Tranh Làng Hồ Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Tranh Làng Hồ
Qua bài đọc Tranh làng Hồ được giới thiệu trong SGK Tiếng Việt tập 2, tác giả Nguyễn Tuân muốn Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. Chia sẻ cho các bạn nội dung bài Tranh làng Hồ bên dưới.
TRANH LÀNG HỒ
Từ những ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.
Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.
Theo Nguyễn Tuân
Chú thích:
- Làng Hồ: Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. Tranh làng Hồ in trên giấy dó được nhiều người yêu thích
- Tranh tố nữ: tranh vẽ người con gái đẹp
- Nghệ sĩ tạo hình: Người chuyên vẽ tranh, tạc tượng,…
- Thuần phác: Chất phác, mộc mạc
- Tranh lợn ráy: tranh vẽ con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ, dùng làm thức ăn cho lợn)
- Khoáy âm dương: Khoáy vẽ trên mình con lợn trong tranh, hình tròn, giữa có nét cong như chữ S chia hình tròn thành hai mảnh – một mảnh màu sáng (dương) và một mảng màu tối (âm)
- Lĩnh: Một thứ lụa đen bóng
- Màu trắng điệp: màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn nó với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.
Khám phá thêm bài 🌱 Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân 🌱 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Giới Thiệu Bài Tranh Làng Hồ
Sau đây là một số thông tin giới thiệu bài Tranh làng Hồ.
- Bài đọc Tranh làng Hồ là một sáng tác của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
- Bài đọc nói về vẻ đẹp của tranh làng Hồ và tình cảm của tác giả đối với các bức tranh. Tranh làng Hồ đẹp dân giã, lưu giữ truyền thống dân tộc, có một độ tinh xảo nhất định. Tác giả luôn yêu mến và biết ơn những nghệ nhân làm tranh làng Hồ.
Bố Cục Bài Đọc Tranh Làng Hồ
Bố cục bài đọc Tranh làng Hồ bao gồm 3 phần chính:
- Đoạn 1: Từ đầu đến hóm hỉnh và tươi vui
- Đoạn 2: Từ Phải yêu mến đến gà mái mẹ
- Đoạn 3: Phần còn lại
Khám phá thêm bài 💚 Nghĩa Thầy Trò 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Hướng Dẫn Tập Đọc Tranh Làng Hồ
Ngay sau đây là hướng dẫn tập đọc Tranh làng Hồ.
- Đọc diễn cảm, lưu loát toàn bài với giọng đọc vui tươi, rành mạch
- Thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
Ý Nghĩa Bài Tranh Làng Hồ
Ý nghĩa bài Tranh làng Hồ như sau:
- Ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
- Nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💌 Cửa Sông 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ Bài Thơ
Đọc Hiểu Tác Phẩm Tranh Làng Hồ
Đừng vội bỏ qua phần đọc hiểu tác phẩm Tranh làng Hồ.
👉Câu 1. Trong bài viết, tác giả nhắc đến kĩ thuật tranh làng Hồ đạt đến trình độ nào?
A. kĩ xảo
B. điêu luyện
C. tinh luyện
D. tinh tế
👉Câu 2. Trong kĩ thuật vẽ tranh của làng Hồ, màu đen được làm từ chất liệu nào?
A. pha bằng màu nước
B. pha bằng chất liệu của than tre
C. pha bằng thuốc
D. luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá
👉Câu 3. Màu trắng điệp được làm từ chất liệu gì?
A. những hạt cát
B. bột màu
C. phấn trắng
D. bột hồ
👉Câu 4. Màu đen trong tranh thường được lấy từ chất liệu nào?
A. Chất rơm bếp
B. Than của cói chiếu
C. Màu nước mua đặt hàng từ Tây phương rồi pha cùng với nhọ nồi và bùn đen quê nhà.
D. Than của lá tre mùa thu rụng lá
👉Câu 5. Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?
A. Tranh vẽ lợn, gà
B. Tranh vẽ chuột, ếch
C. Tranh cây dừa, tranh tố nữ
D. Cả A, B, C đều đúng
👉Câu 6. Mỗi một màu sắc trong những bức tranh làng Hồ đều được lấy từ những chất liệu thiên nhiên, gắn bó với làng quê, với ruộng đồng với cuộc sống của
người dân quê Việt Nam như vỏ sò điệp, chất rơm bếp, than của cói chiếu hay lá tre mùa thu rụng lá,…. Chính những chất liệu này đã thổi hồn Việt vào từng bức tranh dân gian Đông Hồ để nó càng đậm đà chất Việt mang đầy hơi thở cuộc sống của người Việt.
A. Đúng
B. Sai
👉Câu 7. Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
A. vì họ tô điểm cho cuộc sống của người dân làng Hồ
B. vì họ biết tận dụng những chất liệu có trong cuộc sống đời thường
C. vì họ đã vẽ nên những bức tranh gần gũi với cuộc sống con người, kĩ thuật vẽ tranh của họ đạt đến sự tinh tế, sâu sắc
D. tất cả các ý trên
👉Câu 8. Cuộc sống khi đưa vào tranh Đông Hồ được tác giả nhận xét như thế nào?
