Thơ Thái Can: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Thái Can ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Tổng Hợp Một Số Thông Tin Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Làm Thơ Của Thái Can.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Thái Can

Một trong những nhà thơ thời tiền chiến là đại diện nổi bật cho phong trào Thơ Mới đó chính là thi sĩ Thái Can. Nếu bạn muốn tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời tác giả Thái Can thì có thể xem ngay các thông tin được Thohay.vn tổng hợp dưới đây.

  • Thái Can sinh ngày 22/10/1910 tại xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Ông lần lượt theo học các trường: trường phủ Đức Thọ (Hà Tĩnh), trường Vinh (Nghệ An), Trường Trung học Bảo Hộ (tức Trường Bưởi, Hà Nội), trường thuốc Hà Nội (tức Trường Y- Dược Đông Dương).
  • Năm 1940, ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa.
  • Ông làm thơ từ sớm và đã từng đăng thơ ở báo Phong hoá, báo Hà Nội, tạp chí Văn học. Có tên và thơ trích diễm trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân.
  • Sau Hiệp định Genève ông di cư vào Nam, mở phòng khám bệnh ở Đà Nẵng.
  • Sau năm 1975 thì ông tỵ nạn sang Hoa Kỳ định cư.
  • Ngày 22/4/1998, Thái Can qua đời tại California, Hoa Kỳ.

Đón đọc thêm 🌿Thơ Lê Anh Xuân [Ca Lê Hiến]🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Thái Can

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thái Can có thể tổng kết thành các ý chính như sau:

  • Thái Can làm thơ khá sớm, từ lúc còn đi học. Buổi đầu, ông ký bút hiệu Th.C. Thơ ông phần nhiều đăng trên các báo: Phong hoá, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Văn học tạp chí.
  • Chỉ tính riêng trên báo Phong hóa trong năm 1935, Thái Can đã in thêm 6 bài (Hồn hoa, Chiều thu, Trông chồng, Phút yêu đương, Tình xuân, Im lặng)… Xếp hạng những cây bút chủ lực, “lão làng” giai đoạn đầu
  • Năm 1934, Thái Can cho in tập thơ Những nét đan thanh, do Ngân Sơn tùng thư ở Huế xuất bản. Tập thơ này về sau, được ông bổ sung thêm, tự mình đề tựa rồi cho tái bản năm 1938. Đến sau này, năm 1995, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho tái bản lần nữa với tên mới là Thơ Thái Can.
  • Ông đã cùng Phạm Huy Thông, Lưu Trọng Lư lập Thi xã Dạ Lan Hương tại Hà Nội và được Linh Nhãn (Lê Văn Hòe) giới thiệu trên báo Công luận ở Sài Gòn (1938). Ngay từ đương thời phong trào Thơ mới, thơ Thái Can đã được nhiều bạn thơ và giới phê bình như Lê Văn Hòe, Thế Lữ, Trương Tửu, Mộc Khuê, Tài Xuyên, Hoài Thanh – Hoài Chân… cùng quan tâm trao đổi, luận bình…
  • Tháng 8 năm 1941, ông được Hoài Thanh và Hoài Chân chọn để giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942). Cũng năm này, ông học thêm chữ Hán và làm thơ bằng chữ Hán.
  • Về sau này, bài thơ Anh biết em đi đã được nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) phổ nhạc thành bài hát Anh biết em đi chẳng trở về (1982), xếp loại những “tình khúc bất tử” và được các ca sĩ bolero hàng đầu thể hiện: Duy Quang, Sơn Tuyền, Hương Lan, Phi Nhung,

Phong Cách Sáng Tác Của Thái Can

Phong cách sáng tác của thi sĩ Thái Can như thế nào? Xem ngay thông tin sau đây để biết chi tiết.

  • Với thơ của thi sĩ Thái Can, ta thấy đầy rẫy những nét “Tàu”, thơ ông không giống như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử hay Chế Lan Viên thường hay dùng những ý rộng rãi của nền văn học Tây phương. Thay vào đó, trong gần như tất cả các bài thơ của mình, Thái Can thường thích ca tụng đến hai thứ “Trăng” và “Hoa”.
  • Có thể nói thơ tình của Thái Can là những tứ thơ dịu nhẹ, thường mang cái triết lý tình là mộng ảo…Trong số đó, nổi trội hơn cả là bài “Anh biết em đi.

