Tớ Nhớ Cậu Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Đọc Tớ Nhớ Cậu Lớp 2
Tớ nhớ cậu là câu chuyện nói về tình bạn sẽ được tìm hiểu ở SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 82. Ngay sau đây là nội dung bài đọc Tớ nhớ cậu lớp 2.
TỚ NHỚ CẬU
Kiến là bạn thân của sóc. Hằng ngày, hai bạn thường rủ nhau đi học. Thế rồi nhà kiến chuyển đến một khu rừng khác. Lúc chia tay, kiến rất buồn. Kiến nói: “Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.”. Sóc gật đầu nhận lời.
Một buổi sáng, sóc lấy một tờ giấy và viết thư cho kiến. Sóc nắn nót ghi: “Tớ nhớ cậu.”. Một cơn gió đi ngang qua mang theo lá thư. Chiều hôm đó, kiến đi dạo trong rừng. Một lá thư nhè nhẹ bay xuống. Kiến reo lên: “A, thư của sóc!”.
Hôm sau, kiến ngồi bên thềm và viết thư cho sóc. Kiến không biết làm sao cho sóc biết mình rất nhớ bạn. Cậu viết: “Chào sóc!”. Nhưng kiến không định chào sóc. Cậu bèn viết một lá thư khác: “Sóc thân mến!”. Như thế vẫn không đúng ý của kiến. Lấy một tờ giấy mới, kiến ghi: “Sóc ơi!”. Cứ thế, cậu cặm cụi viết đi viết lại trong nhiều giờ liền.
Không lâu sau, sóc nhận được một lá thư do kiến gửi đến. Thư viết: “Sóc ơi, tớ cũng nhớ cậu!”.
(Theo Tun Te-le-gơn)
Chú thích:
- Nắn nót: viết rất cẩn thận cho đẹp
- Cặm cụi: chăm chú, tập trung vào việc đang làm.
Cùng xem thêm về 🌿 Bài Thơ Gọi Bạn 🌿 Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Nhận
Giới Thiệu Bài Tớ Nhớ Cậu
Xem thêm thông tin giới thiệu bài Tớ nhớ cậu sau đây.
- Câu chuyện Tớ nhớ cậu được viết bởi tác giả Tun Te-le-gơn.
- Nội dung chính: Tình bạn chân thành và gắn bó của kiến và sóc.
Bố Cục Bài Tớ Nhớ Cậu
Bố cục bài Tớ nhớ cậu có thể được chia làm 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Sóc gật đầu nhận lời.”
- Phần 2: Tiếp theo đến “A, thư của sóc!”.
- Phần 3: Tiếp theo đến “trong nhiều giờ liền.”
- Phần 4: Còn lại
Đón đọc thêm về 🌻 Họa Mi, Vẹt Và Quạ 🌻 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài
Hướng Dẫn Tập Đọc Tớ Nhớ Cậu
Tham khảo hướng dẫn tập đọc Tớ nhớ cậu.
- Đọc đúng các tiếng có vần khó
- Đọc rõ ràng câu chuyện Tớ nhớ cậu
- Bước đầu biết đọc lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp.
Ý Nghĩa Bài Tớ Nhớ Cậu
Sau đây là ý nghĩa bài Tớ nhớ cậu.
- Câu chuyện nói lên tình bạn chân thành, gắn bó của kiến và sóc.
- Liên hệ bản thân: Hãy luôn yêu quý và gắn bó với những người bạn quanh mình.
Cập nhật cho bạn đọc 🌼 Khi Trang Sách Mở Ra 🌼 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận
Đọc Hiểu Tớ Nhớ Cậu
Cùng Thohay.vn khám phá nội dung phần đọc hiểu Tớ nhớ cậu.
👉Câu 1. Dựa vào bài đọc, đánh dấu V vào ô trống trước những câu là lời của kiến.
………Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.
………A, thư của sóc!
………Sóc ơi, tớ cũng nhớ cậu!
