Nghĩa Thầy Trò Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Nghĩa Thầy Trò Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Tham Khảo Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án.

Nội Dung Bài Đọc Nghĩa Thầy Trò

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn xưa, cha ông ta luôn vun đắp giữ gìn truyền thống ấy. Bài tập đọc Nghĩa thầy trò sẽ giúp các em biết thêm một nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo. Sau đây là nội dung bài đọc Nghĩa thầy trò đầy đủ.

Nghĩa thầy trò

Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

– Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói ta:

– Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.

Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

Theo Hà Ân

Chú thích:

  • Cụ giáo Chu: Tức Chu Văn An (1292 – 1370), một nhà giáo nổi tiếng đời Trần
  •  Môn sinh: Học trò của cùng một thầy giáo
  • Áo dài thâm: Áo dài màu đen
  • Sập: Giường gỗ, mặt liền với chân, xung quanh có diềm
  • Vái: Chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu, để tỏ lòng cung kính
  • Tạ: Cảm ơn hoặc xin lỗi một cách kính cẩn
  • Cụ đồ: Người dạy chữ Nho thờ trước
  • Vỡ lòng: Bắt đầu học (chữ)

Xem bài viết đầy đủ 💌  Cửa Sông 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ Bài Thơ

Giới Thiệu Bài Nghĩa Thầy Trò

Xem thêm thông tin giới thiệu bài Nghĩa thầy trò bên dưới.

  • Bài đọc Nghĩa thầy trò được tổng hợp và biên soạn bởi Hà Ân.
  • Bài đọc kể về một câu chuyện của cụ giáo Chu, tức cụ Chu Văn An. Các học trò đến mừng thọ thầy, nhưng thầy lại đưa tất cả học trò đến vái lạy thầy giáo của mình, một cụ già đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Tình nghĩa thầy trò, uống nước nhớ nguồn từ cụ giáo Chu truyền cho thế hệ sau này.

Bố Cục Bài Nghĩa Thầy Trò

Bố cục bài Nghĩa thầy trò được chia làm 3 phần chính đó là:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng
  • Đoạn 2: Từ Các môn sinh đến đến tạ ơn thầy
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Cập nhật cho bạn đọc 🔻 Kể Chuyện Vì Muôn Dân 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Nghĩa Thầy Trò

Ngay sau đây là hướng dẫn tập đọc Nghĩa thầy trò.

  • Đọc lưu loát, diễn cảm cả bài với giọng đọc trang trọng.
  • Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Ý Nghĩa Bài Nghĩa Thầy Trò

Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Khám phá thêm bài 🌻 Ai Là Thủy Tổ Loài Người 🌻 Nội Dung Bài, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Nghĩa Thầy Trò

Nhất định đừng bỏ qua phần đọc hiểu tác phẩm Nghĩa thầy trò.

👉Câu 1. Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

A. học chữ

B. mừng thọ thầy

C. thăm sức khỏe thầy

D. tặng thầy sách

👉Câu 2. Cụ giáo Chu dẫn học trò của mình đi thăm ai?

A. trưởng làng

B. thầy giáo dạy vỡ lòng của cụ

C. thân mẫu của cụ

D. phụ thân của cụ

👉Câu 3. Câu chuyện trên nhắc em nhớ đến truyền thống nào của dân tộc?

A. Lá lành đùm lá rách

B. Thương người như thể thương thân

C. Yêu thương anh chị em

D. Tôn sư trọng đạo

👉Câu 4. Những thành ngữ nào sau đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Tiên học lễ, hậu học văn.

C. Học thầy không tày học bạn

D. Học, học nữa, học mãi

👉Câu 5. Câu thành ngữ hoặc tục ngữ, ca dao nào sau đây có nội dung tương tự nội dung của câu chuyện trên?

A. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

B. Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

C. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

D. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

👉Câu 6. Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

A. Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.

B. Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo giúp việc nhà, làm cơm cùng thầy.

C. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.

D. Khi nghe thầy bảo cùng với thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng thì tất cả đều đồng thanh dạ ran.

