Thơ Tản Đà: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Thơ Tản Đà ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất ✅ Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Về Sự Nghiệp Và Phong Cách Sáng Tác Của Tản Đà.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Tản Đà

Tản Đà là một nhà thơ, nhà văn và đồng thời cũng là một nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ông chính là dấu gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc trung đại và hiện đại. Nếu bạn quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của Tản Đà thì hãy xem ngay phần tóm tắt tiểu sử cuộc đời của ông sau đây:

  • Tản Đà (19 tháng 5 năm 1889 – 7 tháng 6 năm 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.
  • Ông sinh tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).
  • Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
  • Thời niên thiếu của Tản Đà trải nhiều giai đoạn khóc cười. Năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng.
  • Ông rất thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã thạo các lối từ, chương, thi, phú.
  • Giai đoạn niên thiếu của Tản Đà phần lớn dành cho chuyện thi cử, đến năm 19 tuổi, ông mới có những rung cảm tình ái đầu đời. Đó là mối tình với con gái nhà tư sản Đỗ Thận. Năm sau ông lại yêu con gái ông tri huyện phủ Vĩnh Tường. Nhưng 2 mối tình này đều không được trả lời.
  • Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất. Tản Đà về Vình Yên làm nghề báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là “Đông Dương tạp chí” của Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách mục “Một lối văn nôm”.
  • Đến năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con gái ông Nguyễn Mạnh Hương tri huyện ở tỉnh Hà Đông, trở thành anh em cột chèo với nhà văn Phan Khôi.
  • Năm 1916 ông chính thức chọn con đường viết văn, làm báo chuyên nghiệp.
  • Năm 1926, ông người sáng lập ra tờ báo chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam: tờ “An Nam tạp chí”, nó gắn liền với sự nghiệp làm báo của Tản Đà.
  • Ngày 7/6/1939 (tức 20 tháng 4 năm Kỷ Mão), ông mất (50 tuổi) sau một thời gian chống chọi với bệnh gan, tại nhà riêng số 71 Ngã tư Sở, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay là quận Đống Đa, Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm 🔰Thơ Du Tử Lê🔰 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Tản Đà

Điểm qua những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tản Đà.

  • Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà. Sau khi thơ mới trở nên phổ biến ở Việt Nam thì cái tên Tản Đà vẫn được yêu thích, trong cuốn Thi nhân Việt Nam – là một trong những cuốn bình luận về thơ mới rất giá trị, bài tưởng niệm Tản Đà được đặt những trang đầu tiên.
  • Từ 1915 đến 1926 là những năm tháng đắc ý nhất của Tản Đà. Năm 1915, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà được xuất bản, gây tiếng vang lớn, đó là tập thơ “Khối tình con I”.
  • Sau thành công đó, ông viết liền cuốn “Giấc mộng con” (cho in năm 1917) và một số vở tuồng: “Người cá”, “Tây Thi”, “Dương Qúy Phi”, “Thiên Thai” (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng).
  • Từ 1919 tới 1921, Tản Đà viết một loạt sách; truyện thì có “Thần tiền”, “Đàn bà Tàu” (1919); sách giáo khoa, luân lý thì có “Đài gương”, “Lên sáu” (1919), “Lên tám” (1920), thơ thì có tập “Còn chơi” (1921).
  • Năm 1922, ông thành lập “Tản Đà thư điếm” (sau đổi thành “Tản Đà thư cục”), đây là nhà xuất bản riêng đầu tiên của ông. Tại đây ông đã xuất và tái bản hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của mình.
  • Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Tản Đà viết được rất nhiều thể loại cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ của ông khiến cho độc giả như được rơi vào cõi mộng, chán ngán đời thực và cũng không thiếu những bài thơ mang tính chiêm biếm ngầm hiện thực.
  • Di sản văn học
    • Thơ: Khối tình con người I, II (1916, 1918)
    • Truyện: Giấc mộng con người I, II (1916, 1932)
    • Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928)
    • Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921)
  • Tiêu biểu cho phong cách thơ của Tản Đà có bài thơ Hầu trời. Tác phẩm được in trong tập thơ “Còn chơi” xuất bản năm 1921. Bài thơ mang nét cá tính của tác giả, mạch thơ được đi theo một câu chuyện cụ thể, hấp dẫn và thuyết phục được bạn đọc. Cái ngông độc đáo của Tản Đà cũng được thể hiện, Hầu trời giúp Tản Đà khẳng định được quan niệm cũng như tài năng của mình.
  • Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến là một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Phong Cách Sáng Tác Của Tản Đà

Nói về phong cách sáng tác của Tản Đà thì ta có thể tóm gọn lại các đặc điểm chính như sau:

  • Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, cá tính, mang đậm phong cách cá nhân, vừa cảm thương ưu ái.
  • Tản Đà thể hiện cái tôi đa tình của mình, giang hồ nhưng lại yêu cái đẹp.
  • Lời thơ của ông là sự đan xen giữa ngôn từ tượng trưng, ước lệ với ngôn từ đời thường, khẩu ngữ.
  • Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
  • Ông có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa.

=>Với lời thơ phóng khoáng, ngông nghênh nhưng lại có phần cảm thương và ưu ái của mình, ông đã để lại cho người đọc và những người có tâm hồn thi ca sự ấn tượng độc đáo và sâu sắc. 

Gửi thêm cho bạn chùm 🌷Thơ Thu Bồn🌷Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Tản Đà

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Tản Đà, mời bạn đọc cùng theo dõi ngay dưới đây.