Trả lời:
Những câu là lời của kiến:
- Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.
- A, thư của sóc!
👉Câu 2. Viết tiếp để hoàn thành câu:
Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì…………………………
Trả lời:
- Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì muốn để cho sóc biết là kiến rất nhớ sóc
👉Câu 3. Viết từ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên mỗi con vật trong hình.
Trả lời:
- c: con cua,con công
- k: con kiến, tắc kè
👉Câu 4. Chọn a hoặc b,
a. Chọn tiếng trong ngoặc đơn (hươu, nhiều, khướu) điền vào chỗ trống.
Sóc hái rất ………….hoa để tặng bạn bè. Nó tặng……………cao cổ một bó hoa thiên điểu rực rỡ. Còn chim và chim liếu điếu được sóc tặng một bó hoa bồ công anh nhẹ như bông.
b. Viết tiếp từ ngữ vào cột phù hợp.
Trả lời:
a. Chọn tiếng trong ngoặc đơn (hươu, nhiều, khướu) điền vào chỗ trống.
Sóc hái rất nhiều hoa để tặng bạn bè. Nó tặng hươu cao cổ một bó hoa thiên điểu rực rỡ. Còn chim và chim liếu điếu được sóc tặng một bó hoa bồ công anh nhẹ như bông.
b. Viết tiếp từ ngữ vào cột phù hợp.
Từ ngữ có tiếng chứa en | Từ ngữ có tiếng chưa eng |
Dế mèn, hoa sen, khen ngợi, chen chúc | cái xẻng, leng keng, lưỡi xẻng |
👉Câu 5. Viết từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
M: quý mến
Trả lời:
Từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè: thân thiện, mến thương, yêu quý, thân thiết…
Câu 6. Đặt 2 câu có sử dụng từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 5.
Trả lời:
– Em rất yêu quý bạn Lan.
👉Câu 7. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
(thân thiết, nhớ, vui đùa)
Cá nhỏ và nòng nọc lò đôi bạn……………….Hằng ngày, chúng cùng nhau bơi lội. Thế rồi nòng nọc trở thành ếch. Nó phải lên bờ để sinh sống. Nhưng nó vẫn ………..cá nhỏ. Thỉnh thoảng, nó nhảy xuống ao ……….cùng cá nhỏ.
Trả lời:
Cá nhỏ và nòng nọc lò đôi bạn thân thiết. Hằng ngày, chúng cùng nhau bơi lội. Thế rồi nòng nọc trở thành ếch. Nó phải lên bờ để sinh sống. Nhưng nó vẫn nhớ cá nhỏ. Thỉnh thoảng, nó nhảy xuống ao vui đùa cùng cá nhỏ.
👉Câu 8. Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống.
a. Sóc ơi, cậu có làm nhiều bánh sinh nhật mời bọn tớ không……….
b. Tớ nướng rất nhiều bánh đến nỗi không đếm xuể……..
c. Tuyệt vời quá…….
Trả lời:
a. Sóc ơi, cậu có làm nhiều bánh sinh nhật mời bọn tớ không?
b. Tớ nướng rất nhiều bánh đến nỗi không đếm xuể.
c. Tuyệt vời quá!
👉Câu 9. Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
G: – Em đã cùng các bạn tham gia hoạt động gì?
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gì?
– Em và các bạn đã làm những gì?
– Em cảm thấy thế nào khi cùng bạn tham gia hoạt động đó?
Trả lời:
Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. Bạn nữ này nhảy vào, bạn nữ kia lại nhảy ra.
Đừng vội bỏ lỡ 💚 Cuốn Sách Của Em 💚 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài
Soạn Bài Tớ Nhớ Cậu Lớp 2
Lưu lại gợi ý trả lời các câu hỏi soạn bài Tớ nhớ cậu lớp 2.
👉Câu 1 trang 83 Tiếng Việt lớp 2: Khi chia tay sóc, kiến cảm thấy thế nào?
Trả lời:
Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.
