Thơ Phan Thị Thanh Nhàn [Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ]

Thơ Phan Thị Thanh Nhàn ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Cùng Tìm Hiểu Các Thông Tin Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Phong Cách Làm Thơ Của Tác Giả.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Phan Thị Thanh Nhàn

Phan Thị Thanh Nhàn là một nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam. Để biết thêm nhiều thông tin về nữ thi sĩ thì mời bạn theo dõi ngay tiểu sử cuộc đời tác giả sau đây.

  • Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sinh ngày 2/8/1943.
  • Quê gốc: xã Tứ Liêm, Hà Nội, đã tốt nghiệp đại học ngành báo chí.
  • Bà từng tốt nghiệp Khoa Báo chí Trường Tuyên giáo Trung ương. Tốt nghiệp khoá 5 trường bồi dưỡng nhà văn trẻ Hội Nhà văn. Tốt nghiệp khoá cao học ngắn hạn Học viện M. Gorky (Liên xô cũ).
  • Nhà thơ từng là phóng viên báo Hà Nội mới, Phó tổng biên tập báo Người Hà Nội, Phó chủ tịch thường trực Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó chủ tịch thường trực Hội nhà văn Hà Nội.
  • Bà là thành viên đã có nhiều năm công tác trong Ban Chung khảo Hội đồng Giám khảo Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam.
  • Bà là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1971.
  • Hiện bà nghỉ hưu, sống tại Thành phố Hà Nội.

Đọc thêm về 🔰Thơ Tú Mỡ🔰 Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Tổng kết những nét nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn.

  • Phan Thị Thanh Nhàn làm thơ từ sớm, đầu những năm 1990 bà đã có thơ đăng báo, Trong đó bài thơ được đông đảo bạn đọc biết đến là “Hương thầm” .
  • Hương thầm, có lẽ, đây là bài thơ “đỉnh” trong cuộc đời cầm bút khá miệt mài của bà. Bài thơ đã diễn tả thành công tình yêu trong sáng, đẹp đẽ của lứa đôi trong những năm cả dân tộc lên đường ra trận.
  • Ngoài làm thơ, bà còn viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi. Với các em thiếu nhi thì “cô Nhàn” thật thân thiết bởi bài thơ “Làm anh”.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Tháng giêng hai (in chung, thơ – 1970), Hương thâm (thơ – 1973), Chân dụng người chiến thắng (thơ – 1977), Bông hoa không tặng (thơ – 1987), Nghiêng về anh (thơ- 1092), Xóm đê ngày ấy (truyện – 1977), Hoa mặt trời (truyện – 1978),….
  • Dù là viết thơ hay văn xuôi, Phan Thị Thanh Nhàn cũng đem đến cho độc giả những thanh âm dịu nhẹ, cái nhìn tinh tế, sâu sắc với những trăn trở, suy tư trước hiện thực đời sống.

Vinh danh:

  • Giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969;
  • Giải C Nhà xuất bản Kim Ðồng năm 1982 cho tác phẩm “Tuổi trăng rằm”;
  • Giải A của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội các năm 1974 và 1980;
  • Năm 1999, bài thơ “Hương thầm” của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ.
  • Giải A Nhà xuất bản Kim Ðồng năm 1995 cho tác phẩm “Bỏ trốn”.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2008.

Phong Cách Sáng Tác Của Phan Thị Thanh Nhàn

Cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về phong cách sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn ngay sau đây nhé!

  • Giọng thơ của bà rất giản dị, câu thơ càng ngày càng được chăm sóc tỉ mỉ. Tình cảm chín dần trong nỗi thấm thía nội tâm.
  • Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn viết nhiều thơ tình, theo năm tháng, những bài thơ tình của bà từ nhẹ nhàng, tươi tắn chuyển sang giàu trải nghiệm, trăn trở nhưng độ lượng hơn. Nhưng dù có thay đổi gì thì thơ bà vẫn rất chân thành, gần gũi với người đọc.

