Thơ Chế Lan Viên: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Chế Lan Viên ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Cùng Tìm Hiểu Chi Tiết Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Tác Phẩm Của Chế Lan Viên.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Chế Lan Viên

Chế Lan Viên là một nhà thơ, nhà văn hiện đại của nền văn học Việt Nam. Mặc dù ông đã qua đời từ rất lâu thế nhưng thơ ca của ông vẫn luôn sống trong lòng bạn đọc, những tác phẩm ông để lại có giá trị muôn đời. Dưới đây là tiểu sử tóm tắt cuộc đời tác giả Chế Lan Viên, bạn có thể tham khảo.

  • Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20/10/1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
  • Ngoài bút danh Chế Lan Viên, ông còn có bút danh khác là Thạch Hãn, Chàng Văn, bút danh này thường được ông ký tên trên các bài báo và các bài viết ngắn in trên báo.
  • Chế Lan Viên sinh ra tại Quảng Trị nhưng lại lớn lên và đi học tại Quy Nhơn – Bình Định. Ông chỉ học hết bậc thành chung thì nghỉ học, đi làm gia sư để kiếm sống. 
  • Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
  • Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. 
  • Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học.
  • Từ năm 1956 – 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ).
  • Từ năm 1963, Chế Lan Viên là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Đồng thời ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa – giáo dục của quốc hội.
  • Sau 1975, nhà thơ Chế Lan Viên vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông qua đời ngày 19 /06/1989, tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 69 tuổi.

Tìm hiểu thêm về 🌱Thơ Nguyễn Bính🌱Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Chế Lan Viên

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Chế Lan Viên, xem ngay nhé!

  • Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.
  • Chế Lan Viên bắt đầu sáng tác thơ khi mới 12, 13 tuổi. Con đường thơ của ông “trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ”, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).
  • Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”. Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng” và có những thay đổi rõ rệt.
  • Năm 17 tuổi, tập thơ đầu tay của Chế lan Viên với nhan đề “Điêu tàn” đã được xuất bản. Đây là một trong những tập thơ bắt đầu cho “Trường Thơ Loạn”.
  • Tập thơ “Điêu tàn” đã mang lại tên tuổi cho Chế Lan Viên, giúp ông có chỗ đứng trong giới văn chương Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Điêu tàn, Gửi các anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường – Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới, Ngày vĩ đại, Hoa trước lăng Người, Dải đất vùng trời,…
  • Tiếng hát con tàu được Chế Lan Viên viết vào năm 1960 và in trong tập Ánh sáng và phù sa. Đó là thời điểm miền Bắc sau những tháng năm kháng chiến thắng lợi. Trong hoàn cảnh đó, bài thơ đã được ra đời góp phần làm đẹp bộ phận thơ viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Năm 1996, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

=>Thành tựu nghệ thuật Chế Lan Viên đã đạt được trong quá trình sáng tạo chính là những đóng góp lớn lao đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung.

Phong Cách Sáng Tác Thơ Của Chế Lan Viên

Nói về phong cách sáng tác thơ của Chế Lan Viên thì có thể chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn trước cách mạng tháng tám: Thơ của ông thời kỳ này mang màu sắc “kinh dị, thần bí, bế tắc với những hình ảnh tang thương như máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Đúng nghĩa là một “trường thơ loạn”.
  • Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám: Khuynh hướng của ông là đề cập đến “cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên mang một màu sắc mới, những áng thơ sử thi hào hùng và đậm tính thời sự.

=> Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ của ông là sự kết tinh giữa âm hưởng của thời đại, sự phá cách của ngoại lai và nét ân tình của người Việt Nam. Có thể nói, tìm hiểu về Chế Lan Viên là hành trình khám phá một bài ca tuyệt đẹp.

Chia sẻ thêm tập ❤️️Thơ Xuân Diệu❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Chế Lan Viên Được Mệnh Danh Là Gì

Chế Lan Viên được mệnh danh là gì? Có thể nói Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX, được mệnh danh là “kiện tướng” của phong trào Thơ mới và là một trường hợp độc đáo của thi ca Việt.