👉Câu 2 trang 83 Tiếng Việt lớp 2: Sóc đồng ý với kiến điều gì?
Trả lời:
Sóc thường xuyên nhớ kiến.
👉Câu 3 trang 83 Tiếng Việt lớp 2: Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi sóc?
Trả lời:
Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn.
👉Câu 4 trang 83 Tiếng Việt lớp 2: Theo em, hai bạn cảm thấy thế nào nếu không nhận được thư của nhau?
Trả lời:
Nếu không nhận được thư của nhau hai bạn sẽ rất buồn, rất nhớ nhau và có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa.
Chia sẻ cho bạn đọc 🔻 Em Học Vẽ 🔻 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận
Giáo Án Tớ Nhớ Cậu Lớp 2
Tặng bạn đọc nội dung giáo án Tớ nhớ cậu lớp 2.
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng có vần khó, đọc rõ ràng câu chuyện Tớ nhớ cậu, bước đầu biết đọc lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện và cách thể hiện tình cảm bạn bè của nhân vật sóc và kiến.
- Nghe – viết đúng chính tả đoạn bài Tớ nhớ cậu (Từ Kiến là … đến bày tỏ nỗi nhớ nhung); biết trình bày tên bài và đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện, đầu câu.Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/ k; iêu/ ươu; en/ eng.
- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; Nhận biết câu hỏi, câu kể, câu bộc lộ cảm xúc.
- Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
- Đọc mở rộng bài thơ viết về tình bạn.
- Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. Biết yêu quý bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Đề tài (câu chuyện viết về điều gì?) và đặc điểm VB tự sự.
- Đoạn văn kể lại một sự việc.
2. Phương tiện dạy học
- GV chuẩn bị clip bài thơ Tình bạn của tác giả Trần Thị Hương hoặc clip về cảnh vui chơi của HS lớp mình trong giờ ra chơi hoặc trong một hoạt động ngoại khoá.
- GV chuẩn bị một số bài thơ về tình bạn để tổ chức tiết dạy Đọc mở rộng như: Rừng sao vui, Bập bênh, Bí mật của thủ môn, Đội lân xóm em, Bông hoa trên bãi biển,…
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 – 2
ÔN BÀI CŨ
HS đọc 1 đoạn bài Gọi bạn và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
I. ĐỌC
1. Khởi động
- GV có thể cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm theo câu hỏi gợi ý:
+ Khi chơi cùng với bạn em cảm thấy thế nào? (rất vui, rất thích, cảm thấy thoải mái,…)
+ Khi xa bạn em cảm thấy thế nào? (rất buồn, không muốn xa bạn, rất nhớ bạn, mong được gặp lại bạn,…)
+ Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.
– GV giới thiệu bài mới: Tớ nhớ cậu.
Lưu ý: GV cũng có thể cho HS xem clip về cảnh HS lớp mình đang vui chơi cùng nhau. Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý: Khi chơi cùng với bạn, em cảm thấy thế nào?
2. Đọc văn bản
– GV hướng dẫn cả lớp:
+ GV giới thiệu: Bài đọc nói về tình bạn thân thiết giữa kiến và sóc nhưng vì kiến chuyển nhà nên hai bạn phải xa nhau. Các em đoán xem hai bạn đã làm thế nào để thể hiện tình cảm nhớ mong dành cho nhau?
+ GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc đúng lời người kể chuyện bằng ngữ điệu nhẹ nhàng; Những câu trong thư của sóc gửi kiến và kiến gửi sóc được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện nỗi nhớ mong; Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. HS đọc thầm theo GV.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như nắn nót, nhận lời,… (miền Bắc); thường xuyên, viết thư,… (miền Nam)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. (VD: Kiến không làm sao / cho sóc biết / nó rất nhớ bạn; Cứ thế / nó cặm cụi viết đi viết lại / trong nhiều giờ liền; Không lâu sau / sóc nhận được một lá thư / do kiến gửi đến;…)
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến Sóc gật đầu nhận lời, đoạn 2: tiếp theo đến A, thư của sóc; đoạn 3: còn lại).
