Bài Thơ Chị Tôi Bản Gốc: Tác Giả + Nguồn Gốc + Cảm Nhận

Bài Thơ Chị Tôi Bản Gốc ❤️️ Tác Giả, Nguồn Gốc, Cảm Nhận ✅ Chia Sẻ Các Thông Tin Về Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Nguồn Gốc Ra Đời.

Nội Dung Bài Thơ Chị Tôi [Bản Gốc]

Bài thơ Chị tôi bản gốc chính là niềm cảm hứng để nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc tạo nên bài hát “Chị tôi” nổi tiếng hơn 40 năm nay. Mời bạn cùng đọc và chiêm nghiệm bài thơ gốc ngay sau đây:

Chị tôi
Tác giả: Chưa rõ

Năm chị mười tám đẹp nhất làng
Bao người dạm hỏi rước kiệu sang
Nhưng mà chị bảo: “còn chưa lớn,
Chẳng dám làm dâu, sợ bẽ bàng”

Anh ở đô thành mới về đây
Công trình thủy lợi chuẩn bị xây
Ngày kia bất chợt vô tình thấy
Chị cười duyên dáng – anh đắm say

Mùa Thu năm ấy mưa nhiều quá
Công trình tạm hoãn lại ít hôm
Anh đi thăm hỏi quanh làng xóm
Nhìn thấy cô nàng dưới hoàng hôn

Hôm ấy chiều mưa, nhuộm tím buồn
Anh về thơ thẩn, nhớ chị luôn
Đêm ngồi ôm đàn nghêu ngao hát
Có người con gái ngẩn ngơ hồn

Rồi trong một buổi sáng bình minh
Anh liều gặp chị để tỏ tình
E thẹn gật đầu, chị đồng ý
Mặt trời rạng rỡ mỉm cười xinh

Mấy bận thu rồi mà chưa thấy
Anh về thưa mẹ chuyện trầu cau
Ai hỏi chị đều bênh anh ấy
Chắc đợi xây xong mấy nhịp cầu

Công trình hoàn thiện đã từ lâu
Anh về ra mắt mẹ nàng dâu
Mẹ anh mỉm cười, ưng chị lắm
Chỉ đợi tới ngày họ bên nhau

Rồi lại công trình , lại đi xa
Chẳng được mấy khi về thăm nhà
Thời gian cho chị ngày thưa thớt
Chị ngóng mỏi mòn trong thiết tha

Một buổi chiều ấy – chiều mùa đông
Hẹn ước chị buông, chị lấy chồng
Lá thư chị viết cho người cũ
Dòng chữ lem hồng giọt tình vong

Anh trở về đây lúc chiều hôm
Chị gái ngày xưa đã không còn
Mộ chị nằm đó giờ xanh cỏ
Hôm ấy chiều mưa nhuộm tím buồn

Anh ghé nhà Chị, gặp đứa em
Nó kể chuyện xưa lệ ướt mèm
“Năm đó nước về đây lớn quá
Chị không chạy kịp bởi trời đêm”

Mới nói vài câu đã vỡ òa
“Chị dặn rằng anh đang ở xa
Chuyện này sẽ khiến anh buồn lắm
Đành dối anh, chị theo người ta”

Anh đứng lặng yên giữa hoàng hôn
Cũng buổi chiều mưa ướt mất hồn
Khóc người con gái năm mười tám
Anh về thơ thẩn nhớ chị luôn

Anh có buồn không ?
Có buồn không ?
Anh có buồn không ?
Có buồn không ?
Người ta quên rồi
Người ta bỏ
Bỏ con đò nhỏ
Bỏ dòng sông
Anh có buồn không?
Có buồn không?

Đón đọc thêm 🌿Nói Cùng Anh [Xuân Quỳnh] 🌿Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận

Tác Giả Bài Thơ Chị Tôi

Tác giả bài thơ Chị tôi chính là một cựu sinh viên trường Xây dựng, cho đến nay tên tuổi hay địa chỉ của chàng sinh viên này vẫn chưa được rõ ràng.

Theo các cụ cao niên trong làng Yên Thành, nhân vật tôi trong đề bài, người đóng vai trò kể chuyện trong bài thơ là con trai út trong gia đình có 2 con gái, một con trai.

Ông sinh năm 1947, bố mất sớm, mẹ ông bị ốm liệt đến năm ông 20 tuổi thì mất. Người chị cả của ông sinh năm 1940, chị còn lại sinh năm 1945. Theo phong tục cũ thì con gái phải tang cha mẹ 3 năm, đó là lý do khiến người chị cả lỡ bước khi “người đàn ông” không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa. Người đàn ông này cũng không rõ lai lịch ngoài việc về xây chiếc cầu nối bờ sông.

