Thơ Bùi Giáng: Tuyển Tập 22+ Bài Thơ Điên Hay Nhất

Thơ Bùi Giáng ❤️️ Tuyển Tập 22+ Bài Thơ Điên Hay Nhất ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Phong Cách Làm Thơ Của Bùi Giang.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Bùi Giáng

Nói đến Bùi Giáng, người ta thường nghĩ đến một nhà thơ vừa quen lại vừa lạ và là một nhà “thơ điên”. Tại sao lại nói như vậy? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về nhà thơ Bùi Giáng thông qua tiểu sử cuộc ông đời dưới đây để biết chi tiết.

  • Bùi Giáng (17/12/1926 – 7/10/1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam.
  • Quê quán: tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
  • Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng…
  • Năm 1933, Bùi Giáng bắt đầu đi học tại trường làng Thanh Châu.
  • Năm 1936, ông học trường Bảo An (Điện Bàn) với thầy Lê Trí Viễn.
  • Năm 1939, ông ra Huế học tư tại Trường trung học Thuận Hóa.
  • Năm 1944,Bùi Giáng cưới vợ năm 18 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Ninh nổi tiếng xinh đẹp, nhưng chỉ vài năm sau, bà bị bệnh, sinh non và cả 2 mẹ con cùng chết.
  • Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, nhưng sau đó ông cũng kịp đậu bằng Thành chung.
  • Năm 1949, Bùi Giáng tham gia kháng chiến chống Pháp, làm bộ đội Công binh.
  • Năm 1950, ông thi đỗ tú tài đặc biệt do Liên khu V tổ chức, được cử tới Hà Tĩnh để tiếp tục học. Từ Quảng Nam phải đi bộ theo đường núi hơn một tháng rưỡi, nhưng khi đến nơi, thì ông quyết định bỏ học để quay ngược trở về quê, để đi chăn bò trên vùng rừng núi Trung Phước.
  • Năm 1952, ông trở ra Huế thi tú tài 2 ban Văn chương. Thi đỗ, ông vào Sài Gòn ghi danh học Đại học Văn khoa. Tuy nhiên, theo T. Khuê thì sau khi nhìn danh sách các giáo sư giảng dạy lại, ông quyết định chấm dứt việc học và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục.
  • Năm 1965, nhiều bản thảo của ông bị mất do cháy nhà.
  • Năm 1969, ông “bắt đầu điên rực rỡ” (chữ của Bùi Giáng). Sau đó, ông “lang thang du hành Lục tỉnh” (chữ của Bùi Giáng), trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc.
  • Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Xem thêm về 🍀Thơ Minh Huệ🍀Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Bùi Giáng

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Bùi Giáng, đừng bỏ lỡ nhé!

  • Bùi Giáng thông thạo các ngôn ngữ Pháp, Anh, Đức, Hán và hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác, dịch thuật, hội họa nhưng cơ bản nhất, ông vẫn được bạn đọc biết đến ở lĩnh vực thơ văn sáng tác.
  • Thơ Bùi Giáng thường được người ái mộ và không ái mộ gọi là thi sĩ của đười ươi, chuyên làm thơ và vẽ tranh tặng châu chấu, chuồn chuồn và những người con gái bên rừng có châu Phi. Ông là một thi quỷ, thi tiên trên thi đàn Việt Nam thời hiện đại, vui đó, buồn đó, khóc cười như con người muôn thuở, muôn nơi, thật lạ lẫm.
  • Bùi Giáng được dư luận coi là một “hiện tượng” trong văn học công khai ở miền Nam trước 1975. Ông sống tự do, phóng túng, không màng đến mọi thiết yếu ở đời. Ông làm thơ như sống và sống như làm thơ. Có thể nói Bùi Giáng là nhà thơ sung sức nhất về số lượng thi ca của nửa miền Nam nước Việt trong vài thập kỷ.
  • Tác phẩm tiêu biểu: Mưa nguồn (1962), Lá hoa cồn (1963), Ngàn thu rớt hột (1962), Màu hoa trên ngàn (1963), Bài ca quần đảo (1963), Sa mạc phát tiết (1969), Sa mạc trường ca (1969), Rong rêu (1970), Đêm ngóng trăng (1972) và nhiều tập văn khác .

Phong Cách Sáng Tác Của Bùi Giáng

Cùng Thohay.vn khám phá về phong cách sáng tác của nhà thơ Bùi Giáng ngay dưới đây.

  • Bùi Giáng là một hiện tượng lạ, độc đáo, thi vị song vô cùng triết lí, sâu sắc; đọc thơ ông phải hiểu bằng tư tưởng chứ không phải là câu chữ. Theo đánh giá của một nhà nghiên cứu thì “Bản chất của văn chương Bùi Giáng là sự tổng hòa của các phi lí”.
  • Thơ ông đa dạng với cách sử dụng ngôn từ có ca dao, có Đường thi, có Nguyễn Du, Homère, Hoderlin, có Khổng Tử và Heirdeger, có cô thôn nữ xứ Quảng và có nàng Marilyn Monro mà ông coi là Mống Hột ở Holyood, có đời thường và có siêu hình. Ông đã hoá giải mọi sự vật trong thơ ông. Ngay thể thơ lục bát truyền thống cũng được nhà thi sĩ làm mới, thổi vào đó hồn thơ của riêng ông.

=>Bùi Giáng là nhà thơ thuộc số nổi trội ở miền Nam trước và sau giải phóng miền Nam 1975, để lại một dấu ấn thơ tiên, thơ quỷ trong nền văn học Việt Nam hiện đại cuối TK XX.

