Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ ThoHay.vn Chia Sẻ Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ Đọc Cho Các Bé Cùng Nghe.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ
Bài thơ Chú gà trống nhỏ
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng.
Chú gà trống nhỏ
Cái mào màu đỏ
Cái mỏ màu vàng
Đập cánh gáy vang
Dưới giàn bông bí
Cái đuôi màu tím
Óng mượt làm sao!
Chú nhảy lên cao
Ó ò o ó!
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️ Bài Thơ Đi Học Ngoan ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ
Hình Ảnh Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ
Giáo Án Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ Mầm Non
Dưới đây là giáo án cho các bạn tham khảo thêm
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
– Trẻ thuộc bài thơ
– Tên tác giả
– Hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
– Trẻ biết trả lời rõ ràng, rành mạch, đủ câu, đủ ý
– Rèn kỹ năng nghe, đọc thơ diễn cảm
– Trẻ cảm nhận được nhịp điệu bài thơ,
– Kỹ năng ghi nhớ có chủ đích
– biết đọc thơ cùng cô.
3. Thái độ:
– Trẻ yêu thích môn học
– Giáo dục trẻ biết yêu quý những ý nghĩa trong bài thơ.
– Nghiêm túc lăng nghe cô
II. Chuẩn bị.
– Hình ảnh minh hoạ của bài thơ
– Nhạc bài hát về bài thơ
– Máy tính, máy chiếu.
– Tranh thơ, ảnh thơ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
1. Gây hứng thú.
– Cô mở nhạc bài: “Con gà trống”, cho trẻ hát và vận động cùng cô.
– Đàm thoại: Các con vừa hát và vận động bài gì? Bài hát nói về con gì?
– Cô nói: Bài hát nói về con gà trống, có cái mào đỏ trên đầu, chân thì có cựa.
– Cô cũng có 1 bài thơ nói về con gà trống, cô và các con cùng tìm hiểu nha.
2. Bài mới.
a. Cô đọc diễn cảm bài thơ.
* Đọc lần 1: Cô đọc từ đầu đến hết bài thơ, đọc chậm tình cảm.
+ Hỏi trẻ tên bài thơ?
* Đọc lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính.
b. Đàm thoại, trích dẫn
– Bài thơ nói về con gì? Mào gà màu gì? “ màu đỏ”
– Cái mỏ màu gì? “ màu vàng”
+ Trích dẫn:
“Chú gà trống nhỏ
Cái mào màu đỏ
Cái mỏ màu vàng”
– Trước khi gáy con gà trống thường làm gì? “Đập cánh ”
– Cái đuôi màu gì? “ màu tía”
+ Giải thích từ “Màu tía”: là màu đỏ pha đen tạo thành đỏ sẫm hoặc đỏ tươi pha vàng
+ Trích dẫn: “ Đập cánh gáy vang
Dưới giàn bông bí
Cái đuôi màu tía”
– Bộ lông của chú gà được tả như thế nào? “óng mượt”
+ Giải thích từ: “Óng mượt”: là lông gà mượt mà, sáng bóng
– Gà gáy như thế nào?
+ Trích dẫn:
“Óng mượt làm sao
Chú nhảy lên cao
Ó ò ó o”
– Qua bài thơ, chúng mình phải làm gì?
+ GD: con gà trống gáy gọi mọi người thức dậy vào mỗi buổi sáng nên chúng ta phải yêu quý gà trống.
3. Trẻ đọc thơ
– Cô cho cả lớp đọc 1-2 lần
– Thi đua giữa các tổ bằng cách cho trẻ đọc nối tiếp theo hiệu lệnh tay cô.
– Sau đó cô gọi nhóm, cá nhân lên đọc
– Chú ý sửa sai, động viên, khen ngợi trẻ.
– Cả lớp đọc lại bài thơ.
Kết thúc: Trò chơi “Gà nhặt thóc” (2-3 phút)
– Cách chơi: Cho trẻ đội mũ gà trống, tay cầm rổ vừa đi vừa nhặt thóc bỏ vào rổ trên nền nhạc bài hát: “Đàn gà con”.
– Trẻ đội mũ gà trống vừa đi vừa nhặt thóc bỏ vào rổ trên nền nhạc bài hát “Đàn gà con”
Thohay.vn Chia Sẽ 👋 Bài Thơ Chia Đồ Chơi 👋 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