Khoảng Trời, Hố Bom: Nội Dung Bài Thơ + Phân Tích

Khoảng Trời, Hố Bom ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích ✅ Mời Bạn Đọc Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Tác Phẩm, Hoàn Cảnh Ra Đời, Nghệ Thuật Bài Thơ.

Nội Dung Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom

Nhắc đến nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ thì không thể không nhắc đến Khoảng trời, hố bom. Đây là một bài thơ hay và cảm động về một cô gái mở đường trẻ trung đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ xâm lược.

Khoảng trời, hố bom
Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên…

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hoá thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em
– Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

Đón đọc thêm 🔰Cuộc Chia Ly Màu Đỏ🔰 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom

Gửi đến bạn thông tin chi tiết về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ làm bài thơ “Khoảng trời hố bom” tại Trường Sơn vào tháng 10 năm 1972, một trong những thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, hầu như không có ngày nào không có sự hy sinh của bộ đội, thanh niên xung phong. Cô gái mở đường trẻ trung – nhân vật trong bài thơ-là một trong hàng nghìn người lính Trường Sơn ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ xâm lược…

Ý Nghĩa Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom

Bài thơ Khoảng trời, hố bom ca ngợi sự hi sinh cao cả của người thiếu nữ thanh niên xung phong kiên cường. Cái chết thật thiêng liêng mà cũng thật bình dị. Sự hy sinh thầm lặng của các cô gái đã đi vào lòng những người còn sống. Thông qua đó, tác giả thể hiện tình yêu Tổ quốc và chủ nghĩa anh hùng kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Tìm hiểu chi tiết 🌿Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây 🌿 Nội Dung, Phân Tích

Đọc Hiểu Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom

Đừng vội bỏ qua nội dung đọc hiểu bài thơ Khoảng trời, hố bom mà Thohay.vn chia sẻ sau đây:

👉 Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Đáp án: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

👉 Câu 2. Nhân vật trữ tình em trong bài thơ là ai?

Đáp án: Nhân vật trữ tình em trong bài thơ là một nữ thanh niên xung phong.

👉 Câu 3. Nêu giá trị nghệ thuật của chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng: ngọn lửa – vì sao ngời chói lung linh – vầng mây trắng – vầng dương – mặt trời.

Đáp án:

  • Ngọn lửa – vì sao ngời chói lung linh – vầng mây trắng – vầng dương – mặt trời đều là những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ, mang ý nghĩa vĩnh hằng.
  • Với chuỗi hình ảnh đó, Lâm Thị Mỹ Dạ đã bất tử hóa cái chết của em. Sự hi sinh của em chính là sự hóa thân vào cuộc đời vĩnh cửu, vào vũ trụ bao la, lung linh, rực rỡ, mênh mông, hằng tồn.

👉 Câu 4. Nêu cảm nhận về hai dòng thơ cuối: “Gương mặt em bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng.”

Đáp án: Các em nêu được cảm nhận về hai dòng thơ cuối: sự ghi nhớ, tri ân của những con người đang sống trước “em”. Không ai biết gương mặt của “em” song trong mỗi người, “em” luôn hiện hữu, luôn sống mãi trong tình yêu thương, lòng biết ơn, ngưỡng mộ, mến phục…

Xem thêm tập thơ 🍃Vầng Trăng Quầng Lửa 🍃 Nội Dung Chùm Thơ, Phân Tích

Nghệ Thuật Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom

Tổng kết các biện pháp nghệ thuật của bài thơ Khoảng trời, hố bom:

  • Thể thơ tự do, nhịp thơ đa dạng. Ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu sức gợi.
  • Sử dụng biện pháp nhân hóa (“cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”).
  • Biện pháp nói giảm, nói tránh, so sánh về sự hy sinh của cô gái nhằm biểu thị nỗi tiếc thương của tác giả và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn cũng như sự bất tử của cô gái).
  • Biện pháp ẩn dụ: “trái tim em trong ngực soi cho tôi bước tiếp quãng đường dài”, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng quả cảm của cô gái đã thành vầng sáng soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật trữ tình.
  • Sử dụng hình ảnh liên tưởng: Làn da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những làn mây trắng: nhằm gợi lên vẻ đẹp trắng trong, thanh khiết, cao cả và sự bất tử của người con gái mở đường cho xe đi.