Tham khảo thêm ❤️️ Thơ Bàng Bá Lân ❤️️Tác Giả, Tác Phẩm

Vì Sao Bùi Giáng Được Mệnh Danh Là Nhà Thơ Điên

Vì sao Bùi Giáng được mệnh danh là nhà thơ điên? Ông được mọi người gọi là nhà thơ điên bởi ông điên cả ngoài đời lẫn trong thơ, cụ thể như sau:

👉Điên ngoài đời

  • Bùi Giáng ngay từ hồi trẻ đã có những biểu hiện kì dị, khác thường khiến mọi người xung quanh vô cùng “ấn tượng”. Nhiều người cho rằng, gien “điên” của Bùi Giáng ít nhiều ảnh hưởng từ cụ thân sinh là ông Bùi Thuyên, thường được gọi là ông Cửu Tý. 
  • Năm 1965, nhà Bùi Giáng gặp cơn hỏa hoạn, cháy rụi nhiều sách quý và các bản thảo. Thi sĩ bị chấn động mạnh, nổi cơn điên và cho đến tháng 5-1969 thì gia đình phải gửi vào Bệnh viện Biên Hòa để điều trị. Một thời gian sau, ra khỏi viện, Bùi Giáng bắt đầu một hành trình… điên mới, sống lang thang nay đây mai đó, lúc ngủ quán này, mai ngủ bãi hoang kia. 
  • Người đương thời kể lại, ông thường xuất hiện một cách lạ mắt trong trang phục thùng thình trên hè phố, mái tóc dài đạo sĩ, cái túi vải lại còn thêm cây gậy, trên cổ có khi đeo toòng teng đủ thứ như hộp lon, nón rách, giày rách, áo quần, rơm rạ. 
  • Có khi ông đứng giữa ngã ba, ngã tư để hò hét chỉ huy giao thông. Có khi ông chơi cùng bọn trẻ con ở những bãi đất trống, hát hò, đọc thơ với chúng. 

👉Điên trong thơ

  • Điên trong thơ Bùi Giáng giống như một hệ hình thẩm mỹ, đi từ tâm thân ra tới ngoại cảnh, có thể bao trùm hết không gian và thời gian, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, và được dẫn dắt, kéo đi bằng một dòng cảm xúc ngập tràn: 

Tờ điên trang điểm thêu thùa
Chữ điên càng viết càng đùa giỡn suông
…..
Chín điên trường dạ dặm nghìn
Mười điên vĩnh viễn theo bình minh điên

  • Thi sĩ thậm chí còn coi điên như một món quà mà Tạo hóa, trời đất, cuộc đời đã tặng cho mình, để mà mình vui thú khoái hoạt triền miên. Điên không có mở đầu, không có kết thúc. 
  • Bùi Giáng không ngần ngại nhắc đến cái chết, điên không chỉ gắn với từng phút giây của đời sống mà còn theo con người tận tới khi giã từ trần gian. 
  • Nhưng khi ấy, điên hình như cũng vẫn không mất đi mà lại tiếp tục tái sinh trong một hành trình khác: Cuộc điên đã chấm dứt rồi/Bây giờ điên nữa cho đời điên thêm (Nỗi buồn). 
  • Chất điên trong thơ Bùi Giáng vì thế, hướng tới một cảm giác phiêu thoát và giải phóng, là một tương phản đối đỉnh với chất điên trong thơ một thi sĩ tài danh khác – Hàn Mặc Tử, vốn gắn với những bi kịch đau đớn của một thân phận con người. 

Tuyển Tập Thơ Của Bùi Giáng

Tuyển tập các tác phẩm thơ của Bùi Giáng mà bạn không nên bỏ lỡ.

*Mưa nguồn (1962)

  • Anh đi về giữa
  • Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
  • Anh về Bình Dương
  • Áo xanh
  • Bây giờ (I)
  • Bên miền
  • Biểu tượng
  • Bỏ hai chân
  • Bờ lúa
  • Bờ mây
  • Bờ nước cũ
  • Bờ trần gian
  • Bờ xuân
  • Buổi hội
  • Bữa hôm nay
  • Bữa nay
  • Bữa trước
  • Ca dao (I)
  • Chào Nguyên Xuân
  • Chào thu Lục Tỉnh
  • Chiêm bao
  • Chiều
  • Chiều hôm phố thị
  • Chỗ này
  • Cỏ
  • Cỏ hoa hồn du mục
  • Đá lạnh
  • Đi tìm
  • Đổ quán
  • Đứng lại
  • Em đi về giữa
  • Em quên
  • Em về
  • Gái buồn
  • Giã từ Đà Lạt
  • Gió bão Tây Nam
  • Giòng sông
  • Giòng sông trắng
  • Hang rừng
  • Hận
  • Hẹn ước
  • Hiện thể
  • Hoàng hậu
  • Hôm qua mộng
  • Hư vô và vĩnh viễn
  • Hương bay suối cũ
  • Hươu
  • Judith
  • Kể chuyện
  • Khép mắt
  • Không bờ
  • Không đề (I)
  • Không đề (II)
  • Không đề (III)
  • Không đủ gọi
  • Không nói nữa
  • Kim Trọng tại sao
  • Kỷ niệm
  • Lá thổi như bay
  • Lời Hàn Mặc Tử
  • Lời xuân
  • Ly tao (I)
  • Ly tao (II)
  • Ly tao (III)
  • Mái hiên
  • Mai sau em về
  • Màu thanh thiên mở
  • Màu trời đó
  • Màu xuân
  • Mắt buồn
  • Miền Nam
  • Mọc cỏ
  • Một buổi trưa (I)
  • Một buổi trưa (II)
  • Mở cây cối
  • Mở hai hàng cỏ
  • Mở về phương ấy
  • Mùa phượng cũ
  • Nausicaa
  • Nắng buồn
  • Nghe
  • Ngoài trung
  • Ngủ dài
  • Ngủ yên
  • Nguyễn Huệ
  • Người đi đâu
  • Người điên
  • Người hải ngoại
  • Người hải nội
  • Người về
  • Người xuống
  • Người xưa
  • Nhan sắc hôm nay
  • Nhe răng
  • Nhìn cổ lục – Dương Giao Tiên
  • Nhìn cổ lục – Kim Trọng
  • Nhìn cổ lục – Thuý Kiều
  • Nhỏ dại
  • Những nhành mai
  • Nỗi lòng Tô Vũ
  • Phụng Hiến
  • Phượng
  • Phương Hà
  • Phương Tây
  • Ruộng Bình Dương
  • Sầu ca si
  • Sầu Lục Tỉnh
  • Sẽ đi
  • Sóng
  • Tàn nhân
  • Tặng bạn
  • Thế kỷ
  • Thiếu nữ
  • Thiếu phụ trở về
  • Thu mỏng
  • Thư xuân
  • Thưa
  • Thưa em Sài Gòn
  • Tiếng nói
  • Tiếng vọng
  • Tóc bạc thưa rằng
  • Trò chuyện
  • Trong vườn
  • Trở lại
  • Trời bữa đó
  • Trời Nam Việt
  • Tuổi trẻ
  • Từ kỷ niệm đầu
  • Tượng số
  • Tượng số hai
  • Tượng số thiên nhiên
  • Và màu xuân đó
  • Về buôn bán
  • Về giữa ngọ
  • Vì bữa đó
  • Vỗ về
  • Xuân Bình Dương
  • Xuân thôn nữ
  • Xuân Thu Trang Phượng
  • Xuân xanh

