Thơ Quang Dũng: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Quang Dũng ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Sáng Tác Thơ Của Quang Dũng.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Quang Dũng

Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám, là một trong những gương mặt nhà thơ trẻ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Dưới đây sơ lược về tiểu sử cuộc đời tác giả Quang Dũng, bạn có thể tham khảo.

  • Nhà thơ Quang Dũng (11/10/1921 – 13/10/1988), ông có tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
  • Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
  • Trước cách mạng tháng Tám, Quang Dũng theo học tại Ban trung học trường Thăng Long.
  • Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.
  • Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt.
  • Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
  • Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
  • Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.
  • Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.
  • Nhà thơ Quang Dũng qua đời ngày 13 tháng 10 năm 1988, tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Tìm hiểu thêm 🌿Thơ Thầy Minh Niệm🌿 Những Bài Thơ Hiểu Về Trái Tim Hay Nhất

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Quang Dũng

Khái quát những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng.

  • Nhà thơ Quang Dũng được xem là một ngòi bút sắc thơ áo lính trữ tình tài hoa trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông là một người rất hiền từ, chan chứa tình người, sống rất khiêm tốn, đạm bạc và đặc biệt không thích khoa trương, tự cao hoặc nói về mình, tác phẩm của mình.
  • Từ năm 1948, nhà thơ Quang Dũng bắt đầu sáng tác thơ, ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh.
  • Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài hoa. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng, điển hình là: Tây Tiến, Đôi bờ Đôi mắt người Sơn Tây, Quán bên đường, Lính râu ria. Ông cũng chính là tác giả của ca khúc khá nổi tiếng trong những năm kháng chiến, có nhan đề “Bà Vì”.
  • Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác vào dịp Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh, tại Hà Nam. Bài thơ “Tây Tiến” được đưa vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
  • Bài thơ “Tây Tiến” của ông được nhiều người yêu thích, được xuất bản và phổ biến rộng rãi ngay cả ở miền Nam thời đó. 
  • Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng (với tựa đề “Có những cuộc tình không là trăm năm”), Phạm Trọng Cầu (tựa đề “Em mãi là 20 tuổi”), Khúc Dương (“Em mãi là 20 tuổi”), Quang Vĩnh).
  • Năm 2001, Nhà thơ Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Phong Cách Sáng Tác Của Quang Dũng

Cùng tìm hiểu chi tiết về phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng ngay sau đây:

  • Phong cách sáng tác của Quang Dũng rất ấn tượng, ông có một thế đứng rất riêng trên thi đàn Việt Nam với những bài thơ mang nặng hồn dân tộc trong cách dùng ngôn ngữ và hình ảnh thật mới lạ.
  • Là nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Thơ của Quang Dũng được ví làm nằm giữa biên giới thật và mơ, mờ ảo như mây khói.
  • Tác phẩm nổi bật cho phong cách thơ của Quang Dũng đó là Tây Tiến. Là một trong những bài thơ hay nhất trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Với Tây Tiến – Quang Dũng viết bằng những lời tâm sự, nỗi nhớ đồng đội. Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ thế nhưng nó cũng chứa đựng rất nhiều gian khổ, đau thương của người lính Tây Tiến với vẻ đẹp anh dũng, hào hoa.

Chia sẻ chi tiết 🍃Thơ Thích Nhất Hạnh🍃 Những Bài Kệ Của Thiền Sư Nổi Tiếng Nhất

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Quang Dũng

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Quang Dũng mà Thohay.vn vừa sưu tầm được.

Tuyển Tập Thơ

*Mây đầu ô (1986)

  • Chiều núi mưa rào
  • Mây đầu ô
  • Một mùa thu tới
  • Nhớ một bóng núi
  • Những người tóc đã trắng
  • Pha Đin
  • Tây Tiến