Bên cạnh đó, khi nói về biệt danh của ông thì phải nói đến bút danh Chế Lan Viên. Bút danh Chế Lan Viên mang hàm ý là một bông hoa lan trong khu vườn của dòng họ Chế – một dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa. 

Những Câu Nói Hay Của Chế Lan Viên Về Thơ

Chế Lan Viên là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ ca lãng mạn với xu hướng thoát ly hiện thực nhưng ở ông ta cũng thấy có quan điểm thẩm mỹ riêng. Dưới đây là những câu nói hay của Chế Lan Viên về thơ:

  • Ông đã viết trong lời tựa tập Điêu tàn “ Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta không thể hiểu được vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý”.
  • Sau Cách mạng tháng Tám, ông nói về kinh nghiệm tổ chức sáng tác như sau: ” Trước hết chúng ta làm văn nghệ là để tả sự thật. Vả chăng sau này muốn truyền cảm cho người đọc, cố nhiên không chỉ nói cái cảm xúc của ta mà nói cả sự việc”.
  • Ông dứt khoát lựa chọn nhiệm vụ mới cho thơ: “Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi- Đảng dạy ta thơ phải trả lời”, “Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói- Chỉ nói thôi mới nói hết được lời”.
  • Những năm cuối đời, Chế Lan Viên càng về sau càng bộc lộ những băn khoăn trăn trở. Chưa bao giờ là dễ dãi trong nhận thức, ông không chấp nhận những lối chạy theo thời thượng, ông sẵn sàng chấp nhận câu thơ mình không còn “ nguyên sắc đỏ “ với cuộc đời: “Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày. Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ đỡ khổ. Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngã vào tay.”

Đón đọc thêm tập 🔰Thơ Xuân Quỳnh🔰 Tuyển Tập Thơ Hay

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Chế Lan Viên

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Chế Lan Viên, mời bạn cùng đón đọc:

Tuyển Tập Thơ

*Điêu tàn (1937)

  • Cái sọ người
  • Những sợi tơ lòng
  • Mộng
  • Điệu nhạc điên cuồng
  • Ngủ trong sao
  • Đừng quên lãng
  • Ta
  • Mồ không
  • Trên đường về
  • Đọc sách
  • Chiến tượng
  • Tạo lập
  • Nắng mai
  • Tắm trăng
  • Những nấm mồ
  • Xương khô
  • Đám ma
  • Tiếng trống
  • Bóng tối
  • Đêm tàn
  • Hồn trôi
  • Xuân về
  • Sông Linh
  • Vo lụa
  • Thu (I)
  • Máu xương
  • Tiết trinh
  • Trăng điên
  • Đêm xuân sầu
  • Đầu rơi
  • Xương vỡ, máu trào…
  • Đợi người Chiêm nữ
  • Xuân
  • Cõi ta
  • Đầu mênh mang
  • Mơ trăng

*Sau Điêu tàn (1937-1947)

  • Ánh sáng
  • Biển cả
  • Chết giữa mùa xuân
  • Chiêm quốc u sầu
  • Chiều chiều
  • Chờ ngày sum họp
  • Chuỗi đêm sầu
  • Đường đi trăm lối
  • Đường về nước cũ
  • Em bỗng đến
  • Hoàng hôn
  • Im lặng
  • Không đề
  • Khúc ca chiều
  • Khuya tiếng sóng
  • Lại thấy thời gian
  • Mai đã…
  • Một đêm sầu
  • Nguồn thơ của tôi
  • Nhớ mình
  • Ở đây
  • Rừng xuân
  • Say
  • Sôi nổi
  • Ta là ai?
  • Thơ đã mất trinh
  • Thời oanh liệt
  • Thu (II)
  • Thu về
  • Trưa đơn giản
  • Trứng thằn lằn
  • Từ đâu?
  • Vọng chung châu

*Gửi các anh (1954)

  • Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ
  • Chào mừng
  • Cho uống thuốc
  • Đời xóm nhỏ
  • Đưa con ra trận
  • Gởi mẹ trong vùng giặc chiếm
  • Mắt anh đã thấy cả rồi
  • Ngủ yên đồng chí nhé
  • Nhớ lấy để trả thù
  • Những đồng chí chúng ta
  • Staline sống mãi
  • Trường Sơn
  • Vững lòng

