Bài Thơ Cái Lưỡi Mầm Non: Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án

Bài Thơ Cái Lưỡi Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Gửi Đến Bé Bài Thơ Cãi Lưỡi Về Chủ Đề Sức Khỏe Bản Thân Cực Bổ Ích

Nội Dung Bài Thơ Cái Lưỡi Tác Giả Lê Thị Mỹ Phương

Bài thơ cái lưỡi một trong những bài thơ giúp bé học nói và tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe bộ phận trên cơ thể

Bài thơ: Cái lưỡi
Tác giả: Lê Thị Mỹ Phương

Tôi là cái lưỡi
Giúp bạn hàng ngày
Nếm vị thức ăn
Nào chua nào ngọt
Những gì nóng quá
Bạn chớ vội ăn
Hãy chờ một tý
Không thì đau tôi..

Cùng Tìm Hiểu 🥰️Bài Thơ Bàn Chân Của Bé🥰️ Có Chức Năng Nhiệm Vụ Gì Nhé

Tranh Thơ Cái lưỡi Cho Bé

Mời cô và phụ huynh tham khảo tranh thơ cái lưỡi giúp bé tăng khả năng quan sát, rèn luyện trí nhớ về ngôn ngữ

Lời thơ cái lưỡi
Lời thơ cái lưỡi
Bài thơ cái lưỡi
Bài thơ cái lưỡi
Tranh bài thơ cái lưỡi
Tranh bài thơ cái lưỡi
Tranh lời thơ cái lưỡi mầm non
Tranh lời thơ cái lưỡi mầm non

Tặng Con 😘Bài Thơ Đôi Mắt Của Em😘 Bài Thơ Cực Hay Về Chủ Đề Các Bộ Phận Trên Cơ Thể

Hình Ảnh Bài Thơ Cái Lưỡi

Thông qua loạt hình ảnh thohay.vn sưu tầm làm cho bài học trở nên hấp dẫn, kích thích sự tập trung học tập của bé

Cái lưỡi
Cái lưỡi
Tôi là cái lưỡi
Tôi là cái lưỡi
Ảnh lưỡi của em bé
Ảnh lưỡi của em bé
Hình ảnh cái lưới
Hình ảnh cái lưới

Cô Và Phụ Huynh Lưu Ngay 🚂Bài Thơ Bé Tập Đi Xe Đạp🚂 Đọc Cho Con Nghe Nhé

Giáo Án Bài Thơ Cái Lưỡi Mầm Non

Giáo án bài thơ cái lưỡi cho các cô tham khảo để thực hiện dạy trên lớp cho các bé.

GIÁO ÁN SỐ 1

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

  •  Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung lời thơ “ Cái lưỡi”.

2. Kỹ năng

  • Trẻ thuộc bài thơ, đọc thơ diễn cảm, trả lời được 1 sô câu hỏi của cô

3. Giáo dục

  • Trẻ biết bảo vệ, giữ gìn vệ sinh các giác quan, bộ phận trên cơ thể , biết tác dụng của các giác quan

II. Chuẩn bị

  • Đàn.
  • Tranh, hình ảnh minh họa cho bài thơ.

II. Tổ chức hoạt động

a. Gây hứng thú:

  •  Cô và trẻ hát và vận động bài hát: Xòe bàn tay, nắm ngón tay
  •  Cô con mình vừa hát bài hát nhắc bộ phận gì trên cơ thể? ( Bàn tay)
  •  Ngoài bàn tay trên cơ thể chúng mình còn những bộ phận nào nữa?
  • Các con ạ! Mỗi 1 bộ phận, giác quan trên cơ thể đều có những tác dụng khác nhau , bộ phận , giác quan nào cũng quan trọng chúng mình phải biết giữ gìn, vệ sinh, bảo vệ nó nhé. Có 1 bài thơ nói về 1 giác quan trên cơ thể mình đấy, đó là giác quan nào chúng mình cùng nghe cô đọc bài thơ “ Cái lưỡi ” của nhà thơ Lê Thị Mỹ Phương nhé.

b. Nội dung

* Cô đọc thơ

  • Cô đọc lần 1 không tranh.
  • Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa.

* Đàm thoại – Trích dẫn:

  • Cô vừa đọc bài thơ gì?
  • Cái lưỡi giúp chúng mình điều gì? ( Nếm vị thức ăn )
  • Các vị thức ăn đó như thế nào nhỉ? ( Nào chua nào ngọt)

Trích: “ Tôi là cái lưỡi
Giúp bạn hàng ngày
Nếm vị thức ăn
Nào chua nào ngọt”

  • Ngoài có tác dụng nếm vị thức ăn thì cái lưỡi còn nhắc nhở chúng mình điều gì?