* Một số tác phẩm nổi tiếng khác

  • Áo trắng
  • Bắt tép kho cà
  • Bố Hạ
  • Buồn êm ấm
  • Chabbi Chabbi
  • Chiêu Quân
  • Cố quận
  • Dòng đời
  • Đám cưới qua sông Đáy
  • Đêm Bạch Hạc
  • Đêm Việt Trì
  • Đôi bờ
  • Đường trăng
  • Gửi Sơn Tây
  • Hồ Nam
  • Hồng Phú Châu Giang
  • Khóc sư phụ chùa Bồ Đà
  • Không đề (I)
  • Không đề (II)
  • Lính râu ria
  • Mắt người Sơn Tây (Đôi mắt người Sơn Tây)
  • Mùa xuân
  • Mưa
  • Nhớ
  • Nhớ bạn
  • Nhớ chuyện xa
  • Nhớ những mùa xuân
  • Những cô hàng xén
  • Những làng đi qua
  • Quán bên đường
  • Suối tóc
  • Thơ tặng ông lang
  • Thu
  • Thu quê ai
  • Tiễn bạn
  • Tiếng chim rừng
  • Trắc ẩn
  • Trên đường chiều thứ bảy
  • Trông bạn
  • Trưa hè
  • Rừng biển quê hương (1958), tập thơ in chung cùng với Trần Lê Văn

Văn Xuôi

  • Mùa hoa gạo (1950), tập truyện ngắn
  • Bài thơ sông Hồng (1956), truyện thơ
  • Đường lên châu Thuận (1964), tập bút ký
  • Rừng về xuôi (1964), tập bút ký
  • Nhà đồi (1970), truyện ký
  • Làng Đồi đánh giặc (1976), hồi ký
  • Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)
  • Đoàn binh Tây Tiến (2019), di cảo – hồi kí

Đón đọc thêm về 🔰Thơ Chế Lan Viên 🔰 Tuyển tập thơ hay nhất

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Quang Dũng

Cùng thưởng thức 15 bài thơ hay nhất của Quang Dũng sau đây để hiểu hơn về phong cách sáng tác của ông.

Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Mắt Người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương?

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan

Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Tôi gửi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Em có bao giờ em nhớ ta?

Đôi Bờ

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm thu về một sớm mai?

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
Kinh thành em có nhớ bên tê?
Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến
Hiu hắt chiều sông lạnh bến tề.

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ

Xa quá rồi em người mỗi ngả
Đôi bờ đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Bố Hạ

Cuối năm trên đường đi Bố Hạ
Tháng chạp mùa cam lửa đốm vườn
Bãi sỏi quanh co dòng nước chậm
Cheo leo cầu tạm vắt sông Thương

Xe ngựa bình yên leo dốc đỏ
Cuối năm trên đường đi Bố Hạ
Đỉnh đồi quán sậy dựng phên lau
Ngựa dừng rủ bụi than tàu hoả
Đường ấp chia tay khách hỏi chào

Cuối năm trên đường đi Bố Hạ
Ruộng bậc thang còn trơ gốc rạ
Rừng núi mờ xa khói trẻ trâu

Tơi nón trung du em về đâu
Nhớ ai trên đường đi Bố Hạ…
Rừng xa Yên Thế hùm thiêng nằm
Đồn cũ Phồn Xương rét cuối năm
Râu tóc tướng quân cờ nghĩa ruổi
Ngựa chiến băng đường dấu còn mới

Nép bóng vườn cam đường Bố Hạ
Mả Tây, tri huyện lập công làm
Bia ký quân thù trận Nhã Nam.

Mây Đầu Ô

Mây ở đầu ô mây lang thang
Ôi! Chật làm sao
Góc phố phường
Mây ở đầu ô
Hẹn những chân trời xa lạ
Qua một ngọn cột đèn
Chiều tối lại bừng con mắt đỏ
Cành bàng mái cũ khẳng khiu
Vườn đẹp khi mùa rụng lá
Cành bàng lại mở tàn xanh
Mùa hạ về theo chim sẻ
Nhưng ta có gì
Tự thấy những ngày không tẻ?
Mây trắng lang thang
Gió đuổi bời bời phố chật
Những lớp người hai mươi tuổi
Ca nước đập vỏ bình toong
Khăn mặt thấm mồ hôi
Bụi đỏ
Bụi vàng
Trung du bóng cọ
Nắng đốt màu da họ
Là nắng triền cao
Tay sém ngấn mặt trời
Là trời công trường xa tít tắp
Áo ngực xanh yếm biển
Bay bay dãi mũ Hải Quân
Những gã hai mươi mùa xuân
Từ đâu thổi vào thành phố?…
Mây mùa thu
Lọt qua trời hẹp ngõ
Lướt nhanh qua mái ngói ba tầng
Tiếng dương cầm…
Ta theo tiếng nhạc
Bay khỏi mái nhà
Ta mê xanh thẳm
Như cánh chim trời
Thấy
Mình còn sức trẻ
Ơi! Những bạn tôi
Vào lớp tuổi năm mươi
Mây ở đầu ô
Trời xanh lộng thế…

