Bài Thơ Thương Ông Bản Gốc Lớp 2 ❤️️ Nội Dung + Giáo Án ✅ Lời Thơ Nhẹ Nhàng, Sâu Lắng Về Tình Thương Cháu Dành Cho Ông Cho Phụ Huynh Đọc Cho Bé Cùng Nghe.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Thương Ông Lớp 2
Bài thơ Thương ông
Tác giả: Tú Mỡ
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân khó quá
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên
Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.
Thohay.vn Tặng Bạn 🍉 Bài Thơ Đi Học Ngoan 🍉 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Bài Thơ Bài Thương Ông Lớp 2
Hình Ảnh Bài Thơ Thương Ông Ngày Xưa
Giáo Án Bài Thơ Bài Thơ Thương Ông Lớp 2
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ.
– Trẻ đọc thuộc bài thơ, ngắt nghỉ đúng chỗ.
2. Kỹ năng
– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, đọc thơ theo hiệu lệnh và đọc thơ nối tiếp.
– Trẻ biết đọc thơ to, rõ ràng, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và ghi nhớ có chủ định cho trẻ thông qua bài thơ.
– Trẻ biết đóng kịch thơ.
3. Thái độ
– Giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân của mình.
– Hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
– Máy chiếu, máy tính, đàn organ, que chỉ,
– các slides theo nội dung bài thơ.
2. Đồ dùng của trẻ
– Trang phục đóng kịch:
– Trang phục của ông, gậy ông, cặp.
III. Tiến hành
Hoạt động 1:
– Gây hứng thú
– Cho trẻ hát và vận động bài: “Ông cháu”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nói đến ai?
– Các con ạ! Tình yêu thương ông cháu không chỉ được ca ngợi trong các bài hát mà tình cảm ấy còn được nhà thơ Tú Mỡ đưa vào thơ ca.
Hoạt động 2:
– Cô đọc diễn cảm
– Lần 1: Cô đọc diễn cảm không tranh
– Lần 2: Kết hợp tranh minh họa
– Cô mời các con cùng đọc bài thơ “Thương ông” (1 – 2 lần)
Hoạt động 3:
– Đàm thoại, trích dẫn giảng giải nội dung bài thơ
– Cô vừa đọc bài thơ gì? Do nhà thơ nào sáng tác?
– Trong bài thơ có những ai?
– Ông bị đau chân như thế nào?
– Câu thơ nào nói lên điều đó?
Trích dẫn:
“Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà”
+ Cô giải thích từ “Khậpkhiễng, khập khà” (nghĩa là chân đi không vững)
– Khi bước lên nhà ông cảm thấy như thế nào?
– Lúc đó bạn Việt đã làm gì?
– Bạn đã nói gì với ông?(trẻ nhắc lại lời Việt nói với ông)
Trích dẫn:
“Bước lên thềm nhà
Nhấc chân khó quá
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
“Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên”
+ Cô giải thích từ “Lon ton” ; “Nhanh nhảu”
– Khi đã bước được lên thềm thái độ ông như thế nào?
Trích dẫn:
“Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau”
+ Cô giải thích từ “Quẳng gậy” nghĩa là ông bỏ gậy xuống mà không cần đến nó nữa.
– Trước tình cảm của bạn Việt ông đã làm gì?
– Câu thơ nào đã nói lên điều đó.
Trích dẫn:
“Ôm cháu xoa đầu
“Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khoẻ
Vì nó thương ông”
– Chúng mình được học điều gì qua bài thơ?
* Giáo dục trẻ:
– Các con nên học tập bạn nhỏ trong bài thơ,
– biết yêu thương giúp đỡ ông bà, bố mẹ và những người xung quanh.
– Cô đọc lại bài thơ 1 lần nữa
Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ
– Cho trẻ đọc thơ diễn cảm 2-3 lần. Cô chú ý sữa sai cho trẻ.
– Cho trẻ đọc thơ tập thể. (Đọc to, vừa, nhỏ theo hiệu lệnh)
– Cô cho trẻ đọc thơ thi đua theo tổ (đọc thơ nối tiếp)
– Cho trẻ đọc thơ theo nhóm.(Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái)
– Cá nhân trẻ đọc thơ diễn cảm
Hoạt động 5: Kết thúc:
– Nhận xét giờ học.
– Cho lớp nhẹ nhàng ra sân chơi.
Thohay.vn Chia Sẽ 🌾 Bài Thơ Đi Chơi Phố 🌾 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án