Sau khi chị cả mất, người em trai theo học đại học xây dựng và thường lui về sống cùng gia đình người chị thứ 2 lúc này cũng đã xa giá theo chồng. Vì thế mà những lần trở về cố hương của anh thường mang nhiều cảm xúc khi tất cả chỉ là những kỷ niệm và hồi ức bên nấm mồ người chị. 

Ý Nghĩa Bài Thơ Chị Tôi

Bài thơ Chị tôi là sự thương cảm của tác giả dành cho người chị của mình – một người con gái dịu dàng, xinh đẹp nhưng lại có đường tình duyên trắc trở và một cuộc đời không may mắn.

Đọc hiểu bài thơ 🔰Người Đàn Bà Ngồi Đan🔰Nội Dung Bài Thơ, Cảm Nhận

Nguồn Gốc Bài Hát Chị Tôi

Chia sẻ thông tin chi tiết về nguồn gốc bài hát Chị nôi nổi tiếng:

Như đã chia sẻ ở phần trên thì nguồn gốc của bài thơ “Chị Tôi” theo thông tin trong bài “Về cầu Đông nghe bài hát ‘Chị Tôi’ ” của ông Nguyễn Cao Tấn thì tác giả bài thơ này chính là một cựu sinh viên ở Trường Đại Học Xây Dựng (không rõ danh tánh) viết về cuộc đời của tác giả và người chị cả của mình.

Sau năm 1980, bài thơ này được Trần Tiến sử dụng để viết thành ca khúc nổi tiếng về số phận của những người thôn nữ. Bài hát mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về thân phận của người con gái khi mà xã hội còn trọng nam khinh nữ, không thể quyết định được số phận của mình”.

Đây là một tặng phẩm mà Trần Tiến đã gửi tặng người dân làng cổ Trường Yên (Hoa Lư – Ninh Bình), nơi có địa danh Cầu Đông nổi tiếng.

Lời Bài Hát Chị Tôi Của Trần Tiến Phổ Nhạc

Dưới đây là nội dung lời bài hát Chị tôi của nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc từ bài thơ gốc, mời bạn cùng theo dõi.

Chị tôi
Nhạc sĩ: Trần Tiến

Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong
Hàng cau dưới nắng trong lá trầu khô
Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ Cầu Đông í a
Chị tôi chưa có chồng.

Người con gái lưng ong có bao chàng thầm mong theo
Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi
Chị thương hai đứa em, với mẹ già còn đau í a
Chị chưa muốn lấy chồng.

Rồi mẹ tôi khuất xa, chúng tôi không còn thơ ngây
Chị lại lo các em chuyện chồng con
Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương í a
Chị vẫn chưa có chồng.

Rồi một đêm sáng trăng có một người đàn ông qua
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông
Nhìn chị tôi dễ thương mới đem lòng cầu hôn í a
Chị cũng muốn lấy chồng.

Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu
Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa
Hàng cau đau trái cau bao lá trầu buồn rơi theo
Chị tôi chưa lấy chồng.

Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm
Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô
Mộ chị tôi bé xinh đứng bên cầu lẻ loi í a
Mộ người chưa có chồng

Mộ chị tôi bé xinh đúng bên cầu thương nhớ mênh mông
Mộ người trinh nữ cánh hoa quỳnh rụng rơi
Mộ người chưa có chồng

Chị tôi chưa lấy chồng .

Tìm hiểu bài thơ🍃Khoảng Trời, Hố Bom🍃 Nội Dung, Phân Tích

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Chị Tôi Chưa Lấy Chồng Hay

Gửi bạn những dòng văn cảm nhận về bài thơ Chị tôi chưa lấy chồng ngắn hay sau đây.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Chị Tôi Bản Gốc Ngắn Hay

Bài thơ Chị tôi của chàng sinh viên xây dựng khuyết danh sau này được nhạc sĩ Trần Tiến viết thành bài hát “Chị tôi” là một tác phẩm lãng mạn, kể về câu chuyện tình giữa nhân vật nam và nữ, tuy nhiên cái kết lại không được trọn vẹn.

Bài thơ được viết theo phong cách thơ tự do, từng câu thơ nối tiếp nhau tạo thành một bức tranh hình ảnh sâu sắc về cuộc đời người con gái vùng nông thôn xinh đẹp nhưng tình duyên lận đận.