*Ánh sáng và phù sa (1960)

  • …Cái vui bây giờ
  • A và H
  • Bay ngang mặt trời
  • Cách chia
  • Cành hoa nhỏ
  • Cành phong lan bể
  • Chị văn công
  • Chim lượn trăm vòng
  • Chớ hái hoa trong bệnh viện
  • Cỏ nghĩa trang
  • Cờ đỏ mọc trên quê mẹ
  • Đêm ra trận
  • Đêm tập kết
  • Đêm xuân sầu
  • Đi ra ngoại ô
  • Đi thực tế
  • Điện và trăng
  • Đọc Kiều (I)
  • Gắn huân chương
  • Giữa ngày Phú Lợi
  • Giữa tết trồng cây
  • Gốc nhãn cao
  • Hai câu hỏi
  • Hoa đào nở sớm
  • Hoa hồng trong bệnh viện
  • Kết nạp Đảng trên quê mẹ
  • Khi đã có hướng rồi
  • Lá nguỵ trang
  • Lạ nhà
  • Lương mới
  • Mặc dù trong đêm, mặc dù trong tối
  • Mây và hoa
  • Mẹ
  • Một ngày thống nhất, ngày mai
  • Nay đã phù sa
  • Nghĩ về thơ (I)
  • Ngoảnh lại mùa đông
  • Ngoảnh lại mười lăm năm
  • Ngô thuốc độc ngợi ca máy chém
  • Ngủ rừng Lào 1952
  • Người đi tìm hình của nước
  • Nhật ký một người chữa bệnh
  • Nhớ Bế Văn Đàn
  • Nhớ Việt Bắc
  • Nỗi đau ngày cũ…
  • Ôi chị Hằng Nga cô gái Nga
  • Qua Hạ Long
  • Tàu đến
  • Tàu đi
  • Tặng An-tô-kôn-sky
  • Tết trung thu
  • Thăm bia liệt sĩ Nam Ninh
  • Theo tình nguyện quân qua biên giới năm 1952
  • Thư mùa nước lũ
  • Tiếng chim (I)
  • Tiếng hát con tàu
  • Tiếng hát thằng điên trong dinh Độc Lập
  • Tình ca ban mai
  • Toán
  • Trăng
  • Trên dải Trường Sơn
  • Trông thư
  • Trưa
  • Từ xa rừng bản…
  • Vàng của lòng tin
  • Xa Tổ quốc
  • Xem ảnh
  • Xóm cũ
  • Xuất cảng trúc
  • Ý nghĩ mùa xuân

*Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967)

  • 60 tuổi một nhà thơ lưu vong nước Thổ
  • Bé Thắm đàn
  • Cái hầm chông giản dị
  • Cảnh giác
  • Cây dẫn về em
  • Chiều
  • Chim vít vịt
  • Chùm nhỏ thơ yêu
  • Con cò
  • Con đi xơ tán xa
  • Con hỏi cha
  • Con lên Quế Võ
  • Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa
  • Con tập nói
  • Con thức dậy
  • Cờ giặc Mỹ
  • Cuộc vui trong dinh Độc Lập
  • Cuối năm
  • Dậy
  • Đế quốc Mỹ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta
  • Đi trong hương chùa Hương
  • Đức Chúa Trời của chúng mặt Xa-tăng
  • Đừng quên
  • Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ
  • Hoa những ngày thường
  • Không ai có thể cứu chúng mày
  • Làm bà mẹ ở Việt Nam
  • Lộc mùa xuân
  • Mây và hoa trên Vạn Lý Trường Thành
  • Nghĩ về Đảng
  • Nghĩ về thơ (II)
  • Ngọn lửa Mô-ri-xơn
  • Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi1
  • Nhớ
  • Nhớ em nơi huyện nhỏ
  • Ở đâu, ở đâu, ở đất anh hùng
  • Phải có thời gian
  • Quả vải vào mùa
  • Sao chiến thắng
  • Sông Cầu
  • Suy nghĩ 1966
  • Tặng bạn gần gửi những bạn đang xa
  • Thành phố tuổi thơ
  • Thế đấy mà miền Nam
  • Thóc mới Điện Biên
  • Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
  • Tôi đi từ… Tôi đến…
  • Trời đã lạnh rồi
  • Trước hầm Đờ Cát