=>Thơ Thái Can có một vẻ mơ màng và huyền diệu, làm người đọc yêu mến nó như yêu mến một cảnh trăng non bao trùm cả bầu sương đang tỏa” (Tràng An báo, 1936)

Xem thêm về🍃Thơ Nguyễn Nhật Ánh🍃Tác Giả, Tác Phẩm Nổi Bật

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Thái Can

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Thái Can được xuất bản và ghi chép lại cho đến hiện nay.

*Những nét đan thanh (Ngân Sơn tùng thư xuất bản, Huế, 1934)

*Thơ Thái Can (Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1995)

  • Anh biết em đi…
  • Bên hồ
  • Cảnh đó, người đâu?
  • Cảnh đoạn trường
  • Chiêu Quân
  • Chiều thu
  • Đêm lặng (I)
  • Đêm lặng (II)
  • Em nhớ…
  • Giấc mộng Thiên Thai
  • Hoa gạo
  • Hồn hoa
  • Im lặng
  • Khúc hát trên sông
  • Lầu giấy
  • Lữ khách và ái tình
  • Một buổi chiều đông
  • Nắng mai (Tình xuân)
  • Những ngày qua
  • Phút yêu đương
  • Tấm lụa sương
  • Tây Thi giặt lụa
  • Thuyền hoa
  • Trông chồng
  • Ước nguyện cuối cùng
  • Vườn đào
  • Vườn xuân
  • Xin hoa

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Thái Can

Để hiểu rõ hơn về phong cách thơ của thi sĩ Thái Can thì bạn đừng nên bỏ qua 15 bài thơ hay nhất của ông dưới đây.

Anh Biết Em Đi

Anh biết em đi chẳng trở về,
Dặm ngàn liễu khuất với sương che.
Em đừng quay lại nhìn anh nữa:
Anh biết em đi chẳng trở về.

Em nhớ làm chi tiếng ái ân.
Đàn xưa đã lỡ khúc dương cầm.
Dây loan chẳng đượm tình âu yếm,
Em nhớ làm chi tiếng ái ân.

Bên gốc thông già ta lỡ ghi
Tình ta âu yếm lúc xuân thì.
Em nên xoá dấu thề non nước
Bên gốc thông già ta lỡ ghi.

Chẳng phải vì anh chẳng tại em:
Hoa thu tàn tạ rụng bên thềm.
Ái tình sớm nở chiều phai rụng:
Chẳng phải vì anh chẳng tại em.

Bể cạn, sao mờ, núi cũng tan,
Tình kia sao giữ được muôn vàn…
Em đừng nên giận tình phai lạt:
Bể cạn, sao mờ, núi cũng tan.

Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liễu khuất với sương che.
Em đừng quay lại nhìn anh nữa;
Anh biết em đi chẳng trở về.

Tấm Lụa Sương

Ta dệt ngày đêm tấm lụa sương
Rồi ta ướp lấy với hoa hường
Tặng em lụa ấy và hoa ấy
Để tỏ lòng ta khác kẻ thường

Với lụa này em mỏng tợ sương
Nhẹ như khói biếc dịu như hường
Em nên toả lấy đài tiên để
Hồng trắng ta xem lạ nét thường

Em hiểu hồn ta nhuốm cảnh sương
Mà em lộng lẫy tợ hoa hường
Nên ta tặng lụa mong manh ấy
Để dấu hình em trước mắt thường

Tấm luạ mà ta dệt mấy sương
Êm như hồn mộng của hoa hường
Là lòng thi sĩ mà em biết:
Chỉ khác trần gian ở lẽ thường.

Đêm Lặng (I)

Đêm ấy, trăng thu toả bóng xanh
Lơ thơ tơ liễu rủ bên mành
Bên cành liễu yếu cùng in bóng
Phảng phất – ô kìa – dáng tuyệt xinh!

