Thơ Yến Lan: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Yến Lan ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Sưu Tầm Các Thông Tin Về Tiểu Sử Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Cách Làm Thơ Của Tác Giả Yến Lan.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Yến Lan

Chặng đầu phong trào Thơ Mới, Yến Lan cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn ở Bình Định đã làm nên nhóm thơ có tên gọi tứ linh hoặc Bàn Thành tứ hữu nổi danh khắp nơi. Nếu bạn quan tâm đến thơ của Yến Lan thì đừng nên bỏ qua thông tin về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ngay dưới đây.

  • Yến Lan (2/3/1916-1998), tên thật là Lâm Thanh Lang, là một nhà thơ, nhà viết kịch Việt Nam. Ông còn có bút danh khác là Xuân Khai.
  • Tác giả Yến Lan sinh ra tại thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn (nay là phường Bình Định, thị xã An Nhơn), tỉnh Bình Định.
  • Mồ côi mẹ năm 6 tuổi, Yến Lan sống bằng nghề dạy học tư và viết văn.
  • Cách mạng tháng Tám, Yến Lan tham gia giành chính quyền ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, là Ủy viên UBND khóa đâu của huyện. Trong kháng chiến chống Pháp, Yến Lan tham gia các công tác xã hội và văn hóa văn nghệ.
  • Sau Cách mạng tháng Tám, ông là Uỷ viên văn hoá Cứu quốc Bình Định (1947–1949); là Uỷ viên văn hoá kháng chiến Nam Trung Bộ, trưởng đoàn kịch Kháng chiến.
  • Từ 1950 đến 1954 ông làm công tác văn hoá văn nghệ ở Bình Định.
  • Sau 1954, Yến Lan tập kết ra Bắc, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957, làm việc tại Nhà xuất bản Văn học và tham gia phong trào Nhân văn – Giai phẩm.
  • Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, ông trở về công tác tại Hội văn nghệ Bình Định và mất tại đây ngày 5 tháng 10 năm 1998.

Đón đọc thêm về ❤️️Thơ Thanh Tịnh❤️️Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Yến Lan

Khái quát những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Yến Lan.

  • Ngay từ khi còn là học trò, Yến Lan đã viết báo, viết ca kịch, làm thơ và tham gia các hoạt động xã hội như quyên góp, cứu trợ cho đồng bào Thanh Nghệ – Tĩnh trong nạn đói năm 1934.
  • Viết truyện ngắn với bút danh Xuân Khai in trên các tờ Tiểu thuyết thứ hai, Tiểu thuyết thứ năm và nhiều tờ báo khác. Ngoài ra ông còn viết cải lương, kịch và thành lập đoàn kịch mang tên ông.
  • Ông sáng tác thơ sớm cùng giai đoạn với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, hợp thành Bàn thành tứ hữu (bốn người bạn thơ đất Bình Định) nổi tiếng trên thi đàn lúc đó.
  • Trong giai đoạn 1937 – 1938, ông cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên sáng tác theo trường phái Thơ loạn (còn gọi là Thơ điên) với những trăng, xương, máu, hồn ma… trong thơ.
  • Tác phẩm tiêu biểu : Bóng giai nhân (kịch thơ – 1942) viết chung với Nguyễn Bính, Gái Trữ La (kịch thơ – 1943), Hướng Điển căm thì (thơ – 1955), Những ngọn đèn (thơ – 1957), Tôi đến tôi yên (thơ – 1965), Lẵng họa hồng (thơ – 1968),
  • Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Phong Cách Sáng Tác Của Yến Lan

Phong cách sáng tác thơ của Yến Lan là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nói đến phong cách thơ Yến Lan, người ta liền nghĩ đến bài Bến My Lăng rất tiêu biểu cho hồn thơ Yến Lan. Thơ Yến Lan ở những bài tiêu biểu nhất thường mang đậm màu sắc cổ thi và dường như luôn đứng mấp mé giữa hai bờ thực và hư, thực và siêu thực, được viết ra trong những cơn xuất thần khi hồn của thi nhân như nhập vào ánh trăng, nhập vào một cái bến My Lăng huyền hoặc nào.

Đón đọc thêm🌿Thơ Bút Tre Hay🌿 Tuyển Tập Thơ Tiếu Lâm, Hài, Hiện Đại, Tình Yêu

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Yến Lan

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Yến Lan được đông đảo bạn đọc yêu thích.

