Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Tổng Hợp Ý Nghĩa, Giáo Án, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân
Bài đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân giúp các em học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hố của dân tộc. Cùng Thohay.vn đọc nội dung bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân sau đây.
HỘI THI THỔI CƠM Ở ĐỒNG VÂN
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.
Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.
Theo MINH NHƯƠNG
Chú thích:
- Làng Đồng Vân: Một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Nội
- Sông Đáy: Một nhánh của sông Hồng, chảy qua Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình
- Đình: Ngôi nhà to rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng
- Trình: Đưa ra để người trên xem xét và giải quyết
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Nghĩa Thầy Trò 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Giới Thiệu Bài Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân
Sau đây là một số thông tin giới thiệu bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Bài đọc được viết bởi tác giả Minh Nhương.
- Thuộc thể loại văn thuyết minh. Văn thuyết minh là một kiểu văn bản thông dụng trong đời sống cung cấp những tri thức, đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của một sự vật hiện tượng nhất định.
- Bài đọc nói về một hội thi thổi cơm ở Đồng Vân. Hội có nguồn gốc từ việc đánh giặc ngày xưa của người Việt ven sông Đáy. Hội thi gồm nhiều bước, các đội thi gay cấn, mong nhận được giải. Đội nào nấu được cơm trắng, dẻo thơm, không cháy sẽ nhận được giải thưởng
Bố Cục Bài Đọc Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân
Bố cục bài đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được chia làm 4 phần chính:
- Đoạn 1: Từ đầu đến sông Đáy xưa
- Đoạn 2: Từ Hội thi bắt đầu đến bắt đầu thổi cơm
- Đoạn 3: Từ Mỗi người nấu cơm đến người xem hội
- Đoạn 4: Phần còn lại
Xem thêm về bài đọc 💌 Cửa Sông 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ Bài Thơ
Hướng Dẫn Tập Đọc Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân
Có thể bạn sẽ cần hướng dẫn tập đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bên dưới.
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
Ý Nghĩa Bài Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân
Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
Xem bài viết đầy đủ 🔻 Kể Chuyện Vì Muôn Dân 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Đọc Hiểu Tác Phẩm Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân
Chia sẻ thêm phần đọc hiểu tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
👉Câu 1. Hội thi cơm ở Đổng Vân bắt nguồn từ đâu?
A. từ những hội thi cơm ở các làng khác
B. từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa
C. từ lễ hội ngày Tết truyền thống
D. từ lễ hội truyền thống của các dân tộc khác
👉Câu 2. Vừa nấu cơm, các đội thi vừa làm gì?
A. đan xen nhau uốn lượn giữa đường làng.
B. đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.
C. đan xen nhau uốn lượn trên sân nhà văn hóa.
D. châm lửa giúp nhau cho không khí thêm sôi động.
👉Câu 3. Ban giám khảo chấm điểm ở hội thi thổi cơm trên theo những tiêu chí nào?
A. cơm sống
B. cơm trắng
C. cơm ngon
D. cơm khê
👉Câu 4. Vì sao việc giật giải thưởng trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
A. Đó là bằng chứng chứng minh sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng của các thành viên trong đội thi với nhau.
B. Đó là bằng chứng chứng minh cuộc thi có văn hóa.
C. Đó là bằng chứng chứng minh họ giỏi.
D. Tất cả các ý trên
👉Câu 5. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm
A. Mỗi đội cử ra một người chạy thi, ai chạy nhanh tới đích trước thì sẽ lấy được ngọn lửa to hơn.
B. Mỗi đội được phát hai hòn đá, phải ngồi đánh đến khi nào ra lửa thì thôi.
C. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã
cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương
cho cháy thành ngọn lửa.
D. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy hai cục đá đã đặt trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát thêm một bó rơm, dùng hai cục đá đánh ra lửa cho bó rơm cháy.
👉Câu 6. Công đoạn nấu cơm được miêu tả như thế nào?
A. Người phía sau cầm một cái cần uốn cong hình cái cung vắt ra trước mặt người nấu cơm.Nhiệm vụ của họ là phải giữ cho cái cần này vững chắc để người phía trước vừa cầm đuốc điều khiển ngọn lửa vừa nấu cơm. Hai người cầm cần và cầm đuốc phối hợp nhịp nhàng đến khi cơm chín thì hoàn thành.
B. Mỗi người nấu cơm đều mang theo một cái cần cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo một cái nồi nho nhỏ. Người thổi cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
C. Cơm được nấu chín từ bếp đã được đắp từ trước. Tuy nhiên để giữ nhiệt độ cho cơm tới khi giám khảo chấm họ phải dùng một chiếc cần treo nồi cơm lên rồi cầm một ngọn đuốc đung đưa phía dưới cứ như vậy đi tới chỗ chấm thi của giám khảo.
