Thơ Trúc Thông ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Sưu Tầm Những Tác Phẩm Hay Nhất Của Nhà Thơ Trúc Thông.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Trúc Thông
Trúc Thông là một nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, tuy tác phẩm của ông không nhiều nhưng vẫn đủ để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Để biết thêm về tiểu sử cuộc đời tác giả Trúc Thông thì hãy xem ngay thông tin dưới đây nhé!
- Nhà thơ Trúc Thông (8/2/1940 – 26/12/2021), tên thật là Đào Mạnh Thông, các bút danh khác: Linh Vân, Chiêu Thương, sinh ngày
- Quê gốc: làng Ngô Khê, (nay là xóm 6) xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Thuở nhỏ sống với gia đình và đi học tại quê.
- Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về công tác tại Ban Văn nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu.
- Từ năm 1959 đến năm 1962, nhà thơ Trúc Thông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Năm 1964 đến năm 1968, ông là sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Từ năm 1968, ông là biên tập viên văn học tại Ban Văn học nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam. Biên tập tạp chí Thơ Hội Nhà văn Việt Nam.
- Năm 1972, Trúc Thông vào chiến trường Quảng Trị với tư cách phóng viên báo chí.
- Năm 2008, nhà thơ bị tai biến mạch máu não phải nằm cấp cứu ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
- Ngày 26 tháng 12 năm 2021, ông qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 81 tuổi.
Đọc thêm 🔰Thơ Bùi Minh Quốc🔰 Tác Giả, Tác Phẩm
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Trúc Thông
Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trúc Thông có thể tóm tắt như sau:
- Trúc Thông là tác giả cả một đời tận tâm với thơ, luôn nỗ lực tìm tòi đổi mới. Ông đã dành cả cuộc đời công chức của mình để chăm chút cho các chương trình phát thanh văn nghệ, trong đó có chương trình Tiếng thơ trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Ông trình làng bằng tập thơ “Chầm chậm tới mình”, từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngay lập tức, trên chiếu thơ của làng văn nghệ có một vị trí dành riêng cho ông, xác lập luôn tên tuổi Trúc Thông.
- Là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, tuy nhiên so với bạn thơ cùng lứa, Trúc Thông viết ít. Năm 1985, ông mới có tác phẩm thơ đầu tiên. Và 8 năm sau, ông mới cho ra đời tập thơ thứ hai Ma-ra-tôn.
- Các tác phẩm tiểu biểu của ông: Chầm chậm tới mình (thơ, 1985), Maraton (thơ, 1993), Một ngọn đèn xanh (thơ, 2000), Văn chương ngẫu luận (lý luận phê bình, 2003), Vừa đi vừa ở (thơ, 2005), Mẹ và em (bình thơ, 2006), Trúc Thông tiểu luận (bình thơ, 2013), Trúc Thông thơ (2014).
- Trong các tác phẩm của ông, nổi tiếng nhất là bài thơ Cao Bằng trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5.
Vinh danh:
- Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1990 – 1995
- Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000
- Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2017
Phong Cách Sáng Tác Của Trúc Thông
Phong cách sáng tác của nhà thơ Trúc Thông là gì? Xem ngay thông tin được chia sẻ sau đây để biết chi tiết nhé!
- Với hướng đi sâu gắn bó với cuộc đời, với con người, thơ của tác giả Trúc Thông đặc biệt da diết với khát vọng giải phóng con người, tìm tới sự phát triển tự do, hoàn thiện cho mỗi con người – cá thể.
- Đề tài trong thơ ông rộng mở và phong phú. Ông có khả năng biến những thứ tưởng chừng rất khô khan thành những bài thơ hay với giọng điệu nồng nàn, say đắm.
Tìm hiểu thêm về🍃Thơ Nguyễn Nhược Pháp🍃Tuyển Tập Thơ
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Trúc Thông
Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Trúc Thông, cùng theo dõi ngay dưới đây bạn nhé!
Thơ
*Các tập thơ nổi tiếng
- Chầm chậm tới mình (thơ, 1985);
- Ma-ra-tông (thơ, 1993);
- Một ngọn đèn xanh (thơ, 2000);
- Vừa đi vừa ở (thơ, 2005);
- Trúc Thông thơ (2014).
*Các tác phẩm thơ
- Bài thơ hai khả năng kết
- Bờ sông vẫn gió
- Các con ơi
- Cao Bằng
- Cuối thánh đường
- Đêm mùa thu
- Người bán than tổ ong
- Nho nhỏ mùa thu
- Ở góc phố Tràng Thi
- Trong tình huống ấy
- Tượng chùa Phật Tích
Văn Xuôi
- Văn chương ngẫu luận (lý luận phê bình, 2003);
- Mẹ và em (bình thơ, 2006);
- Trúc Thông tiểu luận – bình thơ (lý luận phê bình, 2013);
Gửi bạn tập🌿Thơ Quách Tấn🌿 Tìm Hiểu Tác Giả, Tác Phẩm Chi Tiết
11 Bài Thơ Hay Nhất Của Trúc Thông
Cùng thưởng thức những vần thơ hay nhất của thi sĩ Trúc Thông với 11 bài thơ sau đây:
Bờ Sông Vẫn Gió
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió
Người không thấy về
Xin người hãy trở về quê
Một lần cuối… một lần về cuối thôi
Về thương lại bến sông trôi
Về buồn lại đã một thời tóc xanh
Lệ xin giọt cuối để dành
Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
Cây cau cũ, giại hiên nhà
Còn nghe gió thổi sông xa một lần
Con xin ngắn lại đường gần
Một lần… rồi mẹ hãy dần dần đi.