*Bài ca quần đảo (1963)

  • Quy lai
  • Ngày tản cư
  • Mịch phượng tung
  • Tiễn chân
  • Ngẫu nhĩ bên đường
  • Chiều Sàigon
  • Chiều chiều (I)
  • Tặng một khu rừng
  • Lá bay năm mới
  • Phố thu dịch chuyển
  • Ghé chân
  • Em Mọi ôi hôm qua
  • Sang mùa
  • Sáng Sàigòn
  • Đêm Sàigòn
  • Trở về Chợ Lớn
  • Chuyện giữa phố
  • Chân đi
  • Nói với tuổi ham ăn quà
  • Nói với tuổi đi tu quá sớm
  • Mai sau ở chùa
  • Vĩnh viễn đi tu
  • Tuy nhiên
  • Không thuộc bài
  • Lá cỏ lồ gồ
  • Ở trong hang
  • Đêm sang đông
  • Đêm lễ hội
  • Đêm ký ức
  • Chẻ hai
  • Quán phở cô nương
  • Tặng bà trời
  • Giai nhân viếng chùa
  • Gẫm rằng
  • Tỳ tử ngủ
  • Mọi em em Mọi
  • Chiều đông
  • Cố sử mai sau
  • Có lẽ (I)

*Lá hoa cồn (1963)

  • Ba cõi
  • Bây giờ còn lại
  • Bờ tồn sinh (I)
  • Bờ tồn sinh (II)
  • Chị em
  • Chia màu
  • Chiều chiều (II)
  • Chiều thu chiều chiều
  • Cho trời
  • Cô thơ
  • Cồn hoa lá
  • Cồn hoa trút lá
  • Đầu non
  • Đi về
  • Emily
  • Gái khóc
  • Giai nhân ca khúc
  • Gió sớm
  • Hờn trăng xứ sở
  • Lá cây
  • Lá trút hoa cồn
  • Liễu Thuý Kiều
  • Logos
  • Mù sương Chợ Lớn
  • Nàng thơ đẹp
  • Ngày mai anh chết
  • Ngựa về
  • Nhớ Chế Mân
  • Nói với tuổi mọt sách
  • Nói với tuổi trốn học
  • Ông trời chịu thua
  • Ở bên rìa mép
  • Phượng thành
  • Rứt bông
  • Sa mạc phát tiết
  • Tặng chị
  • Thu trang chiều
  • Thuý
  • Thuý xin về lúc
  • Trẫm ghé thăm
  • Trẫm một mình nhớ nhung hoàng hậu củatrẫm
  • Trẫm nhớ em
  • Trẫm sẽ làm thơ
  • Trời hỏi
  • Xuống hang
  • Xứ sở

*Mưa nguồn hoà âm (1973)

  • Bà hiệu trưởng bước đi đệ nhất
  • Chà và ca
  • Chạy đi em
  • Cô nương ký ức
  • Dặm nghìn nhớ một
  • Đêm Tô Châu trừng hiện Diotima
  • Đổ bộ ca
  • Em Mọi là em
  • Giêng
  • Hoàng hôn vẽ bóng
  • Hoắc nhiên ca
  • Kể từ đệ nhất
  • Kính tặng thần chết
  • Kỷ niệm Biên Hoà bịnh viện
  • Kỷ niệm Penthésilée
  • Kỷ niệm thiên đường
  • Lá cây thu
  • Lá hoa cồn
  • Lệ vàng Penthésilée
  • Ly bôi
  • Mỗi năm
  • Nắm
  • Nắng Sài Gòn
  • Ngô đồng ban sơ
  • Nhà ma em Mọi
  • Nhiên như hà
  • Nương tử lên chùa
  • Phố chợ chiều
  • Phù du diệp độn ngữ
  • Sương nắng
  • Tái tặng tử thần
  • Tam cô nương
  • Tặng em Chợ Lớn
  • Tặng Khổng Khâu
  • Thích Nhiên Thiêu
  • Thiền Vu ca
  • Tô hủ tiếu
  • Trời khóc Monroe Marilyn
  • Từng lúc
  • Vớ vẩn