5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom Hay Nhất

Đón đọc 5 mẫu văn cảm nhận, phân tích bài thơ Khoảng trời, hố bom hay nhất.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom Hay

Năm 1972, bài thơ “Khoảng trời – Hố bom” cùng với cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện trên các báo chí được bạn độc gần xa ái mộ. Nhà thơ nữ trẻ này là một nữu thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn, đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là “Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng”. Đây là bài thơ sáng giá nhất trong trùm thơ của chị được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973. Năm viết bài thơ “Khoảng trời hố bom”(10/1972) chị mới bước sang tuổi 23.

Bài thơ là lời tưởng niệm đầy xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ. Bài thơ viết trên đường hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trọng điểm đầy bom đạn ác liệt:

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái…

Hố bom kia như một chứng tích đau thương về cái chết của người con gái. Người con gái đã ngã xuống trong bom đạn quân thù còn trẻ lắm, được nhà thơ nữ 23 tuổi gọi bằng “em” với tất cả tình yêu thương. Câu thơ mở đầu dung dị, tự nhiên như lối kể chuyện dân gian, giọng điệu tâm tình, chứa chan xúc động:”Chuyện kể rằng em cô gái mở đường” …Bốn câu thơ tiếp theo nói về sự hi sinh vô cùng cao cả của em:

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom

“Em” đã xả thân để cứu con đường, giữ vững mạch máu giao thông “cho đoàn xem kịp giờ ra trận”. Dũng cảm, mưu trí và anh hung biết bao! Em tự giác, tự nguyện chấp nhận hi sinh: Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa- Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom”. Em đã được điều như em mong muốn. Ngọn lửa em thắp lên đã đánh lừa được lũ giặc lái Hoa Kì, con đường “khỏi bị thương”, nhưng em đã hi sinh.

“Hứng” nghĩa là đón lấy. Cô gái mở đường đã “hứng lấy luồng bom”. Hành động ấy diễn ra một cách thầm lặng, vô cùng cao cả và anh hùng. Ngọn lửa mà cô gái thanh niên xung phong thắp sáng lên trong đêm tối để đánh lừa máy bay giặc Mĩ bằng một thứ nhiên liệu đặc biệt “Tình yêu Tổ Quốc”. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

“Tình yêu Tổ Quốc là đỉnh núi, bờ sông
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy”

Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm 2 vế cân xứng đối nhau, vế thứ nhất thể hiện sự mưu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song:

Đánh lạc hướng thù / hứng lấy luồng bom

Cô gái mở đường “đêm ấy” đã hi sinh cực kì anh dũng. Sự hi sinh cao cả của cô đã được nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân kì diệu vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những người đang sống.

Mười hai câu thơ tiếp theo, tác giả sáng tạo nên ba hình hoán dụ để ca ngợi bản chất cao đẹp của cô gái mở đường. Đó là “tâm hồn em”, “thịt da em”, “trái tim em”. Từ những hình ảnh ấy Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát triển thoe theo mối liên tưởng về sự hóa thân của sự sống con người vào thế giới thiên nhiên, gợi ra sự ý niệm về bất tử, đầy màu sắc thiêng liêng cao cả.

“Có cái chết hóa thành bất tử”(Tố Hữu). Cô gái đã vĩnh viễn ra đi, chỉ còn lại chứng tích “Hố bom”. “Em đã nằm dưới đất sâu-Như khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Em đã ra đi nhưng em trường tồn mãi với quê hương, đất nước. Em đã hóa thân vào thiên nhiên.

“Thịt da em mềm mại trắng trong “, em tươi trẻ, em trinh trắng, em chẳng bao giờ chết, em “đã hóa thành những vầng mây trắng”, nhởn nhơ bay khắp “khảong trời ngập nắng” của quê hương.

“Tâm hồn em” chẳng bao giờ phai mở. Nó vẫn sáng …đêm đêm , như những “vì sao chói ngời lung linh”.

Trên cái không gian “khoảng trời – Hố bom” ấy, mặt trời-ánh dương vẫn “thao thức”. Hai chữ “thao thức” chỉ sự vĩnh hằng của vầng dương. Từ đó nhà thơ khẳng định, trái tim cô gái mở đường cũng là một “vầng dương” và sẽ chiếu rọi những mảnh đường hành quân ra trận:

Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài

“Vầng mây trắng”, “Vì sao ngời chói lung linh” và “vầng dương thao thức” …là những hình ảnh ẩn dụ mang màu sắc tráng lệ ca ngợi tầm vóc cao cả, kì vĩ và bất tử của tâm hồn, khí phách anh hùng của cô gái thanh niên xung phong thời đánh Mĩ.

