Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây [Nội Dung + Phân Tích]

Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây ❤️️ Nội Dung, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa, Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ, Văn Mẫu Phân Tích.

Nội Dung Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

Nhắc đến Phạm Tiến Duật thì không thể không nhắc đến bài thơ nổi tiếng “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa chi tiết của bài thơ nhé!

Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Tác giả: Phạm Tiến Duật

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền.

Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.

Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.

Ðông sang tây không phải đường thư
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.

Xem trọn bộ tuyển tập 🔰Thơ Phạm Tiến Duật 🔰đầy đủ nhất

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là một trong những bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật, được sáng tác trong những năm tháng chống Mỹ của dân tộc, trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Có thể nói bài thơ như một bản quân ca hùng tráng và cũng là một khúc tình ca lãng mạn.

Nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, nhà thơ Phạm Tiến Duật từng chia sẻ rằng: “Bài thơ “Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây” tôi sáng tác hồi cuối năm 1969 tại một làng nhỏ bên bờ sông Son của tỉnh Quảng Bình, làng Cổ Giang, một làng nghèo khó mà nền nếp. Cái làng ấy ở không xa nơi cổng đường 20 xe ngang dãy núi Trường Sơn.”

Tặng bạn chùm 👉 Thơ Về Kháng Chiến Chống Mỹ [Những Bài Thơ Hay Nhất]

Ý Nghĩa Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

Bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là một đúc kết từ thực tiễn của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ mang ý nghĩa ghi lại những hình ảnh lịch sử, được ngân lên bằng tiếng lòng, tình cảm đằm thắm, sức sống mãnh liệt và niềm tin tất thắng trong tâm hồn của những người lính Trường Sơn thuở ấy.

Tìm hiểu chi tiết về tập thơ 🍃Vầng Trăng Quầng Lửa 🍃 Nội Dung Chùm Thơ, Phân Tích

Bố Cục Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

Bố cục bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây có thể chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “nhớ Trường Sơn Tây”.
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “gạt nỗi riêng tư”.
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “đội áo màu xanh.”
  • Đoạn 4: Phần còn lại của bài thơ.

Nghệ Thuật Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

Điểm qua các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây:

  • Bài thơ sử dụng thể thơ 7 chữ phổ biến, tạo nên nhịp điệu tự nhiên
  • Cấu trúc dễ nhớ, dễ thuộc, bình dị, mang âm hưởng đời thường và đậm đặc chất lính, tính trữ tình quyện chặt với tính hùng ca đã “truyền lửa” vào trái tim của mỗi người. 
  • Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn

Đừng nên bỏ qua mẫu phân tích🌿 Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật

3 Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây Hay Nhất

Thohay.vn chia sẽ bạn cách Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây với 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và ý nghĩa của bài thơ. Bạn có thể tham khảo các trang web sau để có được những thông tin cơ bản về bài thơ.
  • Bước 2: Phân tích bố cục, nghệ thuật và ngôn ngữ của bài thơ. Bạn có thể chia bài thơ thành các khổ thơ và phân tích cách sắp xếp, sử dụng hình ảnh, biện pháp tu từ, cách dùng từ ngữ, âm điệu, nhịp điệu, vần điệu của bài thơ.
  • Bước 3: Đưa ra cảm nhận, đánh giá và bình luận về bài thơ. Bạn có thể nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét của bạn về bài thơ, về tác giả, về thời đại, về tình yêu, về chiến tranh, về quê hương đất nước… Bạn cũng có thể so sánh bài thơ với những bài thơ khác cùng thể loại, cùng chủ đề, cùng tác giả hoặc cùng thời kỳ.

Dưới đây là 3 mẫu phân tích bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây hay nhất mà thohay.vn tuyển chọn. Bạn có thể tham khảo và học hỏi cách phân tích bài thơ nhưng không nên sao chép hoặc chép nguyên văn, vì điều đó sẽ làm mất đi tính sáng tạo và cá nhân của bài làm của bạn.

