Thơ Lê Đạt: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Thơ Lê Đạt ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Các Thông Tin Về Cuộc Đời, Phong Cách Sáng Tác Của Lê Đạt.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Lê Đạt

Lê Đạt là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957 và là một trong những nhân vật trụ cột của phong trào nhân văn giai phẩm. Ngay phần chia sẻ sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời tác giả Lê Đạt nhé!

  • Nhà thơ Lê Đạt (10/9/1929), tên khai sinh là Đào Công Đạt.
  • Ông sinh ra tại Yên Bái (bến Âu Lâu sông Hồng) nhưng quê gốc là xã A Lữ, Bắc Giang.
  • Sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, nhà thơ Lê Đạt tham gia cách mạng ngay. Hầu như trong suốt quá trình hoạt động trong kháng chiến chống Pháp ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau đó ông lên Ban Tuyên huấn Trung ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục.
  • Năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn nghệ, sau đó được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh, trước khi Nhân văn giai phẩm bùng nổ.
  • Tuy nhiên với bài thơ Ông bình vôi đăng trên báo Nhân Văn mà nhiều người cho là ám chỉ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đảng, ông bị lên án “phản động” và bị trừng phạt.
  • Đầu tiên ông được thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội Nhà Văn Việt Nam để không cho tiếp xúc với việc làm báo nữa, sau đó bị truất quyền đảng viên vào tháng 7/ 1957.
  • Một năm sau, sau khi dự lớp “đấu tranh tư tưởng” tại Thái Hà Ấp, vào tháng 8/1958, ông chính thức bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm.
  • Thời gian bị kỷ luật đó, ông cùng Trần Dần và Tử Phác về Chí Linh phải lao động cải tạo, ông được phân công đi chăn bò, công việc lao động cải tạo này kéo dài trong vòng 10 năm, đan xen giữa những khoảng thời gian được về nhà và thời gian phải lên trại.
  • Đến năm 1988, khi ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản.
  • Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phong trào Nhân văn – giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.
  • Ông mất ngày 21/04/2008 tại Hà Nội.

Đọc thêm ☀️Thơ Hồ Dzếnh☀️ Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Lê Đạt

Khái quát những ý chính về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lê Đạt.

  • Lê Đạt được xem là một hiện tượng trong làng thơ Việt Nam. Ông là một trong những người khởi xướng phong trào cách tân thơ và coi việc cách tân là một thái độ sống, một thái độ viết của nhà thơ.
  • Vì cách tân là phải chấp nhận sự rủi ro, do đó con đường thơ của ông không tránh khỏi những khúc gấp quanh co, gập ghềnh.
  • Tập thơ Bóng chữ có thể coi là sự đúc kết một giai đoạn kiếm tìm, thể nghiệm của nhà thơ. Tự nhận mình là “phu chữ”ông đã trăn trở, tìm tòi, vật lộn với từng  câu chữ, để tìm ra cái mới, cái lạ trong thơ. 
  • Tác phẩm tiêu biểu : Thế giới này là của chúng ta (thơ – 1950 – 1955), Nhận ruộng (thơ – 1954), Bài thơ trên ghế đá (tập thơ – 1958), Bác (trường ca – 1990), Bóng chữ (tập thơ – 1994), Hèn đại nhân (truyện ngắn – 1994),…
  • Lê Đạt đã mang đến cho thơ hiện đại Việt Nam một hướng đi riêng, tuy chưa được tán thưởng rộng rãi. Thơ ông có những bài, những câu còn quá cầu kỳ đến mức trở nên khó hiểu, lập dị. Nhưng với cả một đời lao động nghệ thuật, những thể nghiệm thơ của Lê Đạt là đáng được trân trọng.
  • Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Phong Cách Sáng Tác Của Lê Đạt

Tiếp theo, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu phong cách sáng tác của Lê Đạt nhé!

  • Về sáng tác thơ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ vì ông viết viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều.
  • Thơ của ông là sự kết hợp kinh nghiệm của thơ cổ điển Việt – Hán, thơ dân gian và thơ lãng mạn, thơ hiện đại Pháp.

=>Có lẽ vì quan niệm thơ không chỉ để hiểu mà còn để cảm, nên không thể tiếp cận thơ Lê Đạt chỉ bằng những phân tích thông thường, bằng trực giác, mà còn ở chính người đọc phải có sự rung động và đồng cảm với tác giả.

