Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo Mầm Non ❤️️ Nội Dung + Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Bài Thơ Hữu Ích Ngắn Hay, Dễ Thuộc Cho Bé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo
Bài thơ Bàn tay cô giáo
Tác giả: Định Hải
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo!
Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền.
Cô cầm tay em
Nắn từng nét chữ
Em viết đẹp thêm
Thẳng đều trang vở.
Hai bàn tay cô
Dạy em múa dẻo
Hai bàn tay cô
Dạy em đan khéo.
Cô dắt em đi
Trên đường tới lớp
Đường đẹp quê hương
Đường dài đất nước.
Cô bước, em bước
Cây xanh đôi bờ
Vừng đông xoè quạt
Đẹp bàn tay cô…
Thohay.vn Tặng Bạn 🍼 Bài Thơ Bác Hồ Người Cho Em Tất Cả 🍼 Nội Dung+ Hình Ảnh
Tranh Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo
Hình Ảnh Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo Nhà Trẻ
Giáo Án Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
– Trẻ biết tên thơ “Bàn tay cô giáo” của nhà thơ Định Hải
– Trẻ hiểu nội dung thơ nói về về bàn tay cô giáo rất khéo léo luôn yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc các bạn nhỏ
– Tết tóc, vá áo như tay chị cả như tay mẹ hiền.
2. Kỹ năng
– Trẻ thích nghe cô đọc thơ, cảm nhận được nhịp điệu của thơ “Bàn tay cô giáo”
– Trẻ đọc được theo cô từ đầu đến hết thơ và đọc theo.
– Trẻ trả lời được các câu hỏi cô đưa ra.
3. Giáo dục
– Giáo dục trẻ luôn yêu thương quý mến cô giáo của mình.
II. CHUẨN BỊ
– Tranh thơ “Bàn tay cô giáo”, tranh về cô giáo.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú
– Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng”.
– Cô đưa bức tranh về cô giáo và trò chuyện với trẻ.
– Cô giáo là người chăm sóc các con từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy các con rất nhiều điều đấy.
– Có một bài thơ rất hay nói về cô giáo các con có muốn biết đó là thơ gì không?
2. Nội dung:
2.1. Đọc thơ diễn cảm.
– Cô đọc lần 1: không tranh giới thiệu tên thơ.
– Cô vừa đọc thơ “Bàn tay cô giáo” của tác giả Định Hải.
– Cô đọc lần 2: kết hợp tranh, hỏi trẻ tên thơ và ở trong thơ nói về ai?
– Bài thơ “Bàn tay cô giáo” nói về bàn tay cô giáo rất khéo léo luôn yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc các bạn nhỏ: Tết tóc, vá áo như tay chị cả như tay mẹ hiền.
2.2. Giúp trẻ hiểu tác phẩm.
– Các con vừa đọc thơ gì?
– Bàn tay cô giáo đã làm gì cho các con?
– Những câu thơ đầu nói lên sự khéo léo của cô giáo yêu thương chăm sóc các con:
=>Trích:
“Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo”
– Tác giả ví bàn tay cô giáo giống như ai?
– Hình ảnh cô giáo được ví như người chị cả như người mẹ hiền được thể hiện qua những câu thơ tiếp theo:
=>Trích:
“Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền”.
Từ khó “Vá áo” Nghĩa là áo rách rồi khâu lại.
– Để tỏ lòng kính trọng, yêu thương cô giáo các con sẽ làm gì?
– Giáo dục trẻ biết lễ phép vâng lời mẹ, thương yêu quý trọng cô giáo. Các con phải chăm ngoan, học giỏi để không làm cô buồn nhé.
2.3. Dạy trẻ đọc thơ:
– Cả lớp cùng cô đọc thơ 2-3 lần.
– Thi đua tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
– Cô chú ý sửa sai và nói ngọng cho trẻ.
– Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
3. Kết thúc:
– Cho cả lớp hát bài “Lời chào buổi sáng” và đi ra ngoài.
Thohay.vn Chia Sẽ 🌲Bài Thơ Đàn Kiến Nó Đi 🌲 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án