Nội Dung Câu Chuyện Chúng Mình Là Bạn Lớp 2, Soạn Bài Kể Chuyện. Tổng Hợp Ý Nghĩa, Giáo Án, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Câu Chuyện Chúng Mình Là Bạn
Chúng mình là bạn lớp 2 là câu chuyện hay được giới thiệu ở sách Tiếng Việt lớp 2 trang 96 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Cùng Thohay.vn đọc nội dung kể chuyện Chúng mình là bạn lớp 2 bên dưới.
- Câu chuyện Chúng mình là bạn được trích từ Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mầm non.
- Nội dung: Mỗi người đều có những điều kiện và khả năng không giống nhau. Thế nhưng chúng ta vẫn có thể trở thành bạn của nhau. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Nội Dung Kể Chuyện Chúng Mình Là Bạn Lớp 2
CHÚNG MÌNH LÀ BẠN
(1) Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi với nhau rất thân. Ngày nào ba bạn cũng gặp nhau trò chuyện, vui chơi cùng nhau.
(2) Sơn ca cất giọng trong vắt kể cho hai bạn nghe về bao nhiêu chuyện lạ nơi mình đã bay qua. Ếch ộp thì kể chuyện mẹ con nhà cua, nhà cá, chuyện ốc, ba ba,… Nai vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm. Nhờ thế mà cả ba cùng hiểu thêm được bao nhiêu điều thú vị ở khắp mọi nơi.
(3) Nhưng ếch ộp, sơn ca, nai vàng muốn tận mắt thấy những cảnh đã được nghe kể. Chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ốp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay.
Sơn ca dang cánh lao xuống nước, nhưng phải vội ngoi lên bờ ngay, mình mẩy ướt sũng và ho sặc sụa. Nó hiểu ra rằng mình không thể bơi được.
Nai vàng trèo lên một mỏm đá cao rồi có chân tung mình vào khoảng không để tập bay. Huỵch! Nó rơi xuống thảm cỏ đau điếng, miệng lẩm bẩm: Mình không thể bay được.
Ếch ốp lúc đó cũng nhảy từ trong rừng ra, nói: Các bạn ơi! Tớ đói quá! Tớ chẳng tìm được cái gì ở trong rừng để ăn.
(4) Sơn ca nói: Chúng mình mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi người có những khả năng riêng, nhưng chúng ta vẫn mãi mãi là bạn của nhau nhé! Ếch ộp và nai vàng cùng đồng thanh: Tất nhiên rồi!
(Theo Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mầm non)
Cùng xem thêm về 🌱 Chữ A Và Những Người Bạn 🌱 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài
Tóm Tắt Câu Chuyện Chúng Mình Là Bạn
Sau đây là bản tóm tắt câu chuyện Chúng mình là bạn.
Câu chuyện kể về 3 người bạn thân là ếch ộp, sơn ca và nai vàng. Một lần 3 người bạn muốn thay đổi vị trí cho nhau để có thể tận mắt chứng kiến những điều thú vị chỉ mới được nghe.
Sơn ca dang cánh lao xuống nước và nhận ra mình không biết bơi. Nai vàng trèo lên một mỏm đá cao nhưng vẫn không thể bay. Ếch ộp thì lại không thể tìm thấy đồ ăn trong rừng. Cả 3 nhận ra mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi người có những khả năng riêng không thể thay thế.
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌟 Nhím Nâu Kết Bạn 🌟 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Kể Lại Câu Chuyện
Bố Cục Kể Chuyện Chúng Mình Là Bạn
Bố cục kể chuyện Chúng mình là bạn có thể được chia làm 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “vui chơi cùng nhau.”
- Phần 2: Tiếp theo đến “ở khắp mọi nơi.”
- Phần 3: Tiếp theo đến “ở trong rừng để ăn.”
- Phần 4: Còn lại
Hướng Dẫn Kể Chuyện Chúng Mình Là Bạn
Khám phá hướng dẫn kể chuyện Chúng mình là bạn.
- Biết dựa vào tranh để kể lại 1–2 đoạn trong câu chuyện
- Đọc đúng các tiếng trong bài.