A. vui vẻ, sống động
B. tươi mát, tinh tế
C. thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui
D. nhiều mảng màu sắc tươi vui
👉Câu 9. Ý nghĩa của bài văn Tranh làng Hồ?
A. Đưa người đọc tới khám phá một nét sinh hoạt, một khung cảnh làng quê mang đậm hồn quê Việt Nam ở làng Hồ.
B. Giúp người đọc hiểu hơn về giấy dó và trân trọng những sáng tạo của những tác giả dân gian.
C. Ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
D. Trân trọng sự sáng tạo và cống hiến của tác giả dân gian khi làm ra giấy dó, đó là phát minh vĩ đại cần được truyền thụ cho con cháu mãi sau này
👉👉Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | D | D | C | A, B, D | D | A | D | C | C |
Xem thêm về bài đọc 🔻 Kể Chuyện Vì Muôn Dân 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
Soạn Bài Tranh Làng Hồ Lớp 5
Chia sẻ cho bạn đọc gợi ý soạn bài Tranh làng Hồ lớp 5.
👉Câu 1 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
Trả lời:
Tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. Tranh vễ lợn, gà, chuột , ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
👉Câu 2 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
Trả lời:
Kĩ thuật tạo màu của tranh Đông Hồ rất đặc biệt. Đó là màu đen không pha thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Còn màu trắng điệp thì làm bằng vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.
👉Câu 3 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thẻ hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh Đông Hồ.
Trả lời:
Những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh Đông Hồ là: (tranh lợn có những khoáy âm dương) rất có duyên, (tranh vẽ đàn gà con) tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, (kĩ thuật tranh) đã đạt tới sự trang trí tinh tế, (màu trắng điệp) là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.
👉Câu 4 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
Trả lời:
Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì:
- Vì họ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
- Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tranh vô cùng tinh tế, mang đậm hồn quê Việt Nam.
- Vì những bức tranh phản ánh cuộc sống vô cùng đẹp, sinh động của họ.
Xem bài viết đầy đủ 🌻 Ai Là Thủy Tổ Loài Người 🌻 Nội Dung Bài, Soạn Bài, Cảm Thụ
Giáo Án Tranh Làng Hồ Lớp 5
Có thể bạn sẽ cần nội dung giáo án Tranh làng Hồ lớp 5.
I. Mục tiêu
– Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
– Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
Em Trang em biết đọc lưu loát đoạn 1 của bài.
HS khá, giỏi biết đọc lưu loát bài, biết thêm một số loại tranh khác.
II. Đồ dùng dạy học
– Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, giấy khổ to ghi đoạn 1 hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – GV gọi HS đọc đoạn, trả lời câu hỏi về nội dung bài. – GV nhận xét, cho điểm. | 3 HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi. |
B- Bài mới 1- Giới thiệu bài Bản sắc văn hóa của dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán mà còn ở những vật phẩm văn hóa. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về tranh dân gian làng Hồ- một loại vật phẩm văn hóa đặc sắc. Bài: Tranh làng Hồ Theo Nguyễn Tuân | |
2 Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc – Gọi học sinh đọc cả bài. Lớp theo dõi trong SGK. – GV cho HS quan sát tranh làng Hồ trong SGK – GV chia đoạn: 3 đoạn · Đoạn 1: Từ đầu đến “. . . tươi vui” · Đoạn 2: Tiếp theo đến “. . . mái mẹ. · Đoạn 3: Còn lại – Cho HS đọc đoạn (2- 3 lượt). – GV giúp HS đọc đúng các từ ngữ: , thuần phác, lợn ráy, khoáy âm dương và các từ các em đọc sai…… – Gọi 1 hs đọc chú giải. – GV đọc toàn bài – GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui tươi, ca ngợi tự hào. đọc rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, vui, tươi... b) Tìm hiểu bài: Cho HS đọc thầm đoạn trả lời câu hỏi. · Đoạn 1 | – HS đọc bài. – HS quan sát tranh và nghe cô giới thiệu – HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn. – HS nối tiếp nhau đọc đoạn.(Thảo, Sang luyện đọc đoạn 1). – 1 HS đọc chú giải. |
Hỏi: Hãy kể tên một bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. GV giới thiệu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. · Đoạn 3 Hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? Hỏi: Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. – Hỏi HS khá, giỏi:Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? Nếu HS không trả lời được thì gv giảng. GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng những người nghệ sĩ tạo hình của dân gian – Gọi hs nêu ý nghĩa của bài. | HS trả lời: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ – Kĩ thuật tạo màu rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp… – 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe. – Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. – Kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế. – Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.HS có thể trả lời: – Vĩ những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi. – Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc. . . |
c- Đọc diễn cảm – Cho 3 HS đọc diễn cảm bài văn. – GV đính lên bảng giấy khổ lớn đã chép sẵn đoạn1 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. – Cho HS thi đọc. – Cho lớp nhận xét, bình chọn. – GV nhận xét , khen những HS đọc hay cho điểm HS. | – 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm. Mỗi em đọc một đoạn. – HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV. – 3 HS thi đọc.- Lớp nhận xét. |
3 Củng cố, dặn dò – Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.Hỏi HS khá, giỏi + Ngoài tranh làng Hồ, em biết tranh nào khác ? – GV giáo dục HS quý trọng tranh dân gian Việt Nam, chơi các trò chơi dân gian. – Dặn các em về luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Đất nước. – GV nhận xét tiết học. | – HS nêu. + Tranh cát, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình… |
Cập nhật cho bạn đọc ⚡ Phong Cảnh Đền Hùng ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ
3 Mẫu Cảm Thụ Bài Tranh Làng Hồ Hay Nhất
Mời bạn đọc tham khảo 3 mẫu cảm thụ bài Tranh làng Hồ hay nhất.