Giới thiệu thêm 🔰Thơ Vũ Hoàng Chương🔰Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Lê Đạt

Xem ngay tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Lê Đạt mà Thohay.vn vừa sưu tầm được sau đây.

Tuyển Tập Thơ

*Cửa hàng Lê Đạt

  • Chương III
  • Chương VIII
  • Chương IX

*Bóng chữ (1994)

+Giáo đầu

  • Xưng danh
  • Quá trình công tác
  • Khuyết điểm
  • Kết luận
  • Cha tôi

+Chiều Bích Câu

  • Thuở xanh hai
  • Hoa mười giờ
  • Gốc khế
  • Hái hoa
  • Anh muốn
  • Chiều Bích Câu
  • Thuỷ lợi
  • Sông quê (II)
  • Quá em
  • Quen… lạ
  • Mới tuổi
  • Thu nhà em
  • Bóng chữ
  • Vào hè
  • Vườn màu
  • Thuỷ mặc
  • Mơ ngày
  • Truyện bồ câu
  • Nụ xuân
  • Kênh chờ
  • Tỏ tình
  • Chim ức lửa
  • Quê tầm xuân
  • Chùa Hương
  • Cấm vận
  • Thuỷ thủ
  • Anh ở lại
  • Thuở đầu dòng
  • Những cái hôn
  • Phố nê-ông
  • Át cơ
  • Tuổi đèn

+Lão núi

  • Ông phó cả ngựa…
  • Ông cụ chăn dê
  • Ông cụ Nguồn

+Mùi sầu riêng

  • Cá thần tiên
  • Chi chành
  • Chuộc tuổi
  • Cỏ lú
  • Dạo nhạc
  • Dấu chân (I)
  • Đánh ngải
  • Đầy tuổi
  • Đệm
  • Địa đầu XXI
  • Em đến
  • Em đi
  • Ghép tim
  • Gương
  • Hà Nội B52
  • Hát đôi
  • Hoa nghĩa trang
  • Mắt cà phê đen
  • Mùi sầu riêng
  • Mưa chia cơn
  • Nai phố
  • Nặng nợ
  • Ngõ chờ
  • Nhịu tình
  • Phố xuân
  • Quan họ
  • Rằm tháng bảy
  • Rồng rắn
  • Sáng soi
  • Sao Thương
  • Tái bút
  • Tật nguyền
  • Thanh minh
  • Thư không người nhận
  • Thư tình cỏ
  • Tìm em
  • Tình điện toán
  • Tình hoa
  • Tuổi Việt Minh

+Hai câu

  • Chùm thơ haikâu

+Đọc

  • Lý Bạch
  • Đào Uyên Minh
  • Liêu Trai
  • Bạch Cư Dị
  • Petrarque
  • Block
  • Pasternak
  • Seferis
  • René Char
  • Thu điếu (I)
  • Gọi đò
  • Phạm Thái (I)
  • Nguyễn Du
  • Hồ Xuân Hương
  • Nhị tình

*Ngó lời (1997)

+Ngỏ lời

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8

+Mắt Đáp Cầu

  • Số tình
  • Vắng
  • Tàu nhanh
  • Xin lửa
  • Lãnh đủ
  • Tuổi chín
  • Đầu thu
  • Tìm trầm
  • Cao tần
  • Bến nổi
  • Lời hương
  • Thức
  • Xổng ngà
  • Vải Thanh Hà
  • Ú tim
  • Phả Lại
  • Lạy trời
  • Vô đề
  • Ngâu
  • Mộng cũ
  • Ngủ muộn
  • Thất nghiệp
  • Máy nhắn tin
  • Vũng Tàu
  • Bờ găng
  • Trung du
  • Đôi bờ
  • Dấu chân (II)
  • Phà Đen
  • Gội đầu
  • Trái mù u
  • Mắt Đáp Cầu
  • Tranh hoạ đồ