D. Cơm được nấu trong một chiếc niêu nhỏ tren vào một chiếc cần có hình cánh cung được người phía sau cầm, người phía trước cầm đuốc đung đưa đến khi cơm chín thì lại xới ra và cho mẻ khác vào. Tới khi hoàn thành họ ủ nồi cơm vào bếp đã đắp từ trước để giám khảo đến chấm.
👉Câu 7. Làm thế nào để đảm bảo sự công bằng cho hội thi nấu cơm?
A. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật cho giám khảo chấm.
B. Trong lúc chấm thi giám khảo sẽ bị bịt mắt.
C. Các đội thi không được biết trước giám khảo là ai.
D. Giám khảo trước khi chấm thi phải kí vào một bản cam kết chấm thi công bằng.
👉Câu 8. Qua bài văn này, tác giả gửi gắm tình cảm gì của mình với những nét đẹp truyền thống sinh hoạt văn hóa của dân tộc?
A. Ca ngợi truyền thống đoàn kết trong lịch sử dân tộc.
B. Ca ngợi những nét đẹp cổ truyền trong phong tục và sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
C. Trân trọng và tự hào với những nét đẹp cổ truyền trong phong tục và sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.
👉👉Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | B | D | C | B | A | B |
Cập nhật cho bạn đọc 🌻 Ai Là Thủy Tổ Loài Người 🌻 Nội Dung Bài, Soạn Bài, Cảm Thụ
Soạn Bài Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân Lớp 5
Xem thêm gợi ý soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân lớp 5.
👉Câu 1 (trang 84 SGK Tiếng Việt 5)
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
Trả lời:
Hội thi thổi cơm làng Đồng Vân được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
👉Câu 2 (trang 84 SGK Tiếng Việt 5)
Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
Trả lời:
Việc lấy lửa trước khi nấu cơm được tiến hành như sau: Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.
👉Câu 3 (trang 85 SGK Tiếng Việt 5)
Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
Trả lời:
Chi tiết trong bài cho thấy các thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau đó là: Trong khi một thành viên của đội tiến hành việc lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông; người giã thóc, giần sàng thành gạo; có lửa người ta lấy nước nấu cơm.
👉Câu 4 (trang 85 SGK Tiếng Việt 5)
Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
Trả lời:
Nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng” vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, khéo léo, nhanh nhẹn và thông minh của cả tập thể
Khám phá thêm bài ⚡ Phong Cảnh Đền Hùng ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Giáo Án Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân Lớp 5
Đừng bỏ qua nội dung giáo án Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân lớp 5.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
2. Năng lực:
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng
– Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK
– Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
– Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) | |
– Cho HSthi đọc nối tiếp bài “Nghĩa thầy trò” – GV nhận xét – Giới thiệu bài – Ghi vở | – HS thi đọc – HS nhận xét – HS ghi vở |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: – Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. – Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. – Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: | |
– HS đọc toàn bài một lượt – Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, báo cáo tìm từ khó đọc- Đọc nối tiếp từng đoạn, báo cáo tìm câu khó đọc. – Cho HS thi đọc đoạn trước lớp – HS đọc cả bài – GV đọc diễn cảm bài văn | – Một học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn: – HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1 trong nhóm, kết hợp luyện đọc từ khó. – HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó. – Học sinh đọc đoạn trước lớp. – 1 HS đọc cả bài – HS nghe |
b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: | |
– Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau dó chia sẻ trước lớp: 1. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? 2. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? 3. Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi hội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau? 4. Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”? – Giáo viên tóm tắt nội dung chính. | – HS thảo luận, chia sẻ trước lớp: – Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa. – Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thành viên … cho cháy thành ngọn lửa. – Mỗi người một việc: Người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông,… thành gạo người thì lấy nước thổi cơm. – Vì giật được giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, nhanh nhẹn thông minh của cả tập thể. – HS nghe |
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả. * Cách tiến hành: | |
– HS nối tiếp nhau đọc toàn bài – Giáo viên chọn 1 đoạn tiêu biểu rồi hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm. – Thi đọc – GV và HS bình chọn người đọc hay nhất. | – Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng – Học sinh luyện đọc diễn cảm. – HS thi đọc diễn cảm – HS bình chọn |
4. Hoạt động vận dụng: (2phút) | |
– Qua bài tập đọc trên, em có cảm nhận gì ? | – HS nêu: Em cảm thấy cha ông ta rất sáng tạo, vượt khó trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. |
– Về nhà tìm hiểu về các lễ hội đặc sắc ở nước ta và chia sẻ kết quả với mọi người. | – HS nghe và thực hiện |
Có thể bạn sẽ cần đến bài 🍀 Hộp Thư Mật 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
3 Mẫu Cảm Thụ Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân Hay Nhất
Cuối cùng là 3 mẫu cảm thụ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân hay nhất.