Năm chị mười tám đẹp nhất làng
Bao người dạm hỏi rước kiệu sang
Nhưng mà chị bảo: “còn chưa lớn,
Chẳng dám làm dâu, sợ bẽ bàng”

Bài thơ bắt đầu với một hình ảnh đẹp của người con gái khiến người ta dạm hỏi rước kiệu sang. Tuy nhiên, cô lại từ chối làm dâu vì chỉ mới 18 tuổi và sợ sự bẽ bàng.

Anh ở đô thành mới về đây
Công trình thủy lợi chuẩn bị xây
Ngày kia bất chợt vô tình thấy
Chị cười duyên dáng – anh đắm say

Nhân vật nam trong bài thơ là một anh chàng sống ở đô thành và đến làng để xây dựng công trình thủy lợi. Anh đã mê hoặc bởi nét duyên dáng của chị khi anh vô tình gặp chị vào một buổi chiều hoàng hôn. Sau đó, anh đã dành nhiều thời gian để thăm hỏi và ngắm nhìn chị.

Mùa Thu năm ấy mưa nhiều quá
Công trình tạm hoãn lại ít hôm
Anh đi thăm hỏi quanh làng xóm
Nhìn thấy cô nàng dưới hoàng hôn

Hôm ấy chiều mưa, nhuộm tím buồn
Anh về thơ thẩn, nhớ chị luôn
Đêm ngồi ôm đàn nghêu ngao hát
Có người con gái ngẩn ngơ hồn.

Trong phần thơ sau, anh chia sẻ với người mẹ của mình về tình cảm với chị và mọi người trong làng đều ủng hộ anh. Khi công trình hoàn thiện, anh đã ra mắt người mẹ của chị và được mẹ của anh đánh giá rất cao.

Công trình hoàn thiện đã từ lâu
Anh về ra mắt mẹ nàng dâu
Mẹ anh mỉm cười, ưng chị lắm
Chỉ đợi tới ngày họ bên nhau.

Tuy nhiên, cuộc sống không lúc nào đẹp như những gì ta mong đợi. Anh phải đi xa để làm việc và thời gian trôi qua, chị đã mất trong một đêm lũ nước lên cao nhưng vì sợ anh buồn nên đã nhờ mọi người nói dối rằng chị đã đi lấy chồng, điều này khiến anh buồn mãi không thôi.

Anh ghé nhà Chị, gặp đứa em
Nó kể chuyện xưa lệ ướt mèm
“Năm đó nước về đây lớn quá
Chị không chạy kịp bởi trời đêm”

Mới nói vài câu đã vỡ òa
“Chị dặn rằng anh đang ở xa
Chuyện này sẽ khiến anh buồn lắm
Đành dối anh, chị theo người ta”

Với câu hỏi “Anh có buồn không?” được lặp lại hai lần, bài thơ giống như muốn nhắc nhở độc giả rằng tình yêu có thể mang lại niềm hạnh phúc nhưng cũng có thể mang lại nỗi đau và sự mất mát.

Anh có buồn không ?
Có buồn không ?
Anh có buồn không ?
Có buồn không ?
Người ta quên rồi
Người ta bỏ
Bỏ con đò nhỏ
Bỏ dòng sông
Anh có buồn không?
Có buồn không?

Cuối cùng, bài thơ kết thúc với hình ảnh con đò nhỏ bị bỏ lại trên dòng sông, tượng trưng cho nỗi buồn và sự bất lực của nhân vật nam trong tình yêu.

Cảm Nhận Về Bài Hát Chị Tôi Của Nhạc Sĩ Trần Tiến Hay Đặc Sắc

Thường thì trong đời sống, ai cũng có một người mẹ để kính trọng, thương yêu và nhung nhớ, bởi vậy, trong thi ca và âm nhạc, hình ảnh người mẹ cũng trở nên thật quen thuộc và đẹp đẽ. Bên cạnh đó, hình ảnh chị gái – người mẹ thứ 2 của nhiều đứa em cũng được các thi sỹ, nhạc sỹ khắc họa trong các tác phẩm của mình bằng niềm tự hào, tình yêu thương, kính trọng thầm kín. “Chị tôi” của nhạc sỹ Trần Tiến là một ca khúc như thế.

