Kể Chuyện Vì Muôn Dân: Nội Dung Truyện + Ý Nghĩa + Tóm Tắt

Kể Chuyện Vì Muôn Dân ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Câu Chuyện Vì Muôn Dân Lớp 5

Kể chuyện – Vì muôn dân giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Vì muôn dân”. Hiểu được Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa. Nội dung câu chuyện Vì muôn dân lớp 5 cụ thể như sau.

Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ông là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái Tông. Năm 1251, Trần Liễu lâm bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối: “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!”. Biết cha không quên hận cũ, thương cha, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng, nhưng ông không cho đó là điều phải và luôn tìm cách hòa giải mối hiềm khích trong gia tộc.

Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâm chiếm nước ta.Thế giặc mạnh như chẻ tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho vời Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:

– Hôm nay, thật mau mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.

Quang Khải cũng kìm nỗi xúc động, đùa lại:

– Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.

Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích giữa hai bên được cởi bỏ.

Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.

Nhà vua băn khoăn:

– Lần trước, giặc Nguyên đã bị ta đánh bại. Nhưng lần này, chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế gì để giữ yên xã tắc?

Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thùy, cắt cử các tướng…., đoạn ông nhấn mạnh:

– Nên triệu gấp các bô lão về kinh để cùng luận bàn. Có sức mạnh nào bằng sức của trăm họ! Anh em hòa thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia mạnh mấy cũng phải tan!

Vua y lời.

Một sáng đầu xuân năm 1285, bộ lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà Trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi:

– Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào?

Hưng Đạo tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước!

Cả điện đồng thanh:

– Không cho giặc mượn đường!

Vua hỏi tiếp:

– Ta nên hòa hay nên đánh?

Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô của muôn người:

– Nên đánh!

– Sát Thát!

Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hòa thuận… quân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.

(Theo Đại Việt sử kí toàn thư)

Xem thêm về 🌻 Ai Là Thủy Tổ Loài Người 🌻 Nội Dung Bài, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Câu Chuyện Vì Muôn Dân

Sau đây là thông tin giới thiệu câu chuyện Vì muôn dân.

  • Câu chuyện kể Vì muôn dân được trích từ Đại Việt sử kí toàn thư
  • Câu truyện nhằm ca ngợi Trần Quốc Tuấn và ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là truyền thống đoàn kết, muôn người như một.

Bố Cục Câu Chuyện Vì Muôn Dân

Bố cục câu chuyện Vì muôn dân có thể được chia làm 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “mối hiềm khích trong gia tộc”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “giữa hai bên được cởi bỏ”
  • Phần 3: Tiếp theo đến “Sát Thát!”
  • Phần 4: Còn lại

Tìm hiểu thêm tác phẩm ⚡ Phong Cảnh Đền Hùng ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Kể Chuyện Vì Muôn Dân

Đừng bỏ lỡ hướng dẫn kể chuyện Vì muôn dân.

  • Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
  • Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
  • Kĩ năng kể chuyện rõ ràng, tự nhiên, kể lưu loát, có đầu có cuối.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Vì Muôn Dân

Ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân như sau:

  • Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.
  • Cho thấy được đoàn kết là một truyền thống đã được hun đúc từ lâu đời của dân tộc ta.

Cập nhật cho bạn đọc 🍀 Hộp Thư Mật 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Truyện Vì Muôn Dân

Cùng Thohay.vn xem thêm nội dung đọc hiểu truyện Vì muôn dân.

👉Câu 1: Con quan sát các bức tranh ở bên trái rồi nối với phần mô tả tương ứng ở cột bên phải? 

Con quan sát các bức tranh ở bên trái rồi nối với phần mô tả tương ứng ở cột bên phải.
Nối với phần mô tả tương ứng ở cột bên phải

Lời giải:

1 – f: Cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời dặn con phải giành lại ngôi vua Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải nhưng thương cha nên gật đầu
2 – e: Năm 1284, giặc Nguyên lại sang xâm lược nước ta.
3 – d: Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng bàn kế đánh giặc
4 – c: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẫn gia tộc.
5 – b: Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các bô lão từ mọi miền đất nước. Vua tôi đồng lòng quyết tâm diệt giặc
6 – a: Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên đã bị đánh bại.

Đáp án đúng: 1- f, 2-e, 3-d, 4-c, 5-b, 6-a

👉Câu 2: Trước khi mất, cha của Trần Quốc Tuấn trăng trối điều gì?

