Cửa Sông Lớp 5 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ Bài Thơ]

Cửa Sông Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ Bài Thơ ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Giáo Án.

Nội Dung Bài Thơ Cửa Sông Đầy Đủ

Bài thơ Cửa sông của tác giả Quang Huy được giới thiệu trong phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 74. Xin chia sẻ cho các bạn nội dung bài thơ Cửa sông đầy đủ.

Cửa sông
Tác giả: Quang Huy

Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non

Chú thích:

  • Cửa sông: nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác
  • Bãi bồi: khoảng đất bồi ven sông, ven biển
  • Nước ngọt: nước không bị nhiễm mặn
  • Sóng bạc đầu: sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa
  • Nước lợ: Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặt thường có ở vùng cửa sông giáp biển
  • Tôm rảo: Một loài tôm sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài

Khám phá thêm bài 🔻 Kể Chuyện Vì Muôn Dân 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Thơ Cửa Sông

Cùng khám phá thông tin giới thiệu bài thơ Cửa sông.

  • Bài thơ là sáng tác của nhà thơ Quang Huy. Nhà thơ Quang Huy tên khai sinh là Nguyễn Quang Huy. Sinh ngày 05 tháng 06 năm 1936 tại xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thể loại sáng tác: thơ, truyện ngắn.
  • Bài thơ nói về cửa sông, một nơi rất đặc biệt vì có nước từ biển hòa cùng nước sông tạo thành vùng nước lợ, cho tôm cá phong phú, cuộc sống ấm no. Cửa sông là nơi giao lưu giữa đất liền, núi non với biển cả.

Bố Cục Bài Thơ Cửa Sông

Bố cục bài thơ Cửa sông được chia làm 6 phần chính như sau:

  • Phần 1: Khổ thơ 1
  • Phần 2: Khổ thơ 2
  • Phần 3: Khổ thơ 3
  • Phần 4: Khổ thơ 4
  • Phần 5: Khổ thơ 5
  • Phần 6: Khổ thơ 6

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🌻 Ai Là Thủy Tổ Loài Người 🌻 Nội Dung Bài, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Cửa Sông

Ngay sau đây là hướng dẫn tập đọc Cửa sông.

  • Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ;
  • Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.

Ý Nghĩa Bài Thơ Cửa Sông

Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

Xem thêm về ⚡ Phong Cảnh Đền Hùng ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Cửa Sông

Xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Cửa sông nhé.

👉Câu 1. Đọc bốn câu thơ đầu tiên, hãy cho biết cửa sông có điều gì đặc biệt so với những loại cửa khác?

A. nối sông ra biển

B. không then khóa

C. không có sóng

D. cửa của vũ trụ

👉Câu 2. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền

B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng

C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

👉Câu 3. Cho đoạn thơ:

Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn

B. sông không bao giờ quên biển

C. sông không bao giờ xa biển

D. sông luôn gắn bó với núi non

👉Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Điệp từ

👉Câu 5. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.

B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

👉👉Đáp án:

Câu12345
Đáp ánBDAAC

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🍀 Hộp Thư Mật 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Cửa Sông Lớp 5

Cập nhật thêm gợi ý soạn bài Cửa sông lớp 5.

👉Câu 1 (trang 75 SGK Tiếng Việt 5)

Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Trả lời:

  • Khổ đầu tác giả dùng từ ngữ nói về nơi sông chảy ra biển: cửa, không then khoá, cũng không khép lại bao giờ.
  • Cách nói rất đặc biệt: Cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá), cửa sông ở đây lại không có then cũng không có khoá. Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.

👉Câu 2 (trang 75 SGK Tiếng Việt 5)

Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

Trả lời:

Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt ở chỗ:

  • Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ
  • Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng
  • Nơi biển cả tìm về với đất liền
  • Nơi nước ngọt của sông cùng với nước mặn của biển hòa vào nhau thành vùng nước lợ
  • Nơi cá tôm hội tụ
  • Nơi những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng
  • Nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất
  • Nơi tiễn đưa người ra khơi

👉Câu 3 (trang 75 SGK Tiếng Việt 5)

Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

Trả lời:

Phép nhân hóa ở cuối bài cho thấy “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

Câu thơ cuối bài sử dụng biện pháp nhân hóa, sử dụng những hành động của con người để gán cho các sự vật trong bài: giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.

👉Câu 4 (trang 75 SGK Tiếng Việt 5)

Học thuộc lòng bài thơ.