Cảm Thụ Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân Đặc Sắc – Mẫu 1
Nước ta có nền văn hóa lâu đời, giàu bản sắc. Lễ hội dân gian là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Hầu như ở địa phương nào cũng có lễ hội dân gian: Hội Chùa Hương, Hội Yên Tử, lễ hội Kiếp Bạc, Hội Phủ Giày, Hội Vía Bà, v..v… Hội vật, hội chọi trâu, hội thổi cơm thi, hội dệt chiếu thi ở làng Hới… nhiều người đã biết. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một hội độc đáo.
Đồng Vân là một làng quê ở bên bờ sông Đáy. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quán đánh giặc của người Việt cổ. Người lính ra trận vừa hành quân vừa nấu cơm, trong khi tay nấu cơm thì đôi chân cứ mải mê bước theo nhịp trống dồn. Trải qua hàng nghìn năm mà hội thổi cơm thi không hề mai một, trái lại ngày một thêm tưng bừng, ngày một thêm dồi dào ý nghĩa.
Bài văn của Minh Nhương cho ta biết về cách thức tổ chức hội cơm thi ở Đồng Vân diễn ra như thế nào. Nơi tổ chức cuộc thi là sân đình. Các đội thi gồm có nhiều nam nữ.
Sau hồi trống hiệu là trèo cây chuối bôi mỡ để lấy lửa. Cách trèo lên tụt xuống, hết người này đến người khác diễn ra trong tiếng trống, tiếng hò reo của dân làng. Lửa là cây hương. Lấy được hương, mỗi đội dự thi được phát 3 cây diêm để lấy lửa từ cây hương đang cháy để thắp lên bó đuốc.
Cùng lúc đó, người vót đũa bông, người lấy nước, người giã gạo, người giần sàng, người vo gạo nối tay nhau tíu tít.
Người nấu cơm là các cô gái. Chiếc cần tre uốn cong giắt vào cạp quần cạp váy uốn từ phía lưng qua đầu về phía trước có giá để đặt niêu cơm. Người nấu cơm, một tay cầm bó đuốc bập bùng, một tay đung đưa nồi cơm qua lại. Con trai con gái thuộc đội nào nhảy múa lượn vòng theo người nấu cơm thi của đội ấy. Cánh nấu cơm diễn ra náo nhiệt tưng bừng.
Phải nhanh tay và khéo léo. Sau độ một tiếng rưỡi, hồi trống thúc lên, kéo dài. Các đội đưa niêu cơm lên trình trước cửa đền. Mỗi niêu cơm được ghi một số riêng để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm thi theo 3 tiêu chuẩn: cơm dẻo, gạo trắng, không có cháy.
Đội nào giật được giải lấy làm tự hào “khó có gì sánh nổi đối với dân làng”. Tiếng thơm đồn gần, tiếng lành đồn xa, sự khéo tay và sự nhanh nhẹn của các chàng trai, các cô gái trong hội thổi cơm thi được ca ngợi, truyền tụng. Đọc bài văn của Minh Nhương ta cảm thấy vui như được sống lại những ngày vui của lễ hội mùa xuân.
Cảm Thụ Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân Tiêu Biểu – Mẫu 2
Việt Nam được biết đến là quốc gia có nền văn hóa đa dạng với nhiều lễ hội và các phong tục tập quán. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một trong những lễ hội giàu bản sắc văn hóa của người Việt. Lễ hội này mang đậm tư tưởng của người Việt về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Hội thi vừa đem lại không khí sôi nổi, vui tươi, vừa rèn luyện sự nhanh nhạy, khéo léo, hoạt bát cho người tham gia.
Ý nghĩa hơn cả, hội thi được hình thành và phát triển nhằm tái hiện lại truyền thống trẩy quân, đánh giặc của người Việt xưa. Sự tái hiện đó nhằm thể hiện lòng biết ơn chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta.
Có thể thấy, lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân đã góp phần phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay.
Cảm Thụ Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân Chọn Lọc – Mẫu 3
Nước ta có nền văn hóa lâu đời, giàu bản sắc dân tộc. Lễ hội dân gian là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Trong đó, tiêu biểu với hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Đồng Vân là một làng quê ở bên bờ sông Đáy. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quán đánh giặc của người Việt cổ. Người lính ra trận vừa hành quân vừa nấu cơm, trong khi tay nấu cơm thì đôi chân cứ mải mê bước theo nhịp trống dồn.
Trải qua hàng nghìn năm mà hội thổi cơm thi không hề mai một, trái lại ngày một thêm tưng bừng, ngày một thêm dồi dào ý nghĩa. Bài văn của Minh Nhương cho ta biết về cách thức tổ chức hội cơm thi ở Đồng Vân diễn ra như thế nào.
Đọc bài văn của Minh Nhương chúng ta cảm thấy vui như được sống lại những ngày vui của lễ hội mùa xuân. Hi vọng hội thổi cơm thi ở Đồng Vân nói riêng và các hội thi trên đất nước ta nói chung sẽ giữ mãi được bản sắc riêng để làm giàu cho vốn văn hóa dân tộc.