Thơ ca Việt Nam khắc họa rất đẹp hình ảnh “mặt trời”. Có “Mặt trời chân lý chói qua tim” tượng trưng cho lí tưởng cách mạng(Từ ấy). Có mặt trời gợi tả ngày cách mạng thắng lợi đang tới gần:”Cử đầu, hồng nhật cận”(Ngẩng đầu mặt trời đỏ rất gần-Hồ Chí Minh). Có hình ảnh tượng trưng cho sự sống, tình yêu, niềm tự hào:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Nguyễn Khoa Điềm)

 Và ở đây, Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết một cách sáng tạo:

“Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực …”

Mặt trời vĩnh hằng chói lọi như tinh thần em bất tử đối với đất nước, thiên nhiên.

Phần cuối bài thơ, tác giả ca ngợi cô gái là một chiến sĩ vô danh, một anh hùng vô danh. Chiến tích của em là con đường chiến lược Trường Sơn-con đường đánh Mĩ. Gương hi sinh của em được “tôi”, “bạn bè tôi”, tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ khâm phục và noi theo. Cách nói của Lâm Thị Mỹ Dạ bình dị mà xúc động, thấm thía:

“Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Nên mỗi người có gương mặt em riêng”.

Con đường Trường Sơn – con đường mòn Hồ Chí Minh là một chương huyền thoại trong cuốn sử vàng thời đánh Mĩ. Hàng vạn bộ đội và nam nữ thanh niên xung phong đã ngã xuống để giữ vững con đường cho đoàn x era trận. Có thể nói bài thơ “Khoảng trời – Hố bom” là một tượng đài hùng vĩ về những chiến sĩ mở đường Trường Sơn, những anh hùng liệt sĩ bất tử.

Một giọng thơ tâm tình thiết tha cảm động. Những hình ảnh và liên tưởng tuyệt đẹp. Con người và thiên nhiên, sự sống và cái chết, người ngã xuống và người đang hành quân được nói đến bằng cả tấm lòng khâm phục và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa tình yêu mà cô gái mở đường Trường Sơn hơn mấy chục năm về trước thắp lên đang sáng bừng trang sách học trò hôm nay và ngày mai.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom Tiêu Biểu

Chiến tranh là mất mát, hi sinh, nhưng trong bi thương vẫn toát lên vẻ đẹp rạng ngời bất tử của những “cái chết khơi nguồn cho sự sống”. Đã có biết bao những người lính, những anh, những chị, những mẹ…đã ngã xuống cho mảnh đất quê hương có được độc lập tự do. Cảm xúc trước những hi sinh và mất mát ấy nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết nên “Khoảng trời, hố bom” vào năm 1972.

Đó là vào khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta trở nên ác liệt hơn bao giờ hết, khi máy bay Mỹ quần đảo, ném bom triệt phá con đường lưu thông Nam- Bắc. Câu chuyện về nữ thanh niên xung phong đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ thông đường cho xe chạy đã trở thành nguồn cảm hứng cho nữ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Bài thơ như một lời tri ân đối với những con người đã gửi thân mình vào đất để làm nên lịch sử, những “cái chết đã hóa thành bất tử”, sự hy sinh đã gieo niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai cho những người đang sống và chiến đấu.

Ngay từ nhan đề bài thơ đã tạo ấn tượng cho người đọc về sự đối lập đến nghiệt ngã giữa hai hình ảnh “khoảng trời” và “hố bom”, giữa một bên là sự sống, một bên là cái chết, một bên là hòa bình, một bên là chiến tranh…Và câu chuyện được bắt đầu rất bình dị mà xúc động biết bao về người con gái thanh niên xung phong ấy

“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình để thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”.

Ai đã từng đi qua chiến tranh chắc hẳn không thể quên sự khốc liệt của những năm Trường Sơn thời chống Mỹ. Đó là trọng điểm của bom đạn điên cuồng bắn phá, nơi mỗi một cành cây, ngọn cỏ cũng oằn mình vì khói thuốc, mỗi một tấc đất cũng đều thấm máu của bao người.

