Bài Thơ Cây Đào Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Xem Ngay Bài Thơ Hay Và Ý Nghĩa Nhất Viết Về Chủ Cây Đào Cho Các Bé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Cây Đào Tác Giả Nhược Thuỷ
Lời thơ: Cây đào
Tác giả: Nhược Thủy
Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng
Chúng em chỉ mong
Mùa đào mau nở
Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
Thohay.vn Chia Sẽ ✅ Bài Thơ Ong Và Bướm ❤️ Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Thơ Cây Đào Mùa Xuân
Hình Ảnh Bài Thơ Cây Đào Đầu Xóm
Giáo Án Bài Thơ Cây Đào Mầm Non
Giáo án lời thơ cây đào
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Cây đào của tác giả: Hồng Thu Sưu tầm.
– Trẻ hiểu nội dung của bài thơ: Cây đào nở lốm đốm nụ hồng, chúng em chỉ mong mùa đào mau nở vào dịp tết.
– Trẻ biết đọc rõ ràng. đọc thuộc và đúng nhịp điệu của bài thơ: Cây đào
2. Kỹ năng:
– Luyện kĩ năng chú ý quan sát và lắng nghe, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
– Trẻ có kĩ năng ghi nhớ và đọc thuộc bài thơ.
3. Giáo dục:
– GD trẻ chăm sóc và bảo vệ cây hoa mùa xuân
– GD trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
– Trẻ biết yêu quý, kính trọng người trồng cây
4. Tích hợp: PTNT: KPKH: Cây đào
Câu đố về cây đào
Trũ chơi: Thả bóng bay.
GDBVMT: Cây hoa mùa xuân
II/ Chuẩn bị:
– Cài bài giảng điện tử: Cây đào. (Tranh thơ: Cây đào, 3 quả bóng bay dán hình ảnh về Hoa mai. Cây đào thật.
– Nhạc ngâm thơ cho trẻ nghe, nhạc bài hát: Sắp đến tết rồi
– Trò chơi trò chơi Thả bóng bay
– Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
– Chiếu ghế đủ cho trẻ ngồi.
– Tạo tâm thế thoải mái cho trẻ vào hoạt động.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức và giới thiệu bài: (1-2 phút)
– Cô cho trẻ hát bài hát: Sắp đến tết rồi đi vào chiếu ngồi.
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Cô nói: Sắp đến tết rồi mọi người ai cũng mong muốn đón tết cổ truyền dân tộc.
– Trước giờ học: Cô muốn lớp mình giải giúp cô 1 câu đố nha!
– Cô đọc câu đố về cây đào.
Cây gì hoa đẹp
Cánh màu hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến”,
– Là cây gì?
+ GT: Tác giả Hồng Thu đã sưu tầm bài thơ: Cây đào hôm nay cô và các con cùng học bài thơ này nhé!
* HĐ1: Dạy thơ: Cây đào (11-13 phút)
a/ Đọc thơ: Cây đào
– Cô đọc lần 1: Cô đọc rõ ràng mạch lạc kết hợp làm động tác minh họa cho bài thơ.
– Cô đọc lần 2: Kết hợp xem bài giảng điện tử thơ: Cây đào. (Nêu mất điện chuyển sang xem tranh)
– Hỏi trẻ tên bài thơ? Tên tác giả?
b/ Kể trích dẫn, giảng giải, đàm thoại:
– Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Của tác giả là ai?
* Đoạn 1: Từ đầu đến câu “Hoa đào mau nở.
– Tác giả: Hồng thu đã cây đào đầu xóm như thế nào?
(Lốm đốm nụ hồng)
– Các bạn nhỏ mong muốn điều gì?
(Hoa đào mau nở)
+ Trích: “Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng”
Chúng em chỉ mong
Hoa đào mau nở”
– Giảng: Cây đào ra nụ lốm đốm thưa thớt có nụ màu hồng và nở hoa vào dịp tết và mùa xuân.
* Đoạn 2: Từ câu “ Bông đào nho nhỏ…….hết”
– Tác giả đã tả bông đào như thế nào?
– Cánh hoa đào có màu gì?
+ Trích: “Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến”
+ Giảng: Hoa cười là hoa đào nở. Khi nào thấy hoa đào nở là ngày tết cổ truyền dân tộc đã đến.
– Hoa đào nở vào mùa nào trong năm?
– Đây là bài thơ gì?
– Tác giả nào sưu tầm?
– Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chăm sóc hoa mùa xuân…
* HĐ2: Dạy trẻ đọc thơ: (8 phút)
– Cả lớp đọc thơ 1 lần.
– Đọc nối tiếp nhau theo tổ.
– Đối đáp theo tổ.
– Khi đọc cụ lưu ý sửa sai cho trẻ về cõi, từ cũng như về sự ngưng nghỉ, diễn cảm của bài thơ.
– Cô đọc câu đố cho các tổ đoán, tổ nào đoán được sẽ được đọc thơ.
“Hoa gì có màu vàng nở ở phương nam?
– Đọc luân phiên theo tổ.
– Trò chơi tung bóng bay, bạn nào bắt được bóng bay là bạn đó đọc thơ. Trẻ đoán trên bóng bay dán hình ảnh
– Đọc theo nhóm, cá nhân.
– Cả lớp đọc lại 1 lần.
– Hỏi trẻ tên bài thơ? Tên tác giả?
– Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây hoa mùa xuân
* HĐ 3: Cô ngâm bài thơ cho trẻ nghe.
IV. Kết thúc:
– Giờ học đến đây đã hết rồi. Cô chào các con.
– Trẻ hát đi từ ngoài vào chiếu ngồi.
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Chúng con chào cô a.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Bé Tập Đi Xe Đạp ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án