Văn

  • Giấc mộng con I (1917)
  • Giấc mộng con II (1932)
  • Giấc mộng lớn (1932)
  • Thề non nước (1922)
  • Tản Đà văn tập (1932)

Thơ

*Bình Khang ca phả

  • Giời mắng
  • Hỏi gió
  • Cánh bèo
  • Lại say
  • Đời đáng chán
  • Cô Tây đen Con cá vàng
  • Năm canh mối tình
  • Thú ăn chơi

*Khối tình con I (1916)

  • Tựa
  • Bạt

+ I – Thơ, vịnh

  • Muốn làm thằng Cuội
  • Thăm thằng bồ nhìn
  • Vịnh cánh hoa đào
  • Hoa sen nở trước nhất ở đầm
  • Phú đắc: Cái ruột con tầm, em ôi! bối rối mà vò tơ
  • Phú đắc: Không chồng ai dễ sống chi lâu
  • Bóp vú đau tay
  • Con gái hái dâu
  • Ghẹo người vu vơ
  • Đùa cô sư
  • Nhớ chị hàng cau
  • Xem cô chài đánh cá
  • Đêm xuống phủ Vĩnh
  • Nhớ bạn
  • Gió thu
  • Tây hồ vọng nguyệt
  • Thăm mả cũ bên đường
  • Ve bâng quơ
  • Chơi Hoà Bình
  • Chơi chùa Hương Tích
  • Chơi trại Hàng Hoa
  • La ga Hàng Cỏ
  • Một trứng trăm giai
  • Mỵ Châu, Trọng Thuỷ (Vân thê)
  • Ông Lã Gia
  • Chiêu Hoàng lấy chồng
  • Đời Hậu Trần
  • Tiết phụ hành
  • Sở Khanh
  • Thúc Sinh
  • Thuý Kiều lúc ra tu chùa Hoạn Thư
  • Thuý Kiều hồi thứ 19

+ II – Các câu hát

  • Sẩm nhà trò bài 1 – Gửi cô Hiếu
  • Sẩm nhà trò bài 2 – Kiếp học trò
  • Sẩm chợ bài 1
  • Sẩm chợ bài 2
  • Sẩm chợ bài 3
  • Hát nói bài 1
  • Hát nói bài 2
  • Năm canh mối tình
  • Đò đưa bài 1
  • Đò đưa bài 2
  • Đò đưa bài 3
  • Đò đưa bài 4
  • Hát tạp (lối phong dao)

+ III – Từ khúc

  • Đồng tiền (Hoa phong lạc)
  • Hoa rụng (Hoa phong lạc)
  • Thương dỗ người chê chồng (Hoa phong lạc)
  • Mỵ Châu, Trọng Thuỷ (Vân thê)
  • Áo rách (Đoản mã)
  • Nhời đàn bà con gái ngồi buồn nghĩ buồn (Song khai)
  • Thu khuê oán (Thất liên châu)

+ IV – Nhàn đàm, hài đàm

  • Bài nói truyện với ảnh
  • Câu rậm đò
  • Thơ khóc tết của hai ông đồ
  • Tờ ly hôn của người học trò

*Khối tình con II (1918)

  • Bạt

+ I – Thơ

  • Ve người đá
  • Lưu tình
  • Tương tư
  • Thuật bút
  • Đi đêm đay bóng
  • Sự nghèo
  • Sự đời
  • Cô Tây về già
  • Kiếp con quay
  • Tự thuật
  • Tình tiền
  • Sư cụ
  • Gà thiến

+ II – Hát

  • Cô Tây đen Con cá vàng
  • Ôm cầm
  • Con chim xanh
  • Ống đùng
  • Con sáo sậu
  • Bài Sài Gòn
  • Bài Kinh
  • Phong bài 01
  • Phong bài 02
  • Phong bài 03
  • Phong bài 04
  • Phong bài 05
  • Phong bài 06
  • Phong bài 07
  • Phong bài 08
  • Phong bài 09
  • Phong bài 10
  • Phong bài 11
  • Phong bài 12
  • Phong bài 13
  • Bài cổ bản – Nói về liệt đại anh hùng nước ta
  • Bài Nam bằng – Tâm sự của một người đàn bà lúc bị chồng bỏ
  • Chưa say
  • Say
  • Giời mắng
  • Cánh bèo

+ III – Đề

  • Quạt xương trắng phất lượt hồng
  • Tranh uyên ương dưới giăng
  • Tranh người con gái tựa ghế ngồi ngủ
  • Trông hạc bay
  • Cưỡi ngựa đi thăm bạn
  • Trên ao sen chơi hoa
  • Trên bờ sông chơi giăng
  • Đốt lò sưởi xem sách

+ IV – Từ

  • Bài ca thi của hai tiên nữ tiễn hai chàng Lưu, Nguyễn ra cửa động Thiên Thai về trần
  • Tâm sự nàng Mỵ Ê lúc gieo mình xuống sông Châu Giang bài 1
  • Tâm sự nàng Mỵ Ê lúc gieo mình xuống sông Châu Giang bài 2

+ V – Thù tiếp

  • Câu đối mừng cưới
  • Câu đối mừng khao
  • Câu đối Tết
  • Câu đối viếng
  • Văn tế việc giỗ
  • Văn tế tống chung
  • Bài kính viếng quan Guéroult

+ VI – Hài hí

  • Cứu cấp sự sợ vợ
  • Đơn khiếu ong, bướm của bách hoa tâu lên đức Thượng đế
  • Hịch đuổi kẻ ăn mày

+ VII – Ngụ ngôn

+ VIII – Đưa thư

  • Văn dẫn
  • Thư đưa người tình nhân có quen biết
  • Thư đưa người tình nhân không quen biết