– HS luyện đọc theo nhóm:
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.
+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
+ GV mời 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (cặm cụi, nắn nót).
– GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản.
3. Trả lời câu hỏi
Tùy đối tượng HS, GV có thể hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm.
️⛳Câu 1. Khi chia tay sóc, kiến có cảm xúc thế nào?
– HS làm việc chung cả lớp:
+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm.
+ GV nhắc HS đọc lại đoạn 1 và tìm câu trả lời.
+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.
️⛳Câu 2. Sóc đồng ý với kiến điều gì?
- HS làm việc theo cặp:
+ Đọc thầm câu hỏi.
+ Từng em trả lời câu hỏi, sau đó thống nhất câu trả lời. VD: Sóc đồng ý thường xuyên nhớ tới kiến.
- HS làm việc chung cả lớp:
+ GV mới 2 – 3 em trả lời câu hỏi.
+ GV khích lệ HS có cách diễn đạt khác nhau.
- GV có thể nêu 1 câu hỏi để kết nối các sự việc trong câu chuyện: Sóc đã làm gì để giữ lời hứa với kiến?
+ Mời HS xung phong phát biểu.
+ Thống nhất câu trả lời: Sóc đã viết thư cho kiến.
️⛳Câu 3. Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc ?
- HS làm việc nhóm:
Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến chưa biết cách diễn tả bằng tình cảm của mình.
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp và nhận xét.
️⛳Câu 4. Theo em, hai bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không nhận được thư của nhau?
- HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm.
+ GV mời 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Vì đây là câu hỏi mở, GV nên khuyến khích HS trình bày theo quan điểm riêng. (Em nghĩ là nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn / Hai bạn sẽ rất nhớ nhau / Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa.)
Lưu ý: Sau khi chốt câu trả lời, tùy theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ thực tế. Chẳng hạn, trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết. Còn các em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết? (em thường rủ bạn đi học cùng, em thường gọi điện trao đổi bài với bạn, em cho bạn mượn những quyển truyện hay,…)
- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
4. Luyện tập sau bài đọc
️⛳Câu 1. Đóng vai sóc và kiến để nói lời chào kiến khi chia tay.
HS thảo luận nhóm và thực hành đóng vai:
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia
VD:
- Kiến:Tạm biệt cậu! Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy!
Sóc: Tất nhiên rồi! Tạm biệt cậu nhé!
- Sóc:Chào cậu nhé! Tớ mong được gặp lại cậu.
Kiến: Tạm biệt cậu! Nhớ viết thư cho tớ nhé!
– GV mời một số nhóm lên đóng kịch trước lớp.
Các nhóm khác quan sát và nhận xét bạn về tư thế, tác phong, vẻ mặt cùng lời nói.
️⛳Câu 2. Em sẽ nói với bạn thế nào khi: – Bạn chuyển đến một ngôi trường khác; – Tan học, em về trước. Bạn ở lại chờ bố mẹ đến đón.
- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:
+ Từng em suy nghĩ về tình huống, sau đó trao đổi nhóm.
+ Trong mỗi nhóm, HS đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt.
- Ở tình huống thứ nhất, GV nêu câu hỏi gợi ý thảo luận: Hãy tưởng tượng em và bạn học chung một lớp. Sau đó, gia đình bạn chuyển đến nơi khác sinh sống, bạn chuyển đến một trường học mới. Trong tình huống đó, em sẽ nói gì với bạn? Nếu em là bạn, em sẽ đáp lời chào tạm biệt ấy thế nào?