*Rong rêu (1995)

  • Thơ tựa
  • Vô đề
  • Tuỳ em thôn nữ
  • Bây giờ (II)
  • Chào em vô tận
  • Kính dâng Kim Cương nương tử
  • Như thế ấy
  • Và từ đó
  • Không đề (IV)
  • Kể ra
  • Chào em thật sự
  • Một hôm
  • Chim hót
  • Không thể nói rằng
  • Từ vô tận tới
  • Ồ các em
  • Người con gái mặc quần
  • Một nàng tiên 11

*Đêm ngắm trăng (1997)

  • Anh điên
  • Bài thơ
  • Bảo rằng
  • Bất ngờ
  • Bấy thân
  • Biển nào
  • Buồn sầu
  • Ca dao (II)
  • Ca dao (III)
  • Cảm ơn
  • Chào em (II)
  • Chào em (III)
  • Chào mừng
  • Chỉ nhìn thấy
  • Chiều chiều (III)
  • Chiều nay (I)
  • Chiều nay (II)
  • Chiều vàng tái sinh
  • Chim hót sáng nay
  • Cho điểm
  • Chuyện tất nhiên
  • Còn lâu
  • Con ơi
  • Cô em Mọi nhỏ
  • Của em
  • Dư vang vô lượng
  • Dzách
  • Điệu buồn cổ kính
  • Đời như
  • Em Mọi nhỏ
  • Em Mọi ôi
  • Gặp nàng
  • Gió mùa thu 1996
  • Gửi anh em
  • Gửi chị Hằng
  • Gửi em rốt cuộc
  • Không lời
  • Khu vườn mai sau
  • Kính gửi cụ Nguyễn Du và thầy Hoài Thanh
  • Kỷ niệm Gò Công
  • Láng giềng
  • Lẻ tẻ lả tả
  • Lệ rơi
  • Lục lam hồng
  • Máu hồng
  • Một buổi sáng
  • Một mê mười tỉnh
  • Một mình
  • Một tỉnh mười mê
  • Na Quỳnh
  • Nàng ve chai
  • Nằm mộng mị
  • Ngó thấy
  • Ngõ về em có nhớ không
  • Ngó ý – tơ lòng
  • Ngờ sao
  • Nhắm mắt
  • Nhìn thấy
  • Nhớ đi
  • Ông trời
  • Quên đi
  • Quốc sắc
  • Rằng trong buổi mới
  • Rượu vào
  • Sông ơi
  • Suối
  • Sương
  • Sương bóng
  • Tạ từ
  • Tao ngộ
  • Tặng anh em văn nghệ sĩ
  • Tặng em Mọi nhỏ
  • Thành thân
  • Thấy em
  • Theo giòng sông
  • Thiên hương
  • Thiên mệnh
  • Thím Năm Sáo
  • Thôn làng
  • Thôn nữ thần tiên ông điên kính chào
  • Thơ dại
  • Thơ tựa em Mọi
  • Thu ngẫu hứng
  • Thuý Kiều
  • Thương em
  • Tiễn người đi
  • Tình yêu (III)
  • Tình yêu em Mọi (I)
  • Tình yêu em Mọi (II)
  • Tôi sẽ
  • Trà
  • Trăm năm (I)
  • Trăm năm (II)
  • Trăm năm (III)
  • Trăm năm tắm gội
  • Trận gì
  • Trần thế bách niên
  • Trật lất
  • Triều Minh
  • Trời che đất chở
  • Trời đất trăng
  • Tuôn tuôn
  • Tuỳ em
  • Tử biệt sinh ly
  • Việt Tần
  • Vui vĩnh viễn
  • Xẻ chia
  • Yêu em Mọi nhỏ

*Như sương (1998)

  • Anh sực nhớ
  • Anh và Em vào rừng
  • Biến thể do rượu mà ra
  • Buồn đã nhiều
  • Buồn vui
  • Cái gì ẩn dưới
  • Cây chanh
  • Chết chơi
  • Chiều nay (III)
  • Chuyện chiêm bao có thật
  • Còn mất đi đâu
  • Còn tiếp tục
  • Còn xa
  • Cũng là
  • Đèo bòng đến chết
  • Đi và về
  • Đười ươi sụt sùi
  • Em đi (I)
  • Em đi (II)
  • Em đi (III)
  • Em đi (IV)
  • Em đi em về
  • Em nằm ngủ
  • Hỏi em
  • Hỏi nhau
  • Không đề (IV)
  • Không đề (V)
  • Lời em nói
  • Lời thôn nữ
  • Lúc ngoảnh lại
  • Mai sau kể lại
  • Mây
  • Mây chiều nay
  • Một cô hàng xóm
  • Nằm khóc
  • Ngoại ô (I)
  • Ngoại ô (II)
  • Nguyễn Du
  • Người đi
  • Nhớ một mình
  • Những bài thơ mất
  • Nói ra nói vào
  • Nương nương đâu rồi
  • Ở đời chút kỷ niệm cỏ thơm1
  • Ra đi
  • Sinh hoạt tại quận Bình Thạnh
  • Tản Đà bị tẩu hoả nhập ma
  • Tặng đất
  • Thống ẩm cuồng ca
  • Thơ tặng
  • Thu (I)
  • Thu (II)
  • Thu (III)
  • Thu (IV)
  • Thu (V)
  • Tình điên ấy
  • Tình yêu (I)
  • Tình yêu (II)
  • Tố Như trùng lai
  • Tờ cũ
  • Tờ mới
  • Trăm năm (IV)
  • Trẫm nhớ
  • Từ bao giờ
  • Từng bước
  • Tý Út vui
  • Uống ly rượu
  • Uống rượu
  • Uống rượu yêu đời
  • Uống xong về ngủ chiêm bao thấy gì
  • Vì có lẽ
  • Vịnh ngày tái hợp
  • Vui và buồn