A. Con hãy là một người biết vì dân vì nước, biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của bản thân mình.

B. “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!”

C. “Con hãy chăm sóc tốt cho già trẻ lớn bé trong nhà. Có như vậy cha mới yên lòng được.”

D. “Con phải sống cho xứng đáng là người nhà Trần. Đó cũng là điều mà cha kì vọng ở con”

Lời giải:

Trước khi mất, cha của Trần Quốc Tuấn trăng trối rằng: “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!”
Đáp án đúng: B.

👉Câu 3: Trước lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào? 

A. Cho là phải và nhất nhất nghe theo lời cha dặn.

B. Ông không cho điều ấy là phải, vì mong cha hiểu cho mình nên khi cha vừa dặn dò xong ông đã vội giãi bày nỗi lòng của mình cho cha hiểu.

C. Thương cha, Trần Quốc Tuấn gật đầu để cha yên lòng nhưng ông không cho điều đó là phải và luôn tìm cách hòa giải mối hiềm khích trong gia tộc.

D. Ông không chấp nhận được với những điều cha căn dặn, vì tính cách thẳng thắn ông đã trực tiếp từ chối luôn.

Lời giải:

Trước lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn có thái độ:
Thương cha, Trần Quốc Tuấn gật đầu để cha yên lòng nhưng ông không cho điều đó là phải và luôn tìm cách hòa giải mối hiềm khích trong gia tộc.
Đáp án đúng: C.

👉Câu 4: Trước tình hình giặc Nguyên sang xâm lược, Trần Quốc Tuấn đã làm những gì để hóa giải mối hiềm khích?

☐ Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Trần Quang Khải cùng bàn kế đánh giặc.

☐ Ông mời Trần Quang Khải đi uống rượu để bày tỏ nỗi lòng.

☐ Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được đắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải.

☐ Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, ông đã tìm gặp Trần Quang Khải, tặng cho Trần Quang Khải những sản vật quý hiếm từ Vạn Kiếp.

Lời giải:

Trần Quang Khải vốn là con trai của Trần Thái Tông. Trần Thái Tông cùng với cha của Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương Trần Liễu trước đây vốn có tị hiềm. Để có thể một lòng chống giặc Nguyên hung hãn sang xâm lược, việc đầu tiên là phải hóa giải được mối hiềm khích trong gia tộc, đó là việc đầu tiên mà Trần Quốc Tuấn nghĩ đến và đã làm:
– Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Trần Quang Khải cùng bàn kế đánh giặc.
– Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được đắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải.

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3

👉Câu 5: Trong khi tắm cho Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải đã nói với nhau những gì, con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn hội thoại sau:

Kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống

Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Trần Quang Khải cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được đắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:

– Hôm nay, thật …, tôi được tắm hầu ….

Quang Khải cũng kìm nỗi xúc động, đùa lại:
– Tôi mới thật có may mắn vì được …  tắm cho.

Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích giữa hai bên đều được cởi bỏ.

Lời giải:

Các từ còn thiếu được điền vào chỗ trống là: may mắn, Thái Sư, Quốc công Tiết chế.

Đáp án đúng:
       “Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Trần Quang Khải cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được đắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:

– Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.
Quang Khải cũng kìm nỗi xúc động, đùa lại:
– Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.

Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích giữa hai bên đều được cởi bỏ.”

👉Câu 6: Trước băn khoăn của vua nhà Trần về việc giặc Nguyên sang đánh nước ta lần này vừa mạnh lại vừa hung hãn, Trần Hưng Đạo đã nhấn mạnh điều gì với vua?

A. Bởi vì chúng rất mạnh và hung hãn nên chúng ta cần sử dụng kế đánh tiêu hao sinh lực địch, ta hãy đón đường bọn chúng ngay từ biên giới, lập trận đồ tấn công chúng ngay khi chúng bước sang địa phận nước ta.

B. Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh em hòa thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh đến mấy cũng phải tan.

C. Ta nên tập trung vào việc rèn luyện thể lực và khích lệ tinh thần của tướng sĩ, họ mới là lực lượng chiến đấu chính. Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ thì nên tìm nơi ẩn náu để bảo toàn lực lượng, nòi giống trước khi quân giặc xâm lược.