*Thơ tứ tuyệt (1996)

  • Cái còn lại
  • Chiêm bao (Năm tháng dồn một tối)
  • Cướp lời
  • Đêm hoa quỳnh nở nhớ Chế Lan Viên
  • Đêm xuân trông sao
  • Đi dạo sau cơn ốm
  • Hoa ấy
  • Hoạ mi trong lồng
  • Không đề (Rẽ ngang trời đục…)
  • Lang thang
  • Mơ làm Tần đế
  • Ngày xa quê
  • Nhắn sương
  • Niệm tình
  • Nuối
  • Sen 1
  • Sen 2
  • Sen 3
  • Tiếng chim báo khách
  • Tìm con
  • Vô đề
  • Không đề (Nghe xong khúc tỳ bà…)
  • Tết trồng cây
  • Băng đồi
  • Đom đóm
  • Nhớ hoa hồng, nhà 37 hàng Quạt Hà Nội
  • Mùa chim di cư
  • Dưới giàn trầu
  • Áo gấm
  • Đọc Trang Tử
  • Lộn ngược
  • Uống trà thức đêm
  • Qua Nhã Nam
  • Rượu mơ uống ở chùa Hương
  • Chuyện ở trại giam Chí Hoà
  • Trong vòm lá biếc
  • Khi chị đi lấy chồng
  • Dáng mẹ
  • Đường qua xứ cọ
  • Vịnh non bộ nơi nhà bạn
  • Cây cau trong truyện Tấm Cám
  • Nợ
  • Khói
  • Nắng hoa hồng
  • Xuân muộn
  • Quên tuổi
  • Đêm Bái Thượng
  • Tháng 3 bến cảng
  • Trưa đồi
  • Răng long
  • Quà tiễn
  • Quan họ
  • Tuồng
  • Chèo
  • Em đi giữa ngày đầu hạ
  • Ngọt và đắng
  • Phong lan
  • Mùa yêu
  • Tre
  • Nhớ nhà
  • Trên bờ Hắc Hải ở Pitxunđa
  • Nhớ bạn
  • Bên hoa quỳnh nở
  • Nhà xưa
  • Bên sông quê ngoại
  • Màu trinh
  • Lỗi thời
  • Trăng khuyết
  • Lần khân
  • Chia buồn
  • Sầu tình
  • Không đèn
  • Vô tình và hữu tình
  • Chiêm bao (Vụt đến rồi đi, nghẹn hỏi chào)
  • Chơi Ngũ Hành Sơn
  • Nhớ Xuân Diệu
  • Tàu ngang quê cũ
  • Hẹn
  • Tiếng chuông xóm núi
  • Do dự
  • Viếng chùa Linh Sơn
  • Bến Đục
  • Vắng trúc
  • Trời hạn
  • Những ngày Tây Bắc
  • Gần xa2
  • Thềm nhà phía nam
  • Tránh rét
  • Hiu hắt ngày dài
  • Nằm giữa quê ngoại
  • Cội già
  • Thu vội
  • Hẹn gì
  • Tu hú
  • Đưa con trong mùa cấy
  • Về quê ngoại sau hai mươi năm2
  • Bồn dừa tơ
  • Mùa lụt thăm quê mẹ
  • Về xóm mới
  • Ghé bản
  • Nhà Bác
  • Bên xác máy bay Mỹ
  • Lều cỏ
  • Nhớ rừng mai
  • Hoa tết
  • Tơ đàn
  • Chậu lẵng phong lan
  • Đêm khuya đọc sách
  • Cửa mở
  • Áo cưới
  • Sinh nhật 1989
  • Nỗi khổ của hoa
  • Trụ lại
  • Chờ thư con từ xứ Lạng
  • Ở bể
  • Quê chồng
  • Hàng cây ngõ cũ
  • Chia cắt
  • Tiếc một ấm trà
  • Bức thư của biển
  • Về bài “Thướng sơn”
  • Về bài “Vịnh Thái Hồ”
  • Nhắn quê
  • Nhà lạnh
  • Muộn mằn
  • Xuân sớm
  • Chiêm bao (Tỉnh giấc chiêm bao nhớ chập chờn)
  • Báo giờ
  • Én lẻ
  • Cảm tác về một bức tranh treo ở nhà
  • Mùa xoài
  • Không đề (Hút mực bao lần…)
  • Nhàn tản
  • Mừng người quen gặp lại
  • Xanh
  • Mưa bóng mây
  • Đổi cảnh
  • Đầu năm ngoạn cảnh
  • Đợi gió
  • Khô hạn
  • Quá thì
  • Để lạc trăng
  • Đơn điệu
  • Mùi cá nướng
  • Tiễn đưa
  • Sen tàn
  • Cảm tác
  • Khởi đầu
  • Khát thèm
  • Dẫu cũ
  • Núp bóng
  • Tua rua
  • Khoá sương
  • Quãng cách
  • Chiều Vỹ Dạ
  • Chiếc quả son
  • Bặt tin nhạn
  • Lời hoa
  • Ghé Pitxunđa