*Những bài thơ đánh giặc (1972)

  • Phác thảo cho một trận đánh, một bài thơ diệt Mỹ
  • Phản “Diễn ca” hay “Phản diện” ca về học thuyết Nich-xơn
  • Thời sự hè 72 – Bình luận

*Đối thoại mới (1973)

  • Bác
  • Bác vẫn còn đây
  • Búp lộc vừng
  • Cành đào tiểu đội Y
  • Cầu vồng
  • Cây giữa chu kỳ
  • Cây mai vườn Thống Nhất
  • Chim ấy, rau này
  • Chim bao gặp mẹ
  • Chim biếc Vĩnh Linh
  • Chim con trong liễu
  • Chim về
  • Chơi chữ về ngõ Tạm Thương (tức Tạm Sương)
  • Chơi Yên Tử, nhớ Hoa Yên
  • Chuỗi thơ anh Trỗi
  • Dương liễu thôn
  • Đào
  • Đạp tuyết
  • Đặt tên con
  • Đọc “Bất khuất”
  • Đợi thư con
  • Hoa chùa Hương
  • Hoa gạo son (I)
  • Hoa lau trắng
  • Hoa mộc trong vườn Bác
  • Hoa quê mình
  • Hoa tháng ba
  • Hoàng thảo hoa vàng
  • Hồng trận địa
  • Im bớt màu hoa
  • Lặng im thì mới nghe
  • Liễu cũng chờ em
  • Lòng anh làm bến thu
  • Mai
  • Mây của hoa
  • Nghĩ suy 68
  • Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…
  • Nghìn rưởi ngày đêm
  • Nhánh đào yêu
  • Nich-xơn chơi hoa
  • Nội dung và hình thức
  • Rét đầu mùa nhớ người đi phía bể
  • Rễ… hoa
  • Sổ tay thơ
  • Sơn Mỹ
  • Súng bên bàn
  • Tặng một chiến sĩ Pathét Lào
  • Tặng thơ
  • Thăm sư cụ ngày mùa
  • Thời gian không đợi
  • Thời gian và nỗ lực
  • Tranh ngựa
  • Trăng hoả tuyến
  • Trận tuyến này cao hơn cả màu da
  • Trở về Quảng Bá
  • Trung thu 69
  • Tu hú
  • Tuỳ bút một mùa xuân đánh giặc
  • Tuyên bố của mỗi lòng người, khẩu súng, cành hoa
  • Từ đất đến bình
  • Vừa thấy môi hoa
  • Vườn mẹ không hoa
  • Xuân 68 gửi miền Nam Tổ quốc
  • Xuân vĩnh viễn

*Hoa trước lăng Người (1976)

  • Bể và Người
  • Cách mạng, chương đầu
  • Di chúc của Người1
  • Đọc văn Người
  • Giờ phút chót
  • Lộc của đời
  • Ném thừng
  • Nếu quên thanh gươm ta chẳng hiểu Người
  • Thấy từ lúc ấy
  • Tiếng khóc đúc Việt Nam thành một khối
  • Trận đánh của tình thương
  • Trong lăng và ở bên ngoài

*Hái theo mùa (1977)