Chiêu Quân

Tuyết lạnh che mờ trời Hán quốc
Tỳ bà lanh lảnh buốt cung thương
Tang tình năm ngón sầu dâng lệ
Chiêu Quân sang Hồ xừ hồ xang

Đây Nhạn Môn quan đường ải vắng
Trường Thành xa lắm Hán vương ơi!
Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi

Ngó lại xanh xanh triều Hán đế
Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung
Quân vương chắc cũng say và khóc
Ái khanh! Ái khanh! Lời nghẹn ngùng

Hồ xang hồ xang xừ hồ xang
Chiêu Quân nàng ơi lệ dâng hàng
Lã chã trời Phiên mưa tuyết xuống
Chiêu Quân sang Hồ, xừ hồ xang

Lính Râu Ria

Khuya khoắt sông bờ vắng
Lửa hồng quán tản cư
Lính mấy chàng vất vả
Tìm sống một đêm thơ

Một người kêu cà-phê
Một anh gọi thuốc lá
Một người nhìn sau trước…
– Chị ơi! Ly rượu nhỏ!
Rượu nhỏ một ly thôi
Một ly cho đỏ mặt
Cho lên hương cuộc đời

– Chị ơi! Cháu ngủ đâu
Rồi anh bế con chị
Anh lim dim cúi đầu

Cô bé cười chúm chím
Mắt non nhìn như sao

Đôi mắt nhìn như sao
Má hồng như trái mận
Mùa đang độ ngọt ngào!

Bàn tay như rễ cây
Bộ râu hơn bàn chải
Anh ôm con người ta
Anh ôm ghì nó mãi

Cô bé năm tháng trời
Tuổi anh vừa ba mươi
Vợ anh giờ này đâu?
Anh mỉm cười rười rượi

Khi anh về đã xa
Chị dọn hàng đi ngủ
Chép miệng trong hơi chăn
Chị buồn chi không rõ

Khuya khoắt sông bờ vắng
Tiếng súng rền xa xa
Lính mấy chàng phanh ngực
Hát nhẹ lên bài ca…

Suối Tóc

Thuở ấy em ngồi trên cửa gác,
Tóc buông hong với gió đầu thu
Nhẹ nhàng anh đến hồn chan chứa
Ghi vội vàng em mấy nét thơ…

Em mải mơ gì dưới nắng êm?
Tóc như suối mực chảy êm đềm…

Hương nhẹ như là hương hoa cau
Tóc em buông suối chảy về đâu?
Thiên thai em mở bừng trong gác
Ðựng hết Trời xanh chứa hết mầu

Giờ hết, Em đi, mùa cũng hết
Những thời hong tóc hiếm làm sao!
Rộn ràng nắng mới tìm hương cũ.
Ngơ ngẩn chiều đi trước gác cao.

Em hãy về đây ngắm lại tranh
Sắc mầu còn gửi bóng ngày xanh,
Ðây là suối tóc qua song cửa
Vẫn chảy êm đềm dưới nắng hanh.

Cố Quận

Trăng sáng vẫn vờn đôi bóng cau
Ngồi đây mà gửi nhớ phương nào
Gió mát lung linh vầng Bắc Đẩu
Tiếng hè ếch nhái rộn bờ ao.