*Tuyển tập thơ tứ tuyệt (2006)

  • Áo cũ
  • Ẩn nấp
  • Bạn văn chương
  • Băn khoăn
  • Bên hầm Đờ Cát
  • Biệt ly
  • Binh lửa
  • Ca khúc vườn trưa
  • Cái kẹt cửa
  • Cái nỏ An Dương Vương
  • Cam chịu
  • Cành xanh
  • Cầu đổ
  • Cây Hà Nội
  • Cây me mẹ tựa
  • Chăn tơ
  • Chiếc áo của Từ Thức
  • Chiêm bao gặp người xưa
  • Chiều qua tháp Cánh Tiên
  • Chói chang
  • Chờ
  • Chờ đợi
  • Cô độc
  • Cội già
  • Cổng hoa
  • Cơn sấm sét
  • Cuối tuần trăng
  • Dạ kim sa
  • Dậy trưa
  • Dệt thổ cẩm
  • Dưới giàn thiên lý
  • Đa và dừa
  • Đãi cơm nhà sư
  • Đêm Bầu Sáo
  • Đêm suối Bung
  • Đêm tịnh
  • Đi đến
  • Đi tìm
  • Đõ mật
  • Đọc Goethe bên bờ Ban Tích
  • Đồng hành
  • Đời
  • Đu đủ góc rào
  • Đường về
  • Đường về quê bạn
  • Em đến
  • Gặp tre ở Liên Xô
  • Gần xa2
  • Gieo cầu
  • Gieo hình
  • Giếng ngọc Trọng Thuỷ
  • Gió chuyển
  • Giới hạn
  • Gói miến
  • Gởi gắm
  • Gửi chị Liễu
  • Gừng
  • Hạc và rùa
  • Hàng biếu
  • Hàng mã
  • Hoa lục bình trôi
  • Hồi ức về anh Mai
  • Ít ngủ
  • Không đề (Gió ơi…)
  • Không khác
  • Lá lay
  • Lau
  • Lay lắt
  • Lữ thứ
  • Mùa lau qua Pha Đin
  • Mưa
  • Mưa Bình Định
  • Mưa núi ven biên giới
  • Mỵ Châu
  • Nghe mưa
  • Nghỉ hè
  • Người vùng biển Biện Sơn
  • Nhặt nhạnh
  • Nhân vật trong truyện trinh thám
  • Nhớ
  • Nhớ cháu
  • Nhớ chị
  • Nhớ hoa hồng, nhà 37 hàng Quạt Hà Nội
  • Nhớ mai
  • Nhường
  • Nước mắt và pha lê
  • Ông Cổn chống lụt
  • Ơn suối
  • Phổ một mối tình cờ
  • Qua Yên Tử
  • Quán lữ hành
  • Sau một công trình thuỷ lợi
  • Sau trận lũ
  • Sắc lá bàng
  • Sân nắng
  • Sót một tiếng chim
  • Thanh minh
  • Thung lũng mưa
  • Thư ngắn
  • Thư vội
  • Tích tắc
  • Tiễn đưa (2)
  • Tiễn đưa (3)
  • Tiếng hát Trương Chi
  • Trải lá
  • Tránh mưa
  • Trăng lối cũ
  • Trong vườn cam
  • Trưa bệnh viện
  • Tuyết ở Dresden
  • Uống trà trên đảo
  • Vào hè
  • Vắng vẻ
  • Ven Đà
  • Về quê ngoại sau hai mươi năm2
  • Viết ở Sa Thầy
  • Vô đề (Chiều nay…)
  • Vô đề (Người đi…)
  • Vô đề (Sông vắng lặng…)
  • Vô đề (Trên đường về…)
  • Vườn hoang
  • Xóm cũ sơn tràng
  • Xuân lạnh
  • Xuân trên bản H’Mông
  • Xuôi bè