=> Cả văn xuôi và thơ của bà luôn mang phong cách nhỏ nhẹ, lặng lẽ, nữ tính và ẩn một chất thơ thầm kín.

Giới thiệu thêm 🔰Thơ Trần Nhuận Minh🔰 Tuyển Tập Thơ Hay

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, cùng theo dõi để biết chi tiết.

Thơ

*Bông hoa không tặng (1987)

  • “Đâu đây trong cuộc đời thường”
  • Bông hoa không tặng
  • Căn phòng và anh
  • Hà Nội mùa thu
  • Làng quê
  • Rồi có thể
  • Trống mái
  • Trở lại Sài Gòn
  • Viết trong sân viện bảo tàng Nga
  • Với nàng Tô Thị

*Nghiêng về anh (1992)

  • Con đường
  • Hương thầm
  • Không chắc chắn
  • Một người
  • Trời và đất
  • Tuyết
  • Yêu đời

*Con muốn mặc áo đỏ đi chơi (2016)

  • Mặt trời ấu thơ
  • Làm anh
  • Bé Hà
  • Dạy học
  • Trại hè
  • Tóc của mẹ tôi
  • May sao
  • Vườn mặt trời, quả mặt trăng
  • Hoa quỳnh
  • Thức khuya
  • Em trai
  • Dặn con
  • Ngựa biên phòng
  • Lời con
  • Nàng tiên ốc
  • Chiếc kim khâu
  • Giếng nước Bác Hồ
  • Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn

*Các tác phẩm khác

  • Bài thơ cuộc đời
  • Bạn gái
  • Bàn tay
  • Bảo Lộc
  • Bất ngờ
  • Biển lạ
  • Biển vắng
  • Cảm tạ
  • Cửa nhà tôi
  • Đám cưới ngày mùa
  • Đàn ông
  • Em tôi
  • Gặp
  • Hoa bất tử
  • Hoa và ngày 20-11
  • Không đề (I)
  • Không đề (III)
  • Không đề (IV)
  • Không đề năm 2007
  • Không đề tháng 1-1989
  • Mẹ
  • Một chút với lục bình
  • Mùa xuân
  • Mưa
  • Nếu
  • Nếu anh trở lại
  • Ngày cưới của em
  • Ngày tháng không quên
  • Nhớ
  • Những bài thơ cũ
  • Những ngôi chùa Hà Nội
  • Tạ lỗi
  • Tiếng mùa xuân
  • Trong vườn
  • Trước mỗi chuyến đi xa
  • Và…
  • Về với làng Sêu
  • Với mùa thu
  • Với sông Hồng
  • Yêu
  • Tháng giêng hai (thơ, in chung, 1970)
  • Chân dung người chiến thắng (thơ, 1977)
  • Bài thơ cuộc đời (thơ, 2000)

Văn Xuôi

  • Xóm đê ngày ấy (truyện thiếu nhi, 1977)
  • Hoa mặt trời (truyện, 1978)
  • Ánh sáng của anh (truyện, 1978)
  • Tuổi trăng rằm (truyện thiếu nhi, 1982)
  • Bỏ trốn (truyện thiếu nhi, 1995)
  • Chân dung văn học (2010);
  • Sự cực đoan đáng yêu (2010);
  • Tuyển tập thơ văn (2012).

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Phan Thị Thanh Nhàn

Thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn có rất nhiều bài thơ hay nhưng trong phạm vi bài viết hôm nay, Thohay.vn xin chia sẻ cho bạn 15 bài thơ hay nhất không nên bỏ lỡ của bà.

Làm Anh

Làm anh khó đấy
Phải đâu chyện đùa
Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ.

Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng

Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn

Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi

Hương Thầm

Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận

Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
Nào ai đã một lần dám nói?

Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)

Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp

Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.

