Bài Thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương [Nội Dung + Phân Tích]

Nội Dung Bài Thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương ❤️️ Hoàn Cảnh Sáng Tác Và Ý Nghĩa Bài Thơ ✅ 5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương Hay Nhất.

Nội Dung Bài Thơ

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…

Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân?

Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bấy nhiêu hình khổ hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can, vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.

Đứt ruột cha ông trong cái thuở
Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.

Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.

Gửi đến bạn đọc những bài ❤️️Thơ Về Tây Phương Cực Lạc, Cõi Ta Bà, Cõi Phật❤️️Cõi Âm hay nhất!

Về Nhà Thơ Huy Cận

Không chỉ nổi tiếng là nhà thơ có nhiều đóng góp cho phong trào thơ mới, nhà thơ Huy Cận còn được biết đến là nhà hoạt động quốc tế xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa, chính trị. Những đóng góp to lớn của Huy Cận cho nền văn học nước nhà khiến nhiều người phải nể phục. Cùng thohay.vn tìm hiểu về cuộc đời và tiểu sử của nhà thơ tài năng này nhé!

Tiểu sử

Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, ông sinh năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà nho nghèo.

Ngày còn bé Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Sau cách mạng tháng 8, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn Hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.

Từ năm 1984, ông là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I,II và VII. Tháng 6, năm 2001, ông được bầu làm viện trưởng Viện hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận mất ngày 16, tháng 2, năm 2006, tại Hà Nội.

Phong cách sáng tác

Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.

Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thì lại mang nét tươi vui. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại.

Nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của Huy Cận có bài thơ Tràng giang, tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, con người tha thiết của tác giả. Đó là nỗi nhớ nhà, khi đứng trước cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn, nhà thơ có nhiều suy tư khác nhau. Cách tiếp cận vấn đề gần gũi của Huy Cận khiến cho người đọc có thể cảm nhận được nhiều xúc cảm khác nhau.

Tác phẩm tiêu biểu

Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, Lửa hồng muối mặn, Đất nở hoa, Đoàn thuyền đánh cá, Một cuộc cách mạng trong thi ca, Suy nghĩ về nghệ thuật, Hạt lại gieo, Suy nghĩ về nghệ thuật, Ngôi nhà giữa nắng, Cô gái mèo,…

Giải thưởng

Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I – năm 1996)

Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

Ở một số thành phố trong nước đã có đường mang tên Huy Cận.

Những nhận định về Huy Cận

Say mê sống và cũng say mê sáng tạo, Huy Cận là người đam mê thơ ca từ nhỏ. Có lẽ không chỉ vì không khí gia đình, quê hương; mà căn bản vì ông có một tâm hồn nhạy cảm. Xuân Diệu nhận xét rằng Huy Cận đặc biệt nhạy cảm với những vùng hoang vắng trong tâm hồn. Hẳn đây là một trong những “tố chất” đặc biệt để hình thành hồn thơ của một thí sĩ sau bày sẽ là tác giả của tập “Lửa thiêng” – tập thơ dựng lên cả một thế giới nổi tiếng với vẻ quạnh vắng cô liêu

Huy Cận đi lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được. – Hoài Thanh

Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. – Hoài Thanh.

Chia sẻ thêm đến bạn đọc 👉Huy Cận Được Mệnh Danh Là Gì ❤️️Phong Cách Thơ Huy Cận.

Bài Thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương Sáng Tác Năm Nào

Bài thơ Các Vị La-hán Chùa Tây Phương ra đời vào năm 1960, trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ. Bài thơ khắc họa những pho tượng La-hán ở chùa Tây Phương, qua đó thể hiện những suy tư của tác giả về con người: cha ông Việt Nam thời phong kiến. Từ đó, tác giả nêu lên niềm tin của mình vào một thời đại mới.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương

  • Chùa Tây Phương ở tỉnh Hà Tây có 18 vị La Hán được đánh giá là tác phẩm đẹp và bậc nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
  • Năm 1940, Huy Cận đã có dịp làm quen với nhóm tượng La Hán khi đi tìm hiểu di sản văn hóa dân tộc. Sau chuyến ấy đi nhà thơ cứ vấn vương, ám ảnh mãi, đến 20 năm sau (1960), Huy Cận trở lại thăm chùa và sáng tác bài thơ này.
  • Bài thơ được in trong báo tết 1961 giữa không khí phấn khởi miền Bắc đi những bước vững chắc trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa mới chuẩn bị đi vào kế họach năm năm lần thứ nhất.

Mời bạn đón đọc 💚Thơ Huy Cận 💚 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương

Bài thơ khắc họa những pho tượng La-hán ở chùa Tây Phương, qua đó thể hiện những suy tư của tác giả về con người: cha ông Việt Nam thời phong kiến, là tiếng thở dài về xã hội xưa – một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra. Từ đó, tác giả nêu lên niềm tin của mình vào một thời đại mới. Mặt khác, bài thơ còn là tiếng reo vui, hòa ca của tác giả trước đất nước tươi đẹp trong thời đại mới.

Cùng tìm hiểu thêm bài thơ 💚Ngậm Ngùi💚 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích.

5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Các Vị La Hán Chùa Tây Phương

Mẫu 1

Đến với Các vị La Hán chùa Tây Phương, ta lại bắt gặp một tâm hồn đồng cảm sâu sắc trước nỗi đau bế tắc không tìm được lối thoát của cha ông trong lịch sử. Huy Cận là một hồn thơ luôn âu lo, khắc khoải về số phận của con người, luôn băn khoăn, day dứt về thế cuộc nhân sinh, và Các vị La Hán chùa Tây Phương cũng không nằm ngoài điệu hồn cô’ hữu đó.

