Bài Thơ Giàn Mướp ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Xem Ngay Bài Thơ Hay Và Ý Nghĩa Nhất Viết Về Chủ Giàn Mướp Cho Các Bé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Giàn Mướp
Giàn mướp
Tác giả: Thanh Hiền
Sau vườn nhà em
Xanh xanh giàn mướp
Trái tròn thẳng đuột
Trái uốn cong cong
Mẹ hái mướp ngon
Nấu canh với tép
Dọn ra bàn tròn
Cả nhà đoàn tụ
Dùng bữa vui ghê
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Hồ Sen ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Bài Thơ Giàn Mướp
Hình Ảnh Bài Thơ Giàn Mướp
Giáo Án Bài Thơ Giàn Mướp Mầm Non
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ “Giàn mướp”.
- Kỹ năng
- Trẻ đọc thơ nhẹ nhàng thể hiện tình cảm khi đọc thơ.
- Trả lời được câu hỏi của cô.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thái độ
- Góp phần giáo dục trẻ biết ích lợi của rau, quả đối với đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa bài thơ.
- Máy tính, loa.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Gây hứng thú, giới thiệu bài
- Cô tập trung trẻ: cho trẻ quan sát quả mướp.
- Đây là quả gì?
- Quả mướp để làm gì?
- Các con đã được ăn quả mướp chưa?
- Các con ạ có một bài thơ cũng nói về quả mướp đấy, đó là bài thơ: Giàn mướp, các con lắng nghe cô đọc nhé.
2.Bài mới
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm thể hiện giọng điệu của bài thơ. Sau đó cô giới thiệu tên tác giả
- Cô đọc lần 2 có tranh minh họa (kết hợp chỉ tranh)
- Đàm thoại trích dẫn theo tranh:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về giàn gì?
- Giàn mướp được trồng ở đâu?
- Giàn mướp có màu gì?
Trích dẫn: Sau vườn nhà em
Xanh xanh giàn mướp” - Trái mướp trông như thế nào?
Trích dẫn: Trái tròn thẳng đuột
Trái uốn cong cong” - Quả mướp nấu với gì?
- Khi ăn cả nhà như thế nào?
Trích dẫn: Mẹ hái mướp ngon
………………………………
Dùng bữa vui nghê”
- Nội dung: thơ nói về giàn mướp có màu xanh nhiều quả tròn, cong, được mẹ hái nấu canh tép cả nhà ăn rất ngon và vui.
- Các con đã được ăn canh mướp chưa? Có ngon không? Ăn canh mướp rất ngon và bổ tốt cho sức khỏe đấy. Vì vậy khi mẹ nấu canh mướp các con ăn nhiều vào nhé.
- Cho trẻ đọc thơ:
- Cô độc cùng trẻ 3 – 4 lần (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô cho trẻ thi đua đọc theo tổ, nhóm, (Cô động viên và khuyến khích trẻ đọc thi đua nhau)
- Cô mời cá nhân trẻ đọc thơ.
- Cô nhận xét và kết thúc giờ học.
3.Kết thúc: Cho trẻ đọc thơ: Giàn mướp đi nhẹ nhàng ra ngoài chơi.
Chia Sẽ Thêm ✔ Bài Thơ Các Cô Thợ ✔ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án