*Di cảo thơ

+ I – Mười hai con mắt (2001)

  • Chào em (IV)
  • Chuyện chiêm bao 01
  • Chuyện chiêm bao 02
  • Chuyện chiêm bao 03
  • Chuyện chiêm bao 04
  • Chuyện chiêm bao 05
  • Chuyện chiêm bao 06
  • Chuyện chiêm bao 07
  • Chuyện chiêm bao 08
  • Chuyện chiêm bao 09
  • Chuyện chiêm bao 10
  • Chuyện chiêm bao 11
  • Chuyện chiêm bao 12
  • Chuyện chiêm bao 13
  • Chuyện chiêm bao 14
  • Chuyện chiêm bao 15
  • Chuyện chiêm bao 16
  • Chuyện chiêm bao 17
  • Chuyện chiêm bao 18
  • Chuyện chiêm bao 19
  • Chuyện chiêm bao 20
  • Chuyện chiêm bao 21
  • Chuyện chiêm bao 22
  • Chuyện chiêm bao 23
  • Chuyện chiêm bao 24
  • Chuyện chiêm bao 25
  • Cọp beo và hoàng hậu
  • Đàn bà cô đơn
  • Em từ
  • Hoàng hoa
  • Lóng cóng co ro
  • Lời gái núi
  • Lời thôn nữ (II)
  • Luống cuống
  • Mười hai con mắt
  • Ngập ngừng 1
  • Ngập ngừng 2
  • Ngập ngừng 3

+ X – Bèo mây bờ bến (1996)

  • Của em
  • Gặp người
  • Giai nhân
  • Láng giềng lý tưởng
  • Màu trăng
  • Nghìn thu
  • Rừng
  • Tận cùng
  • Thần tiên trên núi
  • Tiếng cười
  • Trước khi
  • Tỷ phú phiêu bồng

+ Tập chơ chưa công bố

  • Chia
  • Còn nguyên
  • Một trang
  • Tặng em
  • Trăm năm (V)
  • Cái lầm lỗi đầu tiên
  • Tại sao
  • Éo le
  • Ấy là
  • Tình yêu tình yêu
  • Đi tìm kiếm
  • Cái làm rốt cuộc của đàn bà
  • Cái gì đã mất
  • Ở đời
  • Trăm năm thôn nữ
  • Nàng tiên
  • Vĩnh biệt

*Một số tác phẩm khác

  • Ai đi tu
  • Anh em
  • Ăn mặc nâu sồng
  • Bao giờ
  • Bé con ơi
  • Bên quán cà phê
  • Bữa nay ruộng nhớ
  • Cảm đề La porte étroite – Gide tặng Sophocle
  • Cảm đề La porte étroite – Homère tặng Gide
  • Cảm đề La porte étroite – Thu Juliette
  • Cảm đề La porte étroite – Xuân Alissa
  • Cây cỏ dậy thì
  • Có lẽ (II)
  • Của em
  • Cũng là như thế
  • Dư vang
  • Đêm chiêm bao
  • Đêm Lục Tỉnh
  • Đường xuân bài 14
  • Em Mọi điên
  • Em Mọi ơi
  • Gà gáy sáng
  • Gái bờ mương
  • Gõ cửa tồn sinh
  • Gửi lá đầu cây
  • Hãy vô ngôn
  • Hồng Quần
  • Huế làm thơ
  • Hương hoa đầu tiên
  • Không đề (VI)
  • Kính thưa
  • Kỷ niệm chín suối
  • Láng giềng đệ lục
  • Lời người điên
  • Lời sơn nữ
  • Mộng
  • Một hai năm
  • Ngày nay ngày mai
  • Người điên uống rượu
  • Ông chào các con
  • Ông điên
  • Ở trong rừng
  • Quanh co
  • Rằng bình minh đợi
  • Riêng mình
  • Rong chơi
  • Sáng thu ký ức
  • Sầu riêng châu chấu
  • Tâm sự ông vua điên
  • Theo áng mây bay
  • Thiên thanh là là
  • Thưa cô nương
  • Tình thứ nhất
  • Trời không có nhớ
  • Trời mưa trên đầu
  • Từ giã
  • Từ Kim Hoa tới Kim Nga
  • Từng cơn
  • Vẫn là là
  • Vì mệt mỏi nên học bài không thuộc
  • Vì sao khùng
  • Xe đò
  • Màu hoa trên ngàn (1963)
  • Ngàn thu rớt hột (1963)
  • Sa mạc trường ca (1963)
  • Mùi hương xuân sắc (1987)
  • Thơ vô tận vui (2005)
  • Mùa màng tháng tư (2007)
  • Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994)
  • Thơ Bùi Giáng (California, 1994)

Chia sẻ chi tiết về 🔰Thơ Hồ Chí Minh🔰Tác Giả, Tác Phẩm

10 Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Bùi Giáng

Mời bạn đọc cùng thưởng thức 10 bài thơ hay nhất của thi sĩ Bùi Giáng được Thohay.vn sưu tầm dưới đây nhé!