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương

Nhà thơ đến xứ Phật nhưng lòng lại chẳng thấy thanh thản chút nào. Tâm trạng ấy của tác giả được gợi lên từ vẻ mặt của các pho tượng La Hán. Đó là một vẻ mặt đau thương.

Há chẳng phải đây là xứ Phật?
Mà sao ai nấy mặt đau thương,

Huy Cận không phải là một nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ nhưng ông dã dùng nghệ thuật ngôn từ để vẽ nên những đường nét sống động gợi cảm, vô cùng sắc sảo tỉ mỉ cho các pho tượng. Cái tài của Huy Cận ở đây là ông đã tạo nên một vẻ riêng tròng mỗi pho tượng về cả gương mặt và vóc dáng. Song các pho tượng tuy riêng mà vẫn chung, vẫn giống nhau ỏ chỗ là bức tượng nào cũng biểu lộ sự đau khổ, khắc khoải về con người, về cõi đời trong quá khứ, về kiếp trầm luân của chúng sinh.

Để làm bật rõ cái quá khứ đau thương, bế tắc, tác giả đã đi vào đặc tả từng pho tượng một.

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Bức tượng đầu tiên được khắc họa bằng một dáng hình tiều tụy gầy gò, khổ hạnh tựa như một cái xác ướp khô. Tay chân phơi ra trần trụi khô héo, gầv đến nỗi tưởng như không cần một mồi lửa nào cũng tự mình bốc cháy được. Thế nhưng trong tấm thân gày gò ấy lại chở một nỗi đau quá lớn, quá nặng. Tâm hồn không thanh thản được nên đôi mắt cũng quầng sâu. Và bức tượng ấy cứ ngồi từ bấy cho đến giờ tĩnh ỉại, bất động, vĩnh viễn giữa không gian, thời gian. Với thế ngồi như thế đã cho thấy bức tượng đang đắm chìm vào những suv tưởng miên man, khổ đau. Những suy tưởng ấy hành hạ ông, dày vò ông, làm cho ông mất đi sự thanh thản trong tâm hồn và vẻ tự nhiên trên nét mặt.

Khác với bức tượng thứ nhất, bức tượng thứ hai được miêu tả bằng sự vận động đến vất vả như muôn thoát ra khỏi không khí tù đọng, ngột ngạt bế tắc của xã hội cũ.
Có vị mắt giương mày nhíu xệch Trán như nổi sóng biển luân hổi Môi cong chua chát tàm hồn héo Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Pho tượng đang chuyển động một cách dữ dội. Tác giả đã sử dụng một loạt từ ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm để diễn tả sự bức bối, quằn quại khổ đau của pho tượng. Vị La Hán này mắt thì giương to nhìn trừng trừng vào khoảng không gian vô tận. Trán thì nổi gân như sóng biển luân hồi. Môi thì cong lên chua chát. Tay thì nắm chặt làm cho những đường gân như muôn bật ra ngoài, làm cho mạch máu sôi lên sùng sục. Tất cả những điều ấy như chứa đựng một khát khao mạnh mẽ, sôi sục. Đó là sự trở mình để tìm một con đường, một lôi thoát nhưng không tìm được. Sự bế tắc ấy làm cho tâm hồn bế tắc tuyệt vọng, làm cho cơ thể biến dạng một cách khắc khổ, gớm ghiếc.
Pho tượng thứ ba được cảm nhận bằng sắc thái rất riêng, rất dộc đáo.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn.

Vị La Hán này đã không còn vận động nữa mà chỉ còn lắng nghe thụ động, cam chịu, tự giấu mình đi trước cuộc đời dâu bể. Ông cuộn tròn lại muốn được che chở, bảo bọc để được đầu thai vào kiếp khác với ước mong sẽ làm được nhiều việc nghĩa lí hơn, sẽ làm tiếp những việc mà kiếp này còn dang dở, còn chưa làm được. Vậy nhưng cái xã hội đó, thời cuộc đó ông muôn yên ổn cũng không xong, khi mà bên tai ông luôn vẳng lại những chuyện buồn vui của thế gian. Tác giả đã rất tài tình khi khắc họa đôi tai to lớn, rộng dài khác thường của vị La Hán này – của con người muôn trôn khỏi cuộc đời nhưng không trôn nổi vì trong mình đã trót mang lấy cái khổ lụy của trần gian. Ông không thể làm ngơ trước tiếng kêu thương ai oán của chúng sinh.

Ba bức tượng gợi lên vẻ riêng của ba con người luôn đau nỗi đau đời, nỗi đau nhân tình thế thái.

Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Ở đây không phải là ba vị nữa mà rất nhiều vị “các vị”. Nhà thơ tập trung miêu tả cả một quần thể tượng và qua đó ông đã dựng lên một bức tranh đen tôi, bế tắc, ngột ngạt dữ dội. Trong đó cuộc đời hiện lên không bằng phẳng, lặng là mà như một vực thẳm kinh hoàng đầy bóng tối, gió đen và giông bão bao phủ cả bốn phía. Ngọn gió như được lùa về từ chốn âm ty dịa ngục mang nhiều hơi hám độc địa. Đó là ngọn gió của tử khí như muôn nhấn chìm nhân loại xuống vực thẳm. Ngọn gió ấy rung lên giận dữ phản ánh một thời kì đen tối này biến động của đất nước ta trong thời dại cũ. Thời đại ấy làm cho con người đi đâu là mang đau khổ tới đấy, làm cho những bức tượng dù không khóc cũng phải đổ mồ hôi. Đau thương chảy tràn cả trời đất.