+Thư bằng lăng

  • Bãi Ngà
  • Thoại huyền
  • Nhận họ
  • Phòng hộ
  • Rẻo cao
  • Vận hội
  • Áo
  • Cuối mùa
  • Vỡ hụi
  • Tái giá
  • Xuân vội
  • Tinh lạc
  • Mưa rươi
  • Qua cầu
  • Sang sợi
  • Chót
  • Lọ lem
  • Ảo đăng
  • Mưa mau
  • Chồi xanh
  • Dị ứng
  • Phải xanh
  • Chim gõ mõ
  • Nhuỵ lời
  • Thư xưa
  • Xanh
  • Thương muộn
  • Cỏ nhắc
  • Mìn nổ
  • Địa lý
  • Bằng lăng
  • Nợ tình
  • Plastic
  • Mây trắng
  • Già
  • Màu của tuổi
  • Men trần
  • Nhớ (III)
  • Thuyền nhân
  • Ngõ trắng
  • Rừng nguyên xuân
  • Thuốc nước I
  • Thuốc nước II
  • Biên tim
  • Năm nhuận
  • Sao chổi Haly
  • Thánh thể
  • Mực hoá học
  • Dột
  • Ngã tư
  • Rét “Nàng Xa”
  • Nô-em
  • Hiên em
  • Vườn má nợ
  • Lễ xuân
  • Tài trợ

+Chữ nặng

  • Bạc mầu
  • Bảo hành
  • Basho
  • Baudelaire
  • Bertolt Brecht
  • Bích Câu
  • Borges
  • Bống chìm
  • Bờ mưa
  • Cấp cứu
  • Chiếu gon
  • Chung tình
  • Chữ khuya (II)
  • Chương Đài
  • Corbière
  • Desnos
  • Đầu chương
  • Đèn lạnh
  • Đèn thắp
  • Địa chỉ từ thiện
  • Đom đóm (I)
  • Đồi tranh
  • Én đỏ
  • Forget me not
  • Giải trình
  • Hoa hậu
  • Hoa mai
  • Hồ chiều
  • Hôn đa ôm
  • Hương chữ
  • Jacques Brel
  • Jaroslav Seifert
  • Kawabata
  • Khuất Nguyên
  • Khương Hà
  • Kiều
  • Kỷ niệm (I)
  • Lần chần
  • Lẩn thẩn
  • Léopardi
  • Lễ phục sinh
  • Mallarmé
  • May sau
  • Michaux
  • Một mai
  • Mùa má nhớ
  • Mục xuân
  • Mưa nguồn
  • Nặng hạt
  • Ngơ ngác
  • Nhật thực
  • Omar Khayam
  • Phạm Thái (II)
  • Phố ngữ
  • Quê chữ
  • Reverdy
  • Rơi giấy tờ
  • Sim chín
  • Tầm Dương
  • Tân trang
  • Tháng giêng
  • Thơ cổ
  • Tình mưa
  • Trăng sổng
  • Triều
  • Từ biệt
  • Vay tuổi
  • Xích Bích
  • Xuân Đỗ Phủ

+Thiên di

  • An ủi
  • Ảo thuật
  • Bão
  • Băn khoăn
  • Bị can
  • Biên phòng
  • Bốc bay
  • Bụt cười
  • Bước cũ
  • Bướm
  • Cầm bằng
  • Cầu vồng
  • Cháy
  • Chia
  • Chiêm bao
  • Chiếm dụng
  • Chợ chờ
  • Chùa thiêng
  • Cò trắng
  • Cỗ xuân
  • Dương cầm
  • Đào phai
  • Đầu mùa
  • Địa chấn
  • Đoạn đường
  • Đồng loã
  • Đồng sàng
  • Đợi
  • Đu bay
  • Hải ngoại
  • Hành hương
  • Hề
  • Hoa vàng anh
  • Hơi đồng
  • Hụt tay
  • Kết
  • Khoảng cách
  • Khôn lớn
  • Khu bảo vệ
  • Kiểm nghiệm
  • Kô-đắc
  • Lạ chỗ
  • Lỡ
  • Lý vô tình
  • Mải mốt
  • Mở cửa
  • Mỹ viện
  • Nắng mới
  • Ngõ Tạm Thương
  • Nguyên đào
  • Ngược chiều
  • Nhạc rốc
  • Nhập tâm
  • Nội bài
  • Nồm
  • Nút giao thông
  • Ô nhiễm
  • Rốc túi
  • Siêu thoát
  • Sông quê (I)
  • Sự cố
  • Tai ương
  • Thầm thì
  • Thất thường
  • Thề bồi
  • Thông báo
  • Thu lôi
  • Thu thủi
  • Thùng thình
  • Tinh mơ
  • Tình tháng tư
  • Trả tên
  • Trăng mật
  • Trẻ
  • Treo
  • Tung hứng
  • Tự truyện
  • Từ trường
  • Vào XXI
  • Vi tính
  • Vọng chim
  • Vô cơ
  • Xả láng
  • Xông đất

*U75 từ tình (2007)