  • Anh ấy tên Đào
  • Biện chứng
  • Bướm Trường Sơn
  • Các anh xưa
  • Canh cá tràu
  • Cành mai ở chốt
  • Cây và bóng
  • Chân trời
  • Chơi với sư
  • Dây thép gai
  • Dọc đường
  • Đến con trẻ cũng lưu đầy ư, nước Mỹ?
  • Đi giữa mùa xuân
  • Đọc Kiều (II)
  • Đói
  • Gió mùa đông bắc
  • Giống quê ta
  • Gửi Nguyễn Du
  • Gửi nhà thơ lớn Chi-lê: Pa-lơ-lô Nê-ru-đa
  • Hai bờ Bến Hải
  • Hai danh hiệu
  • Hai giây
  • Hầm rượu nho
  • Hoa đại đỏ
  • Hoa gạo son (II)
  • Hoa hoài trên đảo Long Châu
  • Hoa súng hồng
  • Hoa súng tím
  • Hoa trong vườn mẹ
  • Hương lúa hương rừng
  • Hương lúa vào chùa
  • Hương trái đất
  • Kém mắt
  • Làm Hăm-let ở Việt Nam
  • Lời ru tháng chạp
  • Lửa rừng
  • Nếu
  • Ngày vĩ đại
  • Nghe sóng
  • Nhắn Tô Đông Pha
  • Pháo binh
  • Pho, tên mẹ mìn của thế kỷ hai mươi
  • Quá nửa đường
  • Quê và hương sơ tán
  • Ra hoa và đậu củ
  • Rừng Cúc Phương
  • Sau cơn bom, hoa sữa
  • Tằm và nhện
  • Tặng Việt kiều về nước
  • Tấn kịch
  • Tập qua hàng
  • Thà nó cứ là thằng mất dạy
  • Thỏ thẻ hoà bình
  • Thống kê ở ga Yên Viên
  • Thơ bổ sung
  • Tiếng bom
  • Tiếng chim (II)
  • Tiếng cười năm đói
  • Tiếng gọi
  • Tiếng mùa xuân
  • Tìm lại ra mình
  • Tóc mẹ
  • Trang giấy
  • Trận đánh
  • Tự trách mình
  • Tương quan
  • Và ong
  • Vào chùa
  • Vào lịch sử
  • Vẫn cành mai ấy
  • Vịt trời Hồ Tây
  • Vòng cườm trên cổ chim cu
  • Vườn mẹ
  • Xã viên
  • Xe sợi

*Hoa trên đá I (1984)

  • Cành đào Nguyễn Huệ
  • Chia
  • Côn Sơn
  • Dã tràng có ích
  • Lau biên giới
  • Lăm vông
  • Múa bên chùa cổ
  • Nghe hết câu chèo
  • Người thợ chạm
  • Phía ấy
  • Sen Huế
  • Thơ bình phương – đời lập phương
  • Tiếng cuốc kêu ở Điện Biên
  • Trở lại An Nhơn
  • Tứ tuyệt

*Ta gửi cho mình (1986)

  • Bay theo đường dân tộc đang bay
  • Cháo vịt
  • Mình và ta
  • Nghĩ thêm về Nguyễn
  • Vọng phu (1)

*Hoa trên đá II (1988)

  • Bình đựng lệ
  • Bộ ba
  • Cờ
  • Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh
  • Đo
  • Gửi trạng Thông họ Hoàng
  • Ích gì?
  • Kỷ niệm Nguyễn Du
  • Lệ hồi âm
  • Lộn trái
  • Nhà không trần
  • Tháp Bay-on bốn mặt
  • Thời gian nước xiết
  • Tu hú có cần đâu?
  • Vọng phu (2)
  • Xâu kim

*Di cảo thơ

+Phần I – Những bài đã hoàn chỉnh (1992)

  • Chị Ba
  • Tiếng ve
  • Ngủ rừng
  • Chính uỷ
  • Mưa đêm
  • Đằng nào cũng vậy
  • Sa mạc
  • Đảo nhớ đất liền
  • Chọn một đề tài
  • Tuổi già làm thơ tứ tuyệt
  • Gội tóc nơi trọng điểm
  • Vô thần
  • Khách lấy hàng
  • Rét đầu mùa
  • Chung một bóng đèn
  • “Phải” và “không được”
  • Chẳng ít chẳng nhiều
  • Hoa văn cuộn sóng
  • Chèo tiễn biệt
  • Màu áo tím
  • Chèo xứ Bắc
  • Quá quen
  • Thăm mộ Tiểu Thanh
  • Bướm
  • Nhớ hiện đại
  • Bát canh chua
  • Gởi
  • Đàn bầu
  • Sắc mai cười
  • Chào căn phòng sứ quán
  • Đi trốn đi tìm
  • Hoa dẻ vàng
  • Câu hỏi
  • Chiều châu Âu
  • Người
  • Nửa chừng câu
  • Bến đò mẹ tiễn
  • Nhớ tuổi thơ
  • Chị và em
  • Cảnh điền viên
  • Thăm mồ mẹ
  • Cửa Việt
  • Chiêm tinh
  • Câu thơ dang dở
  • Ví dụ
  • Chiều xuân
  • Chuông
  • Lá bàng rơi
  • Trời đẹp
  • Đọc Kiều (III)
  • Chiến tranh trong hoa
  • Sông Hồng – sông Thương
  • Trường sơ tán
  • Cầu nguyện
  • Tái ngũ
  • Lại lá bàng
  • Giọt buồn
  • Bom và trăng
  • Đề tài
  • Các anh
  • Sao rơi
  • Chu kỳ sao chổi
  • Người lạ
  • Chung số phận
  • Con thuyền
  • Về thăm xứ Huế
  • Đột ngột cây chiều
  • Cây bàng tỉnh nhỏ
  • Như cốm mùa thu