Mỗi người một vẻ mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Không khí của thời đại dội vào chùa Tây Phương khiến cho các vị La Hán không thể ngồi yên mà tu hành được nữa. Những pho tượng vô tri vô giác bỗng trở thành những con người mang nặng nỗi đau đời, và chùa Tây Phương biến thành bể khổ trầm luân của nhân loại. Mỗi gương mặt cháy lên một ngọn lửa dữ dội chở đầy đau thương, căm hờn và có cả ngọn lửa của khát vọng được giải thoát. Đó là cuộc họp mặt của những tâm hồn không siêu thoát được nên suốt đời cứ phải vật vã, đớn đau, dày vò, suốt đời không yên ổn được. Cả một thế giới tượng chao đảo, ngả nghiêng quay trở đủ mọi hướng để tìm lối thoát giữa những tâm trạng đầy bi kịch.
Mặt cúi mặt nghiêng mặt ngoảnh sau Quay theo tám hướng hỏi trời sâu Một câu hỏi lớn. Không lời đáp.

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Nỗi đau bế tắc, tuyệt vọng càng được khắc họa sâu sắc hơn khi mà các vị đã quay mọi hướng để tìm lời giải đáp cho cuộc đời nhưng không tìm ra. Hỏi đời đời không trả lời, đành phải hỏi trời trời cũng không thấu.

Một câu hỏi lớn. Không lời đáp.

Câu thơ đột ngột tách ra thành hai dòng tạo nên thế đối lập giữa khát vọng vươn tới sự giải thoát và hiện thực bế tắc, cùng quẫn. Cái bất lực ấy hiện rõ lên trên từng nét mặt đã bao đời khắc khổ, hanh hao, gầy mòn. Và cho đến tận bây giờ gương mặt ấy vẫn không thể thanh thản được, vẫn không thôi trăn trở, nhức nhối suy tư về cuộc đời, về thời đại, về nỗi đau trần thế chưa có gì giải thoát được. Nỗi đau ấy đã run lên trong những bức tượng gỗ có linh hồn.

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quàn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng sinh.

Trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng, siêu thoát các bức tượng còn ngoái đầu lại nhìn chúng sinh trong lần chót đầy bi thương, thế rồi trong giây phút ấy họ đã không biến thành Phật được vì tâm hồn còn nặng nợ với cuộc đời, với nỗi đau vạn kiếp. Họ đã luôn đứng ngồi không yên trong mấy thế kỉ qua. Những bức tượng vô tri mà cũng biết đau khiến cho tác giả băn khoăn đi tìm lời giải đáp. Phải chăng đây không phải là chuyện Phật? Phải chăng những bức tượng cũng chính là sự hiện thân bằng xương, bằng thịt của cha ông trong nỗi đau bất lực.

… Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau
Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Họ đã khổ đau vì nghịch cảnh giữa hiện thực cuộc sông và khát vọng của họ. Họ biết được “những điều trông thấy” những bể khổ của cuộc đời mà chỉ để “đau đớn lòng” thôi chứ không cứu vớt được nên dẫn đến một tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tăm can vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đau.

Vì đau dời không cứu được đời nên gương mặt của các vị lúc nào cũng cau có, dãn dúm, khắc khổ và trong lòng diễn ra biết bao bi kịch. Cuộc đời quá nặng mà sức lực của các cụ thì có hạn nên đã làm cho hình dáng các cụ gầy còm, tiều tụy, thảm hại và tâm trí các cụ như muôn vỡ tung trước những dằn vặt, suy tư và khát vọng. Những ước muôn hoài bão luôn thôi thúc họ làm một điều gì đó nghĩa lí cho cuộc sông nhưng khốn nỗi cuộc sống cứ trì trệ, tối tăm dậm chân tại chỗ nên họ trở nên héo hon, mòn mỏi. Bao nhiêu hi vọng giờ chỉ còn lại là sự tuyệt vọng. Cái tuyệt vọng ây hắt lên gương mặt họ một màu ảm đạm, đen tối, nhẫm màu.
Hoàng hôn thế kỷ phủ hao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.

Hình ảnh hoàng hôn có sức gợi-rất lớn. Đã biết bao thế kỷ trải qua, đã có biết bao lớp người phải vẫy vùng trong xã hội phong kiến đầy tội lỗi đau thương mà vẫn không tìm được lối ra, không tìm được ánh sáng của cuộc đời, không tìm được hạnh phúc cho con người? Xã hội ẩy nhìn vào đâu cũng chỉ thấy những điều bất công phi lí. Các vị La Hán muốn tìm lối thoát cho cuộc đời nhưng không phải dễ, Cuộc hành trình mò mẫm của các vị những đường nét nửa như hi vọng, nửa như tuyệt vọng, bế tắc. Và cuối cùng các vị đã đi vào giữa một bi kịch lớn của cuộc đời – bi kịch của nỗi đau đời mà không cứu được đời. Nỗi đau đời ấy đã thực sự được cứu vớt, được soi rọi bằng ánh sáng chói lòa của cuộc Cách mạng tháng Tám. Không phải ngẫu nhiên mà Huy Cận lại quan tâm đến cuộc sông tâm linh của những bức tượng xưa kia, mà nói tượng cũng chính là để nói lòng mình, nói về những bế tắc, tuyệt vọng của Huy Cận ở thời kỳ trước cách mạng. Đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn đau thương. Sự gặp gỡ ấy trở nên đồng cảm tri âm.