* Đài gương (1919)

  • Đề bài “Bà mẹ ghẻ có nghĩa”
  • Đề bài “Bà Thái Nhâm nhà Chu”
  • Đề bài “Mẹ hiền của họ Mang nước Nguỵ”
  • Đề bài “Mẹ Vương Lăng”
  • Đề sau bài “Nàng Tề Khương vợ Vu Văn”
  • Thơ đề tựa “Đài gương truyện”

*Còn chơi (1921)

  • Cái đòn cáng cùng người phu xe
  • Còn chơi
  • Con cuốc cùng con chão chuộc
  • Gót sen lay động khách là ai
  • Hầu trời
  • Khách giang hồ
  • Khai bút (năm Canh Thân 1920)
  • Khai bút (năm Tân Dậu 1921)
  • Nghe cá
  • Nhớ mộng
  • Quê nhà chơi mát cảm hứng

*Tây Thi (1922)

  • Bán rau
  • Giặt lụa, hái rau
  • Trường đình tiễn biệt

*Thiên Thai (1922)

  • Hái thuốc
  • Mừng đám cưới
  • Tống biệt

*Khối tình con III (1932)

+ I – Thơ tám câu

  • Vịnh bức địa đồ rách3
  • Sông cái, chiếc thuyền nan
  • Sơ thu hoài cảm
  • Nhớ các bạn độc giả của “An Nam tạp chí”
  • Mậu Thìn xuân cảm3
  • Sài Gòn tới Nha Trang hữu cảm
  • Chiếc tầu An Nam
  • Hủ nho lo mùa đông
  • Nhớ ông Bùi Tứ Nhớ ông Thù Nguyên
  • Nhớ ông Trần Quì

+ II – Thơ ca câu ngắn

  • Từ chủ bút “Hữu thanh” lưu đề
  • Quê nhà chơi mát cảm hứng
  • Khách giang hồ
  • Mưa thu đất khách
  • Con cuốc cùng con chão chuộc
  • Phong dao Bờ Hồ bài 1
  • Phong dao Bờ Hồ bài 2
  • Phong dao Bờ Hồ bài 3
  • Chim hoạ my trong lồng

+ III – Các bài hát

  • Mừng cưới
  • Hỏi gió
  • Lại say
  • “An Nam tạp chí” lại ra đời
  • Cảnh đêm nhà ẩn sĩ (Ngọn đèn xanh)

+ IV – Thơ và lục bát trường thiên

  • Nói chuyện với bóng
  • Chơi Huế
  • Đêm thu trông giăng
  • Lo văn ế
  • Hầu giời
  • Thư trách người tình nhân không quen biết
  • Vợ chồng người đốt than trên núi
  • Cảm thu tiễn thu
  • Thư lại trách người tình nhân không quen biết
  • Hủ nho lo việc đời