D. Bởi vì thế giặc mạnh hơn ta rất nhiều nên ta chỉ có thể dùng mưu mới đánh thắng được chúng chứ nếu cứ không biết lượng sức mình mà đấu tay đôi, ta nhất định sẽ thua thảm bại.

Lời giải:

Trong cuộc họp với vua Trần và Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thùy, cắt cử các tướng,… đoạn ông nhấn mạnh:
– Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh em hòa thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh đến mấy cũng phải tan!

Đáp án đúng: B.

👉Câu 7: Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống để hoàn thành đoạn hội thoại sau:

Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống để hoàn thành đoạn hội thoại

Một sáng đầu xuân năm 1285, bộ lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà Trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi: 

– Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào? 

Hưng Đạo tâu: 

– Cho giặc mượn đường là  …! 

Cả điện đồng thanh: 

–  ….! 

Vua hỏi tiếp: 

– Ta ….? 

Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô của muôn người: 

–  ….! 

– Sát Thát!

Lời giải:

Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: mất nước, không cho giặc mượn đường, nên hòa hay nên đánh, Nên đánh.

👉Câu 8: “Sát Thát là chữ mà sau này các tướng sĩ của chúng ta đều thích lên cánh tay mình để bày tỏ lòng căm hận, ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Nguyên. Sát Thát có nghĩa là đứng cạnh bên nhau, sát cánh bên nhau để tiêu diệt giặc Nguyên.” Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Lời giải:

Sát Thát là chữ mà sau này các tướng sĩ của chúng ta đều thích lên cánh tay mình để bày tỏ lòng căm hận, ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Nguyên. Sát có nghĩa là giết, giết chết; Thát là chỉ giặc Nguyên nên Sát Thát có nghĩa là giết giặc Nguyên.

Đáp án đúng: A. Đúng

👉Câu 9: Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống sao cho hợp lí:

Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống sao cho hợp lí

Nhờ trên dưới…, … hòa thuận và nhiều yếu tố quan trọng khác mà quân dân ta đã …., giữ vững ….

Lời giải:

“Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hòa thuận và nhiều yếu tố quan trọng khác mà quân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.

👉Câu 10: Ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân

A. Cho thấy được tình thế rối ren, loạn lạc vào thời đại nhà Trần, vừa phải chống giặc ngoại xâm, lại vừa phải đối mặt với những nghi kị tị hiềm trong chính triều đình.

B. Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Đồng thời ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của dân tộc là truyền thống đoàn kết, muôn người như một.

C. Ca ngợi Trần Quốc Tuấn là người có tài thao lược, ông đóng góp công sức vô cùng to lớn vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.

D. Bày cho người ta một kế sách vô cùng hiệu quả để đối phó với quân địch mạnh chính là đoàn kết.

Lời giải:

Ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân:
Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Đồng thời ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của dân tộc là truyền thống đoàn kết, muôn người như một.

Đáp án đúng: B

Chia sẻ cho bạn đọc bài 🌟 Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Soạn Bài Vì Muôn Dân Lớp 5

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Vì muôn dân lớp 5.

👉Câu 1 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.

Trả lời:

* Đoạn Một (bức tranh 1):

Ông Trần Liễu biết mình khó qua khỏi cơn bạo bệnh, liền cho gọi con trai Trần Quốc Tuấn để trối lại những lời cuối cùng.

* Đoạn Hai (bức tranh 2):

Cùng thời điểm đó, giặc Nguyên kéo quân sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là giết hại dân lành, cướp bóc tài sản… Lòng dân vô cùng oán hận.

* Đoạn Ba (bức tranh 3):

Trần Quốc Tuấn cùng các chiến sĩ nghênh đón Trần Quang Khải.

* Đoạn Bốn (bức tranh 4):

Trần Quốc Tuấn tự tay mình tắm gội cho Trần Quang Khải.

* Đoạn Năm (bức tranh 5):

Vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cùng các vị bô lão tại hội nghị Diên Hồng luận bàn việc nước.

* Đoạn Sáu (bức tranh 6):

Giặc Nguyên bại trận tháo chạy về nước.

👉Câu 2 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

Năm 1235, ông Trần Liễu lâm bệnh nặng khó qua khỏi nên cho gọi con trai là Trần Quốc Tuấn lúc đó mới năm, sáu tuổi mà dặn rằng: “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt được”. Biết cha mình không quên được mối hiềm khích với vua Trần Nhân Tông, nên Trần Quốc Tuấn đành gật đầu để yên lòng cha. Nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn nghĩ rằng đó là điều phi lí nên tìm mọi cách giảng hòa mối hiềm khích của gia tộc, để đi đến thống nhất mà lo chống giặc ngoại xâm, củng cố, xâu dựng đất nước vững bền.