Cảm Nhận Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây Hay

Phạm Tiến Duật là Nhà thơ cách mạng của nền Văn học hiện đại Việt Nam. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964 nhưng sau đó không tiếp tục với nghề dạy học mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, Phạm Tiến Duật sáng tác rất nhiều tác phẩm và để lại nhiều bài thơ nổi tiếng như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Vầng trăng và những quầng lửa, Gửi em cô thanh niên xung phong,…trong đó có bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây.

Bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây được sáng tác cuối năm 1969, tại tỉnh Quảng Bình. Ngay khi mới ra đời, bài thơ đã luôn có mặt trong túi áo của mỗi người lính trên tuyến lửa. Khi bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thì chất thơ, chất nhạc quyện chặt với nhau, nâng cánh cho nhau vang vọng khắp các chiến trường, thôi thúc hàng triệu trái tim Việt Nam xông pha nơi tiền tuyến, giết giặc lập công, giải phóng đất nước.

Mở đầu bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là lời tự tình của đôi lứa yêu nhau nhưng phải chịu sự ngăn cách vời vợi của dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, của thời chiến chinh ly loạn và khốc liệt:

“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

Bằng cấu trúc dễ nhớ, dễ thuộc, bình dị, mang âm hưởng đời thường và đậm màu chất lính, tính trữ tình quyện chặt với tính hùng ca. Nó đã truyền lửa vào trái tim của mỗi người ra trận. Những vần thơ ấy đã thành công về nghệ thuật, cảm xúc đong đầy. Tuy vậy, cái hay hơn có lẽ là nó đã nói lên được cảm xúc lớn của thời đại, của cả một thế hệ trẻ, của cả dân tộc thời ấy.

Mặc dù đã hoàn thành khóa học ngành Sư phạm. Thay vì làm một thầy giáo dạy học nhưng Phạm Tiến Duật lại xin vào quân ngũ với mong ước tha thiết được đi vào chiến trận. Khát vọng đi Bộ đội của nhà thơ cách mạng này được chấp nhận khi ông trúng tuyển vào Tiểu đoàn Pháo cao xạ Tây Bắc. Trong tâm hồn của người đàn ông đích thực đầy lãng tử ấy đã có sẵn ham muốn được dịch chuyển:

“Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Hết rau rồi, em có lấy măng không”

Phạm Tiến Duật hăm hở xin chuyển về Cục Vận tải quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần chỉ vì muốn được đắm mình trong cuộc chiến, được tận mắt chứng kiến và nếm trải sự tàn khốc của chiến tranh. Niềm đam mê tự do sáng tạo, cống hiến cho dân tộc cháy bỏng đã làm cho dấu chân Phạm Tiến Duật thật sự cất bước nhẹ nhõm vào chiến trường đầy cam go.

Yêu nước là thế song nhà thơ vẫn giữ cho mình một khoảnh khắc riêng tư. Đó là nỗi nhớ về em, người bạn gái đang hành quân bên sườn Đông dãy Trường Sơn. Trong con người Phạm Tiến Duật, tình yêu nam nữ và tình yêu đất nước hòa quyện vào nhau. Nó trở thành động lực, hành trang nâng bước chân người chiến sĩ.

Có thể nói, cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ và con đường Trường Sơn huyền thoại đã sinh ra một Phạm Tiến Duật thứ hai nhưng lại là con người duy nhất có sức mạnh thống soái và định hình một tính cách, một số phận Phạm Tiến Duật.

Chính cuộc sống thời khói lửa đau thương, mất mát đã thắp lên ngọn lửa trong trái tim người sáng tác. Và không chỉ riêng mình nhà thơ viết “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” mà cả con muỗi, con bướm, cái gạt nước, ngọn măng rừng và đồng chí, đồng đội cùng viết chung với nhà thơ Phạm Tiến Duật, tạo nên một bài thơ vừa hài hòa, vừa đẹp đẽ, vừa có giá trị.