+ V – Lục bát có lời văn xuôi dẫn ở trên

  • Ếch mà
  • Rau sắng chùa Hương

*Các tác phẩm nổi tiếng khác

  • “An Nam tạp chí” lại ra lần thứ năm ở Hàng Bông, Hà Nội, cảm tác
  • Ai “nữ quyền” ra mua
  • Anh thợ cạo
  • Ba Đình ký
  • Bài ca chúc tiệc lão làng A Lữ
  • Bài ca cổ bản – Vì sự diễn kịch ở Lao Kay để lấy tiền giúp nạn dân trong Nghệ Tĩnh
  • Bài hát chúc báo “Sống”
  • Bài hát của Tây Thi
  • Bài hát mừng Bắc kỳ Nam tửu
  • Bài hát mừng đức Nam Phương hoàng hậu ra tuần du đất Bắc
  • Bài hát xuân tình
  • Bài hịch giục cho các hoa dậy
  • Bài tựa “Truyện tỳ bà” của ông Đoàn Tư Thuật dịch
  • Cái giống yêu hoa
  • Cái lo
  • Cảm đề
  • Cảm hứng
  • Cảm ơn người cho hà
  • Cảm tưởng về sự sống chết
  • Cảm xuân
  • Cảnh vui của nhà nghèo
  • Câu đối dâng đền đức Hùng Vương ở Phú Thọ
  • Câu đối phúng ông Lý Phèo
  • Câu hát đường trường
  • Cây đào
  • Chị khuyên em
  • Chơi con đường cũ
  • Chơi xuân kẻo hết xuân đi
  • Chúc báo Sống
  • Có mới nới cũ
  • Cò trắng
  • Con cá riếc ở trong vết bánh xe
  • Con chim khôn
  • Của thiêng
  • Cười ông Mai Lâm
  • Dạm bán áo đoạn
  • Dao cầu đại chiến
  • Duyên nợ ba sinh
  • Đánh bạc
  • Đáp bài “Lại thăm bác Tản Đà”
  • Đề ảnh mỹ nhân
  • Đề báo “Hữu thanh”
  • Đề bìa báo “Hữu thanh”
  • Đề sau bài “Hai người nghĩa Châu Nhai”
  • Đề truyện “Thần tiền”
  • Đề truyện “Trần ai tri kỷ”
  • Đêm đông hoài cảm
  • Đêm khuya nhớ bạn bài 1
  • Đêm khuya nhớ bạn bài 2
  • Đêm tối
  • Địa đồ rách thứ ba
  • Địa đồ rách thứ tư
  • Đông Dương thời sự diễn ca: Việc rượu ở hội đồng
  • Đời lắm việc
  • Đưa người nhà quê
  • Được tin anh bạn đồng nghiệp “Bắc kỳ thời báo” ra đời
  • Gặp xuân1
  • Gần tết tiễn năm cũ
  • Gửi bạn độc giả cũ Nam kỳ
  • Gửi đùa bác Tú Mỡ
  • Hà Lạc lý số
  • Hai Bà Trưng
  • Hài đàm “Thơ mới”
  • Hằng Nga khứ nguyệt
  • Hoạ lại bài “Tản Đà cốc tử” của ông Hiếu, Tú Mỡ
  • Hoạ thơ ông Lương Ngọc Tùng
  • Hoài cảm
  • Hộp thư
  • Hơn nhau một chén rượu mời bài 1
  • Hơn nhau một chén rượu mời bài 2
  • Không đề (I)
  • Không đề (II)
  • Khuyên người giúp dân lụt
  • Khuyên thanh niên học hành
  • Kiếp phong trần
  • Lại tương tư
  • Lấy chồng nghèo
  • Lên sáu
  • Lên tám
  • Lo thời khí
  • Lưu Nguyễn vào Thiên Thai
  • Mắng con quốc tiếc xuân
  • Mậu Dần xuân chúc
  • Mấy vần ngẫu hứng
  • Một bức thư của người nhà quê
  • Một đêm ngủ nhà người mán Xiềng ở Bảo Hà (Lao Kay)
  • Mừng bạn cưới vợ cho con trai
  • Mừng khuyên ai cô dâu
  • Mừng xuân
  • Năm hết hữu cảm
  • Ngày xuân chúc quốc dân
  • Ngày xuân nhớ cảnh nhớ người xưa
  • Ngày xuân nhớ xuân
  • Ngày xuân thơ rượu
  • Ngày xuân tương tư
  • Ngẫu hứng
  • Nhắn bảo Phong hoá
  • Nhắn người trong Thanh
  • Nhắn Từ Đạm
  • Nhớ ai
  • Nhớ ai…
  • Nhớ bạn Hà Nội
  • Nhớ bạn sông Thương
  • Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng
  • Nhớ cảnh nước lụt ở Bắc
  • Nhớ ông bạn ở phố Mã Mây, Hà Nội
  • Nhớ ông Gia Cát sáu lần ra Kỳ Sơn
  • Nhớ ông Lư Thoa
  • Nhớ trong Nam
  • Nước thu
  • Phong dao
  • Qua cầu Hàm Rồng hứng bút
  • Răn người không nên hay tin người
  • Ru em
  • Sầu xuân
  • Tát ao
  • Tân xuân cảm
  • Tập Kiều
  • Tập Kiều, viếng Kiều
  • Tế Chiêu Quân3
  • Tết tự thuật
  • Tháng ba không mưa
  • Theo voi ăn bã mía
  • Thề non nước
  • Thi Hậu bổ bị trượt kỳ vấn đáp
  • Thơ đề tuồng Tây Thi
  • Thơ gửi cho Monsieur Tôi
  • Thơ mừng Tết
  • Thơ rượu
  • Thơ tặng “Phụ nữ tân văn”
  • Thơ thẩn
  • Thuyền ai, sông Thuý Ái
  • Thương ai
  • Tiếc của đời
  • Tiễn năm Đinh Mão (1927)
  • Tiễn ông Công lên chầu giời
  • Tiếp theo bài “Vịnh bức địa đồ rách”
  • Tình sắc
  • Tới chùa Hương, đêm nhớ các bạn ở Vàng Danh, gửi lại
  • Trai thời loạn
  • Trăm năm trọn đời người
  • Tự trào
  • Tự vịnh
  • Về quê nhà cảm tác
  • Viếng bạn rượu
  • Viếng thi sĩ Tản Đà
  • Vịnh bà Triệu
  • Vịnh sen hồ Hoàn Kiếm
  • Vô đề
  • Vui xuân
  • Xem tiểu thuyết “Tờ chúc thư” cảm đề
  • Xuân cảm
  • Xuân hứng
  • Xuân sầu (I)
  • Xuân sầu (II)
  • Xuân tứ
  • Tản Đà xuân sắc (tập thơ, 1918)

Kịch

  • Tây Thi (1922)
  • Tống biệt (1922)

Dịch Thuật, Nghiên Cứu

  • Liêu trai chí dị (Dịch thuật, 1934)
  • Vương Thuý Kiều chú giải (Nghiên cứu, 1938)
  • Một số bài báo…(Nghiên cứu)

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Tản Đà

Sưu tầm 15 bài thơ hay nhất của Tản Đà mà bạn nên đọc ít nhất một lần.

Thề Non Nước

Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi nhời thề

Bài Hát Xuân Tình

Mưỡu:
Ấy ai quay tít địa cầu,
Đầu ai nửa trắng pha mầu xuân xanh.
Trông gương mình lại ngợ mình,
Phải chăng vẫn giống đa tình ngày xưa.