Trích: “ Những gì nóng quá
Bạn chớ vội ăn
Hãy chờ 1 tí
Không thì đau tôi ”

  • Chúng mình có yêu quí cái lưỡi của chúng mình không? Vì sao? ( Giúp chúng ta nếm được vị của các  món ăn)
  • Giáo dục: Cái lưỡi là 1trong những bộ phận quan trọng của cơ thể vì vậy các con phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các con đã nhớ chưa

* Trẻ đọc thơ

  • Cho cả lớp đọc cùng cô 2 lần.
  • Thi đua tổ, nhóm, cá nhân đọc..
  • Cả lớp đọc lại 1 lần.
  • Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc thơ

3. Kết thúc

  • Cả lớp hát bài hát “ đôi mắt xinh”

GIÁO ÁN SỐ 2

I. Mục đích yêu cầu.

  • Trẻ lắng nghe cô đọc thơ và đọc được theo cô từ cuối của câu thơ
  • Trẻ biết tên bài thơ “ Cái lưỡi”, biết tên tác giả “ Lê Thị Mỹ Phương ”
  • Biết được nội dung của bài thơ: Cái lưỡi giúp cho chúng ta biết được các mùi vị khác nhau.
  • Trả lời được các câu hỏi của cô.
  • Giáo dục trẻ: khi ăn uống các con phải cẩn thận, không ăn những thúc ăn cay, nóng sẽ làm bỏng lưỡi.

II. Chuẩn bị

  • Slide các hình ảnh về bài thơ
  • Các loại quả, quả chanh, quả chuối
  • Tivi, giỏ đựng các loại

III. Cách tiến hành

Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú giới thiệu bài

  • Hôm nay cô có một món quà muốn dành tặng bị mất cho lớp mình, các con hãy đoán xem cô mang đến món quà gì cho lớp mình nhé
  • Cô cho xuất hiện giỏ đựng các loại quả: Hỏi trẻ:

+ Trong giỏ cô có gì?( quả chanh, quả chuối)

  • Mời 1-2 trẻ lên và cho nếm vị của từng loại quả

+ Con thấy quả chanh chua hay ngọt ( chua)

  • Gọi 1-2 trẻ lên và cho nếm vị quả chuối và hỏi trẻ

+ Con thấy quả chuối chua hay ngọt ( ngọt )

  • Hai loại quả mà các con vừa nếm xong mỗi loại có một mùi vị khác nhau. Qủa chanh thì chua, quả chuối thì ngọt. Để biết được mùi vị của hai loại quả trên là nhờ vào lưỡi đấy các con ạ
  • Có một bài thơ rất hay nói về lưỡi do cô Mỹ Phương sáng tác. Bây giờ cô và cả lớp cùng học bài thơ này nhé!

Hoạt động 2:

*Dạy trẻ đọc thơ ” Cái lưỡi”

  • Cô giới thiệu tên bài thơ: Cái Lưỡi, tên tác giả Mỹ Phương
  • Cô đọc thơ cho trẻ nghe 2 lần
    + Lần 1: Cô đọc diễn cảm
  • Cô giải thích nội dung của bài thơ: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ” Cái lưỡi” do cô Mỹ Phương sáng tác, bài thơ nói về cái lưỡi hàng ngày giúp chúng ta nếm mùi vị của thức ăn
    + Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp với hình ảnh minh họa

*Trích dẫn, đàm thoại.

  • Cô vừa đọc bài thơ gì ( cái lưỡi)
  • Bài thơ do ai sáng tác ( cô Mỹ Phương)
  • Bài thơ nói về cái gì? ( cái lưỡi)
  • Hằng ngày cái lưỡi giúp mọi người những công việc gì? ( Nếm vị thức ăn )
  • Khi thức ăn còn nóng các con có được ăn không?( không )
  • Vì khi các con ăn thức ăn còn nóng sẽ làm các con bỏng lưỡi đấy
    ( Những gì nóng quá
    ……
    Không thì đau tôi)

*Dạy trẻ đọc thơ.

  • Cô đọc lại thơ cho cả lớp nghe lại một lần nữa
  • Cho cả lớp đọc thơ từ 2 đến 3 lần
  • Cho trẻ đọc từ khó
  • Gọi cá nhân, tổ, nhóm lên đọc thơ 2 đến 3 lần
  • Trong quá trình trẻ đọc thơ cô chú ý trẻ đọc sai, tuyên dương trẻ đọc đúng
  • Giáo dục: Khi ăn uống các con phải cẩn thân, không ăn thức ăn khi cay, nóng sẽ làm bỏng lưỡi

*Hoạt động 3: Chơi trò chơi ” Mũi, cằm, tai”

  • Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi cho trẻ nghe
  • Cách chơi cô hát bài hát ” Mũi, cằm, tai” khi cô hát đến bộ phận nào thì con phải chỉ đến bộ phận đó
  • Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 đến 3 lần
  • Nhận xét tuyên dương
  • Kết thúc hoạt động cho trẻ ra sân chơi.

Đừng bỏ lỡ 🌹Bài Thơ Rong Và Cá 🌹 Để Biết Về Thế Giới Dưới Nước Thú Vị Như Thế Nào

Viết một bình luận