Thế nhưng bom đạn kẻ thù làm sao ngăn cản được những đoàn xe vẫn nối đuôi nhau ra trận, tiếng cuốc mở đường của đội thanh niên xung phong. Và hơn bao giờ hết, chủ nghĩa anh hùng đã được phát huy cao độ, mỗi con người đều sẵn sàng hi sinh cho cuộc chiến của dân tộc. Cô gái trẻ trong bài thơ đã sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của con đường để “cho kịp đoàn xe ra trận”.

Tất cả điều đó được lí giải rất giản đơn bởi tình yêu tổ quốc như “ngọn lửa”, ánh sáng từ ngọn lửa ở đoạn đầu đã bắt dẫn thành một chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng cao ở những đoạn tiếp theo: Ngọn lửa- vì sao ngời sáng lung linh – vầng mây trắng – vầng dương…

Chết không phải là chấm dứt sự sống mà có những cái chết đã nhập vào hồn thiêng sông núi, sống mãi trong lòng dân tộc, nhân dân. Những hình ảnh thơ được đặt trong thế đối sánh, liên tưởng “khoảng trời- hố bom”, “thịt da – vầng mây”, “mặt trời – trái tim” đã có sự khái quát hóa cao độ về sự chuyển hóa, hóa thân của sự sống bất tử của con người vào thiên nhiên, Tổ quốc. Đạn bom chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mĩ không thể nào khuất phục được những trái tim ngoan cường của con người Việt Nam yêu nước, những người sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Sự hy sinh của em – cô gái thanh niên xung phong không bao giờ là vô nghĩa mà em vẫn luôn sống trong lòng những người đang chiến đấu cho cuộc chiến không ngừng nghỉ này:

“Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi/ Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài”.
Nữ thi sĩ khép lại dòng cảm xúc của mình bằng một lời tri ân mộc mạc:
“Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng”.

Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào trái tim của những người còn sống. Dẫu không biết gương mặt cụ thể của em, song mỗi người đều lưu giữ gương mặt em riêng trong tâm trí của mình. Em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Đó là sự nhớ ơn, sự tri ân của người đang sống với “khoảng trời xanh màu con gái” của em.

Bài thơ tạo được niềm xúc động sâu xa trong trái tim người đọc bởi cảm xúc trong bài thơ là có thật. Mỗi khi đọc lại bài thơ chúng ta lại càng yêu và trân quý hơn những gì đã có ngày hôm nay bởi đó là sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của biết bao lớp người cha anh đi trước.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom Chọn Lọc

“Trường Sơn sớm nắng, chiều mưa
Ai chưa đến đó thì chưa hiểu mình”

Chỉ với hai dòng thơ, Tố Hữu đã khái quát được tất cả sự khốc liệt, đau thương ở chiến trường Trường Sơn. Biết bao thế hệ Việt Nam anh hùng “lớp cha trước lớp con sau” đã ra trận và đã ngã xuống. Chủ nghĩa anh hùng và những hình tượng anh hùng đã trở thành đề tài chung cho văn học Việt Nam giai đoạn 1964-1975. Mỗi bài thơ có những nét riêng mang theo những quan niệm nghệ thuật khác nhau của từng tác giả như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một ví dụ.

Bài thơ viết về sự hi sinh cao đẹp của cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn và chất liệu xây nên tượng đài đó là cảm xúc ám ảnh khôn cùng của sự mất mát, sự tiếc thương, nhưng trên hết vẫn là thái độ trân trọng của cả dân tộc đối với những người đã hi sinh, họ đã “hóa thân cho dán hình xứ sở , làm nên đất nước muôn đời”.

Bài thơ giản dị như lời kể mà xúc động,thiêng liêng và đầy sức ám ảnh. Những dòng thơ đầu tiên viết về sự hi sinh của cô gái thanh niên xung phong rất nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa biết bao.

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngon lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom …

“Chuyện kể rằng”. mới nghe ta tưởng như đang nghe một câu chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện đó không có những gì hiền hậu, ven toàn mà chuyện về “em, cô gái mở đường”. Không gian của bài thơ ngay từ đầu đã là không gian của chiến tranh, nơi gặp nhau giữa sự sống và cái chết,cô gái đã hi sinh thân mình “ để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”.