Nói:
Tản Đà xuân sắc,
Mấy mươi năm chẳng khác nước cùng non.
Cảnh còn nguyên người cũng lại còn,
Còn chẳng khác “Khối tình con” như trước nhỉ!
Lịch kỷ phong sương thần bất dĩ,
Quy lai hà nhạc ngã do liên.
Cuộc trăm năm vương lấy mối trần duyên,
Dù kiếp trước thiên tiên nay cũng tục.
Đã trót hình hài trong dấn đục,
Giữ sao cho hòn ngọc lại Hàm Đan.
Muôn vàn nhờ tựa giang san,
Một ngày còn ở nhân gian ngại ngùng.
Chúa xuân có hộ nhau cùng…

Cảm Ơn Người Cho Hà

Đương trưa bữa rượu nhà nho
Có anh cầm giấy đem cho rọ hà
Xem thư ta mới biết là
Cho ta rọ đó người nhà ông Lan
Nguyên đồ hải vị Quảng An
Hải Phòng xe lửa đưa lên Hà thành
Thức ăn đến nó là thanh
Mở ra chỉ một múi chanh vắt vào
Nuốt trôi mát ruột làm sao
Lâu nay mới thoả ước ao ăn hà
Cám ơn anh bếp cho quà
Gia Long số bảy, người nhà ông Lan

Cảm Tưởng Về Sự Sống Chết

Trăm năm cõi tục còn dài
Con đường vô tận trên đời còn xa
Núi non, giăng cũng chưa già!
Đầu ai tóc bạc vẫn là xuân xanh
Giang sơn còn nặng gánh tình
Giời chưa cho nghỉ thì mình cứ đi
Bao giờ giời bảo thôi đi
Giang sơn cất gánh, ta thì nghỉ ngơi
Nợ đời là thế ai ơi!
Khách tình nhắn nhủ cho đời biết qua
Có ai là kẻ cùng ta?

Cây Đào

Thân em tên gọi cây Đào
Đẹp tươi hoa thắm, ngọt ngào quả xanh
Lá non mơn mởn trên cành
Cành non yểu điệu như hình gái tơ
Từ khi em bé đến giờ
Bắt sâu vun gốc cũng nhờ tay ai
Em trông con gái những người
Khôn ngoan đã sẵn có giời phú cho
Thế mà nếu chẳng hay lo
Biết đâu rồi nữa chẳng thua cây đào.

Có Mới Nới Cũ

Rượu đào năm mới rót mừng xuân
Nhớ lụt năm xưa Sửu trước Dần
Bị gậy lang thang người thuỷ hạn
Thơ văn lận đận khách phong trần
Hiệu hàng phá sản bao nhiêu chủ
Ôn dịch hành hung một lũ thần
Cho hay vận xấu đà qua khỏi
Vận thái từ nay chúc quốc dân

Hầu Trời

Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.

Nguyên lúc canh ba nằm một mình,
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống,
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.

Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bỗng thấy hai cô xuống
Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng:

– “Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua.”

Ước mãi bây giờ mới gặp tiên!
Người tiên nghe tiếng lại như quen!
Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.

Theo hai cô tiên lên đường mây
Vù vù không cánh mà như bay.
Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ
Thiên môn đế khuyết như là đây!

Vào trông thấy Trời, sụp xuống lạy
Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy.
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.

Chư tiên ngôi quanh đã tĩnh túc
Trời sai pha nước để nhấp giọng.
Truyền cho “văn sĩ đọc văn nghe!”
– “Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc.”

Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.

Văn dài hơi tốt ran cung mây!
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chúc Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.

– “Bẩm con không dám man cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiênGiấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gươngLên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chửa biết con in ra mấy mươi?

Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
– “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
Khi văn hùng mạnh như mây chuyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?
Người ở phương nào, ta chưa biết.”

– “Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.”

Nghe xong Trời ngợ một lúc lâu
Sai bảo thiên tào lấy sổ xét.
Thiên tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trình Thượng đế trông
– “Bẩm quả có lên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”

Trời rằng: “Không phải là Trời đày.
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuông thuật cùng đời hay.”

– “Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.

Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi càng cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.
Trời lại sai con làm việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo.”

Rằng: “Con không nói Trời đã biết
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thong chớ ngại chi sương tuyết!”

Vâng nhời Trời dạy, lạy xin ra
Trời sai Khiên Ngưu đóng xe tiễn
Xe trời đã chực ngoài thiên môn
Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt

Hai hàng luỵ biệt giọt sương rơi
Trong xuống trần gian xa dặm khơi
Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống
Theo đường không khí về trần ai.

Đêm khuya khí thanh sao thưa vắng
Trăng tà đưa lối về non Đoài.
Non Đoài đã tới quê trần giới
Trông lên chư tiên không còn ai.

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi.
Một năm ba trăm sáu mươi đêm,
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!

Đời Đáng Chán

Người đời thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!
Còn ai ai tỉnh ai mê
Những ai thiên cổ đi về những đâu?

Đời đáng chán hay không đáng chán?
Cất chén quỳnh, riêng hỏi bạn tri âm
Giá khuynh thành nhất tiếu thiên câm
Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục
Giang hà nhật hạ nhân giai trọc
Thiên địa lô trung thục hữu tình
Đón đưa ai gió lá chim cành
Ấy nhân thế phù sinh là thế thế
Khách phù thế chửa dứt câu phù thế
Người phong lưu càng đượm vẻ phong lưu
Bức khăn hồng nâng đỡ hạt châu
Chuyện kim cổ một vài câu phải trái
Châu Nam Hải, thuyền chìm sông Thuý Ái
Sóng Tiền Đường, cỏ áy bến Ô giang
Ngẫm nghìn xưa: ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ
Đời đáng chán biết thôi là đủ
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm
Nên chăng nghĩ lại kẻo nhầm.

