Bài Thơ Cây Dây Leo Mầm Non [Nội Dung + Hình Ảnh + Giáo Án]

Bài Thơ Cây Dây Leo Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Bài Thơ Cho Bé.

Nội Dung Bài Thơ Cây Dây Leo Tác Giả Xuân Tửu

Lời thơ Cây dây leo
Tác giả: Xuân Tửu

Cây dây leo
Bé tí teo
Ở trong nhà
Lại bò ra
Ngoài cửa sổ
Và nghểnh cổ
Lên trời cao
Hỏi vì sao?
Cây trả lời:
Ra ngoài trời
Cho dễ thở
Ngắm nắng gió
Gội mưa rào
Cây mới cao
Hoa mới đẹp

Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Bé Bảo Vệ Môi Trường ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Bài Thơ Cây Dây Leo Mầm Non

Lời thơ hay cây dây leo
Lời thơ hay cây dây leo
Áng thơ hay cây dây
Áng thơ hay cây dây
Thơ hay nhất cây dây leo
Thơ hay nhất cây dây leo

Hình Ảnh Bài Thơ Cây Dây Leo

Ảnh thơ cây dây leo
Ảnh thơ cây dây leo
Hinh ảnh cây dây leo
Hinh ảnh cây dây leo
Cây dây leo
Cây dây leo
Ảnh thơ hay cây dây leo
Ảnh thơ hay cây dây leo

Giáo Án Bài Thơ Cây Dây Leo

Dưới đây là giáo án lời thơ cây dây leo cho các cô tham khảo thêm

I.Mục tiêu
1. Kiến thức

– Trẻ nhớ tên bài thơ “ Cây dây leo”, sáng tác nhà thơ Xuân Tửu.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về cây dây leo hay trồng bên cạnh cửa sổ để làm cảnh, cây rất cần có ánh sáng như nắng, gió nước thì cây mới lớn nhanh và ra những bông hoa đẹp.

2. Kỹ năng

– Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.
– Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.
– Trẻ đọc thuộc lời, đọc diễn cảm bài thơ.

3. Thái độ:

– Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây, cây không ngắt lá bẻ cành…
– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô

– Giáo án điện tử
– Nhạc bài hát: Gieo hạt, Em yêu cây xanh.
– Mô hình ngôi nhà và cây dây leo.

2. Đồ dùng của trẻ

– Mỗi trẻ một mũ hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa sen.
-Trang phục của trẻ gọn gàng.

III. Tổ chức hoạt động:


Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ


1. Gây hứng thú

– Cô cùng trẻ hát vận động bài hát “ gieo hạt”.
– Các con vừa hát và vận động bài gì?
– Gieo hạt để làm gì?
– Đúng rồi đấy! khi gieo hạt xuống đất thì từ hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây đấy các con ạ.
– Có cây xanh cho chúng ta bóng mát, có cây để làm cảnh đẹp, có cây lại cho quả chín, hoa thơm, chúng đều giúp ích cho con người và làm cho không khí trong lành, xanh sạch đẹp hơn.

2. Bài mới.

* Hoạt động 1:
 Đọc thơ cho trẻ nghe

– Có một bài thơ rất hay, nói về một loại cây tuy bé nhỏ nhưng rất đẹp được trồng để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình thêm đẹp hơn, đó là bài thơ “Cây dây leo” của nhà thơ Xuân Tửu mà hôm nay cô sẽ dạy các con.
– Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé.
– Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm qua ánh mắt cử chỉ điệu bộ.
  + Chúng mình vừa được nghe bài thơ “cây dây leo” của nhà thơ Xuân Tửu đấy.
– Cô đọc thơ lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp với hình ảnh minh họa.

* Hoạt động 2: Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung:

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (hỏi cả lớp, 2-3 cá nhân trẻ)
  Đúng rồi, đó là bài thơ “Cây dây leo” đấy.

+ Bài thơ cây dây leo do ai sáng tác? (hỏi 2-3 cá nhân trẻ)
  -> Rất giỏi, bài thơ “Cây dây leo” do chú Xuân Tửu sáng tác đấy.

+ Trích dẫn: Cây dây leo
  Bé tí teo
  Giải thích từ:
“Bé tí teo” có nghĩa là thân cây rất bé và có thể leo được đấy.

– Cây dây leo đỏ được trồng ở đâu? (hỏi cả lớp, 2-3 cá nhân trẻ)

  “ Ở trong nhà
            Lại bò ra
            Ngoài cửa sổ
            Và nghển cổ
            Lên trời cao ”

– Cây dây leo bò ra ngoài cửa sổ để làm gì? hỏi 2-3 cá nhân trẻ
  À đúng rồi, cây dây leo bò ra cửa sổ để hít thở không khí trong lành đấy.

          “Hỏi vì sao
           Cây trả lời
           Ra ngoài trời
           Cho rễ thở”

– Khi ra ngoài trời cây dây leo đã được làm gì? hỏi 2-3 cá nhân trẻ
 À, khi ra ngoài trời cây dây leo đã được:

        “ Tắm nắng gió
          Gội mưa rào”

Khi được tắm nắng gió, gội mưa rào.

– Cây dây leo đã phát triển như thế nào? (hỏi 2-3 cá nhân trẻ)

    “ Cây mới cao
        Hoa mới đẹp”

– À, cây dây leo khi đã được tắm nắng gió, gội mưa rào cây đã phát triển tươi tốt và ra nhiều hoa đẹp đấy.

+Giáo dục:

– Vậy muốn môi trường có nhiều cây xanh, nhiều hoa đẹp thì chúng mình phải làm gì? (hỏi 2-3 cá nhân trẻ)
– À đúng rồi, muốn có môi trường xanh sạch đẹp thì chúng mình phải chăm sóc và bảo vệ, không hái hoa bẻ cành để cây phát triển tốt, các con nhớ chưa nào.
– Cô đọc lần 3: Kết hợp mô hình minh họa.

* Hoạt động 3:
 Dạy trẻ đọc thơ:

– Cả lớp đọc 2- 3 lần cùng cô ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
– Mỗi tổ đọc 1 lần ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
– Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc thơ. (2-3 nhóm)

( Cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ)

– Cá nhân trẻ đọc thơ (1-2 trẻ)
– Cả lớp đọc lại một lần nữa cùng với cô.

* Hoạt động 4:

Trò chơi “ mô phỏng động tác trồng cây”

– Để có những cây xanh cho ta bóng mát, có những hoa thơm quả ngọt thì chúng ta phải làm gì?
– Nào cô mời tất cả các con sẽ cùng chơi trò chơi mô phỏng động tác trồng cây với cô nào.

(Cô và trẻ làm động tác mô phỏng trồng cây 1 – 2 lần)

3. Kết thúc

– Cô và trẻ hát và vận động bài “ Em yêu cây xanh”

Và chuyển hoạt động.

Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Bé Vẽ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ

Viết một bình luận