Chàng lại bên hiên tận đoá quỳnh
Hoa vừa mới nở lúc bình minh
Nhẹ nhàng tay hái cành hoa ngọc
Cành ngọc còn phong nhuỵ Ái Tình

Lén bước chàng đi đến tận nàng
Nàng còn mãi ngắm bóng trăng trong
Bên nàng để lại cành hoa biếc
Cùng với tình chàng tợ tuyết trong

Ngoảnh lại…chàng đi cách biệt rồi
Vội vàng ôm lấy đoá hoa tươi
Biết rằng hoa ấy người yêu tặng
Âu yếm hôn hoa, mỉm miệng cười

Thuyền Hoa

Sông Hương nước chảy lờ đờ
Thuyền ai một lá đợi chờ giai nhân
Đầy thuyền rã cánh hoa xuân
Xin mời cô hãy bước chân xuống thuyền

Mời cô bước xuống thuyền hoa
Kìa bên Vĩ Dạ trăng ngà đã lên
Rộn ràng đàn địch U Uyên
Dưới vầng trăng bạc con thuyền nhởn nhơ

Trong thuyền ngào ngạt hương lan
Bóng đèn huyền ảo tiếng đàn du dương
Mơ màng ánh nước sông Hương
Bằng đâu nét mặt mơ màng cô em!

Kìa kìa bên bến Phu Văn
Dưới hoa một cặp giai nhân chuyện trò
Tôi xin lựa mấy vần thơ
Cung đàn lựa phím cho cô đỡ buồn

Ước sao lựa được mấy vần
Thần tiên để tặng dấu chân ngọc ngà
Mơ hồ trăng toả ánh xa
Bên người Ngọc nữ trên hoa duỗi mình

Bên hoa người Ngọc duỗi mình
Lặng nghe khúc hát Nam bình du dương
Trăng thanh giỡn nước sông Hương
Đèn xanh huyền diệu mùi hương ngạt ngào

Con thuyền lặng lẽ trên sông
Như thời khắc chảy trong dòng hư vô
Trong sương tôi ước cùng cô
Mê man hát khúc tình ca tuyệt vời

Cảnh Đó, Người Đâu?

Gặp em thơ thẩn bên vườn hạnh
Hỏi mãi mà em chẳng trả lời
Từ đó bắc nam người một ngả
Bên vườn hoa hạnh bóng giăng soi

Vườn Đào

Vườn đào há lọc nắng hè trong
Sớm thấy cô em má đỏ hồng
Dưới ánh nắng xanh tìm quả chín
Trên cành còn đọng hạt sương trong

Ngửng mắt nhìn lên mấy quả đào
Thèm thuồng ham muốn quả trên cao
Mắt cô trong suốt như sao sáng
Ước lấy trần gian đổi ngọt ngào

Và cả đài tiên lộng lẫy xinh
Hình như chín ửng với xuân tình
Dang tay mơn trớn trên cành biếc
Hái quả đào ngon dưới lá xanh

Thiếu nữ là ai thế! hở cô?
Quả đào đỏ ửng hái trong mơ
Là tình huyền ảo gieo trong trí
Bởi những Thi nhân tợ bóng mờ.

Xin Hoa

Rạng ngày em đến xin hoa
Tuổi thơ đã biết chi mà hổ ngươi
Cánh hoa xuân hãy còn tươi
Anh không nỡ ngắt cho người cầm tay

Lòng anh em chẳng có hay
Yêu hoa yêu đến những người như hoa
Em ơi! với ánh xuân qua
Má em, cũng một như hoa lần tàn!

Dịu dàng bước xuống lan can
Hai hàng lệ ngọc chảy tràn tấm khăn
Tiếc hoa hay tiếc ái ân?
Một đi, em chẳng đoái nhìn lại sau

Gió đông ám ngọn vi lau
Bên cầu Châu Đước trăng sầu lại lên
Với đời anh cố gượng quên
Hình em như ánh êm đềm trăng thu

Xuân nay hoa lại đượm màu
Muôn hoa nhắc lại mối sầu xuân qua
Bàng hoàng anh hái cánh hoa
Than ôi! Nhưng biết đâu mà tặng em?

Bên Hồ

Bên hồ cành liễu buông tơ lặng
Trong liễu hoa đào đổ tợ mưa
Cô đứng bên hồ cô thổn thức
Bao ngày xuân thắm rụng theo hoa?