- Biết đọc lời kể chuyện trong bài với ngữ điệu phù hợp
Cập nhật cho bạn đọc 🍀 Tớ Nhớ Cậu 🍀 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Ý Nghĩa Câu Chuyện Chúng Mình Là Bạn
Sau đây là ý nghĩa câu chuyện Chúng mình là bạn.
- Câu chuyện nói lên rằng mỗi người đều có những điều kiện và khả năng không giống nhau, chúng ta vẫn có thể trở thành bạn của nhau.
- Đồng thời chúng ta nên yêu quý, tôn trọng nét khác biệt của bạn bè và làm những việc phù hợp với điều kiện và khả năng của mình
Đọc Hiểu Truyện Chúng Mình Là Bạn
Tham khảo phần đọc hiểu truyện Chúng mình là bạn.
👉Câu 1: Câu chuyện kể về các nhân vật nào?
A. Ếch ộp, họa mi và nai vàng
B. Ếch ộp, sơn ca và nai vàng
C. Nhái, sơn ca và nai vàng
D. Ếch ộp, sơn ca và hươu vàng
👉Câu 2: Sơn ca kể cho 2 bạn nghe những chuyện gì?
A. Những chuyện lạ nơi mình đã bay qua
B. Chuyện mẹ con nhà cua, nhà cá, chuyện ốc, ba ba,…
C. Chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm.
👉Câu 3: Sau đó 3 người bạn quyết định như thế nào?
A. Nai vàng thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, còn chim sơn ca thì tập bay
B. Chim sơn ca thì xuống nước, nai vàng vào rừng, còn ếch ộp thì tập bay
C. Chim sơn ca thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay
D. Ếch ộp thì xuống nước, chim sơn ca vào rừng, còn nai vàng thì tập bay
Lưu lại thông tin về bài 🌿 Bài Thơ Gọi Bạn 🌿 Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Nhận
Soạn Bài Chúng Mình Là Bạn Lớp 2
Xem thêm gợi ý soạn bài Chúng mình là bạn lớp 2.
👉Câu 1 trang 96 Tiếng Việt lớp 2: Nghe kể chuyện.
Chúng mình là bạn
(Theo Tuyển tập truyện, thơ, câu đố Mầm non)
👉Câu 2 trang 96 Tiếng Việt lớp 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
– Tranh 1: Ếch ộp, sơn ca và nai vàng chơi với nhau rất thân. Ngày nào 3 bạn cũng gặp nhau trò chuyện, vui chơi cùng nhau.
– Tranh 2: Ba bạn kể cho nhau nghe bao nhiêu điều thú vị ở khắp mọi nơi. Sơn ca kể những chuyện lạ nơi mình đã bay qua. Ếch ộp kể chuyện mẹ con nhà cua, cá, chuyện ốc, ba ba,… Còn nai vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm.
– Tranh 3: Cả 3 cùng muốn tận mắt thấy những cảnh đã được nghe kể. Chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay. Nhưng cả 3 bạn đều không thích ứng được.
– Tranh 4: Cuối cùng họ rút ra được bài học: Tuy mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, có những khả năng riêng nhưng vẫn mãi là bạn của nhau.
Tổng hợp cho bạn đọc nội dung 🌻 Họa Mi, Vẹt Và Quạ 🌻 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài
Giáo Án Chúng Mình Là Bạn Lớp 2
Đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Chúng mình là bạn lớp 2.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức, kĩ năng:
– Nghe kể và nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Chúng mình là bạn.
– Biết dựa vào tranh để kể lại 1–2 đoạn trong câu chuyện( không bắt bưộc kể đúng nguyên văn câu chuyện).
2. Về năng lực:
a) Phát triển năng lực chung: tự chủ – tự học, giao tiếp – hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Phát triển các năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ:
+ Biết lắng nghe, trao đổi để nhận biết được các sự việc trong câu chuyện.
+Nghe GV, các bạn kể chuyện để chọn được cách kể phù hợp cho mình. Từ đó hình thành và phát triển trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên.
3. Về phẩm chất: Phát triển phẩm chất:
– Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu các trò chơi tuổi thơ.
– Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm thương yêu giữa bạn bè.
– Chăm chỉ: chăm học.
– Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV:
– Máy tính, máy chiếu. Tranh minh hoạ cho câu chuyện Chúng mình là bạn.
2. HS: Sách giáo khoa; vở; đồ dùng học tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian | ND, MT các HĐDH | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
3p 10p 12-15p 6p | 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và kết nối với bài học mới 2. Khám phá kiến thức Mục tiêu: Biết quan sát tranh, nghe kể để tìm hiểu nội dung và ghi nhớ các chi tiết trong câu chuyện. HĐ1: Tìm hiểu nội dung và nghe kể câu chuyện. 3. Thực hành, vận dụng Mục tiêu: Biết huy động những gì đã được quan sát và nghe kể để kể lại được 1 -2 đoạn của chuyện. HĐ2: Hướng dẫn HS kể lại 1 – 2 đoạn của câu chuyện theo tranh. 4. Vận dụng Mục tiêu: HS biết kể về nhân vật theo lời kể của mình. HĐ3: Kể cho phân vai câu chuyện Chúng mình là bạn. 5. Củng cố Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài | – GV tổ chức cho HS nghe/hát và vận động theo bài hát “Tình bạn”. – GV: Bài hát vừa rồi nói về nội dung gì? – GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài: Các con yêu quý. Tình bạn thật thiêng liêng và đáng trân trọng. Chúng ta ai cũng có những người bạn thân thiết. Có những tình bạn thân bắt đầu từ những sở thích chung nhưng cũng có những tình bạn thân thiết bắt đầu từ những điểm khác biệt. Ngày hôm nay, cô trò mình sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 câu chuyện về tình bạn như thế thông qua bài học: Kể chuyện: Chúng mình là bạn. – GV ghi tên bài. – GV yêu cầu HS quan sát tranh, đoán tên các con vật trong tranh. – GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp về đặc điểm và nơi sống của các con vật đó – GV: Ếch ộp, sơn ca và nai vàng sống ở những nơi khác nhau nhưng chúng lại trở thành những người bạn thân thiết của nhau. Vậy câu chuyện tình bạn giữa 3 nhân vật này có gì thú vị, các con hãy cùng lắng nghe câu chuyện của cô. – GV phát video câu chuyện. – GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi sự việc tiếp theo là gì để cho HS tập kể theo/ kể cùng GV, khích lệ các em nhớ chi tiết của câu chuyện. – GV khai thác nội dung từng tranh để HS nắm vững nội dung câu chuyện. + Trong câu chuyện, những bạn nào chơi thân với nhau? + Chơi thân như vậy, ba bạn thường kể cho nhau nghe những gì ? – GV mời 1 HS đọc nội dung câu hỏi tranh 3 : + Ba bạn đã nghĩ ra cách gì để tận mắt thấy những điều đã nghe ? – GV hỏi: + Cuối cùng ếch ộp, sơn ca và nai vàng đã rút ra được bài học gì ? – GV nhận xét, khuyến khích học sinh nhớ các chi tiết của câu chuyện. – GV chuyển ý : Qua việc nghe kể và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài, cô thấy hiểu được nội dung câu chuyện. Chúng mình có muốn kể được câu chuyện này thật hay không? Vậy chúng mình sẽ cùng tập kể trong nhóm 4 trong thời gian 3 phút. Mỗi bạn lựa chọn 1 đoạn mà con yêu thích rồi kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Chúng mình chú ý kể chuyện theo các yêu cầu sau : + Đúng nội dung + Tự tin, điệu bộ + Giọng kể phù hợp – GV đưa yêu cầu, lưu ý HS không cần kể đúng từng câu chữ. Con có thể sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo các nội dung chính của câu chuyện. – HS tập kể trong nhóm 4. – GV mời HS kể lại nội dung từng bức tranh. (3HS) HS 1-> Con đã kể xong nội dung bức tranh 1. GV gọi HS nhận xét -> HS bổ sung HS 2- Mời bạn nhận xét. Bạn thích bức