- Ở tình huống thứ hai, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng gợi ý: Nếu em về trước bạn, em sẽ nói gì với bạn? (Chào cậu nhé, tớ về trước đây./ Hẹn gặp cậu vào sáng mai nhé!/ Cậu ở lại sau nhé! Chắc là bố mẹ cậu sắp đến đón rồi đấy./ Tạm biệt cậu nhé. À tớ có một quyển truyện tranh rất Cậu có thích đọc trong lúc chờ bố mẹ đến đón không? Tớ cho cậu mượn.). Nếu em là người ở lại, em sẽ nói gì với bạn? (Tạm biệt cậu!/ Cậu về trước nhé!,…)
- Một số HS đại diện nhóm nói và đáp lời chào tạm biệt trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại nội dung trả lời đúng.
Lưu ý: Tuỳ điều kiện thời gian, GV có thể chỉ cho HS thực hiện 1 trong 2 tình huống.
5. Luyện đọc lại
1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌻 Kể Chuyện Bữa Ăn Trưa 🌻 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
2 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Tớ Nhớ Cậu Đặc Sắc
Cuối cùng là 2 mẫu kể lại câu chuyện Tớ nhớ cậu đặc sắc nhất.
Kể Lại Câu Chuyện Tớ Nhớ Cậu Nổi Bật – Mẫu 1
Kiến là bạn thân của tôi. Hằng ngày, chúng tôi thường rủ nhau đi học. Nhưng rồi nhà kiến chuyển đến một khu rừng khác. Lúc chia tay, bạn kiến rất buồn. Kiến nói: “Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.”. Tôi gật đầu nhận lời.
Một buổi sáng, tôi lấy một tờ giấy và viết thư cho bạn kiến. Tôi nắn nót ghi: “Tớ nhớ cậu.”. Một cơn gió đi ngang qua mang theo lá thư. Chiều hôm đó, kiến đi dạo trong rừng. Lá thư của tôi nhè nhẹ bay xuống. Kiến reo lên: “A, thư của sóc!”.
Hôm sau, kiến ngồi bên thềm và viết thư cho tôi. Kiến không biết làm sao cho tôi biết tình cảm của cậu ấy. Kiến viết: “Chào sóc!”. Nhưng kiến không định chào tôi. Kiến bèn viết một lá thư khác: “Sóc thân mến!”. Như thế vẫn không đúng ý của kiến. Lấy một tờ giấy mới, kiến ghi vào: “Sóc ơi!”. Cứ thế, cậu ấy cặm cụi viết đi viết lại trong nhiều giờ liền.
Không lâu sau, tôi nhận được một lá thư do bạn kiến gửi đến. Thư viết: “Sóc ơi, tớ cũng nhớ cậu!”.
Kể Lại Câu Chuyện Tớ Nhớ Cậu Chọn Lọc – Mẫu 2
Kiến và Sóc là đôi bạn thân. Mỗi ngày, hai bạn thường rủ nhau đi học. Thế rồi nhà của kiến chuyển đến một khu rừng khác. Lúc chia tay, bạn kiến rất buồn. Kiến nói: “Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.”. Sóc gật đầu nhận lời.
Một buổi sáng nọ, bạn sóc lấy một tờ giấy và viết thư cho bạn kiến. Sóc nắn nót ghi: “Tớ nhớ cậu.”. Một cơn gió đi ngang qua mang theo lá thư. Chiều hôm đó, bạn kiến đi dạo trong rừng. Lá thư của sóc nhè nhẹ bay xuống. Kiến reo lên: “A, thư của sóc!”.
Hôm sau, kiến ngồi bên thềm và viết thư cho bạn sóc. Cậu ta không biết làm sao cho sóc biết mình rất nhớ bạn. Đầu tiên cậu viết: “Chào sóc!”. Nhưng kiến thấy không hợp lý bèn viết một lá thư khác: “Sóc thân mến!”. Như vậy vẫn không đúng ý của kiến. Lấy một tờ giấy mới, kiến ghi: “Sóc ơi!”. Cứ thế, cậu ấy cặm cụi viết đi viết lại trong nhiều giờ liền.
Không lâu sau, bạn sóc cũng nhận được một lá thư do kiến gửi đến. Trong thư viết: “Sóc ơi, tớ cũng nhớ cậu!”.