+Mimơza

  • Fôngtenblô
  • Mimôixa
  • Mimơza
  • Véc-xay
  • Vườn Luxămbua

+Tình ca mất ngủ

  • Đền Chử Đồng Tử
  • Luống tuổi
  • Phố cũ
  • Tái định cư
  • Vô đề

+Lời xanh

  • A lô
  • Ác mộng
  • Bất công
  • Bỏ lại
  • Cải vàng
  • Cấm cửa
  • Chải đầu
  • Chấm com
  • Chia tay
  • Chữ khuya (I)
  • Cỏ may
  • Còn xanh
  • Côn Đảo
  • Dạ khúc
  • Dại khờ
  • Diều
  • Dự bão
  • Để dành
  • Đêm trắng (II)
  • Đom đóm (II)
  • Đôi lạnh
  • Đốt mã
  • Gánh lạnh
  • Gặp gỡ
  • Giả nghĩa
  • Giải mã
  • Giải thề
  • Gió đông
  • Gió Lào
  • Gió mùa
  • Gội
  • Hai bên
  • Hoa mơ
  • Hoàng hôn
  • Học dốt
  • Khẩn cấp
  • Khởi ngữ
  • Khuya
  • Kỷ niệm (II)
  • Lại mới
  • Làm từ thiện
  • Lấp lánh
  • Lễ đền
  • Lila
  • Long lanh
  • Lốt
  • Lũ quét
  • Mắt
  • Ngày nhà giáo
  • Ngẩn ngơ
  • Nguyễn Bính
  • Nhất danh
  • Nhớ (I)
  • Nỗi niềm
  • Nợ
  • Phố đèn
  • Phố Phái
  • Rừng thu
  • Sét đánh
  • Sụt áp
  • Tản Đà
  • Thu
  • Thu điếu (II)
  • Thức đêm
  • Thương hiệu
  • Thương lẻ
  • Trăng tháng tám
  • Tu từ
  • Tù và
  • Tuổi học trò
  • Tử phác
  • Vĩnh cửu
  • Vòng quay
  • Xa cách
  • Xin
  • Xin việc
  • Xù nợ
  • Xứ lạng

*Các tác phẩm khác

  • Bảo hiểm
  • Chân trời
  • Chia động từ
  • Di động
  • Dối già
  • Đêm trắng (I)
  • Hoa Tết
  • Kinh nghiệm
  • Làm thơ
  • Lú lẫn
  • Mỗi ngày mỗi lớn – Gửi Kế hoạch Nhà nước 1956
  • Mới
  • Nếp nhăn
  • Ngày nghỉ
  • Ngân hàng ngâu
  • Ngu lâu
  • Nhớ (II)
  • Râu tóc
  • Rủi
  • San sẻ
  • Sapa
  • Sân ga
  • Tâm sen
  • Thuộc lòng
  • Tiết kiệm
  • Vải thiều
  • Xiếc xuân
  • Bài thơ trên ghế đá (thơ, in chung với Vĩnh Mai, 1955);
  • 36 bài thơ tình (thơ, in chung với Dương Tường, 1990).
  • Thơ Lê Đạt, Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991)
  • Trường ca Bác (thơ, 1997);
  • Từ tình Epphen (thơ 1998);

Truyện, Tiểu Luận

  • Hèn Đại Nhân (tập truyện ngắn, 1994)
  • Mi là người bình thường (tập truyện ngắn, 2007)
  • Truyện cổ tích viết lại (truyện ngắn Lê Đạt – Lê Minh Hà, 2006)
  • Đối thoại với đời và thơ (tiểu luận và đoàn ngôn, 2008)
  • Đường chữ (thơ, tiểu luận, đoản ngôn, 2009).

Gửi tặng bạn tập 🌿Thơ Nguyễn Tất Nhiên🌿Tuyển tập thơ hay

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Lê Đạt

Cùng điểm qua 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Lê Đạt được chia sẻ sau đây.

Chi Chành

Chi chi chành chành
Chữ đanh thổi lửa
Cấp kế đi tìm
Ta vẫn đi tìm
Ta đi mỏi chân
Em ơi cho anh
Mượn con ngựa gỗ
Gió ú đầu ga
Mưa òa thiên hà
Bóng chim sơn tiêu
Chiếc lông ráng chiều
Ta ra biển cạn
Ta vào biển Đông
9 gác Lãn Ông
Lòng xanh xuân chờ
Gió mùa xổ cửa
Tim đèn rong khuya

Mai sau ta chết
Ai đó đừng quên
Đưa ta dăm đồng
Để ta ăn đường
Để ta sang sông
Để ta đi tìm
Chi chi… chành chành.

