Bài Thơ Làm Anh Khó Đấy ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thông Qua Bài Thơ Bố Mẹ Giúp Các Bé Nhận Biết Vai Trò, Tình Yêu Thương Của Anh Dành Cho Em.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Làm Anh Khó Đấy
Bài thơ Làm anh
Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn
Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải người lớn cơ.
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Em nâng dịu dàng.
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn.
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.
Thohay.vn Tặng Bạn 😎 Bài Thơ Bàn Tay Của Bé 😎 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Bài Thơ Bài Làm Anh Khó Đấy
Hình Ảnh Bài Thơ Làm Anh Khó Đấy
Giáo Án Bài Thơ Làm Anh Khó Đấy
. Mục đích- yêu cầu:
Kiến thức:
– Trẻ biết tên bài thơ “Làm anh” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn
– Trẻ hiểu đươc nội dung bài thơ: bài thơ nói lên tình cảm của người anh, biết yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
– Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, hóm hỉnh trong bài thơ.
– Trẻ hiểu được từ: “Người lớn” trong bài thơ.
Kỹ năng:
– Trẻ có khả năng ghi nhớ được bài thơ, đọc thuộc thơ rõ lời, thể hiện âm điệu vui, hóm hỉnh khi đọc thơ.
-Biết trả lời câu hỏi đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
-Trẻ có kỹ năng đọc thơ theo nhóm.
Thái độ:
– Thông qua nội dung, trẻ biết yêu thương, nhường nhịn các em nhỏ.
– Trẻ tích cực tham gia các hoạt động
II.Chuẩn bị:
– Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ:
– Trong lớp học rộng rãi, thoáng mát;
– Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình chữ U
Xây dựng môi trường học tập: Tranh ảnh, đồ dùng về gia đình trong góc chơi
Đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ:
– Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử, đàn oocgan, đài, sa bàn minh họa cho bài thơ, một số hình ảnh minh họa bài thơ theo từng đoạn. nền nhạc để đọc thơ.
– Cô thuộc thơ, luyện giọng đọc diễn cảm.
– Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 mũ chóp theo 3 tổ 3 màu sắc khác nhau.
III.Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
2.Nội dung chính
3.Kết thúc
*Cô và trẻ hát: “Ba ngọn nến lung linh”
Cô hỏi về gia đình trẻ.
– Trong gia đình các con có ai?
– Nhà các con có em bé ko?
– Em trai hay em gái?
– Thế các con có yêu thương em bé của mình ko?
– Các con yêu em bé như thế nào?
– Con đã làm gì cho em?
– Muốn được em bé yêu mình phải làm gì?
Các con ạ, cô Phan Thị Thanh Nhàn có 1 bài thơ rất hay nói lên tình cảm của anh dành cho em bé, bài thơ có tên là “Làm anh” của cô Phan Thị Thanh Nhàn các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ nhé.
*HĐ 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện tình cảm theo nhịp điệu vui, hóm hỉnh của bài thơ;
– Cô hỏi: Bài thơ có tên là gì?
Muốn biết vì sao bài thơ có tên gọi là “Làm anh” các con lắng nghe cô đọc thơ nhé!
+ Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp hình ảnh minh họa bằng sa bàn tranh quay
*Giảng giải nội dung bài thơ, trích dẫn, đàm thoại làm rõ ý:
+ Làm anh phải biết dỗ dành khi em khóc, nâng dậy khi em ngã, chia quà bánh, nhường đồ chơi cho em.
Cô đọc trích dẫn từ “câu đầu đến câu- cũng nhường em luôn” và cho trẻ xem hình ảnh minh họa.
– Cô giải thích từ “người lớn”: Các con ạ, khi được làm anh, làm chị thì đối với các em bé mình luôn nhớ phải yêu em, nhường nhịn, dỗ dành em, đó chính là “người lớn” đấy.
+ Các con ạ, làm anh thì rất khó nhưng cứ ai yêu em bé thì đều làm được và thấy rất vui đấy.
– Cô đọc trích dẫn cho trẻ nghe từ câu “Làm anh thật khó… đến hết bài”
* Đàm thoại với trẻ
Các con vừa được nghe bài thơ Làm anh, bây giờ chúng mình cùng thi đua xem ai sẽ có câu trả lời nhanh nhất nhé.
– Làm anh phải làm những việc gì nào?
– Anh phải làm gì khi em bé khóc? Khi em bé ngã?
– Khi có quà bánh và đồ chơi anh phải làm gì?
– Nếu con là anh, chị thì con phải làm gì cho em bé?
– Làm anh có khó không? Vì sao?
Cô chốt lại: các con ạ, làm anh phải biết dỗ dành khi em bé khóc, nâng dậy khi em bé ngã, chia quà bánh cho em bé phần hơn, nhường đồ chơi cho em. Làm anh như vậy là rất khó, nhưng nếu yêu em thì đều làm được và còn thấy rất vui nữa đấy.
+Cô đọc lần 3 bằng hình ảnh minh họa trên powerpoit
* HĐ 2: Dạy trẻ đọc thơ:
+Cô cho trẻ đọc cùng cô bài thơ 2 đến 3 lần.
+Cô cho trẻ đọc thơ theo tổ
+ Cô cho trẻ đọc nối tiếp theo nhóm bạn nam, nữ.
+ Cho trẻ đọc thơ theo yêu cầu: Cô đưa ra hình ảnh nào, trẻ đọc đoạn thơ tương ứng với hình ảnh đó.
+ Cho trẻ khá lên đọc thơ cá nhân…
+ Cả lớp đọc lại thơ 1 lần
Lưu ý:Trong quá trình trẻ đọc thơ, cô chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc ngọng, đọc nhanh quá, đọc hét to không diễn cảm…;
Cho trẻ thay đổi tư thế khi đọc thơ: đứng tại chỗ, lên phía trước lớp đọc cho các bạn nghe
-Các con đọc thơ rất hay, cô cũng rất thích bài thơ này, cô sẽ đọc tặng các con bài thơ trên nền nhạc nhé!( cô đọc thơ trên nền nhạc)
*Củng cố, lồng ghép giáo dục, kết thúc giờ học
– Cô hỏi trẻ: các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
– Hàng ngày ở nhà các con có em, các con đã làm những việc gì cho em?
– Khi ở trường các con lớn hơn các em ở lớp 3-4 tuổi và các em bé ở nhà trẻ. Vậy các con phải làm gì?
– Cô thấy lớp mình ai cũng đọc thơ hay và cô mong bạn nào cũng rất yêu quý em của mình các con có đồng ý không?
– Cô mở nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” trẻ hát và ra sân chơi.
Thohay.vn Chia Sẽ 👋 Bài Thơ Đôi Bàn Tay Bé 👋 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án