Xưa và nay đã khác nhau rất nhiều. Huv Cận được may mắn chứng kiên cuộc giải phóng dân tộc, Phá bỏ mọi xiềng xích nô lệ, quét sạch những tang tóc đau thương, ông không quên gửi lời nhắn nhủ ân tình với các pho tượng về một xã hội đã đổi mới.

Các vị La. Hán chùa Tây Phương
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Cha ông yểu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương hồng hóa gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây tươi vạn dặm đường xuân.

Vậy là trong lòng người buồn bã nên nhìn lên tượng cũng chỉ thấy toàn một màu u ám. Khi xã hội đã đổi thay, nhà thơ cảm thấy như mình được sống lại. Những đường nét khắc khoải trên gương mặt tượng cũng tươi hơn, rạng rỡ hơn. Với tư thế làm chủ đất nước, tác giả khẳng định chỉ có cách mạng mới có thể giải thoát cho con người ra khỏi đau khổ, mới có thể xóa đi những nếp nhăn đau thương trên khuôn mặt tượng. Giọng thơ ở đây trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát, không còn đau buồn nặng trĩu như xưa kia nữa. Những câu thơ cuối không giấu nổi một niềm tự hào trước sự đổi thay của xã hội, của cuộc sông. Tâm hồn u uất của tác giả bỗng trở nên phơi phới, dạt dào cảm xúc.

Được khơi gợi cảm hứng từ những pho tượng nhưng Các vị La Hán chùa Tây Phương không phải là tác phẩm bàn về Phật giáo mà chỉ là sự thể hiện một cách cảm nhận và suy ngẫm về quá khứ lịch sử của dân tộc. Bài thơ là tiếng thở dài về xã hội xưa – một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tấc không tìm được lối ra. Mặt khác, bài thơ còn là tiếng reo vui, hòa ca của tác giả trước đất nước tươi đẹp trong thời đại mới.

Mẫu 2

“Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ Phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương?”

Sau mấy chuyến viếng thăm chùa Tây Phương (một ngôi chùa kiến trúc độc đáo trên núi Câu Lâu, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây), nhà thơ Huy Cận đã sáng tác bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”. Viết về chùa, về tượng Phật, nhưng bài thơ không triết luận về Phật giáo mà như nhà thơ Huy Cận nói: “Nhà nghệ sĩ xưa đã vô tình hay hữu ý mượn đề tài chuyện Phật mà miêu tả xã hội đương thời, một xã hội quằn quại đau khổ trong nhiều biến động và bế tắc không tìm được lối ra”.
Huy Cận tả lại hình hài của các vị La Hán bằng những nét bút tài hoa. Nhà thơ như thấy sự vận động bên trong tâm hồn của các vị La Hán:

“Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gày
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bẩy ngồi y cho đến nay”.

Huy Cận tả thực kết hợp với suy tưởng, mà suy tưởng mới là nét sâu sắc của thơ Huy Cận, còn tả thì các nghệ nhân tạc tượng cũng đã quá giỏi rồi. Bằng những từ ngữ sắc bén, gân guốc, bám sát đặc trưng của tượng, tác giả vừa tả vừa suy tưởng:

“Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển
luân hồi Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi”.

Qua nét bút tài hoa của Huy Cận, ta thấy các vị La Hán vật vã, “trầm ngâm đau khổ” và bi kịch thay nỗi đau khổ bất biến “Tự bấy ngồi y cho đến nay”. Và nỗi khổ đau của các vị La Hán trào dâng lên như sóng biển – “biển luân hồi”:

“Trán như nổi sóng biển luân hồi”

Mỗi vị một dáng vẻ, một tư thế, một nét mặt tạo thành một quần thể tượng tiêu biểu cho những sô’ phận từ “vực thẳm đời nhân loại”.

Đến đây, tác giả dùng bút pháp khái quát kết hợp với suy tưởng:

“Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc củng đổ mồ hôi”

Phải nói là Huy Cận đồng cảm với các nghệ nhân điêu khắc thiên tài thế kỉ XVIII hơn là đồng cảm với triết lí Phật giáo. Dưới bàn tay của các nghệ nhân thiên tài, những thớ gỗ không còn là vật vô tri vô giác mà là “mặt con người”. Quần tượng này là “cuộc họp lạ lùng trăm vật vã”, cuộc họp của những con người trong cái bể trầm luân này:
Quan sát các pho tượng La Hán, nhà thơ có cảm tưởng đây là cuộc đời, là bể khổ của chúng sinh. Những từ cụ thể như “cuồn cuộn”, “cháy” diễn tả ý tưởng trừu tượng đau thương rất hay. Bi phẫn! Chỉ là tượng gỗ mà giông mà bão mà sóng gió hãi hùng:

“Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trài sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”

Bút pháp miêu tả của tác giả vẫn không rời những nét nghệ thuật điêu luyện của tượng để suy tưởng về thế giới tinh thần của quý vị. Mỗi một từ “mặt” lại gắn với một động tác “cúi”, “nghiêng”, “ngoảnh sau” cho ta hình dung các pho tượng sống động vô cùng. Mặt khác cũng cho ta thấy được tư tưởng của người xưa, đau khổ, bế tắc cố quay theo tám hướng để “thiên vấn”:

“Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”

Câu thơ cắt làm đôi. Dấu chấm của sự bế tắc. Một câu hỏi lớn rồi im bặt, kêu không thấu trời. Câu hỏi vọng vào không gian thăm thẳm, “Không lời đáp”. Nỗi đau khổ kéo dài cho đến hôm nay:

“Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”

Từ “chau” rất đời, rất con người. Các vị La Hán còn quằn quại với nỗi đau đời, chưa giải thoát được. Chứng tỏ nghệ thuật tạc tượng các vị La Hán thật là kiệt xuất mà sự đồng cảm của nhà thơ cũng sâu sắc.