Một ngày là một đoá hoa tươi
Sớm với bình minh mỉm miệng cười
Theo bóng tà dương chiều đã tạ
Trong thời gian mãi lững lờ trôi

Khuyên với cô em vít lấy cành
Hái đài hoa thắm lúc còn xinh
Sớm qua chiều lại e tàn nhuỵ
Chẳng được vì cô hưởng ái tình

Em Nhớ

Em nhớ năm em mới trưởng thành
Mơ màng em ngắm đám mây xanh
Chàng đi qua cửa ngừng chân lại
Chan chứa lòng em mối cảm tình

Rồi chàng lững thững bước đi qua
Phong lưu dáng điệu nét con nhà
Vời trông… em thấy chàng quay lại
Mỉm miệng em cười dưới ánh hoa

Chàng đi… từ đó em đau lòng
Tựa cửa mơ màng em đứng trông
Ngày một ngày hai xuân lại hạ
Thu về sương nhuốm nhạn sang đông

Cho đến ngày em lỡ bước đi
Trầm luân thân thể có ra gì
Đau lòng, mỗi lúc trăng thu lạnh
Nhớ đến tình chàng dạ tái tê

Em ước đem thân hoá bóng trăng
Đêm đêm vằng vặc dọi theo chàng
Kiếp này khốn nỗi đường tu vụng
Đợi kiếp sau này có được chăng

Lữ Khách Và Ái Tình

Gió mưa lạnh lẽo, đường bùn lầy
Thăm thẳm phương xa khách tới đây
Khách hãy vào chơi, kìa lửa ấm
Rượu nồng, khách hãy uống cho say

Tôi biết khách đi từ thị thành
Chán đời, khách kiếm bước phiêu linh
Đem ấn công hầu, gươm hào kiệt
Đổi làn nước biếc, áng mây xanh

Lặn suối trèo non khách trải qua
Biết bao nguy hiểm khách xông pha
Hùm thiêng voi dữ trong rừng rậm
Khách uống thê lương dội nắng mưa

Rồi khách đi qua chốn hoang vu
Ngàn năm không một dấu ai qua
Nhiều khi chán nản dừng chân lại
Mắt sáng thương tâm! giọt lệ mờ!

Khách tầng múa giáo chống lại phường
Sống nhờ mũi mác với thanh gươm
Anh hùng, khách đã tầng che chở
Những kẻ cô đơn gặp giữa đường

Khách đã tầng qua thành quách tàn
Lầu vàng điện ngọc của đế vương
Ngàn xưa để lại. Đêm đông lạnh
Gió thổi vì vèo, dế khóc sương

Khách đi… đi mãi…đến hôm nay
Mưa tuôn, gió táp, đường bùn lầy
Khách cố đi, sao còn được nữa?
Xin mời khách hãy tạm vào đây

Tôi, phận sinh ra gái má hồng
Hơn mười thu lẻ mơ màng trông
Khách ở phương trời không thấy đến
Ngày hạ đêm thu thổn thức lòng

Nhiều khi đứng ngắm ánh xuân qua
Rực rỡ hiên ngoài bóng cỏ hoa
Oanh yến dập dìu ong bướm lả
Lòng xuân với cảnh cũng say sưa

Đêm hè tiếng sáo lẳng lơ đưa
Những điệu ân tình ở phía xa
Bỗng thấy sóng lòng dào dạt động
Như ngoài biển thẳm nước mây đưa

Trăng thu vằng vặc gió thu êm
Biết ngỏ cùng ai những nỗi niềm
Thương nhớ hão huyền trong ảo mộng
Tơ lòng muốn gỡ lại càng thêm

Cho đến đêm nay gió lạnh lùng
Đốt lò sưởi ấm đứng mà trông
Khách ở phương xa chồn mỏi gối
Trên đường thế lộ, giữa đêm đông

Khách đến, đêm nay đuốc sáng loà
Lửa hồng ấm áp, khiến hai ta
Chốc sẽ cùng nhau kề gối phượng
Mặc ngoài gió táp với mưa sa

Bên tai, khách sẽ thuật tôi nghe
Những nỗi gian nguy, bước gớm ghê
Những lúc chồn chân lòng chán nản
Những khi lỡ bước dạ ê chề!

Nhưng khoan! khách hãy cứ ngồi chơi
Xin để cho tôi kẻ nét ngài
Chải tóc, tô son và điểm phấn
Muôn phần hoa diễm đượm màu tươi

Chiều Thu

Hoa hồng rũ cánh bay đầy đất
Trĩu nặng sương thu mấy khóm lan
Mỹ nhân lững thững xem hoa rụng
Ta ngỡ Hằng Nga náu Quảng Hàn.