Ngồi đây năm năm miền ly hương
Quê người đôi gót mải tha phương
Có những chiều chiều trăng đỉnh núi
Nhà ai chày gạo giã đêm sương

Tịch mịch sầu vơi bèo râm ran
Côn trùng im ỉm lối trăng tàn
Người ơi quê cũ đèn hoe ngọn
Tóc bạc trông chừng cảnh héo hon

Ngõ trúc quanh quanh sầu bóng lá
Trăng vàng rơi rắc nẻo nào xưa
Ngõ cũ không mong người trở lại
Mà mùi hoa mộc vẫn thơm đưa

Đốt khói lên rồi hương viễn vông
Dòng xanh thoáng biến cảnh hư không
U hiển liễu trai về quá khứ
Chuối vườn rũ lá đóm bay vòng

Em ơi! Em ơi! Đêm dần vơi
Trông về phương ấy ngóng trông người
Trăng có soi qua vầng tóc bạc
Nẻo về cố quận nhớ thương ôi!

Trăng sáng năm năm mùa lại mùa
Hạ này vơi lại nhớ thu xưa
Người đi người đi đường quạnh quạnh
Ngày tháng thương vay kẻ đợi chờ.

Quán Bên Đường

Tôi khách qua đường, trưa nắng gắt
Nghỉ nhờ đây quán lệch tường xiêu
Giàn mướp nghèo không hứa hẹn bao nhiêu
Mùa gạo đắt, đường xa, thưa khách vắng

Em đắp chăn dầy, tóc em trĩu nặng
Tôi mồ hôi ra ngực áo chan chan…
Đường tản cư bao suối lạ sương ngàn
Em mê sảng sốt hồng đôi má

Em có một mình nhà hoang vắng quá
Mảnh chăn đào em đắp, có hoa thêu
Hàng của em, chai lọ xác xơ nghèo
Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá

Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
Em tản cư, tôi là lính tiền phương
Xa Hà Nội, cùng nhau, từ một thuở
Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường

Tiền nước trả em rồi. Nắng gắt
Đường xa xa mờ núi và mây
Hồn lính vương vài qua sợi tóc
Tôi thương mà em đâu có hay…

Không Đề (I)

Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua

Ngày nay ngày nay
Chuyện đẹp qua đi
Thời gian gấp ruổi
Còn lại chúng ta
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp

Ơi! Con đường xưa
Những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi
Cổng cũ rêu phong
Ý đợi người

Ơi! Con đường xưa
Men vườn ổi thơm
Em tuổi hai mươi
Yêu anh hào hiệp

Bỏ em anh đi
Đường hai mươi năm
Dài bao chia ly

Có những vợ chồng
Không là trăm năm
Mà tình thương yêu

Sông ơi! Dài sao
Rộng ơi! Biển cả
Thôi em nước mắt
Đừng rơi lã chã!

Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa…
Giữ trọn tình người cho đẹp.

Pha Đin

Như từng đợt sóng bủa lên trời
Hùng vĩ Pha Đin gì sánh được
Lắc đầu tài xế thấm mồ hôi
Bến dốc chon von ngàn thước vực

Lên thì “Cổng trời” xuống vực thẳm
Uốn quanh đá trắng lượn vòng thang
Ngựa thồ đỉnh dốc nhỏ như kiến
Đi trong đường mây rắc bụi vàng

Đẹp như sơn thuỷ tranh đời Tống
Ầm tiếng xe lu vách đá vọng
Mờ ảo công trường hiện dưới lau
Đôi hạt cầu đường lán lưu động
Còn bay than bếp dưới hoa đào

Hùng vĩ Pha Đin gì sánh được
Đường của dân công đi dưới đuốc
Giọng hò Nghệ Tĩnh nức lòng quân
Gạo, muối đêm ngày vây hãm giặc

Đâu đây đứt pháo xích kêu giòn
Liệt sĩ tên còn xanh núi non
Cơn gió bóng mây qua đỉnh Việt
Mà như lau sậy có linh hồn

Dừng xe trông mây nhìn phương Nam
Hà Nội mốc đường cây bốn trăm
Hợp tác Bình Thuận rải chân dốc
Gạo quê Tiền Hải đã thơm rừng

Hùng vĩ Pha Đin gì sánh được
Giang sơn gấm vóc một miền Tây
Mới thấy yêu sao là Đất Nước
Pha Đin ngàn chớp nổi hồ mây

Trưa Hè

Trưa hè bỗng nhớ sông quê
Nước xa không bóng thuyền đi đôi dòng
Thóc nhà ai có phơi không?
Chói chang lửa thóc sân trông bóng người
Vại mưa in dáng mây trời
Em soi bóng có nhớ người xa em?
Bờ tre gió đánh lả mềm
Thoảng say mùi nái bên thềm ai giăng

Xa quê dầu chẳng võ vàng
Trông mây núi nhớ mây làng về trưa.

