Ai Là Thủy Tổ Loài Người [Nội Dung Bài + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Ai Là Thủy Tổ Loài Người ❤️️ Nội Dung Bài, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Giáo Án, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Ai Là Thủy Tổ Loài Người

Bài Ai là thủy tổ loài người được tìm hiểu trong phần Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 70. Cùng đọc nội dung bài Ai là thủy tổ loài người bên dưới.

Ai là thủy tổ của loài người?

Theo một truyền thuyết, Chúa Trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông A-đam và bà Ê-va. Ở Trung Quốc cũng có chuyện thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người Ấn Độ, vị thần tạo ra con người là thần Bra-hma. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác-lơ Đác-uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.

Chia sẻ cho bạn đọc ⚡ Phong Cảnh Đền Hùng ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Ai Là Thủy Tổ Loài Người

Xem thêm thông tin giới thiệu bài Ai là thủy tổ loài người nhé.

  • Bài viết hiện chưa rõ tác giả, được giới thiệu trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2.
  • Bài viết trình bày các truyền thuyết về sự hình thành con người của các nước và đưa ra thông tin rằng loài người chúng ta được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.

Bố Cục Bài Ai Là Thủy Tổ Loài Người

Bố cục bài Ai là thủy tổ loài người có thể được chia làm 3 phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “..là thần Bra-hma”
  • Phần 2: Còn lại

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Hộp Thư Mật 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Nghe Viết Chính Tả Ai Là Thủy Tổ Loài Người

Đừng bỏ lỡ thông tin hướng dẫn nghe viết chính tả Ai là thủy tổ loài người.

  • Nghe-ghi đúng bài chính tả.
  • Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Ý Nghĩa Bài Ai Là Thủy Tổ Loài Người

Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người, và cách giải thích khoa học về vấn đề này.

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🌟 Luật Tục Xưa Của Người Ê-Đê 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Ai Là Thủy Tổ Loài Người

Cùng Thohay.vn xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Ai là thủy tổ loài người.

👉Câu 1: Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống sao cho hợp lí:

Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống sao cho hợp lí

Ai là thủy tổ của loài người?

Theo một truyền thuyết, … đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông … và bà . Ở … cũng có truyện thần … dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người …, vị thần tạo ra con người là thần …. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài …, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.

Lời giải:

Ai là thủy tổ của loài người?

       “Theo một truyền thuyết, Chúa Trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông A-đam và bà Ê-va. Ở Trung Quốc cũng có truyện thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với người Ấn Độ, vị thần tạo ra con người là thần Bra-hma. Đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học thiên tài Sác-lơ Đác-uyn, người ta mới biết rằng loài người được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.”

👉Câu 2: Dưới đây là một số nhận định về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. Con xét xem đâu là nhận định đúng?

☐ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

☐ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Chú ý giữa các tiếng tạo thành tên riêng đó cần có gạch nối.

☐ Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng của Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

☐ Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài, đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt để phân biệt nó với những tên riêng của Việt Nam chúng ta vẫn cần phải thêm các gạch nối giữa các từ.

Lời giải:

Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài:
– Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
– Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng của Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3

👉Câu 3: Địa danh nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. Hi-ma Lay-a

B. Hi-rô Si-ma

C. Oa-Sinh-Tơn

D. Pa-ri

Lời giải:

Địa danh viết đúng chính tả đó là: Pa-ri
Đáp án đúng: D. Pa-ri

👉Câu 4: Tên người nước ngoài nào được viết đúng chính tả?

A. Nen-xơn-man Đê-la

B. Ê Mi Li

C. Mo-ri-xơn

D. A lếch xây

Lời giải:

Tên người nước ngoài được viết đúng chính tả là: Mo-ri-xơn.
Đáp án đúng: C. Mo-ri-xơn

👉Câu 5: Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống phù hợp:

Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống phù hợp

Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

        Ngày 1-5-1886, công dân thành phố Chi-ca-gô, …, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 ngày một giờ. Từ …, làn sóng bãi công nhanh lan ra các thành phố Niu Y-oóc, …, Pít-sbơ-nơ,… Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca- gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

Lời giải:

Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

        “Ngày 1-5-1886, công dân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 ngày một giờ. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công nhanh lan ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,… Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca- gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.”

👉Câu 6: Cho các tên người và tên địa lí nước ngoài ở cột trái và cách viết các tên người, tên địa lí nước ngoài ở cột phải. Con ghép nối các tên đó với cách viết tương ứng ở cột phải.

