Cánh Cửa Nhớ Bà Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Đọc Hiểu, Giáo Án, Soạn Bài.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Cánh Cửa Nhớ Bà Lớp 2
Cùng tìm hiểu về nội dung bài thơ Cánh cửa nhớ bà trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 sau đây nhé!
Cánh cửa nhớ bà
Tác giả: Đoàn Thị Lam Luyến.
Ngày cháu còn thấp bé
Cánh cửa có hai then
Cháu chỉ cài then dưới
Nhờ bà cài then trên.
Mỗi năm cháu lớn lên
Bà lưng còng cắm cúi
Cháu cài được then trên
Bà chỉ cài then dưới…
Nay cháu về nhà mới
Bao cánh cửa – ô trời
Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi.
Hướng dẫn cách 🌷Kể Chuyện Hai Anh Em Lớp 2 🌷 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Giới Thiệu Bài Thơ Cánh Cửa Nhớ Bà
Đừng nên bỏ qua các thông tin giới thiệu về bài thơ Cánh cửa nhớ bà sau đây.
- Bài thơ được sáng tác bởi tác giả Đoàn Thị Lam Luyến, được in trong SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 123
- Nội dung chính: Bài thơ là những lời tâm sự của người cháu khi nhớ về bà của mình. Lúc nhỏ bà giúp cháu cài then cửa trên, cháu lớn lên, lưng bà cũng còng theo nên bà chỉ có thể cài then cửa dưới. Giờ đây khi cháu trưởng thành thì bà đã không còn nữa
Bố Cục Bài Thơ Cánh Cửa Nhớ Bà
Bố cục bài thơ Cánh cửa nhớ bà có thể chia thành 3 đoạn, mỗi khổ một đoạn:
- Đoạn 1: Khổ 1: Khi cháu còn bé, bà giúp cháu cài then trên
- Đoạn 2: Khổ 2: Khi bà già đi thì cháu sẽ cài then trên
- Đoạn 3: Khổ cuối: Giờ đây khi cháu trưởng thành, có nhà mới, cửa mới nhưng bà thì không còn nữa
Đọc thêm về 💚 Sự Tích Hoa Tỉ Muội 💚 Nội Dung Truyện, Soạn Bài Kể Chuyện
Hướng Dẫn Tập Đọc Cánh Cửa Nhớ Bà
Hướng dẫn cách tập đọc bài thơ Cánh cửa nhớ bà chi tiết:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ
- Đọc theo nhịp bài thơ, không đọc suông, nên nhấn giọng ở đoạn người cháu nhớ bà của mình
- Đọc to, rõ ràng, rành mạch, thể hiện cảm xúc yêu thương trong từng câu thơ
Chú thích:
- Then (cửa): vật bằng tre, gỗ hoặc sắt, dùng để cài cửa.
Ý Nghĩa Bài Thơ Cánh Cửa Nhớ Bà
Bài thơ mang ý nghĩa thể hiện tình yêu thương của người cháu với bà của mình. Giờ đây bà không còn nữa nhưng những ký ức đẹp về bà thời thơ ấu sẽ luôn ở mãi trong cháu.
Đọc hiểu bài 🌟 Búp Bê Biết Khóc 🌟 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài Kể Chuyện
Đọc Hiểu Bài Thơ Cánh Cửa Nhớ Bà
Chia sẻ thêm nội dung đọc hiểu bài thơ cho bạn đọc tham khảo.
👉Câu 1: Dựa vào bài đọc, nối ý ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B.
Đáp án:
👉Câu 2: Ngày còn nhỏ, ai là người cài then cửa trên
A. Bà
B. Cháu
C. Bố mẹ
👉Câu 3: Sau khi cháu lớn lên, ai là người cài then cửa dưới
A. Người bà
B. Người cháu
C. Không phải A và B
👉Câu 4: Nối những từ ngữ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ cửa.
Đáp án:
👉Câu 5: Tại sao người cháu lại nhớ bà khi mở cánh cửa
A. Vì cháu ở thành phố, không gần bà
B. Vì khi cháu trưởng thành, bà đã mất rồi
C. Vì cháu muốn được bà mở cửa như lúc bé
Trả Lời Câu Hỏi Bài Cánh Cửa Nhớ Bà
Gợi ý cách trả lời câu hỏi bài Cánh cửa nhớ bà cho các em học sinh và phụ huynh cùng tham khảo.
👉Câu 1 trang 124 Tiếng Việt lớp 2: Ngày cháu còn nhỏ, ai thường cài then trên của cánh cửa?
Đáp án: Ngày cháu còn nhỏ, bà thường cài then trên của cánh cửa.
👉Câu 2 trang 124 Tiếng Việt lớp 2: Vì sao khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
Đáp án: Khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa vì lưng bà đã còng nên bà chỉ với tới then dưới của cánh cửa.
👉Câu 3 trang 124 Tiếng Việt lớp 2: Sắp xếp các bức tranh sau theo thứ tự 3 khổ thơ trong bài.