+Phần II – Các bài mới ở dạng phác thảo (1993)

  • Đạo diễn
  • Đất nước ta
  • Đến ngày
  • Định nghĩa dân tộc
  • Đừng ngăn cản
  • Hái trên trời
  • Hương sen
  • Lò thiêu
  • Một người thường
  • Ngày trống không
  • Nhiệm vụ
  • Sao (1)
  • Sao (2)
  • Từ thế chi ca (I)
  • Từ thế chi ca (II)
  • Về quê cũ
  • Đông Kisốt
  • Quên
  • Cho em
  • Nai bất tử
  • Cô Tấm
  • Ngàn lau
  • Người mai sau
  • Hai chiều
  • Bến Lú – sông Tương
  • Hỏi? Đáp
  • Lên gác
  • Hai thứ tiếng
  • Vơ vẩn
  • Màu sắc Côn Đảo
  • Rơm
  • Gió lật lá sen hồ
  • Đối xứng
  • Viên ngọc

+Phần III – Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ (phác thảo, 1996)

  • Ai? Tôi!
  • Ảo tưởng
  • Ấy
  • Ba lần
  • Các mùa hoa
  • Chơi
  • Chuyến xe
  • Con nhặng xanh
  • Cờ đỏ sao vàng
  • Giàn hoả
  • Giếng
  • Gió lật lá sen hồ
  • Giọng trầm
  • Giờ báo tử
  • Hạt gạo
  • Họ
  • Hồi ký bên trang viết
  • Kịch (2)
  • Lừa
  • Mèo chuột
  • Người nữ tử tù đan áo
  • Nợ
  • Pútskin
  • Quan niệm thơ
  • Thơ thế kỷ 21
  • Thời thượng
  • Tiếng ru
  • Tiếng vang
  • Tôi viết cho người…
  • Xe tang qua nhà

*Những bài công bố sau

  • Hai tên
  • Hầm rượu nho
  • Lý do
  • Vòng lửa
  • Xe cháy
  • Xuân trong bom

*Các tác phẩm khác

  • Bánh vẽ
  • Bom và trăng
  • Cẩn thận
  • Chiều tin tưởng
  • Đoạn cuối thế kỷ
  • Đột ngột cây chiều
  • Giật mình
  • Gió đầu mùa
  • Khi cây chết
  • Khoảng cách
  • Mùa ve
  • Ong và mật
  • Sân bay
  • Tay thứ mấy
  • Thay đổi
  • Thế kỷ
  • Tìm đường
  • Trừ đi
  • Xứ Lào

Văn, Truyện Ký

  • Vàng sao (1942)
  • Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
  • Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
  • Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
  • Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
  • Nàng tiên trên mặt đất (1985)

Viết Phê Bình

  • Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
  • Nói chuyện thơ văn (1960)
  • Vào nghề (1962)
  • Phê bình văn học (1962)
  • Suy nghĩ và bình luận (1971)
  • Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
  • Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
  • Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
  • Ngoại vi thơ (1987)
  • Nàng và tôi (1992)

Khám phá tuyển tập ❤️️Thơ Lưu Quang Vũ❤️️Những bài thơ hay nhất

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Chế Lan Viên

Sưu tầm 15 bài thơ hay nhất của Chế Lan Viên, cùng thưởng thức ngay nhé!