Đã có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng chọn bài hát này để thể hiện nhưng với tôi, người trình bày hay nhất chính là nhạc sỹ Trần Tiến. Hình ảnh người nhạc sỹ ôm đàn ghi ta ngồi cô đơn trên sân khấu và cất giọng trầm trầm hát: Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong/ Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không/ Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a/ Chị tôi chưa lấy chồng…

Những câu hát bắt đầu kể về cuộc đời một con người mà thanh âm vang lên đã thấm đẫm nỗi cô đơn thì ắt hẳn đó cũng là một cuộc đời không nhiều nỗi vui. Và hình ảnh về một người chị hy sinh tuổi thanh xuân của đời mình đã hiện ra rõ nét sau những câu hát mộc mạc mà da diết đến thắt lòng:

Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo
Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi
Chị thương hai đứa em thương mẹ già còn đau í a/
Chị tôi chưa lấy chồng
Rồi mẹ tôi khuất xa, chúng tôi không còn thơ ngây/
Chị lại lo các em chuyện chồng con
Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

Âm nhạc trong ca khúc này chỉ là sự lặp những âm điệu đơn giản, mộc mạc như chính ca từ mà có tác dụng điêu khắc hiệu quả. Một làng quê quạnh vắng, yên bình với những cuộc đời lam lũ, giản đơn. Ở đó, người dân sống và hy sinh cho người thân như một lẽ tự nhiên. Và người chị gái trong bài hát đã thay mẹ, hy sinh cho các em mình rất lặng lẽ.

Sự lặp lại của câu hát Chị tôi chưa lấy chồng như một nỗi ân tình của đứa em trải qua bao dãi dầu sương gió, giờ nghĩ lại day dứt khôn nguôi. Dù không nói nhưng ẩn sâu trong ca từ chính là niềm kính trọng vô ngần của đứa em đối với chị.

Xuyên suốt ca khúc là nỗi cô đơn buồn tẻ của thân phận một người phụ nữ đầy đức hy sinh. Tưởng như đến khi người chị có ý định lấy chồng thì hạnh phúc đã mỉm cười nhưng có lẽ cô đơn là số phận đeo bám cuộc đời chị:

Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông
Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a
Chị cũng muốn lấy chồng.

Niềm vui chỉ lấp lánh phía trên như ánh trăng phủ trên mặt nước rồi tan biến một cách nhanh chóng:

Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu
Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa
Hàng cau đau trái cau bao lá trầu buồn rơi theo
Chị tôi chưa lấy chồng.

Nếu ai đã xem và nghe Trần Tiến hát sẽ cảm nhận được nỗi đau như thấm rịn qua từng âm sắc của giọng hát, sẽ thấy được nỗi nhớ nhung khôn cùng qua ánh mắt, qua cách gảy từng dây đàn của người em.

Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm
Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô
Mộ chị tôi bé xinh đứng bên cầu thương nhớ mênh mông
Mộ người chưa có chồng
Mộ người trinh nữ như cánh hoa quỳnh rụng trong đêm
Mộ người chưa có chồng
Chị tôi chưa lấy chồng.

Những đứa em đã hồn nhiên đón nhận sự hy sinh của chị mà quên mất rằng, chị cũng cần được sống đời riêng, cần được hạnh phúc, vui vầy. Mải mê với những phiêu bạt đường đời, những đứa em đã lãng quên mình có người chị đáng thương ở làng quê. Chia sẻ với chị chỉ là dòng sông, bến nước, chỉ là hàng cau, cây trầu.

Đến đây thì nhạc sỹ đã tìm được sự đồng cảm trong trái tim thính giả. Cả một đời quên mình, lặng lẽ làm người mẹ thứ 2 cho các em, cuối cùng, chị cũng ra đi trong cô đơn và lặng lẽ.

Bài hát là nỗi day dứt của những đứa em đã trót có những lúc lãng quên về sự hy sinh của chị, đã trót mải mê với gió bụi mà quên ngày trở về. Bài hát còn là sự thức tỉnh đối với những đứa em đang hồn nhiên đón nhận sự hy sinh của những người chị.

Dẫu cho không gian của thời bấy giờ đã khác, sự hy sinh cũng mang màu sắc khác những nỗi niềm mà Chị tôi khơi lên trong trái tim người nghe vẫn mãi vẹn nguyên mỗi lần âm nhạc vang lên. Và tôi, mỗi mùa phụ nữ tới lại lặng lẽ mở bài hát này nghe để gửi tặng các chị – những người phụ nữ lặng lẽ nơi làng quê, nơi phố xá đang sống cô đơn mà hạnh phúc với sự lựa chọn của mình.

Xem thêm 🌿Lá Đỏ [Nguyễn Đình Thi]🌿 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Viết một bình luận