tranh nào ? Mời bạn kể lại bức tranh đó. HS 3 (kể đoạn 3, 4) – Các bạn cảm thấy tớ kể chuyện như thế nào ? GV : Vừa rồi các bạn đã kể rất tốt nội dung của từng tranh. Sau đây, cô mời 4 bạn kể nối tiếp các đoạn của câu chuyện theo tranh – GV nhận xét. – Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện. – GV nhận xét * Đóng vai, kể trước lớp – GV : Cô khen bạn kể đúng nội dung và rất sáng tạo. Sau đây chúng mình sẽ cùng đóng vai để kể lại câu chuyện này nhé! – GV hỏi: +Con hãy cho cô biết chúng mình cần đóng vai thành những nhân vật nào ? – GV tổ chức cho HS kể phân vai trong nhóm, nhấn mạnh kể sáng tạo, kết hợp cử chỉ, điệu bộ để câu chuyện hấp dẫn hơn. – Mời HS xung phong kể chuyện phân vai trước lớp. – GV nhận xét. – GV động viên, khen ngợi. Mở rộng : + Kết thúc câu chuyện, sơn ca nói : Mỗi người thuộc về 1 nơi khác nhau và có những khả năng riêng nhưng chúng ta vẫn là những người bạn tốt của nhau nhé ! Con hiểu thế nào về câu nói này của sơn ca ? + Câu chuyện có ý nghĩa gì ? – GV : Đó cũng chính là ý nghĩa của câu chuyện. Liên hệ: + Khả năng của con là gì? + Ở lớp, con chơi thân với ai? Con có thể chia sẻ về khả năng của bạn được không? – GV chốt : Qua chia sẻ của các bạn, mỗi bạn đều có những khả năng riêng và các bạn chơi với nhau rất thân thiết. Vậy con hãy biết tôn trọng những khả năng riêng của bạn, đoàn kết với nhau và giúp nhau cùng tiến bộ nhé! – Hôm nay con được học bài gì? – GV nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện hoặc chọn 1- 2 đoạn mà em thích nhất để kể cho người thân nghe – GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. – GV : Qua bài học ngày hôm nay, cô mong các con sẽ phát huy hết những khả năng của mình, tôn trọng và đánh giá cao khả năng của các bạn khác để lớp mình luôn yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ nhé! – Lớp hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết. | – HS hát và vận động theo nhịp bài hát. – HSTL : Tình bạn. – HS lắng nghe nhắc lại tên bài. – HS ghi bài vào vở. – HS đoán tên các con vật trong tranh: ếch ộp, sơn ca, nai vàng. – HS chia sẻ những hiểu biết của mình. – HS lắng nghe. – HS nghe kể chuyện. – HS lắng nghe, tập kể theo, ghi nhớ chi tiết câu chuyện: – HSTL + Nai vàng, ếch ộp và sơn ca. + Sơn ca kể cho các bạn nghe những câu chuyện lạ về nơi mình đã bay qua. Ếch ộp kể chuyện mẹ con nhà cua, nhà cá, chuyện ốc, chuyện ba ba. Nai vàng kể chuyện rừng núi hùng vĩ, bí hiểm. – HSTL : + Các bạn quyết định đổi chỗ cho nhau. + Dù mỗi bạn thuộc về 1 nơi khác nhau nhưng chúng vẫn là những người bạn tốt của nhau. – HS chú ý lắng nghe. – HS kể 1 đoạn mà mình thích trong nhóm. – 2HS kể – Lớp nhận xét. – 4 HS kể nối tiếp – HS mời bạn nhận xét – 1 HS kể – HS nhận xét – Người dẫn chuyện, sơn ca, ếch ộp, nai vàng. – HS được sáng tạo lời nói của nhân vật. – Cả lớp nhận xét, góp ý cho bạn. – Mỗi bạn đều có những khả năng khác nhau nhưng chúng luôn yêu thương nhau và coi nhau như những người bạn tốt. – Mỗi người có 1 điều kiện sống và những khả năng riêng. Chúng ta cần làm những việc phù ợp với khả năng của mình và tôn trọng những khả năng của người khác. – HS lắng nghe và ghi nhớ. – HS liên hệ bản thân – HS nhắc lại. – HS nghe và về vận dụng kể cho người thân nghe. – HS lắng nghe |
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌼 Khi Trang Sách Mở Ra 🌼 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận
2 Mẫu Kể Chuyện Chúng Mình Là Bạn Tiêu Biểu
Cùng xem ngay 2 mẫu kể chuyện Chúng mình là bạn tiêu biểu nhất.