Chào Nguyên Xuân

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người

Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

Chiều Đông

Bảy giờ nghi hoặc trở cơn
Mù sương mélite lá cồn thô sơ
Viết câu giữa tiếng lu mờ
Mưa nguồn bỏ lại tự giờ trở đi

Trên đồng đày ải hoa thi
Tiếng than đầu ngọn cây gì trổ bông
Rừng chanh trái núi hương đồng
Gò sương nội cỏ lục hồng rủ nhau

Tám giờ vội vã đi mau
Từ tân thanh lại nguyên màu đêm nay
Mù sương ký ức thở dài
Giờ ôi bảy tám quên ngày xa đêm

Sáu giờ trở lại ghi thêm
Giòng hoang dại đã chảy bên miền này
Núi rừng trở lại đêm nay
Mù sương sắp tới bỗng ngây thơ cười

Mai Sau Em Về

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không
Ta đi còn gửi đôi giòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?

Những thương nhớ lạnh bao giờ
Đường thu chia ngả chân trời rộng thênh
Đây phồn hoa của thị thành
Đây hồn thuỷ thảo khóc tình ngửa ngang
Càn khôn xưa của riêng chàng
Xưa đài vũ trụ thiếp mang riêng mình
Bây giờ đón bước em xinh
Sầu đau nhan sắc bất bình ra sao

Thương Em

Thương em thương nhớ những ngày
Nhớ em như thể nhớ hoài mai sau
Nhớ em muôn một mộng đầu
Mà em nhớ mãi mối sầu tương lai
Cậy em cậy suốt dặm dài
Tận cùng khổ cực đắng cay cầm bằng
Yêu em có thể bảo rằng
Yêu là rất mực hằng hằng không yêu.

Lá Trút Hoa Cồn

Cuối năm rào giậu khép hàng
Trên thân thể mọc Cô Nàng đi tu
Thiên thanh thái thậm tạc thù
Mắt xanh mày dựng thiên thu thái hằng
Tình vân nhứ mạo mô lăng
Lên từ cung bậc giá băng năm đầu
Một hàng chậm một hàng mau
Rừng ôi nhớ biển trước sau khôn hàn
Tấm thân vũ trụ điêu tàn
Hùm beo rống ngục doanh hoàn nở môi
Người về cõi đất xa xôi
Nhớ xuân địa ngục không lời gọi em
Hoa cồn kiều diễm gió lên
Lá cồn em mọi còn nên trao gì
Chiêm bao phấn diện biên thuỳ
Đêm sầu mộng dại truy tuỳ mê mông
Một vùng xuôi ngược biển đông
Tam thu chểnh mảng thần thông tựu trường
Trình tâu Hắc Đế U Vương
Già Lam Bản Xứ khuếch trương mối sầu
Mộng trường nhất niệm thiên thâu
Tam thu diệu hữu nguyên màu già mông
Một vùng xuôi ngược biển đông

Mắt Buồn

Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Âm trang sử lịch thu triền miên trôi

Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con

Chào Em Vô Tận

Em đằm thắm suốt không gian bỡ ngỡ
Anh chào em như lồ lộ sương mai
Đầu tiên ấy em vu vơ thăm dọ
Suốt bình minh là tại thể miệt mài
Em nõn nà đẹp như thiên tiên từng đẹp
Em tươi xinh như vạn thuở xuân xanh
Anh không dám nhìn em trong chớp mắt
Vì điêu linh là mộng tưởng không thành

Áo Xanh

Lên mù sương xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

Phụng Hiến

Con có nghĩ: ắt là phải thế
Một đôi lần con ghì siết hai tay
Nàng thơ đẹp của trần gian ứa lệ
Bảo con rằng: hãy nhớ lấy phút giây

B.G.

Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

Cây và cối bầu trời và mặt đất
Đã nhìn tôi dưới sương sớm trăng khuya
Mở buồng phổi đón gió bay bát ngát
Dừng bên sông bến cát buổi chia lìa

Hoàng hôn xuống, bình minh lên nhịp nhịp
Ngàn sao xanh lùi bước trước vừng hồng
Ngày rực rỡ đêm êm đềm kế tiếp
Đón chào tôi chung cười khóc bao lần

Tôi đã gửi hồn tôi biết mấy bận
Cho mây xa cho tơ liễu ở gần
Tôi đã đặt trong bàn tay vạn vật
Quả tim mình nóng hối những chờ mong

Sông trắng quá bảo lòng tôi mở cửa
Trăng vàng sao giục cánh mộng tung ngần
Gió thổi giậy lùa mơ vào bốn phía
Ba phương trời chung gục khóc đêm giông

Những giòng lệ tuôn mấy lần khắc khoải
Những nụ cười tròn mấy bận hân hoan
Những ngoảnh mặt im lìm trong ái ngại
Những bắt tay xao động với muôn vàn

Những người bạn xem tôi như ruột thịt
Những người em dâng hết dạ cho tôi
Những người bạn xem tôi là cà gật
Những người em không vẹn nghĩa mất rồi

Trần gian hỡi? tôi đã về đây sống
Tôi đã tìm đâu ý nghĩa lầm than
Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng
Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thấp đen

Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em

Tôi tự nguyện sẽ một lần chung thuỷ
Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên
Thân xương máu đã đành là uỷ mị
Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh

Em đứng mũi anh chịu sào có vững
Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
Hết tâm hồn và hết cả da xương

Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi
Trần gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
Thì cánh mộng còn tung lên không ngại
Níu trời xanh tay với kiễng chân cao

Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
Ta chết lặng bó tay đầu lắc
Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi

Đêm ứa lệ phồng mi hai mắt
Bàn tay ta nhỏ như lá cây khô
Mình hoa rã đầm đìa sương theo móc
Đỡ làm sao những cánh tiếp nhau rơi

Ta gửi lại đây những lời áo não
Những lời yêu thương phụng hiến cho em
Rồi ta gục đầu trên trang giấy hão
Em bảo rằng

– Đừng tuyệt vọng nghe không
Còn trang thơ thắm lại với trời hồng

Trăm Năm Tắm Gội

Trăm năm tắm gội dưới trời
Ngày thì tắm nắng tối rồi tắm trăng
Nhớ em tắm với chị Hằng
Tận cùng tắm với ngọn đèn cô đơn

Chia sẻ chi tiết về 🔰Thơ Tản Đà 🔰 Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Chùm Thơ Điên Bùi Giáng

Đọc thêm chùm thơ điên của Bùi Giáng dưới đây để hiểu hơn về phong cách thơ của ông.