Cảnh Vui Của Nhà Nghèo

Trong trần thế cảnh nghèo là khổ
Nỗi sinh nhai khốn khó qua ngày
Quanh năm gạo chịu tiền vay
Vợ chồng lo tính hôm rày hôm mai.
Áo lành rách vá may đắp điếm
Nhà ở thuê chật hẹp quanh co
Tạm yên đủ ấm vừa no
Cái buồn khôn xiết, cái lo khôn cùng.
Con đi học con bồng con dắt
Lớn chưa khôn lắt nhắt thơ ngây,
Hôm hôm lớn bé sum vầy
Cũng nên vui vẻ mà khuây nỗi buồn.
Nghĩ thiên hạ cho con đi học
Cảnh phong lưu phú túc nói chi!
Những ai bần bạc hàn vi
Lo buồn, đã vậy, vui thì cũng vui.
Tan buổi học mẹ ngồi tựa cửa
Mắt trông con đứa đứa về dần
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn.
Cơm dưa muối khó khăn mới có,
Của không ngon, nhà khó cũng ngon.
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chồng chồng vợ vợ con con một nhà.
Ăn rồi học, tối qua lại sáng,
Ít tiền tiêu ngày tháng thảnh thơi,
Chiều chiều tối tối mai mai
Miễn sao no đủ, việc đời quản chi!
Con nhà khó nhiều khi vất vả,
Ngoài học đường thư thả được đâu,
Khi thời quẩy nước tưới rau
Chợ tan đón gánh theo sau mẹ già.
Việc giấy bút vẫn là đi học
Cảnh gia đình khó nhọc nhường ai?
Ví chăng có chí có tài
Khi nên, trời cũng cho người làm nên.
Khắp xã hội nghèo hèn ai đó
Mẹ thương con thời cố công nuôi
Những con nhà khó kia ơi
Có thương cha mẹ thời vui học hành!
Cũng chẳng kể thành danh lúc khác
Trời đã cho bước bước càng hay
Nghèo mà học được như nay
Vinh hoa chưa dễ sánh tày cái vui.
Trong trần thế nhiều nơi phú quý
Nỗi buồn riêng ai ví như ai?
Bày ra cái cảnh có trời
Vui buồn cũng ở tự người thế gian.

Lại Say

Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy, say thời cứ say.
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?
Say chẳng biết phen này là mấy!
Nhìn non xanh chẳng thấy, lại là say.
Quái! Say sao say mãi thế này?
Say suốt cả đêm ngày như bất tỉnh.
Thê ngôn tuý tửu chân vô ích
Ngã dục tiêu sầu thả tự do
Việc trần ai, ai tỉnh ai lo
Say tuý luý nhỏ to đều bất kể.
Trời đất nhỉ, cái say là sướng thế!
Vợ can chồng, ai dễ đã chừa ngay?
Muốn say lại cứ mà say!

Cây Đào

Thân em tên gọi cây Đào
Đẹp tươi hoa thắm, ngọt ngào quả xanh
Lá non mơn mởn trên cành
Cành non yểu điệu như hình gái tơ
Từ khi em bé đến giờ
Bắt sâu vun gốc cũng nhờ tay ai
Em trông con gái những người
Khôn ngoan đã sẵn có giời phú cho
Thế mà nếu chẳng hay lo
Biết đâu rồi nữa chẳng thua cây đào

Gió Thu

Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!

Trận gió thu phong rụng lá hồng
Lá bay tường bắc, lá sang đông
Hồng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không!

Thăm Mả Cũ Bên Đường

Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà,
Đường xa, người vắng, bóng chiều tà,
Một dãy lau cao làn gió chạy,
Mấy cây thưa lá sắc vàng pha.
Ngoài xa trơ một đống đất đỏ,
Hang hốc đùn lên đám cỏ gà.
Người nằm dưới mả, ai ai đó?
Biết có quê đây hay vùng xa?
Hay là thuở trước kẻ cung đao?
Hám đạn liều tên quyết mũi đao.
Cửa nhà xa cách vợ con khuất,
Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao,
Hay là thuở trước kẻ văn chương?
Chen hội công danh nhỡ lạc đường.
Tài cao phận thấp chí khí uất,
Giang hồ mê chơi, quên quê hương.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
Hay là thuở trước khách phong lưu?
Vợ con đàn hạc đề huề theo.
Quan san xa lạ đường lối khó,
Ma thiêng nước độc phong sương nhiều.
Hay là thuở trước bậc tài danh?
Đôi đôi, lứa lứa cũng linh tinh
Giận duyên tủi phận hờn ân ái,
Đất khách nhờ chôn một khối tình!
Suối vàng sâu thẳm biết là ai?
Mả cũ không ai kẻ đoái hoài!
Trải bao ngày tháng trơ trơ đó,
Mưa dầu, nắng dãi, trăng mờ soi!
Ấy thực quê hương con người ta
Dặn bảo trên đường những khách qua:
Có tiếng khóc oe thời có thế
Trăm năm ai lại biết ai mà!

Muốn Làm Thằng Cuội

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi
Trần giới em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu, có bạn can chi tủi
Cùng gió, cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

Thương Ai

Thương ai điêu đứng phong trần
Thương ai án tuyết song hoành luống công
Công lênh vụng bước tao phùng
Giời xanh đã chán má hồng không yên
Thương ai tủi liễu oan đào
Thương ai đi đứng ra vào hổ ngươi
Trăm năm thẹn nói dơ cười
Hồng nhan mang lấy của giời mà chi!
Thương ai nhằm bẽ tu mi
Thương ai áo khép chân quỳ hôm mai
Vị chi một vẻ cân đai
Mà con người ấy ra người bó tay
Thương ai vò võ canh chầy
Thương ai nấn ná tháng ngày chiếc thân
Gió thu lần lượt mưa xuân
Huê tàn giăng xế vơi phần điểm trang
Thương ai dạ ngọc gan vàng
Thương ai thân bỏ chiến trường như không!
Vô tình chi mấy hoá công
Giang sơn để giận anh hùng nghìn thu

Đừng bỏ lỡ 🔰Thơ Khổng Tử🔰 Tuyển Tập Thơ Đạo Làm Người

Thơ Về Sông Đà Của Tản Đà

Là một người yêu mến quê hương của mình rất nhiều, nhất là dòng sông Đà. Vì vậy trong thơ của ông cũng nhắc đến sông Đà không ít lần. Dưới đây là các bài thơ về sông Đà của Tản Đà, mời bạn cùng thưởng thức.