Cảm Thụ Bài Tranh Làng Hồ Tiêu Biểu – Mẫu 1
Đông Hồ còn gọi là làng Hồ, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh làng Hồ là tranh dân gian do các nghệ nhân dân gian khắc ván gỗ in trên giấy dó có phết một lớp điệp óng a óng ánh. Tranh Đông Hồ được treo trong ngày Tết cổ truyền mà ai cũng thích nhất là trẻ con. Các tranh: Tố nữ. Thầy đồ cóc, Đám cưới chuột, Hứng dừa, Đánh đu,… rất ngộ nghĩnh, hấp dẫn.
Bài văn “Tranh làng Hồ” thể hiện một cách viết rất tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân cho biết khi còn nhỏ đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ cửa làng Hồ. Khi đứng trước những bức tranh bày bán trên các lề phố Hà Nội trong dịp Tết, Nguyễn Tuân cho biết lòng ông “thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân”.
Cuộc sống dân dã thấm vào tranh làng Hồ “càng ngắm càng thấy thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh vả tươi vui”. Với Nguyễn Tuân thì những khoáy âm dương của con lợn ráy trong tranh “rất có duyên”, đàn gà con thì “tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ”.
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ am hiểu sâu sắc các loại hình nghệ thuật, ở đây ông đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá lí thú về màu sắc, vê nghệ thuật trang trí trên các tranh làng Hồ. “Màu đen rất Việt Nam” được luyện bằng bột than của rơm bếp, than cói chiếu, than của “lá tre mùa thu rụng lá”.
Màu trắng điệp “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn” làm tăng thêm “vẻ thâm thúy” cho khuôn mặt, tăng thêm “sống động” cho dáng người trong tranh. Ông khen tranh tố nữ “áo màu, quần hoa chanh, nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam”.
Nói tóm lại, sự đánh giá, bình phẩm của Nguyễn Tuân rất chính xác, tinh tế; lối viết rất tài hoa. Ông đã giúp chúng ta yêu hơn, trân trọng hơn tranh làng Hồ – vốn cổ về hội họa của dân tộc.
Cảm Thụ Bài Tranh Làng Hồ Nổi Bật – Mẫu 2
Làng tranh Đông Hồ
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được nhiều người biết đến – Làng tranh Đông Hồ.
Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.
Làng tranh Đông Hô xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Tranh dân gian Đông Hồ đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Có một dạo nghề tranh bị lãng quên nên đã mai một nhiều. Không ít hộ đã bỏ lại tranh chuyển sang làm nghề vàng mã
Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, nhận ra giá trị mộc mạc, vẻ đẹp sang trọng của tranh Đông Hồ mà nghề tranh đã được “tái phục hồi” trở thành một trong những thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người nhất là dịp tết đến xuân về.
Qua bài đọc Tranh làng Hồ, nhà văn Nguyễn Tuân muốn ca ngợi và thể hiện sự biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
Cảm Thụ Bài Tranh Làng Hồ Đặc Sắc – Mẫu 3
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế… không thể có sắc màu muôn hồng tía của tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoa vàng hay vàng đỏ.
Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ – bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiêu, Thạch Sanh; phó biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa – Phú quý, Nghi xuân, Gà đàn (xem thêm bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh ghen, Chăn trâu thổi sáo, Nhà nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa.
Tranh Đông Hồ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi thể hiện mong muốn về sự sung túc.
Có một điều đặc biệt là người dân làng Hồ chuyên sản xuất tranh nhưng chẳng bao giờ treo trong nhà mà đem bán hoặc cho hết. Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Trong hội làng có những nghi thức truyền thông như tên thân, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.
Tác giả Nguyễn Tuân viết nên bài đọc Tranh làng Hồ thể hiện biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, hóm hỉnh và tươi vui và những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống người dân Việt Nam.