Biện pháp nhân hóa mà tác giả dùng ở đây đã tái hiện lên tất cả sự tàn phá khốc liệt của chiến trường Trường Sơn trong thời chống Mỹ, đúng như Tố Hữu đã nói, tuổi trẻ chưa đặt chân lên Trường Sơn “như chưa hiểu mình”.

Trường Sơn – nơi bom đạn điên cuồng bắn phá. Trường Sơn – nơi mà mỗi cành cây cũng khét mình vì khói thuốc. Trường Sơn – nơi sương máu bao người đã nhuộm đỏ từng tất đất. Nhưng dù vậy, dưới làn bom đạn của giặc những đoàn xe vẫn nối nhau ra trận, tiếng cuốc mở đường của những đội thanh niên xung phong vẫn miệt mài ngày đêm không nghỉ, tiếng hát át tiếng bom vẫn vang lên trên mỗi chặng đường.

Tất cả đều dồn hết sức mình cho một nữa Việt Nam còn đang chìm trong nước mắt. Toàn bộ sức lực của dân tộc đã được vắt kiệt ra vì công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hơn bao giờ hết, chủ nghĩa anh hùng đã được phát huy cao độ, mỗi con người đều sẵn sàng hi sinh cho cuộc chiến của dân tộc. Cô gái trẻ trong bài đã sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của con đường “cho đoàn xe kịp giờ ra trận”.

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù – Hứng lấy luồng bom

Cô gái đã chọn cái chết một cách bình thản, không hề có chút lưỡng lự, phân vân bởi tình yêu đất nước đã thấm sâu vào từng nhịp sống, từng suy nghĩ của cô. Tình yêu cao cả đó đã trở thành ngọn lửa cháy sáng trong trái tim còn căng đầy nhựa sống.

Tư thế bình thản và hiên ngang đón nhận cái chết về mình để cứu lấy đoàn xe ra trận đã tôn vinh hơn thế đứng cao đẹp của người nữ thanh niên xung phong. Vì thế đây không phải là chuyện cổ nhưng hành động anh hùng, can đảm đó như làm cho cô gái hóa thân thành một nàng tiên, sống mãi trong lòng những người lính từng nghe chuyện của em.

Từ sự hi sinh ấy, Lâm Thị Mỹ Dạ đã có những suy ngẫm giàu triết lý:

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước mình nhân hậu
Lấy nước trời xoa dịu vết thương đau

Hình ảnh “hố bom và khoảng trời” đã được đặt trong một sự so sánh mang tính đối xứng đầy ý nghĩa. “Hố bom” ở dưới đất thì sâu hoăm hoắm. “Khoảng trời” ở trên cao thì xanh mênh mông. “Hố bom” tượng trung cho bom đạn, cho tội ác của giặc, là tàn tích đau thương của chiến tranh. “Khoảng trời” tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa đôn hậu của dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh ẩn dụ đã ngầm nói lên một chân lý đất nước Việt Nam sẽ lấy sự hòa bình, lòng nhân hậu của tình người để san sẻ, bù đắp cho những đau thương, mất mát, những vết thương mà chiến tranh gây ra. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta và vì thế, một lần nữa khẳng định cái chết cao đẹp của cô gái chính là một sự hóa thân vào Tổ quốc.

Em đã ra đi mang theo ‘khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Nhưng chính hành động thiêng liêng của em đã làm cho nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên, của cuộc sống.

Đêm đêm tâm hồn em tỏa sang
……
Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực

Em hi sinh nhưng em không trở về với cát bụi mà em đã hóa thân vào đất nước. Tâm hồn em là bầu trời sao thắp sáng ngày đêm, thịt da căng đầy nhựa sống của em là những vừng mây trắng bồng bềnh trôi. Trái tim trong ngực em là mặt trời chói lọi. Ánh mặt trời đó làm thao thức cả vầng dương trên bầu trời kia. Bởi ánh sáng của nó chính là ngọn lửa cháy mãi lòng yêu tổ quốc trong em..

Những hình ảnh thơ đã được xem xét trong mối quan hệ đối sánh, liên tưởng: “khoảng trời – hố bom”, “thịt da – vầng mây”, “mặt trời – trái tim” đã có sự khái quát cao độ về sự chuyển hóa, hóa thân của sự sống bất tử của con người vào thiên nhiên, Tổ quốc. Tuổi trẻ và cuộc đời đang độ thanh xuân của cô gái mở đường không luồng bom nào giết nổi. từ dưới đất sâu, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của em vẫn len lỏi lên hóa mình vào cuộc sống trường tồn, vĩnh cửu.