*Các tác phẩm khác

  • An Lão
  • Bài ca hợp tác thôn tôi
  • Bài ca khi tất cả đã hướng về Hà Nội
  • Bài ca một ngày chị nuôi ngư trường
  • Bài ca những người bám biển
  • Bài ca tạm biệt
  • Bài ca xây dựng
  • Bẻ liễu
  • Bên đường chiến khu
  • Bến lòng
  • Bến My Lăng
  • Bệnh trăng
  • Bếp lửa đêm nay…
  • Bình Định 1935
  • Bình Định 1945
  • Bình Định 1947
  • Bữa cơm đợi tàu
  • Cánh màn trong nắng
  • Cầm chân em, cầm chân hoa
  • Chạy mưa
  • Chân đất – tay người
  • Chị
  • Chiếc quả sơn
  • Chiều
  • Chiều nay anh ở đâu
  • Chiều qua Châu Thuận
  • Chơi xuân
  • Chuyện trong đồng cỏ
  • Có những bàn tay
  • Cổ độ
  • Dẫn bướm
  • Đất cằn
  • Đêm Trường Sơn
  • Đi khơi
  • Đi trong nắng mới
  • Đò em khuất giữa sương mù
  • Đọc sách
  • Đường mới
  • Đường từ thôn cá
  • Đường xuân ngợp gió
  • Đường xưa
  • Em là một khu vườn
  • Gần nhà ra ngõ
  • Giã từ Hương Tích
  • Giữa hai chớp lửa
  • Hà Nội đinh ninh
  • Hẹn gặp
  • Hiu quạnh
  • Hoa tặng
  • Hoa và hương
  • Hôm nay đã đến, Bình Định ơi
  • Hương tự hoa
  • Khăng khít
  • Khi hoa đào nở
  • Khô
  • Khuya
  • Lại về tỉnh nhỏ
  • Lạnh
  • Lẩn tránh
  • Màu sắc phong thổ
  • Một chiếc lông mi rụng
  • Mùa xuân lên cao
  • Mùa xuân này lạnh lắm em ơi
  • Mùa xuân vượt sóng
  • Nắng sông Đà
  • Nghe chiến thắng miền Nam tim tôi thành vô số
  • Nghe sao
  • Ngựa nông trường
  • Ngựa qua từng chuyến
  • Nhân ngày giỗ nhớ Xuân Diệu
  • Nhập vào xuân mới
  • Nhớ
  • Những bạn đẩy goòng
  • Những thành phố ra đi
  • Nỗi nhớ con của mẹ
  • Pháo đài bay vào thành ốc
  • Phù Ly
  • Qua ngày
  • Rượu Bầu Đá
  • Say gió núi
  • Sức bật
  • Tái bút
  • Thác Bà
  • Thầy tôi
  • Theo gió xuân lên biên giới
  • Thêm
  • Thị
  • Tiếng quạ trên sông Chu
  • Tìm thuốc nổ
  • Tĩnh vật
  • Tổ lưới rạng
  • Trên đường về huyện
  • Trở lại Ba Vì
  • Trở về
  • Trung du xứ đoài
  • Trưa quê
  • Trường trên bãi biển
  • Uống rượu với bạn đồng hương
  • Vàng
  • Vắng vẻ
  • Vọng phu
  • Vô đề
  • Xa xanh
  • Xóm lang hành
  • Xuống bến
  • Bóng giai nhân (1940 – 1994)
  • Gái Trữ La (1943)
  • Những ngọn đèn (1957)
  • Tôi đến tôi yêu (1965)
  • Lẵng hoa hồng (1968)
  • Én đào (1979)
  • Thơ Yến Lan (1987)
  • Cầm chân hoa (1991)

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Yến Lan

Thưởng thức ngay 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Yến Lan được chia sẻ dưới đây.

An Lão

Ơi An Lão – tên hằng ngày nhắc nhở
Khi cá đang kho, lúc cau vừa bổ
Thường bữa cơm sập tối dưới hoàng hôn
Những tháng đông về mẹ nhớ áo cho con.