Con ghép nối các tên đó với cách viết tương ứng ở cột phải

Lời giải:

1 – d: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri: Tên người, tên địa lí nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên riêng, giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
2 – b: Pháp : Tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của các tiếng tạo thành tên riêng đó.
3 – c: Công xã Pa-ri: Tên một cuộc cách mạng: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó
4 – a: Quốc tế ca: Tên một tác phẩm: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó.
Đáp án đúng: 1–> d, 2–> b, 3–> c, 4–> a

👉Câu 7: Cho các tên người và tên địa lí nước ngoài ở cột trái và cách viết các tên người, tên địa lí nước ngoài ở cột phải. Con ghép nối các tên đó với cách viết tương ứng ở cột phải.

Ghép nối các tên đó với cách viết tương ứng ở cột phải

Lời giải:

1- c: Hi-rô-si-ma: Tên một thành phố nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó, giữa các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
2 – a: Tây Ban Nha, Khổng Tử: Tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của các tiếng tạo thành tên riêng đó.
3 – b: Bộ truyện “Tây du kí”: Tên một tác phẩm văn học: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó.
4 – d: Ma-ri-ô, Nen-xơn Man-đê-la: Tên người nước ngoài: Viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó, giữa các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

Đáp án đúng: 1->c, 2->a, 3->b, 4->d

👉Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:    

Người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ là … (1451-1506), một nhà hàng hải người …

Lời giải:

Người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ là Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô (1451-1506), một nhà hàng hải người I-ta-li-a.

👉Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:  

Đỉnh … trong dãy … là đỉnh núi cao nhất thế giới.

Lời giải:

Đỉnh Ê-vơ-rét trong dãy Hi-ma-lay-a là đỉnh núi cao nhất thế giới.

👉Câu 10: Tên người nào viết đúng chính tả?

A. Tôn ngộ không

B. Trư-bát-giới

C. Sa-tăng

D. Ngô Thừa Ân

Lời giải:

Đối với tên người nước ngoài có phiên âm Hán Việt, em viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó Trường hợp viết đúng là: Ngô Thừa Ân

Đáp án đúng: D.

👉Câu 11: Tên địa lí nào viết đúng chính tả?

A. Bắc-kinh

B. Thái lan

C. Nhật Bản

D. La-Mã

Lời giải:

Đối với tên địa lí nước ngoài có phiên âm Hán Việt, em viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. Các trường hợp viết đúng đó là: Nhật Bản

Đáp án đúng : C.

👉Câu 12: Trong các trường hợp sau trường hợp nào viết đúng chính tả?

A. A-ri-ôn

B. Bắc-kinh

C. Bạch cư dị

D. Ma ri Ô

Lời giải:

Trường hợp viết đúng là: A-ri-ôn
Đáp án đúng: A. 

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌷 Chú Đi Tuần 🌷 Chia Sẻ Nội Dung, Hướng Dẫn Soạn Bài

Soạn Bài Ai Là Thủy Tổ Loài Người Lớp 5

Chia sẻ các bạn gợi ý soạn bài Ai là thủy tổ loài người lớp 5.

👉Câu 1 (trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Nghe – viết : Ai là thủy tổ loài người ?

Trả lời:

Học sinh tự viết ra vở

Lưu ý: Em nhờ người thân hoặc bạn đọc, em viết và ngược lại em đọc bạn viết, kiểm tra cho nhau.

👉Câu 2 (trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào.

Dân chơi đồ cổ

Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.

Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem chiếc gậy cũ kĩ đến bảo:

– Đây là cây gậy cụ tổ Chu văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.

Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.

Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói :

– Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cái gậy đời nhà Chu ăn thua gì ?

Chẳng thèm suy tính, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ.

Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm xin gạo mà chỉ gào lên:

– Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng.

Theo BÍ QUYẾT SỐNG LÂU

Trả lời:

* Các tên riêng trong mẩu truyện vui:

– Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, (nhà) Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.

* Các tên riêng đó là danh từ riêng ghi tên riêng đọc theo âm Hán Vệt. Khi viết: Viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. (Ví dụ: Tên riêng sau có 3 chữ thì phải viết hoa cả 3 chữ cái đầu ở mỗi tiếng: Chu Văn Vương).

Tìm hiểu thêm tác phẩm 💚 Phân Xử Tài Tình 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Ai Là Thủy Tổ Loài Người Lớp 5

Đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Ai là thủy tổ loài người lớp 5.

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1- Nghe – viết đúng chính tả đoạn bài Ai là thuỷ tổ loài người?

2- Ôn lại quy tắc cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài; làm đúng các bài tập.

II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC

– Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

Các bướcHoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ4’– Kiểm tra 2 HS.