E. Các môn sinh đem theo rất nhiều lụa là gấm vóc, những đồ quý giá từng người xếp hàng để biếu thầy.

F. Họ kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau.

G. Học trò ngồi kín trong sân nhà thầy nghe thầy kể lại những câu chuyện của cuộc đời mình.

👉Câu 7. Hình ảnh cụ giáo Chu dẫn theo những môn sinh xếp hàng nối đuôi nhau từ những người có tuổi đi ngay sau cụ Chu cho tới các cháu để tóc trái đào đi phía sau đã cho con cảm nhận gì?

A. Tôn sư trọng đạo

B. Kính trên nhường dưới.

C. Thương người như thể thương thân.

D. Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn được gìn giữ, kế thừa, truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

E. Đoàn kết

👉Câu 8. Cụ giáo Chu được nói tới trong bài là ai?

A. cụ Chu Văn Ân (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.

B. cụ Chu Văn An (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.

C. cụ Chu Văn Ba (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.

D. cụ Chu Văn Tam (1292 – 1370) một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.

👉Câu 9. Ý nghĩa của bài văn Nghĩa thầy trò?

A. Cho thấy được cụ giáo Chu là người có rất nhiều môn sinh.

B. Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

C. Kể lại diễn biến ngày mừng thọ của cụ giáo Chu.

D. Cho thấy cụ đồ mới là người có nhiều môn sinh nhất, nhiều hơn cả cụ giáo Chu.

👉👉Đáp án:

Câu123456789
Đáp ánBBDACA, C, D, FA, B, DBB

Có thể bạn sẽ cần đến bài ⚡ Phong Cảnh Đền Hùng ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Soạn Bài Nghĩa Thầy Trò Lớp 5

Xem thêm gợi ý soạn bài Nghĩa thầy trò lớp 5.

👉Câu 1 (trang 80 SGK Tiếng Việt 5)

Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy giáo để làm gì? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.

Trả lời:

* Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy từ sáng sớm để mừng thọ thầy, đồng thời từ hành động mừng thọ này ta cũng thấy được các học trò rất yêu quý và kính trọng thầy – người đã dìu dắt, dạy dỗ họ trưởng thành.

* Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu đó là:

  • Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy
  • Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý
  • Khi nghe thầy bảo cùng với thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng thì tất cả đều đồng thanh dạ ran
  • Họ kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau

👉Câu 2 (trang 80 SGK Tiếng Việt 5)

Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.

Trả lời:

Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ thuở nhỏ là tình cảm tôn kính của học trò đối với thầy giáo, bao nhiêu năm rồi tình cảm ấy vẫn không có gì thay đổi

Những chi tiết trong bài biểu hiện tình cảm tôn tính của cụ giáo Chu đối với thầy giáo đã dạy mình từ thuở nhỏ:

  • Dù đã nhiều năm nhưng thầy vẫn luôn coi người thầy đã dạy mình từ thuở nhỏ là người mà mình mang ơn rất nặng.
  • Vào ngày mừng thọ của mình khi các môn sinh đã tề tựu bên mình điều mà cụ muốn làm nhất lại là cùng các môn sinh đến thăm thầy giáo cũ của mình.
  • Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.
  • Thầy cung kính thưa với cụ “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.
  • Cụ đồ nặng tai nghe không rõ thầy giáo Chu không ngại cung kính thưa với cụ lần nữa.

👉Câu 3 (trang 80 SGK Tiếng Việt 5)

Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

a. Tiên học lễ, hậu học văn

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Tôn sư trọng đạo

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)

Trả lời:

Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu đó là:

  • Uống nước nhớ nguồn
  • Tôn sư trọng đạo
  • Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)

Xem thêm về 🍀 Hộp Thư Mật 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Nghĩa Thầy Trò Lớp 5

Có thể bạn sẽ cần nội dung giáo án Nghĩa thầy trò lớp 5.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

2. Năng lực: 

-Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: trung thực, Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đồ dùng 

– Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc

– Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
– Cho HS thi đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài 

– GV nhận xét     

– Giới thiệu bài – Ghi bảng 
– HS thi đọc

– HS nghe

– HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới

a.Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.                   

– Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:
– Gọi  HS đọc toàn bài

– Bài này chia làm mấy đoạn?

– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, tìm từ khó, luyện đọc từ khó

– Cho HS luyện đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp

– HS đọc cả bài

– GV đọc diễn cảm bài văn
– 1 HS đọc to, lớp theo dõi

– HS chia đoạn: 3 đoạn

+ Đ1:Từ đầu…..rất nặng

+ Đ2: tiếp đến  …tạ ơn thày

+ Đ3: còn lại

– HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

– HS  nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

– HS đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp

– 1HS đọc cả bài

– HS theo dõi
b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành:
– Cho HS trưởng nhóm điều khiển nhóm nhau trả lời câu hỏi:

+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

– Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?

– GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng ng­ười thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, ng­ười thầy đầu tiên trong đời cụ.

+ Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? 

– GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng

– GV: Truyền thống tôn s­­ư trọng đạo đ­­ược mọi thế hệ ng­­ười Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Ng­­ười thầy giáo và nghề dạy học luôn đ­­ược tôn vinh trong xã hội. 

– Nêu nội dung chính của bài?
– HS thảo luân trả lời câu hỏi

+ Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.

+ Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy… dâng biếu thầy những cuốn sách quý… 

+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ


– Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.

– 2 HS nêu

+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
3 Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

* Cách tiến hành:
– Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài. 

– Yêu cầu HS nêu cách đọc

– H­­ướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ sáng .. dạ ran

– GV đọc mẫu

– Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp- HS thi đọc
– HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.

– 1 vài HS đọc trước lớp

– HS đọc diễn cảm trong nhóm.

– HS theo dõi

– HS luyện đọc diễn cảm

– HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
4. Hoạt động vận dụng, sáng tạo:(3phút)
– Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân.– HS nêu
– Tìm đọc các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo và kể cho mọi người cùng nghe.– HS nghe và thực hiện

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🌟 Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

2 Mẫu Cảm Thụ Bài Nghĩa Thầy Trò Hay Nhất

Đừng vội bỏ qua 2 mẫu cảm thụ bài Nghĩa thầy trò hay nhất.

Cảm Thụ Bài Nghĩa Thầy Trò Chọn Lọc – Mẫu 1

“Nghĩa thầy trò” là một bài văn để lại trong lòng chúng ta nhiều xúc động về truyền thống tôn sư trọng đạo và tình cảm uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Câu chuyện các môn sinh tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ cụ giáo Chu thật đông vui và cảm động. Có đông đủ các thế hệ học trò. Quà biếu thầy, mừng thầy là những cuốn sách quý, và tất cả muốn dâng lên thầy một tấm lòng biết ơn sâu sắc.

Gặp lại môn sinh, cụ giáo Chu vui mừng hỏi thăm công việc của từng học sinh cũ, bảo ban các học trò nhỏ.

Câu chuyện thứ hai càng cảm động hơn. Sau khi nghe cụ giáo Chu nói đi thăm thầy giáo cũ thì các môn sinh dạ ran. Cụ giáo đi trước, môn sinh đi theo sau rất nền nếp. Thầy học cũ nay đã trên 80 tuổi “râu tóc bạc phơ”. Cử chỉ của cụ giáo Chu sáng ngời đạo lí: “Chắp tay cung kính vái” thầy học cũ. Tất cả môn sinh đều làm theo. Lời nói của cụ giáo Chu làm cho ai nghe cũng phải xúc động: “Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tụ ơn thầy”.

Đó là lời tri ân, là tình cảm uống nước nhớ nguồn. Vì thế, buổi mừng thọ cụ giáo Chu năm ấy, tất cả học sinh cũ mới đều được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

Con người Việt Nam vốn hiếu học, có truyền thông tôn sư trọng đạo. Bài văn “Nghĩa thầy trò” như đã bồi đắp lên tâm hồn chúng ta một lớp phù sa về đạo lí làm người. Trong tuổi thơ chúng ta ai còn nhớ lời ru, tiếng hát:

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy.
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.

Cảm Thụ Bài Nghĩa Thầy Trò Ấn Tượng – Mẫu 2

Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

 Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, lòng kính trọng thầy, người đã dạy dìu dắt họ trưởng thành.

Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng” họ đồng thanh dạ ran…

Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thầy mời các học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy ….”

Viết một bình luận