Tiếng Hát Con Tàu

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu

Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?
Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia

Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga

Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ
Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửa
Nay trở về, ta lấy lại vàng ta

Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân

Người Đi Tìm Hình Của Nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

Hiểu sao hết “Người đi tìm hình của Nước”
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?Ơi, độc lập!
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười

Bác thấy:dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
Không còn người bỏ xác bên đường ray

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc…
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai

Những Sợi Tơ Lòng

Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa!
Thu thôi sang! Ðông thôi lại não lòng tôi!

Quả đất chuyển giây lòng tôi rung động
Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư Vô!
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!

Lửa hè đến! Nỗi căm hờn vang dậy!
Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ!
Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy
Chỉ nói thêm sầu khổ với ưu tư!

Tạo hoá hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc!
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt!
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn!

Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!

Ánh Sáng

Cả trời đất đêm nay tràn ánh sáng
Bên Chiêm nương ta say uống nguồn mơ
Miệng đầy trăng khôn cất một lời thơ
Mắt đầy ánh sao sa khôn thể nhắm
Tai đầy tiếng ái ân lời say đắm
Cũng không nghe tiếng động của trần gian
Mũi đầy hương xa lạ xứ Hoa Trăng
Ngăn hơi thở. Trí thơ ngây đầy mộng
Cũng khôn gieo lấy một vài ý tưởng

Có ai không trên tận đảo mây trôi?
Quăng xuống đây dải lụa, hỡi ai ơi!
Để mau đem hồn ta đi cõi khác!
Trời thăm thẳm! Lời vang không tiếng đáp!

Nguồn Thơ Của Tôi

Nghìn năm trước đền đài bùng lửa cháy
Họa binh đao lay chuyển nước non Chàm
Nghìn năm trước tiếng reo hò vang dậy
Chốn bình sa máu đỏ chảy mênh mang

Dòng máu ấy trôi qua bao thế kỷ
Dưới màn quên ảm đạm, dưới sương mờ
Một chiều kia, một chiều kia vắng vẻ
Máu đào tuôn tràn ngập cả lòng ta

Một chiều kia máu đào dâng lênh láng
Theo bút cùn huyết thắm nhẹ nhàng tuôn
Đấy những cảnh u huyền hay xán lạn
Mà chiều kia người thấy ở điêu tàn.

Đêm Xuân Sầu

Trời xuân vắng. Cỏ cây rên xào xạc
Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi
Gió xuân lạnh, ngàn sâu thôi ca hát
Trăng xuân sầu, sao héo, cũng thôi cười

Trên đồi lạnh, tháp Chàm sao ủ rũ
Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi?
Hay lãnh đạm, Hời không về tháp cũ
Hay xuân sang. Chiêm nữ chẳng vui cười?

Bên tháp vắng, còn người thi si hỡi
Sao không lên tiếng hát đi, người ơi?
Mà buồn bã, âu sầu trong đêm tối
Người vẫn nằm há miệng đớp sao rơi?

Trời Đã Lạnh Rồi

Đổi gió mùa thu trời lạnh chăng em?
Màu xanh khuất mà mây cũng vắng
Hiu hắt lòng ta như thiếu nắng
Như căn nhà những tháng không em

Roi trên cành chừng đã đi qua
Chen lá lục quả bàng vàng đã chín
Cỏ có dễ mềm hơn vì sương bén
Cúc bên đường nghiêng những giọt sương hoa

Mùa thu chừng biết ta xa cách
Gió nửa đêm từng lúc gọi ta hoài
Nhắc anh biết miền xa em chẳng ngủ
Nhớ những ngày chăn mỏng đắp chung đôi.

Dây Thép Gai

Con bướm sà vào bụi hoa dại bên đồi
Vụt lên, bay mất
Suýt nữa cánh mày bị đứt
Nấp dưới cành hoa là một bụi gai

Cái giây thép gai đồn giặc
Sống lâu hơn cả bọn giết người
Xương thịt chúng tan vào bụi đất
Gai ghiếc đang còn, vẫn cứ sống dai

Gai, gai, gai cái thứ cây không sinh nở được gì
Ngoài tội ác
Xưa trên gai nhợ của mày, người vứt xác
Nay đẹp trời, một cánh bướm phải bay đi!