Không có ngôi chùa nào trên đất nước ta có nhiều pho tượng Phật quý giá như thế. Chùa Tây Phương như là một bảo tàng những kiệt tác điêu khắc mà cũng là bảo tàng nỗi đau khổ của chúng sinh, của “cha ông thời xưa cũ”.

Bắt gặp các pho tượng Phật La Hán chùa Tây Phương, Huy Cận vừa kinh ngạc trước những công trình nghệ thuật tuyệt mĩ của dân tộc vừa như bắt gặp chính những suy tư, trăn trở của nhà thơ trong quá khứ. Dưới ánh sáng của tâm hồn đã đổi mới, nhà thơ thông cảm với tấn bi kịch tinh thần của người xưa và tự hào với cuộc sống mới hôm nay:

“Cha ông yêu mến thời xưa củ
Trần trụi đau thương bỗng hóa gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân”.

Mẫu 3

Các vị La Hán chùa Tây Phương (được sáng tác cuối năm 1960) là bài thơ vào loại trội nhất của Huy Cận từ sau Cách mạng tháng Tám. Phần đặc sắc hơn cả trong bài thơ này là tám khổ thơ đầu, khắc họa các hình ảnh các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây). Có người xem đoạn thơ này là những bức “điêu khắc bằng lời” làm sống dậy các pho tượng gỗ rất nổi tiếng của chùa Tây Phương. Hơn nữa, hình tượng thơ ở đây còn chứa đựng những suy ngẫm triết lí về nhân sinh và một thời đại lịch sử mà xã hội “quằn quại, đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra”, như Lời dẫn của chính tác giả ở đầu bài thơ đã viết.

Đoạn thơ này khai triển theo hướng đi từ những ấn tượng chung đến sự miêu tả khắc họa ba pho tượng cụ thể và cuối cùng tả bao quát cả quần thể các bức tượng La Hán.

Thể thơ đầu diễn tả ấn tượng chung: nỗi vương vấn, băn khoăn ám ảnh trong tâm trí nhà thơ sau khi thăm chùa Tây Phương và các pho tượng La Hán. Đến nơi cửa Phật mà lòng chẳng hề thấy thanh thản siêu thoát, bởi chính những tượng Phật ờ đây lại trĩu nặng những nét đau thương rất người, làm dội lên một nỗi băn khoăn, một câu hỏi:

Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Như để làm rõ và sâu sắc thêm cho cảm tượng chung ở trên, trong ba khổ thơ tiếp theo Huy Cận đi vào khắc họa ba pho tượng cụ thể với những hình hài và tư thế rất khác nhau nhưng đều cùng thể hiện những nỗi đau khổ và bế tắc của nhân thế.

Pho tượng thứ nhất:
Đây vị xương- trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sậu vòm mắt
Từ bấy ngồi y cho đến nay.

Bằng việc khắc họa sự gầy gò, trần trụi của thân hình và tư thế bất động của ngoại hình, tác giả đã làm nổi bật lên sức mạnh của tư tưởng, tâm linh: nhà tu hành mãi sống với những ý tưởng và suy tư của mình đến khô héo cả hình hài! Những ý tưởng nung nấu trong tâm trí có thể thiêu đốt cả thể xác con người thì đó phải là những ý tưởng mạnh mẽ và sâu sắc. Nhà thơ đã làm nổi rõ được tài năng của nhà nghệ sĩ điêu khắc: đùng cái tĩnh mà nói được cái động, bằng sự khắc họa ngoại hình mà diễn tả được sức sống nội tâm nhân vật.
Ở pho tượng thứ hai, Huy Cận lại cảm nhận được một nét đặc sắc khác của tài năng các nghệ nhân tạc tượng: khắc họa những chuyển động mạnh mẽ của thân thể để diễn tả những vận động sôi sục dữ dội trong nội tâm. Câu thơ với hàng loạt động từ và trạng từ diễn tả những động tác và trạng thái rất căng thẳng, mạnh mẽ, đặc biệt là trên khuôn mặt của pho tượng: mắt giương, mày nhíu xệch, trán như nổi sóng, môi cong chua chát, gân vặn, mạch máu sôi. Đó đâu là những chuyển động của thân thể, của đường gân thớ thịt mà chính là bộc lộ sự dồn nén sôi sục của tâm linh tưởng như muôn phá tung những giới hạn thân xác chứa đựng nó; một sự trăn trở dữ dội tìm đường giải thoát nhưng cũng thật là bất lực.
Ở pho tượng thứ ba, nhà thơ chú ý đến một tư thế và một hình hài khác lạ:
Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non.