Gắn bó với núi rừng Trường Sơn, với những người lính ngày đêm chiến đấu với kẻ thù, đối mặt với bom đạn, chết chóc, Phạm Tiến Duật luôn có một tinh thần lạc quan. Ông nhìn mọi thứ kể cả những thực tế nghiệt ngã, những góc khuất và những bi kịch của cuộc chiến qua một lăng kính hồn nhiên, tếu táo đến lạ thường:

“Đông sang Tây không phải đường như
Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Đông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh”

Chiếc xe như một chiến hữu dũng cảm, như một người bạn thân, chung thủy sống chết đã rong ruổi cùng Phạm Tiến Duật trên những dặm dài đường rừng Trường Sơn. Chiếc xe chở Phạm Tiến Duật đi tác chiến trên những trận địa vừa dứt tiếng súng hay nằm vắt vẻo cùng với chủ nhân trên những chiếc xe tải chở vũ khí đạn dược vào chiến trường:

“Từ nơi em đưa đến nơi anh
Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn”

Sự yêu đời, luôn hướng về ánh sáng, niềm tin chiến thắng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc được nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc họa bằng một tượng đài anh dũng, bất khuất. Từ bên em và bên anh xa cách thăm thẳm nhưng rồi lại được nối kết bằng một đoàn hùng binh nối tiếp nhau ra trận địa trong một bầu không khí sục sôi, oai hùng, lẫm liệt. Tình yêu giữa anh với em và tình yêu nước Việt như cuồn cuộn, hóa thành mạch sống dâng trào trong tâm tư người lính Trường Sơn.

Cho đến bây giờ, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây vẫn là một bài thơ hay, có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Đối với những người chiến sĩ Trường Sơn từng chiến đấu và hy sinh một thời thì coi đây là bài thơ bất tử, là nghĩa tình đồng đội và niềm tự hào mỗi khi họ cùng nhau nhắc về Trường Sơn hùng vĩ, anh hùng.

Chia sẽ bạn bài thơ hay của Phạm Tiến Duật 👉 Bài Thơ Lửa Đèn

Phân Tích Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây Cảm Xúc

Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây là một sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật, được viết hồi cuối năm 1969 tại một làng nhỏ ở bên bờ sông Son của tỉnh Quảng Bình. Đây là một ngôi làng nghèo mà nền nếp. Cái làng ấy cũng cách không xa cổng đường 20 xe ngang qua dãy núi Trường Sơn. Và bài thơ này đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ. Cũng chính là bài thơ thành công khi đã chuyển tải được mạch cảm xúc của thời đại và của cả một thế hệ trẻ, cả dân tộc thời ấy.

Phạm Tiến Duật là một nhà thơ tiêu biểu cho phong cách người lính trong kháng chiến chống Mỹ. Từ cảm hứng đến giọng điệu đều được cất lên từ đôi cánh lãng mạn và giàu nhiệt huyết. Ở đó ta cảm nhận được một niềm vui phơi phới của những người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.

Nhà thơ cũng đã từng gửi gắm một phần tuổi trẻ của mình trên chiến trường. Ông là người của binh đoàn 559 – Binh đoàn Trường Sơn và cũng đã sông những ngày trong những năm tháng ấy. Đó cũng chính là lý do tại sao nhà thơ lại viết được những vần thơ sâu sắc tới vậy. Với góc nhìn hiện thực gần gũi ông đã thành công trong việc khắc họa những hình ảnh ấy.

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.

Hình ảnh anh và em trong bài Trường Sơn đông Trường Sơn tây là hai trong số những cư dân chiến sĩ Trường Sơn. Họ đã ngày đêm vật lộn với mưa bom bão đạn quân thù để chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ mà tổ quốc giao phó. Tuy là những chất liệu thường nhưng chính tình yêu của những người chiến sĩ đã làm cho bức tranh ấy thêm phần thi vị hơn. Ở đó không phải sự xù xì gân guốc của chiến trường mà đã chân thành, đằm thắm hơn.

Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.

Những vật vô tri vô giác như mưa, nắng, khe, măng… đều cùng tham dự vào diễn biến tình yêu. Và đó cũng chính là dòng bộc lộ cảm xúc tha thiết và nhớ nhung của đôi lứa đang yêu. Bởi cảnh vật xung quanh như cũng hiểu thêm về tâm trạng của lứa đôi, của con người ấy.

Điểm đặc biệt trong bài thơ Trường Sơn đông Trường Sơn tây chính là nhà thơ đã thành công trong việc cách tân để phù hợp với không khí của cuộc chiến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao thơ ông lại có sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng cá nhân. Chính vì vậy nhân vật trữ tình được đặt trong một phông nền lớn của đồng đội và đám đông tập thể. Đó là những da diết riêng tư không được tách rời với hơi thở và nhịp sống của cả một thế hệ.

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.

Ở đây ông đã thành công trong việc nhìn nhận lại cuộc chiến với những khía cạnh khác với một tâm thế khác. Giữa hai chiều quá khứ đã có sự kết hợp với thành một miền ký ức sâu thẳm. Để rồi khi những năm tháng chiến tranh đã trôi qua nhưng không gian của Trường sơn đó đã là ngôi nhà của tình yêu của bao nhiêu sự hò hẹn… đó cũng chính là tình yêu của người lính đầy trong sáng và ngây thơ, tình tứ. Cũng chính là tình yêu của những người chiến sĩ, nó đã cho họ những hương vị ngọt ngào để thêm sức mạnh, chiến đấu và chiến thắng.

Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây là một bài thơ, một bài ca hay có sức sống lâu bền trong lòng công chúng. Đối với những người chiến sĩ Trường Sơn lúc bấy giờ thì đây là bài hát bất tử. Cũng chính là tình đồng đội, niềm tự hào khi nghĩ về Trường Sơn hùng vĩ. Đó chính là cái hay và là giá trị mà bài thơ này mang lại. Qua bài thơ này, Phạm Tiến Duật đã thành công trog việc khắc họa và thắp sáng ngọn lửa lý tưởng và sáng ngời của người lính thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Xem thêm bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật 👉 Gửi Em Cô Thanh Niên Xung Phong

Phân Tích Bài Thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây Chọn Lọc

Nói đến Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) – con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại, là nói đến “nhà thơ lớn thời chống Mỹ”, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012…

Thơ Phạm Tiến Duật với phong cách nghệ thuật độc đáo, giàu chất lính. Đó là tiếng nói sôi nổi, lạc quan, ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình đồng đội, tình quê hương đất nước với giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch mà sâu sắc. Bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây ra đời năm 1969 tại Quảng Bình, địa danh giáp biên giới Việt Lào, được rất nhiều chiến sĩ thuộc nằm lòng và bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích.

Thi phẩm viết theo thể thơ tự do, giàu chất nhạc, dễ nhớ, dễ thuộc làm toát lên vẻ đẹp tươi trẻ, chất trữ tình lãng mạn bay bổng hoà quyện với chất sử thi hào hùng.

Mở đầu là lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau nhưng xa cách vì ở hai đầu của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ hiểm trở và bởi nhiệm vụ thời chiến với bao thử thách:

“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”.

Phạm Tiến Duật vốn là sinh viên tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964; cũng như nhiều thanh niên trí thức thời bấy giờ, anh đã nhập ngũ với quyết tâm ra trận. Trong tâm hồn của người chiến sỹ tài hoa, lãng tử ấy có sẵn niềm say mê được hoà mình vào không khí của những ngày sục sôi đánh Mỹ.

Niềm đam mê sáng tạo, cống hiến vì lẽ sống cao đẹp đã khiến Phạm Tiến Duật đi vào chiến trường đầy cam go với tâm thái thanh thản. Lòng yêu nước trong thi sĩ không chỉ tồn tại ở dạng cảm xúc mà đã biến thành hành động cụ thể lên đường cứu nước.

Bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ của người lính thuộc Cục Vận tải Quân sự – Tổng cục Hậu cần, nhà thơ vẫn dành cho mình những phút riêng tư, gửi nỗi nhớ niềm thương về “em”, người bạn gái đang hành quân bên sườn Đông dãy Trường Sơn. Dãy núi có đỉnh chạy theo biên giới hai nước Lào – Việt, sườn Đông và Tây khác hẳn nhau. Sườn phía Đông của Trường Sơn rất dốc, đổ xuống đồng bằng ven biển ở Quảng Nam, Bình Thuận.

Chính giữa bộn bề gian khổ của đời lính, những câu thơ vút lên tươi rói chất liệu hiện thực khiến người đọc vừa thú vị vừa cảm động: “

Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Hết rau rồi, em có lấy măng không”.

Ngôn từ tự nhiên như lời người lính thường hay nói mà vẫn rất thơ. Theo Phạm Tiến Duật sau này chia sẻ: “Chính cuộc sống thời khói lửa đau thương mất mát đã thắp lên ngọn lửa trong trái tim người sáng tác. Và không chỉ riêng mình nhà thơ viết “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, cả con muỗi, con bướm, cái gạt nước, ngọn măng rừng và đồng chí, đồng đội cùng viết chung với nhà thơ Phạm Tiến Duật, tạo nên một bài thơ vừa hài hòa, vừa đẹp đẽ, vừa có giá trị”.

Nhiều người chúng ta biết đường Trường Sơn Hồ Chí Minh là con đường vận tải huyết mạch chạy qua 11 tỉnh miền Trung và Nam bộ, đầy gian khổ, ác liệt, hy sinh. Trong trái tim người lính trẻ Phạm Tiến Duật, tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước hòa quyện, tiếp thêm sức mạnh để người chiến sĩ vượt qua tất cả gian nan, có được niềm tin sắt son vào tương lai.

Gắn bó với núi rừng Trường Sơn, với những đồng đội ngày đêm chiến đấu với kẻ thù, với bom đạn, chết chóc, Phạm Tiến Duật luôn vẫn luôn lạc quan. Nhà thơ nhìn mọi thứ, kể cả những góc khuất và bi kịch của cuộc chiến qua một lăng kính hồn nhiên, vô tư đến lạ thường: “Đông sang Tây không phải đường thư/ Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo/ Đông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo/ Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh”.

Có người nhận xét: Thơ Phạm Tiến Duật thời chống Mỹ được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”. Cái hay của thơ phạm Tiến Duật là nhà thơ không chỉ nói lên tình cảm của riêng cá nhân mình mà đã nói lên được tiếng nói của một thế hệ trẻ, của dân tộc ta và cảm xúc lớn của thời đại hồi bấy giờ. Điều này được thể hiện cô đọng ở phần kết của bài:

“Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối tây Trường Sơn”.

Từ bên em và bên anh tuy xa cách nhưng được nối kết bằng một đoàn quân trùng trùng ra trận trong bầu không khí sục sôi, hào hùng. Tình yêu của anh với em và tình yêu đất nước hòa quyện như mạch sống dâng trào trong trái tim người lính.

Bài thơ là tiếng lòng của người chiến sĩ đúc kết từ thực tiễn cả cuộc đời binh nghiệp của phạm Tiến Duật. Bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp nâng cánh bằng những giai điệu tuyệt đẹp, lời thơ ngân lên tiếng lòng, tình cảm đằm thắm, sức sống mãnh liệt và niềm tin sắt son trong tâm hồn những người lính Trường Sơn thuở ấy.

Bời vậy thi phẩm cùng với nhạc phẩm như một cặp song sinh đã và sẽ mãi mãi đi cùng năm tháng, được nhiều thế hệ yêu thích.

Giới thiệu tác phẩm 🌿Chí Làm Trai [Nguyễn Công Trứ] 🌿Đọc hiểu bài thơ chi tiết

Viết một bình luận