Các Con Ơi
Vâng, con ơi cha xin làm con bò
Chở đến chân trời những cuốn sách
Bánh xe lọc cọc
Lăn trên đường dài
Các con ngồi chung với bác Quy-li-ve
Nàng công chúa Tuyết
Có cả lâu đài, âm nhạc thành Bát-đa
Râu nghí ngoáy chú mèo hóm tuyệt
Và sông và gió cánh rừng xa
Xe chúng ta đi bé tẹo dưới trời
Lại khổng lồ trước mắt bao đàn kiến
Xe đi xuống đi lên
Bỗng các con reo
– Cha ơi dừng lại
Cho chúng con xem cổ tích ngoài trời…
Cha hiện thành người
Thổi cơm nấu nước
Mắc màn trải đệm
Thức cùng bác lửa
Với những ngôi sao
Ru hỡi ru hời
Khởi hành cha lại thành con bò
Cho các con thấy mắt hiền biết nói
Cứ thế chúng ta đi
Xe lắc lư
Thế giới và các con chạm vai
Mỉm cười
Có khi cả cười lên rúc rích…
Cao Bằng
Sau khi qua đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần dần bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.
Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.
Nho Nhỏ Mùa Thu
Đôi chim câu son mỏ đỏ, bên bờ con sông nhỏ Sa Lung
chim ơi đi đâu đấy?
cúc cù cu chúng tôi kiếm mồi. Cúc cù cu chúng tôi rong chơi…
rồi chim bay vù. Một quãng đáp xuống. Chim lại đi đôi trong cỏ gật gù
cỏ mùa thu xanh ngả đượm chút vàng. Sông Sa Lung tháng bảy nước chảy phù sa. Trời mây rộng rãi, gió nhè nhẹ trải
vợ chồng chim như hai anh em như hai người bạn. Áo trắng, mắt cườm, chân son, mỏ đỏ. Gật gù đi trong cỏ pha thu…
không hề bay
sợi tơ khói thuốc về nơi ấy
hành trình anh thẳm xa đến nỗi
hết thì giờ cho những chuyện lân vân
duy tiếng còi rất dịu trạm mùa xuân
nhắc ai lên chuyến tàu sáng tạo
anh buộc lại dây giầy…
Người Bán Than Tổ Ong
Choãi người đẩy xe thồ dọc phố
Đầy ụ than tổ ong
Người đàn bà dáng đàn ông
Nhô quá nửa đời sang thế kỷ 21
Qua hàng internet
Cô gái tóc vàng du lịch
Đang thư cho mẹ qua mấy đại dương
Con trai đang lớp tám của mẹ ơi
Hãy đoạt lấy một tương lai trắng trong
Mẹ đang đẩy xe than về hướng đó.
Đêm Mùa Thu
Em là mùa xuân
Ở giữa mùa thu
Mùa thu ru ru
Mùa thu bão tố
Màn mưa giăng giăng
Mắt em xa thẳm
Nào ai hay rằng…
Anh đằng sau mưa
Anh ngoài cánh cửa
Anh ngoài đêm thẫm
Anh ngoài ngàn khơi.
Cuối Thánh Đường
Gù, thấp
Em nép vai vào cột
Phía khuất đèn
Và người chống nạng xạm phong trần
Bà mẹ già cô đơn kém mắt …
Tự sắp
Sau hàng ghế cuối cùng
Lắng, không chút bợn
Trong trắng dâng từ những trái tim kia
Đẩy xa nhất thánh ca
Phủ lên mọi nguỵện cầu mặt đất
Ở Góc Phố Tràng Thi
xanh như ngọc thời gian ta đã uổng
đuổi theo những mốt
tuột bao bậc thầy
muốn cầm tay ta
lặng lẽ trong Thư viện Quốc gia
hotel mười mấy lầu xanh đỏ
điện công ty rừng rực
chắn làm sao thư viện của ta
ta ra chơi cùng bác đa già
đu vào bác đã mấy đời con cháu…
Tượng Chùa Phật Tích
Phảng phất rất xa xăm
Sao hiền gần đến lạ
Ngồi lưng thẳng
Vòng eo thắt
Ngấn từng nếp áo lượn
Ôi đá mềm
Tìm đâu người điêu khắc
Giáng sinh
Cùng đức Phật
Bài Thơ Hai Khả Năng Kết
Xin cho tôi thơ ngây
– Một thời gian có thể
Xin cho Đời thơ ngây
– Vâng, mãi mãi
Con chim thơ ngây
Cái lá thơ ngây
Ngày hội trường,
thơ ngây cho tới người học trò tóc bạc
Thơ ngây lời thơ
Thơ ngây tiếng hát…
Phải có một nền kinh tế
Không thơ ngây
Tôi vĩnh viễn thơ ngây
Trong Tình Huống Ấy
Em hãy dạo chơi khoảng thời gian nào đó
Lặng im cùng họ
Anh ngồi chờ ngoài khoảng ấy cuộc đời
Chơi với những cành hoa
Lũ chim
Lũ trẻ
Cuộc chơi trong ngần với thần diệu trong anh
Đừng bỏ lỡ tuyển tập 🍃Thơ Thái Can🍃Hay đặc sắc