Những Cô Hàng Xén

Rặng vải ven sông Đáy
Um tùm bóng cuối xuân
Sông cạn phơi lòng cát trắng
Người qua nâng váy ôm quần
Những gánh hàng xén bồ căng
Má hồng thôn nữ
Thoảng mùi thơm quê mùa
Hơi thở ấm trầu đen rưng rức
Mẹ già nón nhẹ bay tua

Rặng vải um tùm quả chín
Mòng mọng căng lên sức sống chan hòa
Cuối xuân mây lạnh
Đầu hạ gió đưa
Tu hú phương nào bịn rịn

Tu hú tu hú
Mùa vải ven bờ
Nơi quê hương trời xưa ấu thơ
Mái tóc em vừa vương hương bưởi
Chân nhẹ nhàng còn dính phấn hoa
Thôn nào cô mới đi qua
Gà vừa gáy sáng
Thắt lưng đào bên sông im lặng
Kĩu kịt đôi bồ
Các cô hàng xén ngày xưạ

Các cô hàng xén ngày xưa
Gương tròn bỏ túi
Tóc giắt hoa nhài
Hay ngậm ngùi xem Nhị Độ Mai
Gấp trang sách lại thương đời Cúc Hoa
Trong bồ đủ loại Tây Du
Chinh Đông Chinh Tây
Bìa sơn dầu gáy mốc
Đôi cuốn Thạch Sanh
Một chồng Trê Cóc
Khi gió mùa xuân
Xanh càng tươi lộc
Bói trang Kiều xem chuyện nhân duyên

Tiếng trường xa đã điểm
Đường về trường huyện xôn xao
Các cô đôi má ửng đào
Mấy anh lớp nhất lối nào vừa qua
Hàng các cô
Ngòi bút “ba la”
Giấy tây, phẩm tím
Mươi bó quản bút
Thước kẻ tẩy chì
Các anh sắp đến mùa thi
Lúa đồng cũng sắp đến kỳ vàng hoẹ

Rặng vải quanh đường về
Quả ngả mầu hoàng hôn đỏ sẫm
Sóng hiu hiu chiều
Gió mát ven đê

Các cô hàng xén gánh về
Tiếng cười khúc khích
Tu hú im rồi
Vàng nghiêng nắng chếch
Các cô về qua sông
Sông Đáy xuôi dài cồn cát mênh mông
Làng bên bờ xanh mía
Thoảng mùi hoa lan hoa nhài nhè nhẹ
Tiếng nói xa dần
Chiều tím cuối mùa xuân
Sông nước trong xanh
Những bước chân tròn cát mịn

Hàng cau chiều phất phơ
Diều sáo vang lên trăng sáng tỏ
Ngõ làng rộn tiếng cười reo, chó sủa
Hoa lan vào ngõ tối còn thơm
Các cô hàng xén về làng

Các cô hàng xén về làng
Mai lại đi từ tối đất
Cần cù nuôi mẹ nuôi em
Những cô hàng xén tên xinh
Đẹp như ca dao nước Việt.

Thơ Tặng Ông Lang

Gian khổ đường ta ta cứ đi
Vững tâm theo kháng chiến trường kỳ
Trắng trong nguyền giữ lòng cam thảo
Son sắt càng thơm dạ quế chi
Non nước đã vương tơ đỗ trọng
Giàu sang đâu hám chữ đương qui
Lênh đênh dầu mấy lênh đênh nữa
Tin tưởng ngày mai rộng lối đi.

Nhất định không được bỏ qua🌱Thơ Nguyễn Bính🌱 Tác giả, tác phẩm

Viết một bình luận