Hoa Mười Giờ

Em hái hoa mười giờ
Hoa thì em mười bảy
Tim tìm em chả thấy
Hoa chỉ hoa mười giờ

Anh trồng hoa mười giờ
Hoa mở vườn em hái
Mắt đuôi chớp xuân về
Hoa chạy hường lên má

Hoa em đền hoa má
Thơm má hoa mười giờ
Mưa rửa đền
Hoa tuổi trắng lau quên

Chùa Hương

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
(Chu Mạnh Trinh)

Chân đưa xanh tháp én bước lạc nhà
Bờ cầu u ơ nắng đỏ
Nước ngực triều dâng con nhớ
Phấn vàng chim thỏ thẻ
mơ non
Bến nụ hoa tròn môi đợi nói
Suối Giải Oan mưa ngần
Mâm oản trái rằm xuân cúng Phật
Lòng trần thơm mãi lộc chùa Hương.

Những Cái Hôn

Những cái hôn gửi đi
Nỗi đỏ chiều hoang di thực
Bến đục sương lau còi tàu

Những cái hôn gửi đi
Trun trút gió sang sông
Sếu gọi đò ngang nước đổ
Dải yếm đào gẫy cầu

Những cái hôn gửi đi
Biền biệt phù sa
Đất hẹn má mùa nắng lạ
Vườn đồi ai nhặt lá ô môi.

Rằm Tháng Bảy

Hãy góp
nửa nghìn hôn thư đằm thắm
Hoá vàng
đêm rằm
xá tội vong nhân
Chiều chủ nhật
đường nghĩa trang khuất nắng
Thủ thỉ tình
cái vắng đỡ tủi thân.

Hiên Em

Mưa buồn về
Góc đứng hiên em hai mái
Nắng vườn non nai nải chuối đồi
Mộng khép tán ngực đôi chim hót ngọt

Dao bồ câu
vừng
cơm trắng muốt
tuổi nàng hương.

Thu Nhà Em

Anh đến mùa thu nhà em
Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Mà cho đấy rửa lông mày
Nông nỗi heo may từ đó

Mưa đêm tuổi nổi ao đầy
Đồi cốm đường thon ngõ cỏ
Bướm lượn bay hoa ngày
Tin phấn vàng hay thuở gió

Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em
và xanh rất cao

Vào Hè

Sớm hạ búp sen đôi gió
Sóng đòng buồm nhấp nhô thơm
Tóc liễu trường tân thơ cổ
Trời xanh côban rất Đường

Anh đời bến nước tên em mát
Đội mắt em qua mấy nắng rồ
Ơi em rất ô
Ơi em rất hồ
Trắng vỗ ồ hô trúc bạch
Bước động ngày thon róc rách

Làm Thơ

(Trích “Thơ gửi người Việt”)

Đêm khuya
Bóng đầu anh
Hằn trên trang sách nhỏ
Như bóng hàng cây
quặn gió
Lắng xuống mặt đường

Giông bão mênh mông
Anh nhìn Tổ quốc
Đất nước đêm nay trĩu đầu ngòi bút
Hàng vạn vần thơ mang nặng tình người
Anh nghe tiếng đất trời
Xao động lùm cây ngọn cỏ
Như hiệu thính viên
Đêm không ngủ
Ghi những lời cuộc sống
điện về
Những tiếng nặng nề
Những tiếng cục cằn uất ức
Những tiếng căm thù chua xót
Những tiếng yêu thương

Mỗi ngày bao nhiêu vui buồn
Đè nặng trên đầu anh suy nghĩ
Một người lực sĩ
Chỉ mang nổi ngàn cân
Anh suốt tháng suốt năm
Chỉ mang quả địa cầu trong óc

Anh nhớ ngày em khóc
Ôm bụng kêu trời
Mấy chị hộ sinh nói khẽ
“Chiếc thai quá to
Cả mẹ cả con khó lòng sống được”
Mỗi lần đẻ bao buồn vui, chua xót.