Kể Chuyện Chúng Mình Là Bạn Chọn Lọc – Mẫu 1
Ếch ộp, sơn ca và nai vàng là ba người bạn chơi với nhau rất thân. Ngày nào ba bạn ấy cũng gặp nhau trò chuyện, vui chơi cùng nhau. Ba bạn luôn kể cho nhau nghe bao nhiêu điều thú vị ở khắp mọi nơi.
Chim sơn ca kể những chuyện lạ nơi mình đã bay qua. Ếch ộp kể chuyện mẹ con nhà cua, cá, chuyện ốc, ba ba,… Còn nai vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm.
Một lần, cả 3 cùng muốn tận mắt thấy những cảnh đã được nghe kể. Cho nên chúng quyết định đổi chỗ cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, còn nai vàng thì tập bay.
Thế nhưng cả 3 bạn đều không thích ứng được. Nai vàng muốn tập bay để thấy được những gì sơn ca kể nhưng không thể bay được. Sơn ca muốn thử tập bơi giống như ếch ộp, nhưng vừa xuống nước, sơn ca đã phải vội ngoi lên. Ếch ộp đi vào rừng sâu vì muốn thấy được cảnh vật như những gì Nai vàng kể, nhưng sau đó bạn phải quay lại vì không tìm thấy gì để ăn.
Cuối cùng họ rút ra được bài học: Tuy mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, có những khả năng riêng nhưng vẫn mãi là bạn của nhau.
Kể Chuyện Chúng Mình Là Bạn Ấn Tượng – Mẫu 2
Ếch ộp sinh sống dưới nước, sơn ca bay lượn trên bầu trời, nai vàng sống trong rừng sâu, mỗi bạn một nơi sinh sống khác nhau. Thế nhưng, ba bạn lại là những người bạn thân thiết của nhau. Hằng ngày, các bạn thường cùng nhau vui đùa và kể cho nhau nghe những gì mình được chứng kiến.
Sơn ca cất tiếng véo von kể cho hai bạn nghe về những chuyện nơi mình đã bay qua. Ếch ộp cất giọng ồm ồm kể chuyện mẹ con nhà cua, nhà cá, chuyện nhà ốc,… Nai vàng chầm chậm kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm. Nhờ vậy, ba bạn cũng hiểu thêm được rất nhiều điều thú vị ở những nơi mình chưa được đặt chân tới.
Thế nhưng sơn ca, nai vàng và ếch ộp lại muốn tận mắt chứng kiến những cảnh mà mình đã được nghe kể. Ba bạn cùng bàn bạc để đổi chỗ ở cho nhau: chim sơn ca thì xuống nước, ếch ộp vào rừng, nai vàng thì tập bay.
Sơn ca dang cánh lao xuống nước nhưng nó vội vàng phải bay lên ngay. Mình mẩy ướt sũng và ho sặc. Nó chợt hiểu ra mình không biết bơi nên chẳng thể sống dưới nước được.
Nai vàng trèo lên mỏm đá để tập bay. Nó co chân rồi tung mình vào khoảng không như sơn ca thường làm. Thế nhưng nó lại bị ngã xuống cỏ đau điếng. Nó hiểu ra rằng mình không biết bay làm sao có thể bay lượn trên bầu trời như bạn mình.
Cùng lúc đó, ếch ộp cũng nhảy từ trong rừng ra và nói: Các bạn ơi! Tớ đói quá! Tớ chẳng tìm ra cái gì trong rừng để ăn cả!
Sơn ca bỗng chợt hiểu ra, nó nói với các bạn rằng: Chúng mình mỗi người thuộc về một nơi khác nhau, mỗi người có một khả năng riêng thế nhưng chúng mình mãi là bạn của nhau nhé!
Ếch ộp, nai vàng đồng thanh: Tất nhiên rồi!