Mỹ nhân lững thững thăm hoa rụng
Trâm ngọc quên cài tóc bỏ lơi
Sương toả bên mình như khói nhẹ
Xiêm y tha thướt mái hiên ngoài.

Ta đứng bên hiên kiếm ý thơ
Mỹ nhân vô ý bước đi qua
Cánh hồng quyến luyến bên chân ngọc
Như muốn cùng ai sống phút thừa

Chẳng được như hoa vướng gót nàng
Cõi lòng man mác, giá như sương
Ta về nhặt lấy hoa thu rụng
Đặng giữ bên lòng nỗi nhớ thương

Hoa Gạo

Hoa gạo trên cây nở đỏ trời
Lòng ta cũng nở với hoa tươi
Như cô áo đỏ tình vừa nở
Trên cặp môi son với nụ cười

Đỏ ửng hoa say ánh nắng đào
Đẹp như thiếu nữ đượm tình yêu
Trong bầu không khí đầy mơ ước
Rạo rực lòng xuân dưới trướng đào

Rực rỡ lòng ta nhuốm sắc hoa
Vì cô áo đỏ ở phương xa
Tình yêu đỏ thắm như hoa gạo
Và má cô em đỏ đậm đà

Ta chọn vần thơ một sắc hồng
Để cô áo đỏ tuyệt vời trông
Trên cành cây gạo hoa càng thắm
Càng thấy thơ ta sắc thắm nồng

Trông Chồng

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thượng thuý lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu

(Vương Xương Linh)

Chinh phu ruổi ngựa lên miền Bắc
Tiếng địch bên thành thổi véo von
Mây bạc lưng trời bay lững thững
Chim trời tan tác bóng hoàng hôn

Vó ngựa trập trùng lên ải Bắc
Tuyết sương lạnh lẽo giá râu mày!
Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ
Ngựa hí vang lừng trận gió may

Đứng tựa bên thành xiêm áo lệch,
Kìa ai trông ngóng ải Phiên ngoài
Bóng cờ phất phới xa xa, lạt…
Tình cũ xin nguyên chẳng lạt phai…
Mang ấn phong hầu khi trở lại,
Rỡ ràng chinh phụ nét cười tươi.

Nắng Mai

Trời xuân vừa rạng ánh bình minh
Thiếu nữ lăm xăm bước một mình
Dưới ánh hoa đào khoe má đỏ
Hoa đào rực rỡ, lá đào xanh

Nàng vui, vui với cảnh ngày xuân
Đàn bướm bay cao, liệng xuống gần
Phấp phới bên nàng muôn cánh nhẹ
Tưng bừng bay lượn dưới hoa xuân

Lá cây che thoáng bóng người yêu
Vạch cỏ, vin cây dáng mỹ kiều
Dưới gió áo nàng bay phấp phới
Tình chàng sau gió cũng bay theo

Chàng ngắm, say sưa, bướm với người
Nô đùa hớn hở với hoa tươi
Rỡ ràng hoa cũng cùng sung sướng
Dưới ánh triêu dương mỉm miệng cười!

Đầy trí ngây thơ – mộng hão huyền!
Mơ màng chàng ước cuộc tình duyên
Ái tình đẹp tợ hoa xuân thắm
Em tợ trên không tiếng quản huyền

Phút Yêu Đương

Độ ấy phương xa anh mới về
Thây em trước cửa hái hoa lê
Hoa lê lác đác trên khăn rụng
Âu yếm em cười lá biếc che

Từ đó về sau cứ mỗi đêm
Trăng thanh mơ mộng dọi bên thềm
Khúc đàn thổn thức buông theo gió
Cho đặng thâm tình thấu đến em

Em cảm tình anh, biết ý anh
Đêm khuya anh đứng tựa bên mành
Tiếng đàn trầm bổng như man mác
Đượm cả không gian điệu Ái Tình

Lòng em náo nức nỗi yêu đương
Qua lá trăng len ánh dịu dàng
Êm ái hoa đào đương thỏ thẻ
Chuyện cùng hoa hạnh dưới cành sương

Thôi! Thế lòng anh mãn nguyện rồi
Vì tình chỉ mộng đó mà thôi
Lòng em một phút yêu anh thế
Cũng thể yêu anh suốt một đời.