Vào cuối năm 1284, giặc Nguyên kéo hàng chục vạn quân sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là giết hại dân lành đến đó, gây bao cảnh tang tóc, đau thương. Dân tình rất oán hận. Trước tình thế đó, vua Trần Nhân Tong cho mời Trần Quốc Tuấn đến. Tại kinh đô Thăng Long, Trần Quốc Tuấn cho mời tể tướng Trần Quang Khải đến để cùng bàn bạc tìm kế sách đánh giặc Nguyên. Trần Quang Khải vốn dĩ rất ngại tắm, nên Trần Quốc Tuấn sai người nấu nước với các loại hoa thơm và tự tay mình tắm gội cho Trần Quang Khải. Vừa tắm cho vị tể tướng, Trần Quốc Tuấn vừa chuyện trò đùa vui:

– Thật may mắn cho tôi khi được tắm cho tể tướng.

Trần Quang Khải xúc động nói lại với Trần Quốc Tuấn:

– Tôi mới là người may mắn khi được Quốc công Tiết chế tắm cho.

Việc tắm gội và cuộc nói chuyện chân tình cởi mở đó đã dần xóa đi mối hiềm khích trong gia tộc và những vị trụ cột của triều đình đã sát cánh bên nhau cùng lo việc nước.

Ngày hôm sau, Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn ăn mặc tề chỉnh vào cung yết kiến đức vua. Vua đã chờ sẵn hai người.

Đức vua mở đầu cuộc bàn bạc bằng lời nói chân tình:

– Trước đây, giặc Nguyên đã bị quân và dân ta đánh đại bại. Lần này chúng lại xâm lược nước ta với lực lượng hùng hậu hơn, mạnh hơn trước rất nhiều. Vậy các khanh đã có kế sách gì để đánh tan giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi cho trăm họ được nhờ?

Hưng Đạo trình tâu vua kế sách của mình, rồi chốt lại việc phải làm trước mắt là:

– Cần phải triệu tập bô lão cả nước về kinh để bàn bạc, đi đến quyết tâm đánh giặc Nguyên xâm lược. Làm như thế là ta đã tập hợp được ý nguyện trăm họ, quyết tâm của trăm họ, thì thế giặc có mạnh đến đâu cũng bị bại trận.

Nhà vua thuận ý và ra chiếu triệu tập các bô lão từ mọi miền của đất nước về dự hội Diên Hồng bàn bạc việc quốc gia đại sự. Hội Diên Hồng lịch sử đó diễn ra vào sáng đầu xuân năm 1285.

Trước đông đủ bô lão, các tướng sĩ, vua dõng dạc hỏi:

– Sứ nhà Nguyên trình thư, xin mượn đường đi qua nước ta để đánh Chăm Pa, vậy ý các ngươi như thế nào?

Hưng Đạo khẳng khái tâu với vua:

– Cho giặc Nguyên mượn đường là mất nước.

Sau lời tâu của Hưng Đạo, hội Diên Hồng vang lên tiếng nói của các bô lão và tướng sĩ:

– Không cho giặc Nguyên mượn đường.

Vua tỏ ra cảm kích trước khí thế hừng hực đó, nên vua hỏi tiếp:

– Nên hòa hay nên đánh?

Cả hội nghị Diên Hồng vang lên tiếng nói đồng thanh:

– Nên đánh!

– Sát Thát!

Hội nghị Diên Hồng là hội nghị ý nguyện muôn dân và tướng sĩ đồng lòng đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Nhờ vậy mà vua Trần đã lãnh đạo toàn dân đánh tan giặc Minh xâm lược, đem lại cuộc sống bình yên cho trăm họ, giữ yên bờ cõi, giang sơn của đất nước Việt Nam.

👉Câu 3 (trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

Trả lời:

Câu chuyện ca ngợi tinh thần đoàn kết của dân tộc ta và ý chí đánh tan kẻ thù xâm lược, giữ yên bờ cõi, giang sơn gấm vóc của đất nước Việt Nam thân yêu.

