-đê. Các luật lệ rất công bằng, nghiêm khắc, xử phạt và răn đe nghiêm minh, quy định về các tội, các hình thức xử phạt, quy định về tang chứng vật chứng.
Bố Cục Bài Đọc Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê
Bố cục bài đọc Luật tục xưa của người Ê-Đê bao gồm 3 phần chính:
- Đoạn 1: Về cách xử phạt
- Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng
- Đoạn 3: Về các tội
Cập nhật cho bạn đọc 💚 Phân Xử Tài Tình 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Hướng Dẫn Tập Đọc Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê
Mời bạn đọc tìm hiểu hướng dẫn tập đọc Luật tục xưa của người Ê-Đê.
- Đọc đúng các từ: Ê- đê, luật tục, tang chứng, nhân chứng.
- Đọc lưu loát bài với giọng rõ ràng, rành mạch.
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
Ý Nghĩa Bài Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê
Thohay.vn bật mí cho các bạn ý nghĩa bài Luật tục xưa của người Ê-Đê.
- Để bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng, từ xưa người Ê-đê đã đưa ra những luật tục rất nghiêm minh và công bằng.
- Từ đó ta hiểu rằng xã hội nào cũng có pháp luật và mọi người đều phải sống, học tập và làm việc theo phát luật.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌱 Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng 🌱 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa
Đọc Hiểu Tác Phẩm Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê
Ngay sau đây là phần đọc hiểu tác phẩm Luật tục xưa của người Ê-Đê.
👉1. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
A. Để giúp cho cuộc sống của mọi người rập khuôn theo luật.
B. Để mọi người yên tâm sống trong cộng đồng.
C. Để trừng phạt người phạm luật.
D. Để mọi người cùng tuân theo, góp phần giữ gìn và bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng, cộng đồng
👉2. Trong đoạn văn bản trên, luật nào không được nhắc đến?
A. Về các tội
B. Về tang chứng và nhân chứng
C. Về tội tham nhũng
D. Về cách xử phạt
👉3. “Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.”
Đoạn văn trên được nói đến trong tội nào?
A. Tội ăn cắp
B. Tội không hỏi cha mẹ
C. Tội giúp kẻ có tội
D. Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình
👉4. Khi phạm tội ăn cắp, người phạm tội sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp
B. phải đưa ra xét xử
C. phải phạt một co
D. phải xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ
👉5. Trong luật tục của người Ê-đê, hành động như thế nào thì bị khép vào tội giúp kẻ có tội?
A. bao biện cho kẻ có tội
B. ăn cắp của người khác
C. giúp địch làm hại dân làng
D. đi cùng đi, nói cùng nói, bước cùng bước với kẻ có tội
👉6. Theo luật tục của người Ê-đê xưa, khi phạm tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình, người phạm tội sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. xử kẻ đó bằng dao sắc, gươm lớn và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ
B. đem ra đánh chết và cho vứt xác ngoài nương
C. đem ra xử bắn
D. đem ra hành hạ đến chết, để xác cho diều tha quạ mổ
👉7. Kể tên những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
A. Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tôi giúp kẻ có tội, tội lừa dối
B. Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình, tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội lừa dối
C. Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình, tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội
D. Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội làm mẹ thiên nhiên nổi giận
👉8. Ý nghĩa của bài Luật tục xưa của người Ê-đê?
A. Mong muốn được áp dụng luật tục của người Ê-đê trên phạm vi toàn quốc
B. Để bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng, từ xưa người Ê-đê đã đưa ra những luật tục rất nghiêm minh và công bằng. Từ đó ta hiểu rằng xã hội nào cũng có pháp luật và mọi người đều phải sống, học tập và làm việc theo pháp luật.
C. Luật tục của người Ê-đê quá hà khắc và cổ hủ. Cần phải xem xét để sửa đổi
hoặc loại bỏ một số quy định không cần thiết.
D. Trong thời đại phát triển như ngày nay, luật tục của người Ê-đê cần phải được nhân rộng trên phạm vi toàn thế giới.
👉👉Đáp án và hướng dẫn giải Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | C | B | A | D | A | C | B |
Xem thêm về bài viết 🍀 Lập Làng Giữ Biển 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Soạn Bài Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê Lớp 5
Cùng tham khảo gợi ý soạn bài Luật tục xưa của người Ê-Đê lớp 5.
👉Câu 1 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
Trả lời:
Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.
👉Câu 2 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội?
Trả lời:
Những việc mà người Ê- đê xem là có tội: Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc.
👉Câu 3 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm những chi tiết trong bài thơ cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng.
Trả lời:
Những chi tiết trong bài thơ cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng:
– Chuyện nhỏ thì xử nhỏ, phạt tiền một song.
– Chuyện lớn thì xử nặng, phạt tiền một co.
– Chuyện quá sức con người, gánh không nổi, vác không kham thì xử tội chết.
– Chuyện nội bộ trong gia đình, dòng tộc cũng xử như vậy.
– Tang chứng phải đầy đủ, chắc chắn, có nhiều người chứng kiến sự việc.
👉Câu 4 (trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
Trả lời:
Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường, luật Giáo dục, luật Hôn nhân và gia đình.