Chơi Hoà Bình

Vì ai cho tớ phải lênh đênh,
Nặng lắm ai ơi, một gánh tình!
Non Tượng trời cho bao tuổi lẻ,
Sông Đà ai vặn một dòng quanh?
Lơ thơ hàng phố mươi nhà đỏ
Phấp phới cô nàng chiếc váy xanh.
Mỗi tháng chợ đêm ba buổi họp
Ngọn đèn nha phiến đốt linh tinh.

Tự Trào

Vùng đất Sơn Tây nảy một ông
Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Sông Đà núi Tản ai hun đúc?
Bút thánh câu thần sớm vãi vung
Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh
Khuyên khuyên điểm điểm có hay không?
Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông

Quê Nhà Chơi Mát Cảm Hứng

Con đường vô hạn đông, tây
Ta nhớ ai mà đứng mãi đây?
Nước rợn sông Đà con cá nhảy,
Mây trùm non Tản cái diều bay.
Nặng như quả Đất mà xoay được;
Cao đến ông Trời khó với thay!
Trời, đất, cá, chim đều tự đắc,
Ở đời ai dễ chẳng vung tay!

Thơ Về Rượu Của Tản Đà

Tiếp theo là các bài thơ về chủ đề rượu của Tản Đà.

Thơ Rượu

Đời người như giấc chiêm bao
Nghĩ xưa đã mấy ai nào trăm năm
Một đoàn lao lực, lao tâm
Quí chi chữ “thọ” mà lăm sống nhiều!
Có tiền chưa dễ mà tiêu
Ham danh lắm kẻ như diều đứt dây
Thương ai cho bận lòng đây
Cho vơi hũ rượu, cho đầy túi thơ
Cảnh đời gió gió, mưa mưa
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say, thơ lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
Rượu, thơ, mình lại với mình
Khi vui quên cả cái hình phù du
Trăm năm thơ túi, rượu vò
Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?

Ngày Xuân Thơ Rượu

Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
Mạch nước sông Đà tim róc rách
Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi
Còn mãi xuân còn rượu với thơ

Bài Hát Mừng Bắc Kỳ Nam Tửu

Ta về ta tắm ao ta
Ao ta tắm mát rượu nhà uống ngon
Nghĩ thôi sông cạn đá mòn
Ai hay quốc tuý lại còn có nay
Nam nhân nam tửu
Người An Nam nay uống rượu An Nam
Thật tha hồ cất chén với tri âm
Bõ nhớ vụng thương thầm bao những lúc
Chất gạo có say không nhức óc
Hơi men càng nhắp lại mềm môi
Trải tang thương non nước đầy vơi
Còn chút đó, cuộc đời chưa đáng chán!
Rót đầy chén, uống chơi cho cạn
Họ nhà Tiên, nào những bạn Lưu Linh
Yêu nhau, một hớp cũng tình

Hơn Nhau Một Chén Rượu Mời Bài 1

Mưỡu:
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm đôi chim nhạn giữa trời mà bay.
Tuyệt mù bể nước non mây,
Bụi hồng trông thẳm như ngày chưa xa.

Nói:
Hồi đầu yếm tận nhân gian sự,
Vô dực nan tòng Đế khuyết du.
Kiếp tiền sinh không vụng đường tu,
Thôi chi để nghìn thu gương bạc mệnh.
Thiên mạt giai nhân không hữu ảnh,
Hầu môn khách tử dã vô gia.
Tiếc thay cho điệu Cao sơn, khúc Bạch tuyết, mày dương liễu, mắt thu ba,
Nào đã biết sự tài hoa là thế thế.
Hồng tụ thanh sam quân thị lệ,
Trót đa mang chưa dễ đã ngơ tình.
Đố ai ngoảnh mặt làm thinh.

Hơn Nhau Một Chén Rượu Mời Bài 2

Mưỡu:
Thuyền tình một chiếc con con,
Khoan khoan tay lái ai còn đợi ai.
Yêu nhau nắm áo lôi mời,
Thương nhau góc bể chân trời quản chi.

Nói:
Thế sự nhất phù vân chi ảnh,
Những ai mê mà ai tỉnh mặc ai ai.
Khéo vô đoan khóc hão lại thương hoài,
Thú trần giới có ăn chơi là bực nhất.
Trượng phu hà dụng phong hầu ấn,
Tài tử nguyên phi nịch thế thần.
Ừ thế thì, khi trăng trong, khi gió mát, lúc hoa xuân,
Chi sự nghiệp để tình quân ngao ngán dạ.
Quân bất kiến thiên cổ hầu vương, Truỵ lệ tàn bi an tại dã,
Thôi sử kinh yên mã cũng đều sai.
Hơn nhau một chén rượu mời.

Viếng Bạn Rượu

Bác đã về thôi, đời đáng chán!
Tôi còn sống mãi, rượu cùng ai?

Chưa Say

Mưỡu:
Đêm xuân hoa những ngậm cười,
Dưới đèn tươi tỉnh mặt người như hoa.
Khi vui vui lấy kẻo già,
Cơn men dốc cả giang hà chưa say.