Cập nhật cho bạn đọc 🌟 Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Cửa Sông Lớp 5

Đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Cửa sông lớp 5.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.

2. Kĩ năng: Hiểu ý chính: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong Sách giáo khoa; thuộc lòng 3, 4 khổ thơ).

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* MT: GV giúp HS cảm nhận được “Tấm Lòng” của cửa sông qua các câu thơ: Dù giáp mặt cùng biển rộng … bỗng …. nhớ một vùng núi non. Từ đó giáo dục Hs ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên (Khai thác gián tiếp nội dung bài)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

  • Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần đọc diễn cảm.
  • Học sinh: SGK, bút chì, bút dạ quang và các đồ dùng học tập khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (4 phút):

– KTBC: Gọi HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi.

– Nhận xét, cho điểm.

– GTB: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

* Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 1 HS giỏi đọc bài.

– GV treo tranh lên bảng.

– Chia thành 6 đoạn ứng với 6 khổ thơ.

– GV khen những em đọc đúng kết hợp sửa lỗi cho những em đọc còn phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp.

– GV yêu cầu HS đọc lượt thứ 2 đồng thời nêu phần Chú giải SGK.

– GV yêu cầu HS đọc theo cặp 2 vòng.

– GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết trả lời các câu hỏi SGK để hiểu nội dung của bài.

* Cách tiến hành:

– GV tổ chức cho HS đọc và hiểu nội dung của bài:

+ Trong khổ thơ đầu, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

+ Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

+ Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

* MT: GV giáo dục Hs ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

c. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. (10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.

* Cách tiến hành:

– GV hướng dẫn HS đọc.

– GV dùng bảng phụ viết sẵn cả bài thơ, yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ 4 và 5.

– GV nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.

– Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.

– GV tuyên dương những em đọc diễn cảm hay nhất và thuộc bài thơ nhanh nhất.

3. Hoạt động nối tiếp: 3 phút

– Nhận xét tiết học.

– Về đọc lại bài nhiều lần và học thuộc lòng bài thơ.

– Chuẩn bị bài Nghĩa thầy trò.
HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi.

– HS khá giỏi đọc cả bài.

– HS quan sát tranh minh họa bài thơ.

– Nhiều HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ.

– HS đọc từng đoạn nối tiếp.

– HS nêu mục Chú giải SGK.

– HS đọc theo cặp-2 em đọc cả bài.

– HS đọc thầm, đọc lướt bài văn để trả lời câu hỏi:

+ Tác giả dùng: là cửa nhưng không then khóa, cũng không khép bao giờ. Tác giả dựa vào “cửa sông” để chơi chữ.

+ Nơi nước ngọt chảy vào biển cả, nơi biển cả tìm về đất liền, nơi tiễn đưa người ra khơi.

+ “Tấm lòng” của cửa sông vẫn không quên cội nguồn.

– 6 HS đọc nối tiếp nhau các khô thơ của bài.

– HS dùng viết chì đánh dấu các từ ngữ cần nhấn giọng.

– HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ theo cặp.

– Một vài HS thi luyện đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

– HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.

– Thi đọc thuộc lòng trước lớp.

Chia sẻ cho bạn đọc bài 🌷 Chú Đi Tuần 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

3 Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Cửa Sông Hay Nhất

Chia sẻ cho các bạn 3 mẫu cảm thụ bài thơ Cửa sông hay nhất.

Cảm Thụ Bài Thơ Cửa Sông Ấn Tượng – Mẫu 1

Mỗi con người đều có một quê hương – nơi cha mẹ sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn lên người. Ai ai cũng đều có một cách khác nhau để thể hiện tình cảm của mình với nơi chôn rau cắt rốn ấy. Nhà thơ Quang Huy cũng vậy; ông đã viết nên 1 bài thơ ”Qua sông” để chứng tỏ điều đó.

Bằng phép nhân hóa cùng với sự tài tình của tác giả Quang Huy, tác giả đã khắc họa nên một tình cảm cao quý. Thật vậy , tình cảm cao đẹp đó chính là tình gắn bó, thủy chung, luôn nhớ về quê hương, cội nguồn.

Tác giả viết ra bài thơ trên nhằm ngợi ca tình cảm yêu quê hương, đất nước của mỗi con người. Dù đi đâu xa cũng chẳng bao giờ quên được quê hương, cội nguồn của mình.