– GV nhận xét cho điểm.
– 2 HS cùng lên bảng viết lời giải câu đó của tiết Luyện tập từ và câu trước.
Bài mới1Giới thiệu bài1Trong các tiết Chính tả trước, các em đã ôn tập về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Tiết Chính tả hôm nay sẽ giúp các em củng cố quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.– HS lắng nghe
2Viết chính tả20’-22’HĐ1: Hướng dẫn chính tả

– GV đọc bài Ai là thuỷ tổ loài người? Một lượt

– Cho HS đọc bài chính tả.

H: Bài chính tả nói về điều gì?

– Cho HS luyện viết những từ ngữ khó, dễ viết sai: Chúa Trời, A-đam, Ê-van, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn…

HĐ2: Cho HS viết chính tả

– GV đọc cho HS viết

HĐ3: Chấm, chữa bài

– GV đọc bài chính tả một lượt

– Chấm 5-7 bài.

– GV nhận xét chung và cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. GV dán lên bảng tờ giấy đã viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
– Lớp theo dõi trong SGK.

– 3 HS lần lượt đọc thành tiếng, cả lớp lắng nghe.

– Bài chính tả cho em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.

– HS gấp SGK

– HS viết chính tả.

– HS tự soát lỗi.

– HS đổi vở cho nhau sửa lỗi.

– HS nhắc lại
3Làm BT7’-8’– Cho HS đọc yêu cầu + đọc chuyện vui Dân chơi đồ cổ

– GV giao việc:

· Các em đọc lại truyện vui.
· Đọc chú thích trong SGK.
· Tìm tên riêng trong truyện vui vừa đọc.
· Nêu được cách bút tên riêng đó.

– Cho HS làm bài: Các em dùng bút chì gạch dưới các tên riêng trong truyện.

– Cho HS trình bày kết quả.

– GV nhận xét và chốt lại:

+ Tên riêng trong bài: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngữ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.

+ Cách viết tên riêng đó: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.

H: Theo em, anh chàng mê đồ cổ là người như thế nào?
– 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.

– HS dùng bút chì gạch dưới những tên riêng tìm được.

– Một số HS phát biểu ý kiến

– Lớp nhận xét.

– Anh là một kẻ gàn dở, mù quáng: Hễ nghe ai bán một vật đồ cổ, anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là thật hau giả. Cuối cùng anh bán nhà cửa, đi ăn mày…
4Củng cố, dặn dò2’– GV nhận xét tiết học.

– Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
– HS lắng nghe.

Khám phá thêm 🌱 Kể Chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng 🌱 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa

2 Mẫu Cảm Thụ Ai Là Thủy Tổ Loài Người Hay Nhất

Cuối cùng là 2 mẫu cảm thụ Ai là thủy tổ loài người hay nhất.

Cảm Thụ Ai Là Thủy Tổ Loài Người Chọn Lọc – Mẫu 1

Bài chính tả Ai là thủy tổ loài người bên cạnh việc giúp các em nghe – viết đúng chính tả và thực hành tốt các kỹ năng viết chữ thì còn giúp các em học sinh hiểu hơn về sự hình thành của loài người.

Theo một truyền thuyết mà bài viết đã chia sẻ thì Chúa Trời đã dành ra bảy ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người là ông A-đam và bà Ê-va.

Tiếp theo bài viết đề cập đến câu chuyện ở Trung Quốc. Đó là thần Nữ Oa đã dùng đất thó nặn thành người. Còn đối với truyền thuyết của người Ấn Độ, vị thần tạo ra con người là thần Bra-hma.

Cuối cùng bài viết mang đến thông tin rằng đến giữa thế kỉ XIX, nhờ công trình nghiên cứu của nhà bác học Sác-lơ Đác-uyn mà người ta mới biết rằng loài người thực sự được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ. Như vậy bài viết đã cung cấp cho các em thông tin rất hữu ích.

Cảm Thụ Ai Là Thủy Tổ Loài Người Tiêu Biểu – Mẫu 2

Bài văn Ai là thủy tổ loài người được tìm hiểu trong phần Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 70, nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, đề cập về thủy tổ loài người, và mang đến cách giải thích khoa học về vấn đề này.

Đầu tiên, theo như một truyền thuyết trên thế giới, Chúa Trời đã dành ra 7 ngày để sáng tạo muôn loài, trong đó có thủy tổ loài người đó chính là ông A-đam và bà Ê-va.

Còn ở Trung Quốc cũng có truyền thuyết về thần Nữ Oa dùng đất thó nặn thành người. Và với người Ấn Độ, vị thần đã sáng tạo ra con người là thần Bra-hma.

Cho đến giữa thế kỉ XIX, nhà bác học thiên tài Sác-lơ Đác-uyn đã mang đến công trình nghiên cứu quan trọng. Từ đó người ta mới biết rằng loài người trên thế giới được hình thành dần qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ.

Viết một bình luận