Đáp án:
Bức tranh 1 – khổ 2
Bức tranh 2 – khổ 3
Bức tranh 3 – khổ 1
👉Câu 4 trang 124 Tiếng Việt lớp 2: Câu thơ nào nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới?
Đáp án:
Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi.
* Luyện tập theo văn bản đọc:
👉Câu 1 trang 124 Tiếng Việt lớp 2: Những từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động: cánh cửa, cài, then, đẩy, lưng, về, nhà
Đáp án: Từ chỉ hoạt động: cài, đẩy, về.
👉Câu 2 trang 124 Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ những chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ “cửa”.
Đáp án: đóng, cài, khép, gõ, mở, khóa,…
Chia sẻ bài đọc 🔰 Chúng Mình Là Bạn 🔰Tìm hiểu chi tiết
Hình Ảnh Bài Thơ Cánh Cửa Nhớ Bà
Dưới đây là một số hình ảnh về bài thơ Cánh cửa nhớ bà của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
Giáo Án Cánh Cửa Nhớ Bà Lớp 2
Cuối cùng, Thohay.vn chia sẻ nội dung giáo án bài Cánh cửa nhớ bà lớp 2 chi tiết.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc rõ ràng bài thơ, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho bà.
- Hiểu được nội dung bài thơ: Tình cảm của người cháu đối với bà theo từng giai đoạn của cuộc đời từ khi còn thơ bé đến lúc trưởng thành.
2. Năng lực: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ; phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương ông bà và những người thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa câu hỏi 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động:
- Hát, biểu diễn bài: Cháu yêu bà
- Bài hát cho thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với bà như thế nào?
- Bài hát cho thấy bạn nhỏ rất yêu thương bà, các con vừa được đọc bài gì?
- TC Gọi bạn đọc bài thơ
- GV nhận xét, kết nối vào bài học: Các con vừa được đọc bài thơ Cánh cửa nhớ bà, để thấy được tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ với bà thế nào thì các con cùng cô vào tìm hiểu nội dung bài trong tiết 2.
- GV ghi đề bài: Cánh cửa nhớ bà (T2)
- HS hát, vận động theo nhạc
- HS trả lời: bạn nhỏ rất yêu bà
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
2. Khám phá
*Trả lời câu hỏi
Câu 1. Ngày cháu còn nhỏ, ai thường cài then trên của cánh cửa?
- GV gọi HS đọc lại đoạn 1
- GV YC HS làm việc nhóm 2 trả lời câu hỏi:
- Cánh cửa nhà bé có mấy then cài?
- Ngày cháu còn nhỏ, ai thường cài then cửa trên?
- Vì sao bà lại cài then cửa trên?
- GV và HS thống nhất đáp án
=> GV nhấn mạnh: Trước đây, ngôi nhà ở miền quê thường không kín cổng cao tường, chưa có ổ khóa như bây giờ, phần lớn rất đơn sơ, mộc mạc. Cánh cửa ngôi nhà thường được làm bằng ván gỗ, có then cài làm bằng một thanh gỗ nhỏ. Nếu muốn chắc chắn hơn, người ta thường làm ở cánh cửa chính có hai then cài, một then cao phía trên gần đầu khung cửa, một then phía dưới nằm gần bục cửa. Vì vậy, trong bài thơ này, nhà thơ mới kể chuyện người cháu đóng cửa phải nhờ bà cài giúp then trên, bởi lúc đó cháu bé quá chỉ cài được cái then phía dưới.
- Ngày cháu còn nhỏ bà là người cài then cửa trên. Vậy khi cháu lớn ai là người cài then cửa dưới?
- Vậy, vì sao bà là người cài then cửa dưới các con cùng tìm hiểu tiếp khổ thơ 2 nhé.
Câu 2. Vì sao khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
- Mời HS đọc khổ thơ 2.
- Vì sao khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
- YCHS chia sẻ trong nhóm 2
- Mời các nhóm chia sẻ ý kiến
- Vì sao bà lại cài then cửa dưới mà không cài then trên?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
=> Cũng vẫn câu chuyện cài then, đóng cửa nơi ngôi nhà của hai bà cháu nhưng sao giờ đây lại trái ngược hoàn toàn. Cháu cài được then cửa trên, nhưng bà thì không bao giờ với tới được nữa. Năm tháng vô tình đi qua, lưng bà đã còng xuống đến “cắm cúi” trông thật tội nghiệp. Vẫn biết rằng bà rồi cũng phải già đi nhưng vẫn khiến lòng cháu không yên, day dứt đến bàng hoàng.
- Các con có yêu bà của mình không?
Câu 3. Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự của 3 khổ thơ trong bài.
- Bài thơ có mấy khổ?
- Mỗi một khổ thơ tương ứng với một bức tranh, các bức tranh chưa đúng với nội dung khổ thơ. Các con hãy thảo luận nhóm 4, sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày trước lớ
- Gọi HS nêu lại nội dung từng khổ thơ
Xem thêm ❤️️Bài Thơ Mẹ Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án