Khám phá thêm 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Giáo Án Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê Lớp 5
Xem thêm nội dung giáo án Luật tục xưa của người Ê-Đê lớp 5.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2. Năng lực:
Năng lực chung | Năng lực đặc thù |
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. | – Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. |
3. Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức chấp hành pháp luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
– Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên
– Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. Khởi động:(5 phút) | |
– Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần? + Nêu nội dung của bài? + Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu. – Gv nhận xét, bổ sung – Giới thiệu bài – Ghi bảng | – HS thi đọc – HS nêu – Lớp nhận xét- HS ghi vở |
2. Khám phá: a. Luyện đọc (12phút) * Mục tiêu: – Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. – Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. – Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: | |
– Gọi HS đọc tốt đọc bài- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? – Cho HS nối tiếp nhau đọc bài trong nhóm. – Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó. – Hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu. – Cho HS luyện đọc theo cặp . – Mời 1 HS đọc cả bài. – GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn. GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục. | – 1HS đọc bài – Bài văn có thể chia 3 đoạn + Đoạn 1: Về cách xử phạt. + Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng. + Đoạn 3: Về các tội. – Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm. + Lần 1: HS luyện đọc các từ: luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát … + Lần 2: HS đọc nối tiếp lần 2 và tìm hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK. -1 em đọc chú giải sgk. – HS luyện đọc theo cặp . -1 HS đọc cả bài. – HS lắng nghe |
b. Tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: | |
– Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi, sau đó chia sẻ câu trả lời: + Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ? + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội? + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ? – GV chốt ý. + Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ? – GV tiểu kết và nêu 1 số luật cho HS rõ – Gọi 1 hs đọc lại bài. – Bài văn muốn nói lên điều gì ? | – Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH: + Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. +Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. + Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy. – Tang chứng phải chắc chắn: phải nhìn tận mặt bắt tận tay; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao, … của kẻ phạm tội;…. + Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật Giáo dục, Luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em….. – HS nghe -1 HS đọc lại *ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. Ghi lại ý chính của bài bẳng 1-2 câu từ ý kiến của GV/ bạn |
3. Luyện tập:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. * Cách tiến hành: | |
– Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. – GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. – GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1: + GV đọc mẫu – YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. – Nhận xét, tuyên dương. | – 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc. – HS lắng nghe. – HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. |
4. Vận dụng: (3phút) | |
+ Học qua bài này em biết được điều gì ? + Giáo dục hs: Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. | – HS nêu – HS nghe |
– Về nhà tìm hiểu một số bộ luật hiện hành của nước ta. | – HS nghe và thực hiện |
Lưu lại bài tập đọc 🌷 Trí Dũng Song Toàn 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
3 Mẫu Cảm Thụ Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê Hay Nhất
Đừng vội bỏ lỡ 3 mẫu cảm thụ Luật tục xưa của người Ê-Đê hay nhất.
Cảm Thụ Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê Đặc Sắc – Mẫu 1
Ê Đê là một trong những bộ tộc lớn ở Tây Nguyên có phong tục tốt đẹp. Có nền văn hóa lâu đời, giàu bản sắc. Văn bản “Luật tục xưa của người Ê Đê” đã phản ánh một nét đẹp về phong tục, về nếp sống văn hóa của bộ tộc Ê Đê trước đây.
Về các hình phạt nêu rõ nguyên tắc: xử nhẹ các chuyện nhỏ, xử nặng các chuyện lớn; chuyện trong nội bộ bà con anh em cũng xử như vậy. Hình thức xử phạt: phạt liền một song chuyện nhỏ, phạt một co chuyện lớn; kẻ trọng tội phải chịu chết.
Qua đó, chúng ta thấy rằng các hình phạt, cách xử phạt tuy còn đơn giản, nhưng rõ ràng, công minh, nghiêm khắc.
Cảm Thụ Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê Tiêu Biểu – Mẫu 2
Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
Về tang chứng: phải có vài ba người, bốn năm người chứng kiến khi sự vụ xảy ra; mọi người làm chứng phải mắt thấy tai nghe, không thể nói vu vơ. Có như thế tang chứng mới chắc chắn.
Như thế là luật tục xưa của người Ê Đê coi trọng chứng hơn cung.
Về các tội trạng, có 4 loại tội:
- Xử phạt những kẻ vô đạo bất hiếu, vô lễ đối với cha mẹ, ông bà.
- Xử phạt kẻ ăn cắp: bắt bồi thường ngang giá, bắt bồi thường gấp đôi giá trị của cải đã lấy cắp.
- Trừng phạt kẻ đồng mưu, đồng lõa với kẻ có tội.
- Trừng trị những kẻ phản bội, làm tay sai cho giặc để đốt buôn làng, để giết hại dân làng. Kẻ phản bội, làm tay sai cho giặc thì phải trị bằng dao sắc, gươm lớn, và bỏ xác hắn cho diều tha quạ mổ.
Qua đó, chúng ta thấy người Ê Đê xưa đã xử phạt rất nghiêm khắc những kẻ phản bội bộ tộc, cũng như người Kinh trừng trị bọn phản quốc hại dân.
Cảm Thụ Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê Nổi Bật – Mẫu 3
Luật tục xưa của người Ê Đê đã dược duy trì qua hàng nghìn năm lịch sử, tạo nên phong tục tập quán tốt đẹp, phát triển nền văn hóa hộ tộc.
Người xưa đặt ra luật tục để cả cộng đồng cùng thực hiện và tuân thủ nghiêm túc, nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống yên bình cho mọi người dân.
Ngày nay, dân tộc Ê Đê là một thành viên trong đại gia đình Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Tuy đồng bào Ê Đê đã và đang sống, làm việc theo pháp luật, theo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng luật tục xưa còn in sâu trong tâm hồn họ.