Con Đường

Nếu anh đi với người yêu
Chỉ mong anh nhớ một điều nhỏ thôi
Con đường ta đã dạo chơi
Xin đừng đi với một người khác em

Hàng cây nay đã lớn lên
Vươn cành để lá êm đềm chạm nhau
Hai ta không biết vì đâu
Hai con đường rẽ ra xa nhau hoài

Nếu cùng người mới dạo chơi
Xin anh tránh nẻo đường vui ban đầu.

Nếu Anh Trở Lại

Nếu trở lại cùng em xin anh đừng để quên ánh mắt
Nếu trở lại cùng em xin anh đừng để quên nụ cười
Vì mùa xuân đã trở lại rồi
Đất cằn khô đã xanh mướt cỏ tươi
Vườn khô héo lá cành đã rợp trời hoa nở
Có lẽ nào nét mặt anh ủ rũ
Có lẽ nào trái tim anh buồn đau?
Nếu bây giờ ta trở lại cùng nhau
Em chẳng nhớ đâu những ngày ta xa cách
Em chẳng nhớ đâu những ngày anh vắng mặt
Em không nhớ gì chuyện đó đâu anh
Ta đã có cùng nhau bao năm tháng trong lành
Em chỉ gửi nềim vui
Chỉ ghi nhớ nét mặt anh tươi rói
Hãy trở lại cùng em như mùa xuân đã tới

Trời Và Đất

Chiều nay chắc giận em ghê lắm
Anh bực mình triết lý lung tung
Hai đứa ta như trời với đất
Tính tình sao xung khắc vô cùng

Vâng, trời đất chẳng hề thân thiết
Và tính tình có giống nhau đâu
Trời vui buồn ồn ào lộ liễu
Đất trầm tư suy nghĩ trước sau

Anh ơi! Nếu ví được cao xa như thế
Em cũng chẳng là trời đất gì đâu
Nhưng anh có biết không? trời đất
Sẽ chẳng là gì nếu thiếu nhau

Nhưng trời đất dẫu cao xa lồng lộng
Tính vẫn thường bồng bột đổi thay
Khi giận dữ bão nghiêng đất lở
Bão tan rồi trời xanh ngây thơ

Đất khiêm nhường màu xanh lay động
Và thẳm sâu lặng lẽ sinh sôi
Trên mặt đất chính là cuộc sống
Có cần chi biện bạch nhiều lời.

Dặn Con

Con ơi!
Con sẽ gặp trên đường nhiều người ăn xin
Con sẽ thấy trên đường nhiều người khốn khó
Mẹ con mình không hề giàu có
Nhưng cũng là đủ ăn

Con hãy theo thứ tự ưu tiên
Trước hết là những người ruột thịt
Hãy từ thiện ngay trong gia đình
Cố gắng góp chút gì sao để không còn ai đói rét

Với người qua đường, con ơi, chút ít
Con hãy sẻ chia lòng thảo thơm
Mai đây khi mẹ không còn
Con chỉ gặp những tấm lòng thơm thảo.

Trống Mái

Trước tôi bao nhiêu năm
Đôi tình nhân ở đó
Sau tôi bao nhiêu năm
Họ vẫn còn tình tự.

Cô gái dỗi, quay đầu
Chàng trai tha thiết dỗ:
“Em, em nhìn đi đâu
Thôi đừng xa cách nữa!”

Rừng thông non xào xạc
Và biển xa dạt dào
Và con đường tít tắp
Và bầu trời xanh cao.

Tôi qua đây khoảng khắc
Bỗng nhớ ai vô cùng
Lời dỗ dành thương mến
Đá tạc vào mênh mông…

Về Với Làng Sêu

Mùa xuân trở lại làng Sêu
Một mình tôi với thương yêu thuở nào
Bờ dâu sông Đáy nghiêng chào
Vườn quê hoa cải vươn cao sắc vàng
Nhà ai tiếng pháo râm ran
Mừng xuân về với nong tằm đầy tơ

Mấy năm rồi bạn đi xa
Vẫn cùng tôi đón giao thừa hôm nay
Mẹ già tóc trắng như mây
Ríu ra ríu rít một bầy cháu thơ
Làng Sêu ơi đã khác xưa
Mái hồng nghiêng xuống soi bờ giếng trong