Tên mảnh đất – non cao che lũng thấp
Ôm nương rẫy nắng vàng theo màu sáp
Vị hồ tiêu trát ấm cả trung châu
Toả hơi say rời bến những thuyền trầu

Từ đồn trại giặc chen ngang tiếp dọc
Chín, mùa trái bỗng úng mùi chết chóc
Tiếng tù và bẵng gọi đá khe hang
Đàn vẹt thôi về nhuộm lục mùa săn.

Đường họp chợ biến ra đường áp giải
Bòng bưởi quăn queo, guồng xe ngấc ngoải
Vại dầu nghiêng, khung cửi mục bên đìa
Dừa sả tàu mỗi băng đạn tuần khuya.

Đất An Lão đâu nằm im chịu giặc
Rẫy – dứa – hầm – chông, ngọn – cau – liên – lạc
Anh cầm cày, chị bắt ốc ven sông
Đặt bẫy, gài mìn chờ cuộc phản công.

Bỗng chới với người trôi cửa giạt
Bão quất rừng tê, lụt ngâm đất nhọt
Giữa nỗi đau địch hoạ hàng ngày
Đã bồi thêm khủng khiếp một thiên tai.

Giặc thừa thế vung tay càn quét
Cỏ úa, bùn non vùi thêm xác chết
Ôi quê hương lá phổi – buồng tim
Sống sao đây với hơi nghẹt – máu bầm.

Nhưng lòng dân không cạn vơi vì mất mát
Cả sự sống chuyển ngầm trong mạch đất
Mỗi tin yêu nuôi lớn một ước mơ
Mỗi gian lao nhồi chặt một căm thù.

Bỗng vụt dậy công kiên diệt viện
Với thế bật một sức thần bị nén
An Lão ơi – Lũng thấp chuyển non cao
Đêm đông này đã tỏ rạng trời sao.

Mười dặm trống toang ấp rào chiến lược
Bốt cao điểm 193 chống ngược
Từ Hội Long – Vạn Khánh vách đồn bay
Lính mười hai trung đội, súng rời tay.

Đài điện chỉ huy tan thao xác Mỹ
Máy phản lực loạn đội hình bốc cháy
Cả đoàn xe lội nước ngún ra tro
Hàng vạn đồng bào rộng bước tự do.

Nghe hoả tuyến rào rào nhịp bước
Đuốc rực sáng dài trăm bến nước
Thuyền ngược sông bơi cuộn rừng xa
Cồng vượt đèo thúc nhịp ngân nga.

Vây bắt ác ôn tiếng đòi nợ máu
Trên khắp nẻo, lòng căm thù đau đáu
Giấc ngủ nguỵ quân giấc ngủ muỗi mòng
Đêm nằm mơ thấy lửa xung phong.

Chào mảnh đất nắng Iại vàng sáp mới
Tiêu ấm trầu cay, đung đưa bòng bưởi
Thêm đoàn quân Giải phóng chuyển lao đi
Chếch choáng hai nòng 105 ly.

Như đất quê ta sống vì chiến đấu.
Mồ giặc Mỹ cũng là đây – An Lão
Cỏ rực đinh đồi, nước chói mặt sông
An Lão – vang lừng tên một chiến công.

Bến My Lăng

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.

Ông không muốn run người ra tiếng địch,
Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao.
Vì đìu hiu, đìu hiu, trời tĩnh mịch,
Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao.

Trôi quanh thuyền, những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ giải trăng trăng,
Chiều ngui ngút dài trôi về nẻo quạnh,
Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng.

Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã,
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly.
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả,
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.

Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách,
Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách,
Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng.

Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng,
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng…

Bến Lòng

Đừng bảo hoa cười với gió đông!
Ấy là hoa nhạo khách sang sông
Đường xa đò vắng lau xơ xác
Trong gió đưa sương giải lạnh lùng

Em mơ tiếng khách bên sông gọi
Một khách qua ngang lỡ chuyến đò,
Trong lúc lòng em khô héo đợi
Âm thầm nao chảy nước nguồn thơ

Chiều

Chiều nghe chuông chở rét qua sông
Chiều mong lời vui ở cánh đồng
Tre nhại thi nhân trong xóm lạnh
Chợ tàn tiễn khách với lều không

Ai nhại dùm ta tiếng võng đưa
Của bao người mẹ tự bao giờ
Những chiều năm xửa năm xưa ấy
Trong lúc ngoài trời “lén đổ mưa”