Chính sự so sánh và liên tưởng độc đáo này làm sáng lên những nghĩ suy đầy tính triết lý của tác giả về chiến tranh và cuộc sống, cái chết và sự bất tử, cái hữu hạn và cái vô hạn của đời người. Đạn bom chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ không thể nào khuất phục được những trái tim ngoan cường của con người Việt Nam yêu nước, những con người sẳn sàng hi sinh thân mình cho nên hòa bình của đất nước. Vì thế:

“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử”
(Tố Hữu)

Chết không phải là chấm dứt sự sống mà có những cái chết đã nhập vào hồn thiêng dân tộc, sống mãi trong lòng nhân dân. Chủ nghĩa anh hùng, lòng yêu tổ quốc chính là bức tường thành vững chắc, trường tồn mãi mãi cùng dân tộc mà không thế lực đen tối nào phá nỗi. Những con người anh hùng, bất tử đó luôn sống trong lòng những người đang chiến đấu cho cuộc chiến không ngừng nghỉ này;

Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài

Trái tim em là vầng mặt trời chói lọi trong lòng mỗi người, hay nói đúng hơn, chính lòng can đảm, kiên trung của em đã tỏa sáng trong lòng đồng đội, đã trở thành ánh sáng soi đường, là nguồn động viên, cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho những người đang sống và chiến đấu. Bom giặc vẫn điên cuồng tàn phá, máu xương nhân dân ta vẫn đổ thì dân tộc ta vẫn kiên cường ngẩng cao đầu chiến đấu.

Sự hi sinh của em và biết bao chiến sĩ khác là sự hi sinh cho đất nước trường tồn và đi lên, “bước tiếp quãng đường dài” của cách mạng dân tộc, sống tiếp quảng đường mà em không được sống. Đồng đội em sẽ được tiếp thêm sức mạnh chiến đấu vì trong lòng đã được thắp sáng bởi vầng mặt trời mang hình bóng của em.

Tình cảm của nhà thơ dành cho cô gái mở đường Trường Sơn đã dần dần được nâng cao hơn thành tình yêu lý tưởng, lòng tự hào dân tộc.

Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Cái chết của em góp phần mang lại khoảng trời bình yên cho dân tộc. Tác giả “soi lòng mình trong cuộc sống của em” là sự đối diện với cái chết cao đẹp, đối diện với cái đau thương mà anh hùng của đất nước để thấy mình thêm sức mạnh, thêm niềm tin để sống và chiến đấu cho xứng đáng với những lý tưởng cao đẹp kia.

Hai câu thơ cuối cùng đã đúc kết toàn bộ ý nghĩa của bài:

Gương mặt em bè bạn tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng

Cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất là giản dị. Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào con tim của những người còn sống. Mỗi người mang trong tim một gương mặt riêng, em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành một hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Chính vì thế, em – cô gái mở đường Trường Sơn đã vượt lên trên cái chết, trở thành bất tử đi theo đồng đội mình bước tiếp con đường chiến đấu.

Lâm Thị Mỹ Dạ viết về một con người có thật nên cảm xúc của chị củng chính là niềm xúc động chân thành trong lòng người đọc, tạo nên sức sống lâu bền của tác phẩm. Đống thời, những biện pháp ẩn dụ, so sánh, liên tưởng trong thơ đã đạt được độ khái quát cao mang tính triết lý sâu sắc và giọng điệu thơ tự nhiên, chân thành, đằm thắm, lắng sâu góp phần không nhỏ cho sự thành công của bài thơ.

“Khoảng trời – hố bom” là một bài thơ hay trong dòng văn học kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ nói về sự hi sinh cao cả của người phụ nữ thanh niên xung phong, qua đó tác giả thể hiện lòng yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa anh hùng bất diệt của nhân dân Việt Nam.

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom Hay Đặc Sắc

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sáng tác bài thơ “Khoảng trời hố bom” tại Trường Sơn vào tháng 10/1972, một trong những thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, không có ngày nào không có sự hy sinh của bộ đội, thanh niên xung phong. Cô gái mở đường – nhân vật trong bài thơ là một trong hàng nghìn người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ xâm lược trên đường Trường Sơn.

