Bài Thơ Bập Bênh Nhà Trẻ ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Cùng Bé Tìm HIểu Trò Chơi Bập Bênh Qua Bài Thơ Bên Dưới Đây
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Bập Bênh
Bài thơ Bập bênh
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng.
Bập bênh bập bênh
Tôi lên, bạn xuống
Trời cao đất rộng
Nhịp nhàng thay nhau
Mây ở trên đầu
Gió chao dưới đất
Nụ cười tít mắt
Chở nắng bập bênh
Ai muốn cao lên
Thì nên thấp xuống
Nụ cười vui sướng
Bập bênh bập bênh…
Chia Sẽ Thêm ✔ Bài Thơ Thằng Bờm ✔ Nội Dung, Ý Nghĩa, Nghệ Thuật
Tranh Bài Thơ Bập Bênh
Hình Ảnh Bài Thơ Bập Bênh 5 Tuổi
Giáo Án Bài Thơ Bập Bênh Của Nhà Trẻ
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
– Trẻ thuộc bài thơ
– Tên tác giả
– Hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
– Trẻ biết trả lời rõ ràng, rành mạch, đủ câu, đủ ý
– Rèn kỹ năng nghe, đọc thơ diễn cảm
– Trẻ cảm nhận được nhịp điệu bài thơ,
– Kỹ năng ghi nhớ có chủ đích
– biết đọc thơ cùng cô.
3. Thái độ:
– Trẻ yêu thích môn học
– Giáo dục trẻ biết yêu quý những ý nghĩa trong bài thơ.
– Nghiêm túc lăng nghe cô
II. Chuẩn bị.
– Hình ảnh minh hoạ của bài thơ
– Nhạc bài hát về bài thơ
– Máy tính, máy chiếu.
– Tranh thơ, ảnh thơ
III. Tổ chức hoạt động
A.Hoạt động của cô.
1.Hoạt Động 1: Gây hứng thú.
– Hôm nay có thấy bạn nào cũng xinh cũng ngoan chúng mình ngồi thật ngoan lắng nghe cô hỏi nhé.
– Cô và trẻ cùng hát bài, hát liên quan đến bài thơ trên đây.
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Bài hát nói về cái gì?
– Các con biết bài thơ nào nói về những cái gì không?
2. Bài mới:
a. Cô đọc thơ:
– Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm, không dùng hình ảnh minh họa
– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (bài thơ yêu mẹ)
– Bài thơ này còn có cả hình ảnh minh họa gần đây, bây giờ các con hãy nhẹ
– nhàng về chỗ ngồi để nghe cô đọc bài thơ “yêu mẹ” cùng với hình ảnh nhé
– Cô đọc lần 2: Đọc thơ kết hợp tranh minh họa
– Cô tóm tắt nội dung bài thơ
b. Đàm thoại
– Trích dẫn:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? (bập bênh)
+ Bài thơ nói lên điều gì? (các bạn nhỏ chơi bập bênh)
+ Để chơi được bập bênh trước tiên phải làm gì? (ngồi cho vững)
+ À đúng rồi ngồi cho vững và bám cho làm sao? (bám cho chắc)
Cô đọc trích dẫn : “Chơi bập bênh
Ngồi cho vững
Bám cho chắc”
+ Làm thế nào để bập bênh có thể lên cao rồi lại xuống thấp? (nhún cho bay)
+ Lên cao rồi lại làm sao nhỉ? (xuống thấp)
Cô đọc trích dẫn :
“Nhún cho bay
Lên cao này
Lại xuống thấp”
+ Khi chơi bập bênh các con phải chú ý điều gì? (khéo ngã kềnh)
+ Khi mà ngã kềnh thì quần áo sẽ bị làm sao? (quần áo bẩn)
Cô đọc trích dẫn: “Bập bập bênh
Khéo ngã kềnh
Quần áo lấm”
– À khi ra ngoài chơi đồ chơi thì các con phải như thế nào?
=> GD: ngoài đồ chơi bập bênh ra thì còn có những đồ chơi gì nữa nhỉ? (đu quay, cầu trượt…) vậy thì các con phải biết làm gì để các đồ chơi không bị hỏng nhỉ? (giữ gìn và bảo vệ đồ chơi, chơi nhẹ nhàng không được quang ném đồ chơi)
c. Dạy trẻ đọc thơ:
– Cô thấy lớp mình ai cũng thuộc bài thơ này đấy vì vậy các con hãy cùng cô đọc bài thơ này nhé
– Cô và cả lớp cùng đọc thơ 1 – 2 lần
– Cô cho tổ lên thi đua đọc thơ “Cô chú ý sửa sai cho trẻ”
– Các con ạ! Cô thấy có một số bạn đọc thơ rất là hay đấy và cô sẽ mời một số bạn đó lên đọc thơ cho cả lớp mình cùng nghe nhé.
“Tìm bạn, tìm bạn”
– Cô cho nhóm nhỏ lên đọc thơ
– Cô gọi 1 trẻ lên đọc thơ
– Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
3. Kết thúc:
– Cô thấy các con hôm nay học bài rất là ngoan,
– rất là hứng thú, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con 1 chuyến đi thăm quan vườn cổ tích các con có thích không?
– Các con bây giờ vừa đi vừa vỗ tay hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” nhé.
Tạng Bạn ❤️️ Bài Thơ Thương Ông ❤️️ Nội Dung + Giáo Án