Chia sẻ các thông tin thú vị về 🍀Thơ Yến Lan🍀 Tác giả, tác phẩm

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Thái Can

Hãy cùng xem những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đánh giá, nhận định về nhà thơ Thái Can như thế nào nhé!

👉Hoài Thanh và Hoài Chân từng nhận định về thi sĩ Thái Can như sau:

  • “ Tôi đã cố đọc lại thơ Thái Can để mong tìm lại cái say sưa ngày trước. Nhưng lòng tôi cứ dửng dưng. Sao bây giờ tôi thấy thơ Thái Can sáo quá mà người thiếu nữ trong thơ Thái Can thì hầu hết ẻo lả đến khó chịu…
  • Thơ Thái Can vẫn như trước. Dễ lòng tôi đã khác xưa? Một người thơ cũng như một người tình, yêu đó rồi bỏ đó sao cho đành. May thay tôi vẫn có thể thích được dăm bảy bài. Kể người bài đó đều phỏng theo lối thơ xưa. Chữ dùng cũng xưa. Nhưng có cái gì bảo ta rằng ở đây có một người khóc cười thật. Ở đây không còn cái thói khóc gượng cười vờ nó vẫn lưu hành trên sân khấu tuồng cổ và trên thi đàn Việt Nam khoảng vài mươi năm trước…
  • Thơ Thái Can nhạc điệu không có nhiều lối và cũng chỉ nằm trong khuôn khổ thơ thất ngôn, nhưng trong những câu thơ hay bao giờ cũng thấm thía…Cho đến những bức tranh thỉnh thoảng ta gặp trong thơ Thái Can cũng không phải là những bức tranh tô bằng nét, bằng màu, mà chính là hoà bằng nhạc điệu.”

👉Thế Lữ khi tuyển lựa, nhặt sạn thơ ca đã bình luận, liên hệ, nhắc nhớ đến nét riêng độc đáo thơ Thái Can: “Tôi lại nhớ đến câu thơ của Thái Can ngày nào cũng tả một tình cảnh như thế, mà từ lối dùng chữ đến âm điệu cùng có một sức chiêu gợi lạ lùng: Thơ tả người Chinh phu cưỡi ngựa trong cảnh sương giá, râu mày tuyết bám, cánh áo bay phấp phới, và tiếng: Ngựa hý vang từng trận gió may. Câu thơ đẹp hoàn toàn” (Công luận, Sài Gòn, 1936).

👉Nhà phê bình Trần Thanh Địch bình điểm thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Thanh Tịnh, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, từ đó dẫn toàn văn và phân tích vẻ đặc sắc bài Vườn xuân của Thái Can: “Thái Can, nhà thi sĩ của Hoa và Trăng, cảm xuân một cách khá.”

👉Tài Xuyên trong bài Mùa xuân với thi nhân đã điểm danh và phân tích cảm quan mùa xuân trong thơ Xuân Diệu đặt trong tương quan thơ xuân Thái Can: “Xuân Diệu với Thái Can là hai nhà thơ nhiều cảm tình với xuân nhất. Thái Can, một chàng thơ đa tình, yêu xuân, say xuân, vì xuân tức là tình.”

👉Trong sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển Hạ) có đoạn nhận xét về nhà thơ Thái Can như sau: “Với Thái Can, mùa xuân cũng như mùa thu, đều chất chứa những gì tan tác:

Một ngày là một đóa hoa tươi
Sớm với bình minh mỉm miệng cười.
Theo bóng tà dương chiều đã tạ,
Trong thời gian mãi lửng lo trôi…
(Bên hồ)

Một khía cạnh khác của Thái Can, đó là những mảnh đời của những ca nhi, vũ nữ đã chiếm nhiều hồn thơ của thi nhân, làm chuyển hẳn mạch thơ từ chỗ khách quan, thành cái nhìn vạn hữu như hư ảo, cái trò đời như bạc bẽo, đảo điên…Cho nên, nói đến thơ ông, ta không thể tách rời tính xã hội trong nét bút. Nói khác hơn, cuộc sống của những thân phận ấy xuất hiện trong thơ Thái Can như những tiếng uất ức, nghẹn nào…Và nó như muốn đạp đổ những gì bất công trong xã hội…”

Nhất định không nên bỏ lỡ🌿Thơ Bút Tre Hay🌿 Tập thơ tiếu lâm, hài

Viết một bình luận