Trái với sự trăn trở dữ dội ở bức tượng trên, ở đây con người dường như không còn một vận động nào nữa. Trong cái dáng dấp lạ lùng này, con người dường như dã hoàn toàn xa lánh với ngoại giới, phải chăng đã đạt đến sự tịch diệt, vô cảm? Nhưng nghệ nhân tạc tượng đà đặc biệt diễn tả một đôi tai khác thường: “rộng dài ngang gối”. Đôi tay có tướng mạo của Phật ấy, với Huy Cận, chính là để nhà tu hành “Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”, để đón nhận và cảm thông với ngàn vạn nỗi đau khổ của chúng sinh trong cõi trần gian bể khổ này như nhà Phật từng quan niệm.

Sau khi đã đặc tả ba pho tượng tiêu biểu, tác giả tả bao quát cả nhóm tượng đồng thời thể hiện những liên tưởng và suy ngắm của mình về con người và nhân thế được gợi ra từ hình ảnh các tượng La Hán này. Đây không phải là mộ vài cá nhân đau khổ mà là hình của cả một chúng sinh đau khổ, là cả một “nhân loại” của một quá khứ bế tắc quằn quại đã hiện hình về từ vực thẳm đau thương, tụ họp lại dưới mái chùa này:

“Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời”

Bằng cảm xúc mạnh mẽ và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã biến những pho tượng gỗ bất động kia thành những sinh thể hiện ra với những quằn quại, trăn trờ và tâm trạng căng thẳng sục sôi, một ‘‘Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã” mà các pho tượng gỗ cũng “đổ mồ hôi”, Tác giã nhìn ra cuộc tụ họp những khổ đau này là ở thời điểm cao độ của sự vật vã căng thẳng, khi mà “Bấy nhiêu quằn quại run lần chót” trước khi các nhà tu hành bước được vào cối tịch diệt của Phật.
Cũng từ những pho tượng này, Huy Cận cảm nhận được nỗi khát khao tìm lối ra và sự bế tắc vô phương giải thoát của cha ông ta trong một thời quá khứ (mà ở đoạn tiếp theo của bài thơ, tác giả sẽ chỉ rõ đổ là thời đại của Nguyễn Du):

Mặt cúi, mặt nghiêng mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Sự suy tưởng của tác giả mặc dù có định hướng rõ ràng về một thời đại lịch sử, nhưng nó có cơ sở trên sự quan sát và rung cảm trực tiếp từ các pho tượng; không những không thoát li khỏi các hình tượng điêu khắc mà còn truyền vào các hình tượng ấy một ý nghĩa triết lí về nhân sinh và lịch sử.
Thành công của Huy Cận trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, đặc biệt là ở tám khổ đầu, trước hết là sự quan sát tinh tế và khả năng miêu tả giàu sức tạo hình với bút pháp già dặn, vừa sinh động vừa cô đúc, nhiều sức gợi. Nhưng ở chiều sâu của nó, bài thơ còn là sự tiếp nối và giải tỏa cho những nỗi đau đời, những nỗi sầu nhân thế của tác giả Lửa thiêng, một hồn thơ như chính nhà thơ tự thay, luôn luôn “tủi nắng sầu mưa – Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi” (Mai sau). Vì thế sự cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ về các pho tượng La Hán chùa Tây Phương còn là một sự đồng cảm thấm thía; và phải chăng có thể nói Huy Cận đã thấu hiểu được nỗi lòng và ý tưởng của các nghệ nhân tài hoa xưa đã gửi vào các pho tượng này những tác phẩm vẫn được xem như là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam.

Mâu 4

“Các vị La Hán chùa Tây Phương” là một bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn có nhiều đặc sắc về nghề thuật. Mà nghệ thuật chủ yếu là mô tả và khắc họa các pho tượng

Viết về mười tám vị La Hán chùa Tây Phương, người làm thơ đứng trước một khó khăn: đó là làm thế nào cho người đọc hình dung dươc một cách sinh động hình ảnh của từng pho tượng lại cũng phải làm cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về tất cà mười tám pho tương. Nếu Huy Cận đi theo hướng tả lại lần lượt mười tám pho tương ấy, mỗi pho tượng một khổ thơ thì người đọc sẽ thấy đủ mặt từng vị một nhưng bài thơ sẽ quá dài, không cần thiết. Nhưng nếu đi theo hướng khái quát chung thì người đọc lại không thể hình dung đươc một cách sinh động mỗi một pho tượng như thế nào. Trước yêu cầu ấy, Huy Cận đã có một giải pháp nghệ thuật hợp lý: Phối hợp đặc tả cụ thể với bao quát toàn thể. Nhờ đó mà đem đến cho người đọc một cảm nhận khá toàn diện: Vừa có riêng vừa có chung, vừa gần vừa xa. Vừa có điểm trọng tâm, vừa có diện mở rộng, vừa chi li cụ thể, lại vừa khái quát tổng thể… đủ để cho người đọc hình dung đươc về cái thế giới riêng của mười tám vị La Hán này.
Ba khổ thơ đầu nghiêng về đặc tả. Còn ba khổ thơ tiếp theo lại nghiêng về bao quát. Huy Cận chỉ chọn ba gương mặt tiêu biểu cho ba tâm tính, ba khí chất, ba thời điểm điển hình của cuộc họp này.

Pho tượng thứ nhất xem ra là một tâm tính điềm đạm, bình tĩnh như là phong thái của người từng trải. Mặc dù trong lòng rối bời lên một tâm sự lớn nhưng vẫn có khả năng kiềm chế, tiết chế, không cho cảm xúc lộ ra ngoài. Pho tương này hiện ra với dáng điệu trầm ngâm, lặng lẽ suy tưởng một mình. Nhưng bên trong cái dáng lặng lẽ, ít lời ấy người ta vẫn thấy rõ một ngọn lửa lòng, một ngọn hoả tâm đang thiêu đốt:

“Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đổt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay”.