Em Mọi Điên

Một tiếng hát giữa rừng hô hấp
Chết trăm năm ẩn nấp khung đời
Trời ma đất quỷ hai nơi
Em điên từ bữa ra đời em điên
Beo và cọp trước tiên chạy trốn
Vượn đìu hiu nhìn lộn cây hoa
Em về giũ áo mù sa
Tiền trình vạn lý anh là đười ươi.

Người Điên Uống Rượu

Uống và si nói lăng nhăng
Miệng mồm lý như thằn lằn đứt đuôi
Tâm can chân thể chôn vùi
Mặt trời không mọc với người lem nhem
Còn đâu nguyệt tỏ bên thềm
Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ.

Kỷ Niệm Chín Suối

Mùa hè tương đối chịu được
Ba mùa kia
Nhất là mùa Đông
Lạnh lẽo quá mức chịu đựng
Không còn đâu sức lực làm thơ
Nhà xuất bản đóng cửa
Im ỉm suốt bốn mùa
Ôi Chín Suối!

Vì Sao Khùng

Vì yêu dấu quá Nàng thơ
Với em vô tận nên ngơ ngẩn buồn
Thần tiên Thánh Phật bao dung
Hiểu lòng tôi lắm – tôi khùng vì thơ.

Tâm Sự Ông Vua Điên

Ông vua kỳ vỹ thập thành
Vì vui quá độ nên thành ra điên.

Lời Người Điên

Chúng tôi người ngợm vô thường
Lúc mê man lúc chán chường thể thân
Các em gắng gổ đôi phần
Đừng quên uống rượu lần khân sinh bình
Dịu dàng sống giữa gia đình
Ngày ngày tháng tháng hậu tình năm năm
Trái tim nguyệt tỏ đêm rằm
Máu me mây gió tơ tằm vấn vương
Ở đời kiệt tận xẩu xương
Hình hài biến thể thân mường tượng thân

Mộng

Hoàng hôn cơn mộng tháp tùng
Từng vô duyên gọi bóng nùng diễm qua
Anh về từ cuối nguyệt hoa
Nhìn em như mộng mị xa xa dần
Em đi sương bóng vô ngần
Nhìn anh như ngó một lần người điên
Về sau ký ức trược phiền
Làm sao quên được thuyền quyên một lần.

Người Điên

Người yêu mù của tôi
Người yêu câm của tôi
Một đời chàng không nói
Một đời chàng khô môi

Chàng nghe thấy ở đâu
Nơi nào chàng bắt gặp
Bên bờ cỏ bụi dâu
Một mùa xuân hấp tấp

Từ khô se cồn nội
Xuống ruộng trổ đòng đòng
Lúa mùa lên phơi phới
Bờ nước đục cong cong

Vì sao chàng nhắm mắt
Đi kiếm mãi một mình
Để trời mưa lên mặt
Một cồn lá phiêu linh.

Một Hai Năm

Tặng gà vịt một năm sương tuyết
Vịt gà xin ráo riết hai năm
Ngồi suông nhớ mãi đêm rằm
Văn thừa bích lạc nguyệt cầm tiểu man
Đêm mộng mị về hang núi lạnh
Nhìn gấu beo bên cạnh hùm thiêng
Sịch mành trở giấc u miên
Muôn vàn brigitte nằm nghiêng nghiêng cười.

Ở Trong Rừng

Đây là ở trong rừng
Chẳng có con ma nào ngó thấy đâu
Xin Hoàng Hậu
Hãy cởi áo quần ra tắm khe nước
Có con ma nào đâu mà sợ
Sao Hoàng Hậu thẹn đỏ mặt?
Có tôi?
Nhưng tôi đâu phải là con ma.

Thưa Cô Nương

Tại hạ ra biển
Phen này lần ấy
Ðể nhìn cô nương tắm
Lúc bấy giờ bỗng dưng
Tâm hồn tại hạ biến ra
Làm nước biển
Vậy xin cô nương dừng ngay cuộc tắm
Kẻo mà đau đớn tâm hồn tại hạ vô cùng.

Ông Điên

Ông điên từ bữa hôm qua
Tới hôm nay nữa gọi là ba hôm
Thanh thiên về dự hội đàm
Thành thân thiên hạ muôn vàn mai sau

Ông điên từ một lần đầu
Tới lần đuôi đứt ruột rầu rĩ đau
Tuyệt mù biển cạn sông sâu
Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ.