Bài thơ như câu chuyện kể về sự hi sinh dũng cảm của một cô gái mở đường: “Chuyện kể rằng em cô gái mở đường/ Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/ Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Chất tự sự khá đậm rõ, điều ấy chắc ai cũng biết và nhiều người đã phân tích.

Tuy nhiên, cái hay đạt độ tinh diệu của bài thơ không nằm ở đấy mà nó lung linh phát sáng bởi những so sánh, biểu tượng đầy nghệ thuật sau khúc dạo đầu trên. Mọi chuyện đã ở thì quá khứ; khi đơn vị hành quân qua con đường mòn, những chiến sĩ ra trận chỉ còn thấy hố bom và huyền tích về người con gái hi sinh.

Giọng thơ không còn cứng cỏi, vang vang như trước nữa mà nó đã lắng xuống, trầm vọng như tiếng thở dài đầy thương cảm: “Em nằm dưới đất sâu”. Không thương cảm sao được khi biết rằng cô gái “nằm dưới đất sâu” giữa những hố bom nham nhở đang còn trẻ lắm; đấy là một trinh nữ anh hùng, một biểu tượng bất tử của tinh thần yêu nước Việt Nam: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

Cái chết của cô gái “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm vào bài thơ bằng những so sánh và hình ảnh đẹp trong thi phẩm. “Em…” trở thành “khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Đấy là một khoảng trời được tỏa sáng bởi tâm hồn người con gái nên đêm đêm “Những vì sao ngời chói lung linh”.

Ta hầu như không còn thấy nữa sự tan hoang, chết chóc; vượt lên tất cả, bao trùm tất cả là vẻ đẹp bao la, vĩnh hằng của thiên nhiên đất nước: “Có phải thịt da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những vầng mây trắng/ Và ban ngày khoảng trời ngập nắng/ Đi qua khoảng trời em/ Vầng dương thao thức/ Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực…”.

Ở đây có hai khoảng trời soi ngắm nhau; một khoảng trời “thật” trên cao có các vì sao, có mây trắng, có ánh nắng vầng dương và một khoảng trời “ảo” – “Khoảng trời hố bom” – nằm trong đất có tâm hồn, thịt da, trái tim của người trinh nữ dũng cảm. Hai khoảng trời ấy đều đẹp đẽ, lung linh và vĩnh hằng trong sự liên tưởng đầy tài hoa của tác giả.

Cái chết của cô gái mở đường mang những tồn tại thanh xuân đầy nhân văn: “Tên con đường là tên em gửi lại/ Cái chết em xanh khoảng trời con gái”. Từ “Khoảng trời hố bom” đến “khoảng trời con gái” là sự thăng hoa bất ngờ của cảm xúc và trí tuệ mà hình như Trời đã “ban” cho Lâm Thị Mỹ Dạ.

Cả bài thơ đều hay nhưng nếu được chọn câu hay nhất, tôi sẽ không ngần ngại đề xuất câu “Cái chết em xanh khoảng trời con gái”. Chủ đề tư tưởng và thủ pháp nghệ thuật của bài thơ tập trung trọn vẹn trong câu thơ chỉ 8 âm tiết này.

Những liên tưởng, so sánh nối tiếp nhau, bổ sung nhau, tôn vinh nhau làm nên vẻ đẹp và sức sống của bài thơ. Từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ hữu hạn đến vô hạn, từ cụ thể đến trừu tượng là điều tôi cảm nhận được ở hai câu kết: “Gương mặt em bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”.

Đọc lại “Khoảng trời hố bom” sau hơn 50 năm tác phẩm ra đời, tôi càng thấm thía điều này: Thơ hay phải chứa trong nó những xúc cảm đầy đặn, những tư tưởng thời đại, gắn bó với Tổ quốc, với nhân dân và được biểu hiện bằng những hình ảnh độc đáo mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Cách tân đến đâu, mới lạ về hình thức đến mấy mà rời xa, thoát ly dân tộc thì chắc chắn sớm hay muộn nó sẽ bị lãng quên.

Hướng dẫn đọc hiểu🍃Bài Thơ Đồng Chí [Chính Hữu]🍃 Nội Dung, Nghệ Thuật

Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Khoảng Trời, Hố Bom Ngắn Hay

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…

“Chuyện kể rằng”, Khi tôi nghe nó, tôi cảm thấy như mình đang nghe một câu chuyện cổ tích. Nhưng chẳng có gì ngọt ngào trong câu chuyện này, toàn những câu chuyện về “em, cô gái mở đường.”