Ở khổ thứ hai, nhà thơ miêu tả pho tượng dường như tương phản với vị trên Đây là pho tượng có một tâm tính xốc nổi và nông nổi. Tất cả nhiệt tình bên trong đều tràn cả ra ngoài, tất cả những cảm xúc đều hiện ra trong cử chỉ, hành động. Tâm tình của pho tượng ấy làm toát lên một sự nôn nóng, vội vã, hấp tấp. Phải chăng đây là một người trẻ tuổi, còn đầy sức lực:

“Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng, biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi”.

Còn vị thứ ba lại tiêu biểu cho một tâm tính, một khi chất khác. Vị này có vẻ an phận, buông xuôi. Sau khi suy nghĩ và cảm thấy những nghĩ suy đã làm cho mình mệt mỏi, cho nên có thái độ phó mặc, ngại đương đầu với những gì quyết liệt, dữ dội, phức tạp. Tuy nhiên, cũng không thể lảng tránh được, nỗi đau khổ của cuộc đời cứ dội đến đôi tai dài rộng

“Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn… “

Nhìn vào dáng điệu của ba pho tượng này chủng ta còn thay mỗi tư thế cũng điển hình cho một thời khác. Phải chăng vị thứ nhất tiêu biểu cho thời điểm cuộc họp mới bắt đầu, câu hỏi vừa mới tung ra, các thành viên còn bình tĩnh và tự tin rằng có thể sẽ tìm kiếm được câu trả lời? Còn vị thứ hai lại tiêu biểu cho thời điểm cuộc họp vào lúc ráo riết nhất, căng thẳng nhất. Tất cả đều nung nấu, lao tâm khổ tứ để tìm kiếm câu trà lời nhưng mài vẫn chưa ra. Nhìn vào pho tượng này người ta còn thấy được cả không khi oi ả, bức xúc của cuộc họp. Vị cuối cùng phải chăng là thời điểm mà mọi kiếm tìm đếu vô vọng rồi? Rõ ràng Huy Cận đã chọn ba pho tượng để đặc tả một cách rất chính xác. Ý nghĩa điến hình rất cao. Chỉ cần ba pho tương ấy thôi đã đủ cho người đọc hình dung về tâm trạng của mười làm pho còn lại.

Như chúng ta đã biết, Huy Cận đã phát hiện ra dụng ý của các nghệ nhân ngày xưa chỉ là mượn đề tài tượng Phật để nói về cuộc đời thực, cho nên mỗi một pho tượng mang một vẻ mặt con người Điều đó khiến cho Huy Cận cần phải nhận diện được từng tính cách cùa người, thân phận người, gương mặt người trong từng pho tượng gỗ. Làm thế nào để cho mỗi pho tượng hiện ra là một con người sống động? Đó chính là câu hỏi đầy khó khăn. Để trả lời câu hỏi này, Huy Cận đã sử dụng một nghệ thuật rất cổ truỵền nhưng cũng rất phù hợp: biến cái tĩnh thành cái động. Các pho tương này vốn bằng gỗ được đặt bất động tại chùa Tây Phương Nhưng các nghệ nhân ngày xưa là những bàn tay tài hoa. dường như đã thổi vào đó sự sống. Cho nên pho tương nào cũng sống động, mọi đường nét, hình khối để diễn tả gương mặt tượng, dáng điệu tượng đều làm toát lên đươc đời sống nội tâm ở bên trong.

Đến lượt mình, Huy Cận đã biến những hình tượng điêu khắc thành những hình tượng của thi ca. Một lần nữa, họ hiện ra như những con người thực. Mỗi trạng thái tỉnh của tượng đều hoá thành trạng thái động của người. Vị thứ nhất thỉ “trầm ngâm đau khổ”, tự bấy ngồi y cho đến nay”. Nghĩa là bước vào cuộc họp, vị ấy đã chọn một tư thế ngồi và cứ ngồi y nguyên ở đấy suốt hai thế kỷ qua. Có vị thì sau khi suy nghĩ đã co mình, tay chân thu lại giống như động tác thu minh của một con người an phân. Chúng ta có cảm tưởng như động tác ấy vừa mới diễn ra. Nhưng sống dộng nhất có lẽ vẫn là pho tượng thứ hai. Chúng ta có cảm giác như từ pho tượng toát ra cả hơi ấm của sự sống. Bên dưới lồng ngực là trái tim đang dập mãnh liệt, bên dưới làn da, mạch máu đang chạy, cặp mắt vừa mới giương lên, vầng trán nổi sóng mà nhất là đôi môi và bàn tay: “môi cong chua chát”, “gân vặn bàn tay”.

Có thế nói ở đây Huy Cận có phẩn nào bị ảnh hưởng lối cảm nhận và diễn tả của nhà điêu khắc Rôđanh ở bức tượng “Người suy nghĩ”. Nhà điêu khắc này đã tà một người suy nghĩ đang trong trạng thái căng thẳng nhất, không chỉ có trí não hoạt dộng mà tất cả bắp cơ, mọi đường gân, thớ thịt đang được tập trung dồn vào việc nghỉ ngợi ở pho tượng này cũng thế, Vị La Hán đang căng toàn thân một cách ráo riết, quyết liệt mong tìm kiếm được ngay câu trả lời. Đó là cực điểm của sự suy nghĩ. Cho nên tác giả đã dồn vào đấy rất nhiều động từ nhằm thể hiện một nội tâm sôi động, bức xúc: “mắt giương”, “mày nhíu xệch”, “Trán như nổi sóng”… Qua cách tả của Huy Cận, mười tám pho tượng đều như thế: Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau”, “quay theo tám hướng” Tất cà khiến cho không khỉ trở nên cực kỳ căng thẳng: “cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời”. Và cho đến bây giờ, hai trăm năm đã trôi qua. không khí ấy vẫn chưa hề tiêu tan, những nét hằn trên mặt tượng vẫn còn nguyên, chưa chịu giãn ra.

