Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Bài Thơ Mặt Trăng ✅ Bài Thơ Hay Nhất Về Chú Thỏ Con Và Mặt Trăng Mời Cô Và Phụ Huynh Cùng Tham Khảo.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng Phạm Hổ
Xin giới thiệu tới phụ huynh và các cô nội dung ý nghĩa bài thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng:
Thỏ con và mặt trăng
Tác giả: Phạm Hổ
Thỏ chạy, trăng chạy
Thỏ đứng, trăng dừng
Thỏ con ngẩng mặt
Nhìn trăng lạ lùng:
– “Trăng ơi! Có phải
Trăng cũng có chân?”
Cùng Con Tìm Hiểu 🐕Bài Thơ Cún Con🐕 Hay Và Ý Nghĩa Về Động Vật
Tranh Bài Thơ Mặt Trăng
Dưới đây là tranh bài thơ mặt trăng cho bé mà thohay.vn đã sưu tầm:
Hãy Đọc Cho Bé🐧Bài Thơ Chú Bò Tìm Bạn 🐧 Xem Bạn Bò Có Tìm Được Bạn Không Nhé
Hình Ảnh Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng
Để bài học được hấp dẫn và sinh động hơn cô đừng hãy tải những hình ảnh về bài thơ thỏ con và mặt trăng nhé
Chia Sẻ Thêm 🍄Bài Thơ Thỏ Trắng🍄 Mẹ Và Cô Đọc Thêm Cho Con Nghe Nhé
Giáo Án Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng Mầm Non
Giới thiệu đến cô và phụ huynh nội dung chi tiết giáo án bài Thỏ Con Và Mặt Trăng.
GIÁO ÁN SỐ 1
1,Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức.
- Trẻ biết tên bài thơ “thỏ con và mặt trăng”
- Hiểu nội dung bài thơ: nói đến chú thỏ đang vui chơi dưới ánh trăng
- Trẻ hứng thú tập đọc thuộc thơ
b. Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm theo cô, ngắt nghỉ đúng nhịp
Có thể làm động tác minh họa theo nội dung thơ
c. Thái độ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh nội dung bài thơ “ thỏ con và mặt trăng” trên máy tính
- Câu hỏi đàm thoại với trẻ.
3. Tổ chức hoạt động.
HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ nghe nhạc bài hát “ đêm trung thu”
- Đêm trung thu các bạn nhỏ như thế nào?
- Các bạn rước đèn khi nào?
- Đúng rồi đêm trung thu trăng rất sáng các bạn vui chơi dưới ánh trăng đấy. Có 1 bạn thỏ cũng vui chơi dưới ánh trăng để xem bạn làm gì chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ thỏ con và mặt trăng.
HĐ 2: Dạy trẻ đọc thơ
+ Cô đọc thơ lần 1: Bằng lời với cử chỉ điệu bộ.
- Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ “ thỏ con và mặt trăng” các con thấy có hay không?
- Vậy các con thưởng cho cô một tràng pháo tay thật to nào!
- Để bài thơ được hay hơn cô còn có hình ảnh minh họa nội dung bài thơ đấy cô mời các con lại gần đây với cô để nghe cô đọc thơ nào? .
+ Cô đọc lần 2,3: Sử dụng hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ.
=> bài thơ nói đến bạn thỏ vui chơi dưới ánh trăng
+ Lần 4: Đàm thoại trích dẫn.
- Chúng mình vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai?
- Bạn thỏ chạy thì trăng như thế nào? Thỏ chạy trăng chạy
- Khi thỏ dừng thì trăng làm gì? Thỏ dừng trăng dừng
- Thỏ ngẩng mặt lên nhìn thấy gì? Thỏ con ngẩng mặt Nhìn trăng lạ lùng
- Thỏ đã hỏi gì với trăng? Mẹ ơi có phải Trăng cũng có chân
- Các con có yêu quý ông trăng không?
Giáo dục trẻ: Các con ạ ánh trăng rất sáng mỗi khi trời tối chúng mình có thể vui chơi dưới ánh trăng đấy.
- Bây giờ chúng mình có muốn đọc bài thơ thật hay để tặng cô giáo không ?
- Vậy cô con mình cùng đọc thật hay bài thơ này nhé.
HĐ 3:Trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 3- 4 lượt.
- Tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau đọc thơ.
( Cô động viên khuyến khích trẻ đọc thơ chú ý sửa sai cho trẻ)
HĐ4: Kết thúc:
Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “ thỏ con và mặt trăng” và ra chơi kết thúc hoạt động.
GIÁO ÁN SỐ 2
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ ,tên tác giả
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
2.Kỹ năng:
- Trẻ đọc to rõ ràng lời của bài thơ.
- Trẻ đọc đúng nhịp điệu của vần thơ.
3.Thái độ:
- Trẻ có hứng thú học bài.
- Giáo dục trẻ ngoan biết bảo vệ và yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Cô: giáo án, GAĐT, nội dung bài hát
- Tranh, ảnh về bài thơ
III./Tiến hành:
1.Ổn định tổ chức lớp:
- Cho trẻ hát bài : “Chú thỏ con” vào chỗ ngồi. Cô trò
chuyện: - Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về con gì?
=> Hôm nay có một nhân vật rất đặc biệt đến thăm lớp
mình đấy chúng mình cùng chào đón nhân vật đó nào. ( cô
đưa thỏ trắng ra” - Cô hỏi trẻ: Đây là con gì?
- Đúng rồi đây là con thỏ đấy các con quan sát xem con thỏ
+Con thỏ có lông màu gì đây?
+Tai thỏ như thế nào? - Mắt thỏ màu gì? Đuôi thỏ như thế nào.
- Thỏ thích ăn gì?
- Cô cho trẻ nghe nhạc bài hát “ đêm trung thu”
- Đêm trung thu các bạn nhỏ như thế nào?
- Các bạn rước đèn khi nào?
II. Nội dung
Hoạt động 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ
- Cô đọc lần 1 giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2: kết hợp tranh minh họa
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Của tác giả nào?
- Giảng nội dung bài thơ
- Cô đọc lần 3: khuyến khích trẻ đọc cùng cô và đàm thoại.
Đàm thoại:
- Chúng mình vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai?
- Bạn thỏ chạy thì trăng như thế nào? Thỏ chạy trăng chạy
- Khi thỏ dừng thì trăng làm gì? Thỏ dừng trăng dừng
- Thỏ ngẩng mặt lên nhìn thấy gì? Thỏ con ngẩng mặt Nhìn trăng lạ lùng
- Thỏ đã hỏi gì với trăng? Mẹ ơi có phải Trăng cũng có chân
- Các con có yêu quý ông trăng không?
Hoạt động 2: Cho trẻ đọc thơ.
- cô thấy các con chơi rất là giỏi rồi , giờ cô con mình hãy
- thể hiện giọng đọc qua bài thơ
- Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần.
Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc 2-3 lần. - Trong khi trẻ đọc cô chú ý lắng nghe, động viên khuyến
khích và sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 3: củng cổ. cô và trẻ đọc lại bài thơ lần 4
Giờ học hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi
=> qua bài thơ “Thỏ con” các con phải biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình
hoạt động 4: Vận động theo nhạc bài “ Trời nắng trời
mưa” 1-2 lần
3.Kết thúc.
- Nhận xét, tuyên dương
Cô cho trẻ hát bài “Chú thỏ con” đi ra ngoài.
Tặng Con Những Bài 🌹Đồng Dao Về Con Vật Sống Trong Rừng🌹 Hay Nhất