Bài thơ của tác giả Quang Huy nói về cửa sông, một nơi rất đặc biệt vì có nước từ biển hòa cùng nước sông tạo thành vùng nước lợ, cho tôm cá phong phú, cuộc sống ấm no. Cửa sông là nơi giao lưu giữa đất liền, núi non với biển cả.

Tóm lại, tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng : chúng ta không được quên đi quê hương -nơi chôn rau cắt rốn của mình và dù có đi đâu xa , hãy luôn hướng về quê hương yêu dấu của chính mình .

Hình ảnh nhân hóa được tác giả bộc lộ trong khổ thơ. Điều đó được thể hiện rõ nét. Cửa sông dù giáp mặt với biển rộng nhưng chẳng dứt cội nguồn. Nghĩa là tác giả ca ngợi tấm lòng thủy chung, uống nước nhớ nguồn của con người. Đó là truyền thống vốn có của người dân Việt Nam.

Cảm Thụ Bài Thơ Cửa Sông Đặc Sắc – Mẫu 2

Nhà thơ Quang Huy quê ở Hải Dương, sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng và nhân văn, ông chủ yếu viết về thơ văn và truyện ngắn. Bài thơ ”Cửa sông” là một trong những bài thơ ông viết để nói về tấm lòng thủy chung, uống nước nhớ nguồn của những người con Việt Nam đối với quê hương, đất nước.

Trong đoạn thơ cuối ông có viết ‘‘Dù giáp mặt cùng biển rộng; Cửa sông chẳng dứt cội nguồn; Bỗng…nhớ một vùng nói non.” tác giả sử dụng biện nhân hóa này như ngầm khẳng định tình nghĩa thủy chung của cửa sông.

Nó vẫn có một cội nguồn mãi mãi chảy xuống làm thành dòng sông đi qua cửa sông và hòa nhập vào biển, nhưng nó cũng giống như “nước đi ra bể lại mưa về nguồn” sẽ chẳng có nếu không có một cội nguồn từ trên cao.

Những hình ảnh nhân hoá: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non. (Chú ý các từ ngữ in nghiêng thường được dùng để chỉ về con người.)

Biện pháp nhân hóa khiến hình ảnh cửa sông hiện lên thật sinh động, có tâm tư, tình cảm như con người. Sự gắn bó với cội nguồn của cửa sông thật bền chặt, thủy chung chẳng dứt cội nguồn và nỗi nhớ về 1 vùng núi non, về khởi nguồn sinh ra mình thật da diết, chân thành. Tình cảm ấy thật đáng quý và đáng trân trọng bởi nó chân thành, tha thiết và tình nghĩa.

Ý nghĩa nói lên rằng Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.

Cảm Thụ Bài Thơ Cửa Sông Tiêu Biểu – Mẫu 3

Nghĩ về dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết: “Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng…nhớ một vùng núi non”.

Đất nước ta thật đẹp! Vẻ đẹp kì diệu của đất nước đã được nhiều nhà thơ ca ngơi. Đó có thể là cảnh xóm làng, đồng ruộng thẳng cánh cò bay, là cây đa, bến nước, mái đình. Song có lẽ hình ảnh cửa sông trong bài thơ “ cửa sông” của nhà thơ Quang Huy lại gợi lên trong lòng người đọc với bao ý tưởng sâu sắc.

Điều đó thể hiện rõ nhất trong khổ thơ: “ Dù giáp mặt cùng biển rộng …Bỗng …nhớ một vùng núi non”. Khổ thơ này, tác giả sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa với các hình ảnh: cửa sông dù ‘ giáp mặt” cùng biển rộng nhưng “ chẳng dứt cội nguồn”.

Và hình ảnh lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng “ nhớ” một vùng núi non. Qua biện pháp nhân hóa đó, tác giả muốn gửi gắm bao ý tưởng tốt đẹp: cửa sông khi đổ ra biển luôn nhớ về đầu cội nguồn, nơi dòng sông được sinh ra, nơi cho mình dòng nước mát để chảy vào đại dương mênh mông.

Lá xanh khi lìa cành trở về với biển cũng nhớ về vùng núi non. Nơi đó có những cánh rừng xanh thẳm và cũng là nơi cây xanh được lớn lên. Hai hình ảnh trong đoạn thơ như nhắc nhở con người phải nhớ đến cội nguồn, phải sống thủy chung, gắn bó với cội nguồn, với quê hương, đất nước…

Viết một bình luận