“Các vị La Hán chùa Tây Phương” là một thành công của Huy Cận. Thành công ấy trước hết thuộc về tình yêu của tác giả đối với cha ông. Bài thơ thể hiện một sự cảm thông lớn đối với nỗi đau khổ, bế tác trong quá khứ. Nhưng nếu chỉ có một tình thương đơn thuần thì cũng chưa thể có sáng tạo nghệ thuật.

Thành công của bài thơ còn thuộc về tài hoa của Huy Cận Ông đã biết phát huy những thủ pháp nghệ thuật phù hợp để khác hoạ những hình tượng của mình. Nhờ đó mà giờ đây, bên cạnh mười tám pho tượng của ngành điêu khác Việt Nam, nên thơ ca hiện đại Việt Nam cũng có mười tám vị La Hán được tạc bằng ngôn từ.

Rất có thể những người tinh thông Phật giáo viếng thăm chùa Tây Phương sẽ giải thích các pho tượng La Hán kia một cách khác chăng. Nhưng Huy Cận thì không hề quan sát và miêu tá các vị ấy theo quan điểm Phật giáo. Nhà thơ không đối thoại với các nhà Phật học mà đối thoại với “bác thợ cà” ngày xưa đã tạc nên 18 pho tượng tuyệt vời này như những công trình nghệ thuật phàn ánh thời đai của mình, đúng vào cái thế kỷ mà Nguyễn Du viết Truyện Kiêu và Văn Chiêu hồn.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu…

Bạn đọc đừng bỏ lỡ 👉Tràng Giang💚 với nội dung và nghệ thuật đặc sắc sau đây nhé!

Mẫu 5

Giữa không khí phấn khởi của năm đầu miền Bắc bước vào kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961), bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận ra đời như một luồng gió mát đem lại niềm tin yêu đối với cuộc sống mới. Nội dung bài thơ nói lên suy nghĩ của Huy Cận khi thăm các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương. Ba khổ trong phần đầu của bài thơ ghi lại những hình ảnh của các pho tượng La Hán:

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…

Mỗi khổ thơ là một pho tượng La Hán được tác giả khắc họa bằng ngôn ngữ tạo hình, với dáng nét sôi động đến mức giống như con người thật đang trầm tư, vật vã, quằn quại vì bao nỗi khổ đau. Hơn nửa, ý thơ thể hiện được nội tâm qua những nét ngoại hình độc đáo của các pho tượng. Đầu tiên là hình ảnh của pho tượng thứ nhất:

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Bằng cách chọn lọc những chi tiết ngoại hình xương trần chân với tay, tấm thân gầy, sâu vòm mắt, nhà thơ đã vẽ ra hình ảnh gầy guộc quá thể của vị La Hán. Bên trong tấm thân gầy gò ấy là sự đau đớn nội tâm của con người chịu nhiều sóng gió cuộc đời:

Có chi thiêu đốt tấm thân gầy

Đặc biệt là những nỗi đau đớn còn hiện lên đôi mắt đầy ưu tư phiền não:

Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Qua bao nhiêu thời gian đài đằng đẳng:
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Pho tượng thứ hai được miêu tả thật sinh động:

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Hồn thơ của Huy Cận đã nhập vào tinh thần của những đường nét khắc trên tượng gỗ. Ý thơ như đậm đặc những ấn tượng tạo hình. Hình ảnh pho tượng với những chi tiết sống thực mắt giương mày nhíu xệch, môi cong, gân vặn bàn tay như miêu tả con người đang căm phẫn và đau đớn trước bao nhiêu cái ác đang chà đạp lên cái thiện, cái xấu đang hủy hoại cái tốt trong xã hội phong kiến, như Nguyễn Du đã từng than thở trong Truyện Kiều:

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Với pho tượng thứ ba, tác giả chú ý khắc họa đôi tai của vị La Hán. Đôi tai vừa rộng, vừa dài, đối lập với chân tay co xếp lại:

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn….

Nếu pho tượng thứ hai biểu hiện thái độ căm phẫn đau đớn trước những điều mắt thấy thì pho tượng thứ ba nhấn mạnh đến tâm trạng đau buồn của vị La Hán trước những điều tai nghe:

Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn….

Thật vậy, cuộc sống của con người trong xã hội cũ đầy những nghèo khổ, bất công, bế tắc:

Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi.
(Chế Lan Viên)

thì chuyện nào chẳng là chuyện đáng buồn.

Tóm lại, hình ảnh ba pho tượng La Hán biểu hiện cuộc sống đầy đau thương, bế tắc của những kiếp người quằn quại đau khổ trong xã hội cũ bằng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị tạo hình, vừa diễn tả được tư tưởng, triết lí cuộc đời. Qua đó, đoạn thơ cũng thể hiện tấm lòng yêu thương con người của nhà thơ qua niềm thương cảm, suy tư đối với các pho tượng La Hán chùa Tây phương.

Viết một bình luận