Người làm thơ nắng mưa thiêu đốt
Ăn nằm với cuộc đời
Thai nghén đất trời
Sinh ra sự sống
Năng tâm tư của trăm ngàn quần chúng
Đau xót hơn bao nhiêu

Em ơi!
Anh thức thâu đêm suốt sáng
Moi óc làm thơ
Moi tim làm thơ
Như người thợ
Chui xuống lòng hầm mỏ
Moi than moi lửa
Đốt sáng cuộc đời

Anh muốn Đảng gọi anh đến nơi
Hội ý về cuộc sống
Điều động anh vào Bộ Tâm hồn quần chúng
Giúp Trung ương
Xây dựng
Những con người

Từng từng giọt mồ hôi
Đẫm bản đồ chinh sách
Anh mở lối giữa cuộc đời ngóc ngách
Óc anh là một công trường
Mỗi dòng thơ là một cây số mới
Trên con đường đi tới
Xã hội
Ngày mai
Một tiếng súng tương lai
Nổ vào đầu dĩ vãng

Anh vác bút đi theo Đảng
Xông lên hàng đầu

Gốc Khế

Khi gió mùa anh đi
Sang sông tìm nắng khác

Để mẹ già tóc bạc
Lưng còng trên gậy tre
Để người yêu ngơ ngác
Gốc khế xanh đầu hè

Ba năm anh không về
Mẹ già anh ngơ ngác
Lưng còng đau gậy tre
Người yêu anh đốm bạc
Tóc khế xanh đầu hè

Ba năm anh không về
Ba năm rồi ba năm
Mẹ anh thành nấm đất
Người yêu anh cũng đi
Gốc nửa ngày khế chát
Sót bóng hoa mơ chờ

Thu Nhà Em

Anh đến mùa thu nhà em
Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Mà cho đấy rửa lông mày
Nông nỗi heo may từ đó

Mưa đêm tuổi nổi ao đầy
Đồi cốm đường thon ngõ cỏ
Bướm lượn bay hoa ngày
Tin phấn vàng hay thuở gió

Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em và xanh rất cao

Quê Tầm Xuân

Em như tấm bản đồ thân chữ nổi
Dắt anh lần mò nguyên quán tầm xuân
Thời gian mù bạc đầu lau ăn lối
Đảo vô tâm neo buột nhớ mưa dầm

Vào Hè

Sớm hạ búp sen đôi gió
Sóng đòng buồm nhấp nhô thơm
Tóc liễu trường tân thơ cổ
Trời xanh cô ban rất Đường

Anh đời bến nước tên em mát
Đội mắt em qua mấy nắng rồ
Ơi em rất ô
Ơi em rất hồ
Trắng vỗ ồ hô trúc bạch
Bước động ngày thon róc rách.

Phố Nê-ông

Lấp ló đèn xanh tuổi nụ
Giò thủy ngân trổ ngần
Boong phố nổi chòm nê-ông lạ
Hồ chành mi thổi viễn dương xanh
Chiều thả bóng những con tàu giấy
Em vườn hoa đảo tím chân chim

Sáng Soi

Anh mang tình em đi
Qua những đèo lẻ nắng
Những sông trưa không đò
Những đường mưa ngẩn trắng

Anh mang tình em đi
Qua những đồi sim chín
Những sắc cây mơ già
Mua rừng hoa múa tím

Anh mang tình em đi
Qua những miền đất lạ
Những sớm chim dị hình
Những chiều sương bạc má
Dông gió mù trời em bóng sáng soi

Đừng bỏ lỡ tuyển tập🍃Thơ Phạm Thiên Thư🍃Chùm thơ hay

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Lê Đạt

Dưới đây là những đánh giá, nhận định về nhà thơ Lê Đạt, bạn có thể đọc thêm để có cho mình nhiều góc nhìn hơn về tác giả.

  • Nếu coi chiếc áo dài truyền thống của thơ là vẻ đẹp quyến rũ của lục bát – ca dao thì phải chăng đẹp vẻ khêu gợi một cá tính của bộ váy áo âu – tây mát mẻ chính là đường nét của thơ hiện sinh. Theo tôi, Lê Đạt là một nhà chủ động cách tân nhằm hiện – sinh – hóa những mảnh rời của hiện thực theo kiểu những bài thơ Hai-kâu sau đây của ôn. – Nguyễn Việt Chiến.
  • Lê Đạt là một thi sĩ dày công chăm bón chữ nghĩa, tôi có cảm giác trước khi gieo trồng mỗi câu thơ của mình, ông làm chữ kỹ càng tới mức “xới đất, lật cỏ” như một nông phu cần mẫn làm đất chuẩn bị mọi thứ cho một vụ mùa gieo trồng mới của họ. – Nguyễn Việt Chiến.

Tìm hiểu thêm 🔰Thơ Trúc Thông🔰Tác Giả, Tác Phẩm

Viết một bình luận