Nắng chiều nay bặt tiếng xuân tiêu
Thôi hát cùng em điệu hát chiều
Thôi tiễn cùng em người lữ khách
Bạn về đợi bạn chốn đìu hiu

Hoa chiều đã nhạt cả mùi hương
Nhạt cả lời chim ở vệ đường
Em nhớ anh ơi, mười tám tuổi
Những người mười tám phải lang thang

Chơi Xuân

Gửi bạn vào xuân, hương cúc thoảng
Thung sâu bặt tiếng búa son tràng
Quyên đôi rỉa cánh chòm mai nhún
Câu đối trưng lên ánh nhũ vàng.

Ông lục thơ xưa trong sách cũ
Cháu tìm khoe áo với đàn anh
Ngoài sân lơ lửng nêu xe tóc
Lạc ngựa luồn trong ngõ trúc quành

Chùa bên vẳng lại tiếng chuông ngân
Ẩn hiện bờ lau cát trắng ngần
Đò chở sang sông hai quả bánh
Của người thôn nữ viếng tình nhân

Giải khăn cô gái bay trong gió
Khúc khích cười sau vạt áo bà
Lúc nãy lên chùa dâng lễ phật
Vô tình để ố vết chu sa.

Người cũ năm nay đâu hút bóng
Ngõ thôn vòm trúc vẫn che ngang
Ta đi nhặt cánh tầm xuân rớt
Của khách chơi hoa rải dọc đàng.

Chân Đất – Tay Người

Đất có chân mà đất không đi
Đất lưu luyến bàn tay chăm chút
Ôi cái thuở mưa trôi đồi trọc
Hòn sỏi cộm đau lên thấu vai cày.

Người có tay nên bám vững đất này
Chiu chắt phân mùn lọc lên giống ngọt
Khoai nung núc và đậu vừng óng mượt
Gió bay lên hương vị của mùa màng.

Câu ca dao: “Múc đổ trăng vàng…”
Em lại hát giữa ngày nắng lộng
Hoa lạc nở dọc hàng xoan toả bóng
Con bê lồng, gió động phấn ngô bay

Dưa gối đầu ngang bãi ngủ say
Gà nhảy ổ – cả xóm thôn cục tác
Thôi mỏi cánh những đàn ong tìm mật
Lời võng ru chao bóng nhãn quanh vườn.

Lũng nhắn đồi, đồi nhắn ruộng nương
Hạt tách mộng theo vòng quay đất xới
Cả núi nữa, cũng xuê xoang sắc núi.
Từ trong xa soi đỉnh xuống gương hồ.

Máy quay phim trâu kéo lắc lư
Đá ong ửng đường chiều ỉo sẫm
Bầy chim ngói như những nắm cơm gạo cẩm.
Sà xuống đường nhặt hạt lại bay lên
Không gian tròn như bát ngửa hơi men

Cầm Chân Em, Cầm Chân Hoa

Em đến xin hồng, hồng mới nụ
Đêm nay hồng nở, bóng em xa
Cầm em bữa trước, em không ở
Giờ biết làm sao cầm được hoa?

Cái Còn Lại

Đá sứt thành xưa sót mấy hòn
Cổng quan nhà ngục gạch vùi chôn
Lạ lùng phố mới người xa tới
Còn chỉ vầng trăng tự khuyết tròn

Cướp Lời

Ghét con sáo sậu bẻm mồm sao
Cướp hết lời hoa học nói chào
Để gió vô phòng hương phấn nhạt
Khó lòng tô thắm giấc chiêm bao

Áo Cũ

Áo cũ chật căng, con đã lớn
Giặt khô mùi sữa hãy còn tanh
Nâng tay nhẹ xếp vào ngăn tủ
Làm chiếc khăn lau, mẹ chẳng đành

Quán Lữ Hành

Mênh mông sầu cũ ngoài thiên cổ
Chịu khuất mành trưa quán lữ hành
Dấu ngựa đường xưa sương lại ố
Tương tư hồn trúc mỏi lên cành

Trăng Khuyết

Tình còn hẹn ước lúc chia tay
Triều rút dần xa, bãi cát bày
Mấy chục năm qua sông đổi khúc
Vành trăng còn khuyết đến hôm nay

Vàng

Ai về xóm Cửi năm năm trước,
Đều thấy em ngồi dệt đoạn tơ.
Quanh em vàng tựa trời gieo xuống,
Vàng ở trong mầu xuân lắm thơ.