Mấy năm rồi bạn ở rừng
Xa làng Sêu, để mùa xuân vẹn tròn
Bờ dâu như có tâm hồn
Trong xa cách lại xanh hơn mấy lần
Bao lần tìm gặp mùa xuân
Tưởng đi cùng bạn. Tay cầm nhớ thương…

Một Người

Căn phòng vắng một người
Bỗng trở nên trống vắng
Không còn gì ấm cúng
Không còn gì vui tươi

Bữa ăn vắng một người
Tìm đâu ra mùi vị
Khói cơm cay mắt thế
Bây giờ em mới hay

Hun hút hai hàng cây
Gió thổi dài ngơ ngác
Thành phố vắng một người
Đường không ai dạo chơi

Một người mang đi hết
Bao nhiêu là thông minh
Chẳng còn ai hóm hỉnh
Ai cũng đều nhạt tênh

Tấm ván nằm chông chênh
Sao rơi như nước mắt
Lòng em nghiêng về anh
Để tháng ngày vắng ngắt

Đi dọc dài đất nước
Không còn ai đón đưa
Không còn ai chờ đợi
Không ai mà viết thư

Dẫu bao nhiêu bài thơ
Chỉ mình em đau xót
Một mình như trái đất
Em bây giờ không anh…

Hoa Bất Tử

Thăm chợ hoa ngày Tết
Hoa nào thu hút em?
Cẩm tú cầu, cúc gấm
Mi mô da, hồng đen…

Kìa phong lan muôn sắc
Hoa dơn hồng toả hương
Bao loài hoa rực rỡ
Dắt em vào vườn thơm.

Có một bông hoa nhỏ
Nở quên trong góc vườn
Như một loài hoa dại
Sao anh cầm tặng em?

Anh chỉ cười không nói
Em hững hờ bỏ quên
Mấy ngày sau chợt thấy
Hoa vẫn còn tươi nguyên.

Chợ hoa rồi sẽ hết
Bao loài hoa sẽ tàn
Chỉ bông hoa anh tặng
Tươi mãi cùng thời gian.

Em cầm bông hoa lạ
Bỗng bàng hoàng không yên
Có điều chi bất tử
Hoa anh cầm trao em?…

Đám Cưới Ngày Mùa

Lúa đồng đang gặt rộ
Cau chín ngang mái nhà
Gió heo may gọi rét
Cây rơm vàng như hoa

Chú rể là bộ đội
Về phép rồi đi xa
Cô dâu bằng lòng cưới
Má ửng lên thẹn thò

Thóc vun thành luống cao
Máy tuốt lúa ngừng reo
Loáng cái, sân hợp tác
Ðã hoa dăng đèn treo

Nước chè tươi sóng sánh
Làm say ông trăng tròn
Bọn trẻ say tiếng hát
Miệng cứ hò reo luôn

Các cụ ông say thuốc
Các cụ bà say trầu
Còn con trai con gái
Chỉ nhìn mà say nhau.

Làng Quê

Như chưa hề nghe bom rơi
Làng quê vẫn tự bao đời bình yên

Khói cơm chiều nhẹ bay lên
Đường thôn vương vít mùi thơm ngọt ngào
Hoa xoan thả tím mặt ao
Hoa ngâu hoa bưởi lẫn vào hoa chanh
Rơm phơi quấn quít bàn chân
Lại mùi đất ải lẫn cùng cỏ tươi

Cánh đồng vẫn lúa vẫn khoai
Bàn chân đất vệt tay chai cần cù
Dẫu bom đạn của quân thù
Qua mưa lụt đến hanh khô xé đồng
Hết hè thu lại chiêm xuân
Vẫn nuôi cả nước tảo tần – làng quê

Thế mà nép dưới chân đê
Rì rào ao cá bờ tre dịu hiền
Ầu ơ ru cháu ru em
Cái nôi nhân ái làm nên cuộc đời

Làng quê – gốc của tình người
Sáng trong sâu nặng như lời mẹ ru.