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🌷 Chú Đi Tuần 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

Giáo Án Kể Chuyện Vì Muôn Dân Lớp 5

Chia sẻ cho bạn đọc nội dung giáo án kể chuyện Vì muôn dân lớp 5.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

– Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.

2. Năng lực: 

Năng lực chungNăng lực đặc thù
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Giáo dục HS tinh thần đoàn kết.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng                                                                              

– Giáo viên: SGK, tranh minh hoạ trong SGK.

– Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết…

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
– Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”: Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết ?

– GV nhận xét

– Giới thiệu bài

– Ghi bảng  
– HS chơi trò chơi

– HS nghe

– HS ghi vở
2. Khám phá (10 phút)

*Mục tiêu: 

– HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1,2)

– Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4)

*Cách tiến hành:
– Giáo viên kể lần 1 

– GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó

–  Giáo viên gắn bảng phụ ghi lược đồ: Quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.
– HS nghe
– Giáo viên kể lần 2 kết hợp  tranh minh hoạ.

+ Đoạn 1: Giọng chậm rãi, trầm lắng (tranh 1)
+ Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn (tranh 2, 3, 4)
+ Đoạn 3: Thay đổi giọng cho phù hợp giọng từng nhân vật (tranh 5)
+ Đoạn 4: giọng chậm rãi, vui mừng (tranh 6)
– HS nghe
3. Hoạt động luyện tậpa.Thực hành kể chuyện(15 phút)

* Mục tiêu:

HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện

* Cách tiến hành:
*Kể chuyện trong nhóm. 

– Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.

– Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.

* Thi kể chuyện trước lớp:

– GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

– GV nhận xét, khen HS kể tốt.

– Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. 

– GV nhận xét đánh giá

– HS nêu nội dung của từng tranh.

– Kể chuyện theo nhóm 4

– HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

– HS thi kể lại  toàn bộ câu chuyện.

– KC trước lớp.

– HS nhận xét bạn kể chuyện.

– HS thi kể chuyện Vì muôn dân.
b. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)

* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

*Cách tiến hành:
– Cho HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.



– GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. 

+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thãnh ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?
– HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.

– HS thi đua phát biểu. Ví dụ :

+ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
+ Máu chảy ruột mềm
+ Môi hở răng lạnh.
4. Vận dụng, sáng tạo:(3phút)
– Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân” ?

– Giáo dục hs noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.

– GV nhận xét tiết học.  
– HS nêu: Câu chuyện có tên là “Vì muôn dân” bởi vì Trần Hưng Đạo biết cách cư xử xó bỏ hiềm khích gia tộc,vì đại nghĩa, vì muôn dân .
– HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.– HS nghe và thực hiện

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Phân Xử Tài Tình 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

2 Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Vì Muôn Dân

Nhất định đừng bỏ qua 2 mẫu tóm tắt câu chuyện Vì muôn dân sau đây.

Tóm Tắt Câu Chuyện Vì Muôn Dân Nổi Bật – Mẫu 1

Cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời đã dặn con phải giành lại ngôi vua. Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải nhưng vì thương cha nên gật đầu

Năm 1284, giặc Nguyên lại sang xâm lược nước ta. Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn đã tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẫn gia tộc.

Theo như lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các bô lão từ mọi miền đất nước. Vua tôi đồng lòng quyết tâm diệt giặc. Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên đã bị đánh bại.

Tóm Tắt Câu Chuyện Vì Muôn Dân Chọn Lọc – Mẫu 2

Ông Trần Liễu biết mình khó qua khỏi cơn bạo bệnh, liền cho gọi con trai là Trần Quốc Tuấn để trăn trối lại những lời cuối cùng.

Cùng thời điểm đó, giặc Nguyên lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là giết hại dân lành, cướp bóc tài sản… Lòng dân vô cùng oán hận.

Trần Quốc Tuấn cùng các chiến sĩ nghênh đón Trần Quang Khải. Trần Quốc Tuấn khi này đã tự tay mình tắm gội cho Trần Quang Khải, cởi bỏ những mâu thuẫn trong gia tộc.

Hội nghị Diên Hồng diễn ra, đây là hội nghị ý nguyện muôn dân và tướng sĩ đồng lòng đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Nhờ vậy mà vua Trần đã lãnh đạo toàn dân đánh tan giặc Minh xâm lược, đem lại cuộc sống bình yên cho trăm họ, giữ yên bờ cõi, giang sơn của đất nước Việt Nam.

Viết một bình luận