Không gian của bài thơ ngay từ đầu đã là không gian của chiến tranh, nơi sự sống và cái chết gặp nhau, người con gái đã hi sinh thân mình “để cứu con đường đêm ấy khỏi đau thương”. Biện pháp nhân hóa mà tác giả sử dụng ở đây đã tái hiện lại toàn bộ sự tàn phá ác liệt của chiến trường Trường Sơn thời chống Mỹ, đúng như lời Tố Hữu, những thanh niên chưa đặt chân đến Trường Sơn của nó “như chưa hiểu”. Tôi”. Trường Sơn – nơi bom đạn vùi dập.

Trường Sơn – nơi cành nào cũng khét khói. Trường Sơn – nơi sương máu bao người đã nhuộm đỏ từng tầng lầu. Nhưng dẫu vậy, dưới bom đạn của quân thù, những đoàn xe vẫn ra trận, tiếng cuốc dọn đường của những đội thanh niên xung phong vẫn ngày đêm miệt mài, bài ca trong bom đạn vẫn vang vọng trên mọi nẻo đường. Tất cả đã dồn hết sức cho một nửa Việt Nam còn đang rưng rưng nước mắt. Tất cả sức lực của dân tộc đã được dồn hết cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hơn bao giờ hết, chủ nghĩa anh hùng được phát huy mạnh mẽ, mỗi con người sẵn sàng hy sinh vì cuộc chiến của dân tộc. Cô gái trong bài báo sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ sự toàn vẹn của con đường “để đoàn xe vào chiến đấu đúng giờ”. Cô gái đã chọn cái chết một cách bình tĩnh, không do dự, bị hấp dẫn bởi tình yêu đất nước thấm đẫm trong mọi nhịp sống và mọi suy nghĩ của cô.

Tình yêu cao cả ấy đã trở thành ngọn lửa cháy rực trong trái tim còn căng tràn nhựa sống. Tư thế bình thản, kiêu hãnh dám liều chết cứu đoàn xe trong trận chiến càng tôn vinh phẩm chất cao thượng của người phụ nữ trẻ trung, nghị lực. Chuyện không còn xa xưa, mà chính hành động anh dũng, dũng cảm ấy đã biến cô gái trẻ thành nàng tiên, sống mãi trong lòng những người lính nghe nàng kể.

Hình ảnh “hố bom và bầu trời” đã được đặt trong một phép so sánh đối xứng đầy ý nghĩa. “Hố bom” trong lòng đất rất sâu. “Bầu trời” trên cao là một màu xanh bao la. “Hố bom” tượng trưng cho bom đạn, tội ác của kẻ thù, là chứng tích đau thương của chiến tranh. “Trời” tượng trưng cho sự hiền hòa, hiền hòa, nhân hậu của người Việt Nam.

Hình ảnh ẩn dụ ấy đã ngầm thể hiện một chân lý Việt Nam sẽ lấy hòa bình, lòng nhân ái của nhân loại để sẻ chia, bù đắp những đau thương, mất mát, thương tật do chiến tranh gây ra. Đó là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta, để một lần nữa khẳng định cái chết đẹp của người thiếu nữ là hiện thân của Tổ quốc.

Tôi ra đi với ‘bầu trời đã yên nghỉ trong lòng đất’. Nhưng chính hành động thiêng liêng ấy đã tạo cho nhà thơ cảm giác được hóa thân vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và cuộc đời. Từ hai dòng thơ ” Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”, tôi càng hiểu rõ hơn sự hy sinh thầm lặng ấy, không chỉ “tôi” mà còn đại diện cho cả một thế hệ con gái dũng cảm dám đứng lên bảo vệ tổ quốc. Cái chết này thật thiêng liêng, nhưng cũng thật bình dị.

“Ai cũng có khuôn mặt của mình”, cô ấy giống như lý tưởng cao đẹp mà mọi người đều hướng theo. Trong ánh mắt chan chứa tình cảm, hình ảnh “em” trở nên thiêng liêng và ám ảnh vô cùng. Đọc xong, tôi có cảm giác như cô gái ấy dường như sẽ ở đây mãi mãi và sẽ là động lực cho những đồng đội khác bước tiếp trên con đường chiến đấu gian khổ này.

Viết một bình luận