Tơ em vàng quá cho nên những
Vàng ở mầu Ngâu nhạt mất rồi,
Ánh đèn bạch lạp vàng hơn nữa,
Xuyên tận hồn em mộng sáng ngời.

Ngày sau bắt được giấy thư vàng
Anh bảo khi đò sang sẽ sang,
Em tắt tơ vàng đêm phất quạt,
Vì ngày đò đến, đến mùa xoan.

Mãi nay đò đến, cành xoan rụng,
Đã mấy lần hoa rụng lỡ làng,
Quạt chàng xưa cắt, nay đem tặng,
Nhưng mấy đường tơ đã kém vàng.

Khăng Khít

Em có cháu gọi “bà”
Gọi (em) anh vẫn gọi
Năm mươi tuổi, ai già
Chúng mình sao trẻ vậy

Anh đọc truyện em nghe
Em muốn em là “Tấm”
Lòng – hoàng tử anh mê
Từ buổi, đầu em lấm

Em gọi khế cuối mùa
Anh cắn từng lát nhỏ
Ôi, quả thường vị chua
Mà mọng nhìều thương nhớ

Bao bận anh lên đường
Ngày về thường sai hẹn
Giữa lúc em dỗi hờn
Thư anh liền kịp đến

Bao bận em se mình
Giành con, anh nấu cháo
Ôi đâu phải mùi hành
Mồ hôi em thấm áo

Hạt nắng nhảy trong vườn
Khiến lòng-đôi xao xuyến
Có phải ngày ta thương
Một mùa hè quá ngắn

Chiếc áo cưới năm xưa
Mùi hòm rương nếp gấp
Ướm lại, rộng không vừa
Em vẫn khen tơ chắc

Ta gần nhau từ đầu
Càng gần nhau về cuối
Đâu nghĩ là xa nhau
Cho đến giờ hấp hối.

Sót Một Tiếng Chim

Con đi, cháu ngoại cũng theo xa
Thui thủi vườn xưa đôi bóng già
Quả chín đầy cành, thôi chớ tiếc
Trên nhành còn một chú quyên ca

Đừng vội bỏ qua chùm 🌿Thơ Bùi Giáng 🌿Chùm Thơ Điên Hay Nhất

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Yến Lan

Điểm qua những đánh giá, nhận định của các nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng về nhà thơ Yến Lan.

  • Theo TS Lê Thị Bích Hồng, nói đến thơ Yến Lan, bạn đọc thường nghĩ ngay đến bài thơ “Bến My Lăng” viết ở độ tuổi 16 – 17 và ngược lại khi nhắc đến địa danh rất thơ ấy không thể không nhớ đến một hồn thơ rất tình, rất trong trong trẻo với quê hương.
  • Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, “thơ Yến Lan không có cầu non lép. Tôi nghĩ đó là một phần xét đúng. Đúng từ những bài viết ở chặng đầu, trước Cách mạng, đến suốt cả đời thơ ông… Bài thì khi hay, khi xoàng nhưng câu, bao giờ cũng kỹ càng, cẩn trọng. Yến Lan đầu tư công sức vào đơn vị câu. Ông chọn chữ, đổi sắc các chất liệu bằng thơ bằng các động từ, các tác động chất liệu này lên chất liệu kia một cách khác biệt, tạo nên bối cảnh thơ kỳ lạ từ các chi tiết quen”.
  • Nhà thơ, nhà phê bình Trúc Thông đã nhận xét: “Trong số lưa thưa bậc hảo hán của thơ tứ tuyệt Việt Nam hiện đại, Yến Lan thuộc loại “bố già”. Một “bố già” hiền lành. Không cân quắc, ngang tàng, vang động. Nhưng vẫn đầy cốt cách trong cung cách âm thầm… Trong tứ tuyệt Yến Lan thường nén lại một nông nỗi thở dài. Có khá nhiều cám cảnh. Nhưng cốt cách nghệ sĩ, cốt cách tứ tuyệt đã gây cho người đọc một sự kính trọng”.

Tổng hợp các thông tin chi tiết về 🍀Thơ Minh Huệ🍀Tác Giả, Tác Phẩm

Viết một bình luận