Anh Điên

Anh điên rồ quá mực thường
Bình sinh rất mực yêu thương thập thành
Dẫu rằng bước chậm bước nhanh
Tuy nhiên bước bước vẫn loanh quanh hoài
Chào em nức nở hỏi đòi
Đòi điêu đứng hỏi điệu mời cỏ cây
Máu tim mỏi mệt tình hoài
Tận cùng tê cóng đợi ngày tái sinh

Thôn Nữ Thần Tiên Ông Điên Kính Chào

Ôi em thục nữ vô ngần
Em từ thôn ổ tần ngần bước ra
Ghé về phố hội phồn hoa
Em tươi cười hỏi tuyết sa phương nào
Tuyết từ băng giá tiêu tao
Phi phong cốt cách ca cao điệu trầm
Ông từ khách địa phân vân
Phù du phương cảo viễn phong đón chào
Gặp em mộng tưởng chiêm bao
Chào em như một tư trào đầu tiên
Ắt rằng có lẽ thuyền quyên
Tuyệt vời thôn nữ thiên tiên chào người
Ông từ tuyệt thể đười ươi
Chào em như một vẹn mười thần tiên
Em từ tuyệt đối thuyền quyên
Em từ thôn nữ thiên duyên chào đời
Chào em khắp chốn khắp nơi
Khắp toàn khu vực đất trời ông điên

Ai Đi Tu

Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

Những Câu Nói Hay Của Bùi Giáng

Thohay.vn sưu tầm những câu nói hay của nhà thơ Bùi Giang, bạn có thể tham khảo thêm:

  • Sau khi bỏ ngang việc học lần đầu tiên, Bùi Giáng về quê và trở thành mục đồng đi chăn bò ở khắp vùng đồi núi. Ông đã nói về khoảng thời gian đó như sau: “Tôi bỏ học, chẳng biết chi sách vở. Chạy về quê làm thằng chăn bò. Bao nhiêu thơ làm ra, tôi âm thầm tặng hết cho chuồn chuồn châu chấu!”.
  • Ông từng nói về cảnh sống và cách làm thơ của mình trong một bức thư gửi cho một người bạn như sau : “Bước vào cõi Apollon thì bước theo thể điệu Dionysos. Mà lúc đi vào vũ trụ Dionysos thì Trung niên thi sĩ lại đi bằng thể điệu bàn chân Apollon. Hỡi ôi, đó là tai họa. Vào trong cõi bờ nào bát ngát, Trung niên thi sĩ cũng tự biến mình làm người khách lạ mênh mông.”.
  • Chính Bùi Giáng cũng nói về sự điên của mình thế này: “Nó điên? Vâng nhưng điên một cách vui vẻ. Bạ đâu gọi đó là mẫu thân bát ngát của con. Người ta bảo rằng nó không điên. Có kẻ bảo rằng nó giả vờ điên. Muốn biết nó điên hay không điên, hay giả vờ điên, thì trước hết phải đáp vào câu hỏi: Sao gọi là điên? Nhưng mà? Nhưng mà đó là một câu hỏi chưa hề có một lời giải đáp dưới gầm trời và suốt xưa nay vậy”.

Mời bạn xem thêm 🔰Thơ Phan Bội Châu🔰 Tác Giả, Tác Phẩm

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Bùi Giáng

Nhà thơ Bùi Giáng là một thi nhân đặc biệt, chính vì quá đặc biệt nên ông nhận được nhiều sự quan tâm từ những nhà thơ, nhà phê bình văn học khác. Dưới đây là những đánh giá, nhận định về nhà thơ Bùi Giáng:

  • Tác giả Nhất Thanh viết: “Ồ, chẳng có ngôn từ nào thích hợp với Bùi Giáng cả. Ông chỉ là một ông già bình thường nhất, dễ thương nhất. Nếu có điên chăng, có lẽ là tất cả chúng ta”.
  • Nhà văn – nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận xét về Bùi Giáng: “Nếu ai đã có dịp nhìn thấy ông mang trên mình đủ các thứ: nồi, niêu, xoong, chảo, vành bánh xe đạp, đầu đội mũ sắt, vắt trên vai những miếng băng vệ sinh nhặt được ở đâu đó, tay cầm một chiếc gậy, đứng giữa đường, thổi còi, vung tay chỉ lối cho xe cộ, thì coi ông là một người điên cũng không có gì quá đáng.”
  • Nhà văn Mai Thảo nói về Bùi Giáng: “Bùi Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa, Bùi Giáng trùng trùng một biển văn chương. Vậy mà mỗi lần gặp thi sĩ hồi đó, cảm tưởng bao giờ cũng giữ được là đã gặp một Bùi Giáng rất nhàn rỗi, rất rong chơi.”
  • “Bùi Giáng chưa bao giờ điên. Cũng như anh chẳng bao giờ giả điên. Càng chưa bao giờ Bùi Giáng bất mãn trước bất cứ thời thế nào. Bởi lẽ dễ hiểu là Bùi Giáng chẳng sống theo thời thế, mà chỉ biết sống từ cõi văn nghệ lúy túy càn khôn của anh.” – Theo nhận xét của Trần Đới.
  • Nhà nghiên cứu T. Khuê từng nhận xét về Bùi Giáng: “Bùi Giáng viết rất nhiều, nhưng những gì còn lại chính là thơ. Thơ ông, ngay từ thuở đầu đã rong chơi, lãng mạn, tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sinh tồn, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất khía cạnh dục tình khép mở của Hồ Xuân Hương…Từ Nguyễn Du, ông tạo nên một môtip bạc mệnh hiện đại, có màu sắc siêu thực qua tính cách tạo hình, có chất hoang mang của con người bất khả tri về mình, về người khác trong cuộc sinh tồn hiện hữu…”
  • Theo dịch giả Nguyễn Nhật Anh, “trong thơ Bùi Giáng tính giễu cợt, nghệ thuật nói lái đã rất cao hay nói cách khác ông là bậc thầy của nói lái. Ông là người đi tiếp truyền thống trào tiếu dân gian mà người đi đầu là Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.”

Viết một bình luận