Tuyết

Ai như là mặt đất
Với cồn cào biển sâu
Với núi cao vực thẳm
Và bùn lầy đớn đau

Và ai như tuyết trắng
Cứ dịu dàng rơi rơi
Mặt đất thành thanh sạch
Trắng một màu tinh khôi

Anh có là tuyết ấy
Chở che em một đời

Với Mùa Thu

Bỗng dưng lạnh nhạt với đời
Không còn rung động trước lời yêu thương
Nhiều khi điện thoại rung chuông
Giả vờ đi vắng không buồn cầm nghe
Soi gương, mình ngán mình ghê
Nếp nhăn đuôi mắt tràn về khoé môi.
Họp hành chỉ lặng im thôi
Hình như hết cả niềm vui nỗi buồn!

Chiều nay lòng bỗng bồn chồn
Chiều nay sao chợt tơ vương mơ hồ
Hoá ra trời chớm vào thu
Se se gió lạnh, lá vừa rơi nghiêng…

Thì ra lòng vẫn còn duyên
Với trời đất với thiên nhiên tuyệt vời.

Rồi Có Thể

Rồi có thể ta nhìn nhau ngượng ngập
Anh đi cùng cô gái khác xinh tươi
Tôi cố để không rơi nước mắt
Còn ai đâu thương mến dỗ cho nguôi

Rồi có thể vợ và con ríu rít
Anh nhẹ nhàng quên hết chuyện đôi ta
Anh hối hả đón cuộc đời hạnh phúc
Tôi bàng hoàng mãi chẳng hiểu ra

Rồi có thể đắng cay và đơn độc
Sao hôm nay tôi vẫn thấy yêu đời
Mỗi ngày sống có bao điều đẹp quá
Khi chiều về anh nháy mắt chào vui

Chỉ một phút sống cùng nhau như thế
Tôi đã mang theo đến trọn đời

Đừng bỏ lỡ những chia sẻ về 🍃Thơ Sóng Hồng🍃Tác giả, tác phẩm

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Đón đọc những đánh giá, nhận định về nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn dưới đây để có thêm nhiều góc nhìn về nữ thi si này.

  • Với Thanh Nhàn, thơ như lý lịch cuộc đời. Ðó là một hướng đi đúng, nhất là đối với các cây bút nữ, vốn mạnh cảm xúc nội tâm. Thanh Nhàn lấy chính mình làm đối tượng khám phá, làm đề tài lẫn chủ đề cho thơ. Bà tìm ra cái bất ngờ ở tuổi bốn mươi Băn khoăn bỡ ngỡ như hồi mười lăm. Lại có khi tạ lỗi rất thật thà Tạ lỗi người thương tôi/ Bởi người tôi thương mến/Ðã thờ ơ mất rồi. – Vũ Quần Phương.
  • Phải nói rằng hiếm có một tác giả nào lại có nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa như nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, không chỉ có “Hương thầm” mà nữ nhà thơ còn có không ít tác phẩm trong sách giáo khoa có thể kể đến như: “Làm anh” (SGK lớp 2), “Nàng tiên ốc” (SGK lớp 4),…Đây đều là những tác phẩm nổi tiếng gắn bó với ký ức thuở thiếu thời của nhiều thế hệ. – Thái Gia Khánh.
  • Từ chuyện gia đình đến hình tượng lịch sử, thơ Phan Thị Thanh Nhàn đều có những dấu ấn rất riêng: mộc mạc mà tinh tế, đi vào lòng người. Mỗi vần thơ đều là những câu chuyện đẹp, những hình ảnh đẹp “dệt vào ký ức” trẻ thơ những bài học giáo dục có giá trị. – Thái Gia Khánh.

Giới thiệu tuyển tập 🏵 Thơ Lê Đạt 🏵 Chùm thơ hay nhất

Viết một bình luận