Thế mà có kẻ bảo “chủ nghĩa thực dân chết rồi,
Hòa bình trên trời bằng an dưới đất
Đừng có nhắc chuyện gai làm chi cho đời gai góc
Tha hồ bướm bay bướm đậu mà, đâu có hề chi”!

Xuân

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?
– Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?

Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn

Bánh Vẽ

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm…

Gió Đầu Mùa

Trận gió đầu mùa nửa đêm đập cửa
Lá bàng già rào rạt rụng ngoài sân
Anh nghe xong không đành nằm lại nữa
Gió về từ nơi sơ tán của em chăng?

Thay Đổi

Cho lòng sông trôi cả với lòng sông
Bờ bến chẳng đứng yên nhìn nước cuộn
Ôi! Ta muốn trong cõi trời tư tưởng
Với thời gian thay đổi cả không gian
Tôi hôm nay không đến những đường trăng.

Trên khóm cỏ đêm qua tràn ánh sáng
Và mai đây mặt trời kia xán lạn
Cũng không phô cao cả ở phương đông
Những tinh cầu chìm lịm xuống tiêu vong
Không theo dấu những đường sao rụng cũ

Của ngày nay đầy chứa ý ngày qua
Song say sưa vung đổ quạt hương hoa
Thanh sắc lạ trên bãi hồn mới mẻ
Rượu đâu phải nguồn say muôn thế kỷ.

Sân Bay

Những câu thơ như ngọn đèn sân bay để cho phi cơ hạ giữa sương mù
Anh có chứ? Hay chính anh lại là chiếc phi cơ chưa tìm ra nơi hạ?
Anh phải tự làm hoa tiêu lấy chính mình qua bão giông sấm chớp
Mà đôi khi chỉ để từ mình bay cho đến được chính mình thôi.

Thóc Mới Điện Biên

Nghĩa trang
Chói trang
Sắc vàng
Một mùi hương vời vợi
Đang bay đầy nghĩa trang

Nhà dân chật
Dân lên đây phơi thóc
Thóc của dân
Che kín mộ anh hùng

Nhớ ngày nào
Các anh đi đánh giặc
Bảo vệ mùa
Về sống ở trong dân

Tô Vĩnh Diện, Trần Can
Mộ anh Giót, anh Đàn
Năm trăm mộ anh hùng ngời chói thóc
Dưới đồi xa
Pháo thù gục mặt
Lúa đã chín
Chỗ tầm câu đại bác
Lúa chín thơm
Đầy một sắc trưa vàng

Nghĩa trang…
… Thời gian…
Hạt thóc
Nên vàng
Như tình của nhân dân ủ ấp…
Cầm hạt thóc trên tay
Nặng máu người đã khuất

… Lại nghĩ về phương Nam

Cảnh Giác

Trận chiến đấu còn dài
Nòng súng xin chớ nguội
Chớ tựa lưng vào cờ
Lấy chiến công làm gối
Trong khi chờ giặc tới
Lui dưới một cành hoa

Con diều hâu xuống bùn
Đã muốn chồm lại cánh
Chúng nuôi những kho bom
Và hoài thai trận đánh

Xin chớ xem thời cuộc
Là một chiếc giường êm
Nằm lên đấy nghe tin
Rồi chăn chiếu ngủ yên
Tên giết người nằm cạnh

Giặc Mỹ mở tay ra
Hãy khép bàn tay lại
Đều để kiếm máu người
Làm thức ăn mỗi buổi…
Nếu máu cũ vừa khô
Chúng đi tìm máu mới

Khi giặc nói chiến tranh
Bom rơi nghìn cân nặng
Và khi nói hoà bình
Là chúng đang… nhằm bắn

Kìa chúng đeo nhẫn vàng
Đến Hội đồng bảo an

Đón đọc chùm 🍀Thơ Trần Đăng Khoa🍀Tuyển tập thơ hay nhất

Viết một bình luận