Nói:
Kim tịch thị hà tịch?
Bóng giăng thanh tịch mịch xế ngang mành.
Lúc vui chơi cuộc rượu chửa tàn canh,
Riêng nỡ cất chén tình toan hắt bỏ.
Thánh hiền thân hậu do thiên cổ,
Phong nguyệt thành trung thả nhất tiêu.
Trót yêu hoa xin hãy gượng mà yêu,
Ngồi hết nợ phong liu rồi sẽ tếch.
Gửi bốn lạy: lạy bút, lạy nghiên, lạy đèn, lạy sách,
Quá thương ai đàn phách nốt đêm nay.
Nhân sinh ba vạn sáu nghìn ngày,
Coi những tỉnh, lúc say nào có mấy.
Được lúc gần say, say hẳn lấy,
Say thời say, say vậy dễ mà điên.
Tửu trung tự hữu thánh hiền.

Say

Mưỡu:
Đêm xuân một trận nô cười
Dưới đèn chẳng biết rằng người hay hoa
Khi vui quên cả cái già
Khi say chẳng dốc giang hà cũng say

Nói:
Kim tịch thị hà tịch?
Mảnh gương nga đã tếch lối non đoài.
Đó kìa ai ba, bốn, bốn, năm người,
Người đâu tá? còn chơi trong mộng thế.
Nhãn ngoại trần ai không nhất thế,
Hung trung khối luỹ thuộc tiền sinh.
Kiếp say sưa đã chấm sổ thiên đình,
Càng đắm sắc, mê thinh, càng mải miết.
Say lắm vẻ: say mệt, say mê, say nhừ, say tít,
Trong làng say, ai biết nhất ai say.
Mảnh hình hài quen giả trá xưa nay,
Chúng sinh tướng lúc này coi mới hiện.
Thôi sếp cả nguyệt hoa hoa nguyệt,
Cảnh bồng lai trải biết gọi làm duyên.
Tửu trung ưng thị thần tiên.

Đông Dương Thời Sự Diễn Ca: Việc Rượu Ở Hội Đồng

Đông Dương kinh tế hội đồng,
Có đem việc rượu hỏi cùng nghị viên.
Thay dân, ông Vĩnh đứng lên,
Xin cho dân được có quyền tự do.
Nếu mà chánh phủ ưng cho,
Thời thay khoản thuế chẳng lo thiệt thòi.
Nếu mà dân biểu ngắt lời,
Mặt dân mừng cũng có người đứng thay.
Rồi ra qua hết năm Tây,
Được xem nghị định cho hay tỏ tường.
Tỏ rằng việc rượu Đông Dương,
Từ nay thôi hết mọi đường khó khăn.
Dân quê yên nghiệp làm ăn,
Chẳng còn uất ức băn khoăn nỗi gì.
Việc đời quả có thê nhi?
Đời chưa đáng chán ta thì cũng vui.
Nhưng mà chưa chắc ai ơi,
Nghe trong hội nghị có lời bàn ngang.
Xem trên các báo cho tường,
Có ông nghị Lễ vốn làng kỹ sư.
Đứng lên ông cũng trần từ,
Muốn cho việc rượu cứ như hiện thời.
Nghị đâu? có nghị lạ đời!
Chẳng qua Nguyễn Lễ là người Fông-ten.
Thế mà dân chúng bầu lên!

Đọc thêm 🔰Thơ Quang Dũng🔰Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Tản Đà

Nói về Tản Đà, những nhà văn, nhà thơ của thế hệ Thơ Mới đã có những đánh giá, nhận định như sau:

  • “Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?” – Nguyễn Tuân
  • “Chính cái sầu trong thơ Tản Đà là đầu mối quỷ thuật chính yếu để dụ người ta.” – Xuân Diệu
  • “Trong cái trang thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử sau này, dầu sao mặc lòng, ông Tản Đà là một người đứng đầu của thời đại này.” – Ngô Tất Tố
  • “Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa.” – Hoài Thanh
  • “Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tôi.” – Xuân Diệu
  • “ Nếu tiên sinh còn sống, ắt tại hạ xin được phép cùng tiên sinh nhậu nhẹt một trận lu bù. Thơ của tiên sinh làm, chẳng có chi xuất sắc. Nhưng bản dịch “Trường hận ca” của tiên sinh quả thật là vô tiền khoáng hậu. ”– Bùi Giáng
  • “ …nhưng khi ông nói ông nhớ mà không biết nhớ ai, ông thương mà không biết thương ai, ông than mà không biết than về cái gì, thì ông là thơ sống, và thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh lờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mỹ… ”– Lê Thanh
  • “ …trước chúng tôi, không kèn không trống, lặng lặng im im, Tiên sinh cũng đã làm ra “thơ mới” đó thôi! ”– Lưu Trọng Lư
  • “ Bỗng có khách vào. Ông Trác giới thiệu cùng tôi: Đây ông Nguyễn Khắc Hiếu. Tôi như có điện chạy trong người, ghê rợn, vùng đứng dậy!…Thật thế. Cái tên Nguyễn Khắc Hiếu bấy giờ không phải vừa, đối với tôi lại càng long trọng lắm. Tôi nghe mà rùng rợn lên, có thật thế. ”– Phan Khôi
  • “ Lamartine người ta thường gọi là “thơ sống”, thì ông Tản Đà nay cũng có thể gọi là “người thơ”. ”– Thiếu Sơn
  • “ Nhưng trong làng văn nước ta, được nhiều người yêu mến thời còn sống, dễ mới có Tản Đà. ”– Khái Hưng
  • “ Tôi sợ ông như một ông tiên ”– Vũ Bằng

Tặng bạn 🍃Thơ Thích Nhất Hạnh🍃 Hay, Ý Nghĩa

Viết một bình luận