Thơ Phan Châu Trinh ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Tổng Hợp Những Thông Tin Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Làm Thơ Của Phan Châu Trinh.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh là một nhà hoạt động chính trị – xã hội lớn của dân tộc Việt Nam, đồng thời ông cũng là một nhà thơ nổi tiếng. Dưới đây là phần khái quát về tiểu sử cuộc đời của tác giả Phan Châu Trinh, bạn có thể tham khảo.
- Phan Châu Trinh 1872-1926, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.
- Quê quán: làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.
- Sinh ra trong thời đại đất nước có nhiều biến động: Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896) nổ ra và thất bại; Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.
- Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi. Bạn cùng học với ông là Huỳnh Thúc Kháng (kém ông 4 tuổi). Năm 1900, ông đỗ Cử nhân.
- Năm 1901: Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng.
- Năm 1902, ông vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau ông từ quan, hoạt động cứu nước. Ông kết giao vơi nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu.
- Năm 1905, ông xuất dương sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.
- Năm 1906: Ông bí mật sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu, khởi xướng Duy tân, cải cách nước nhà.
- Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, tháng 4-1908 ông bị bắt tại Hà Nội, tháng 6-1908 bị đày ra Côn Đảo.
- Năm 1910, nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả lại tự do, nhưng bị quản thúc tại Mỹ Tho. Tuy nhiên, ông viết thư cho Toàn quyền đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho.
- Năm 1911: ông sang Pháp bí mật xây dựng tổ chức cách mạng.
- Năm 1917, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành thành lập Hội người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
- Năm 1925, ông về Sài Gòn tiếp tục hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí
- Năm 1926, Phan Châu Trinh trở bênh nặng. Ông mất ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn.
Tìm hiểu thêm về 🍀Thơ Nguyễn Trãi🍀Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Phan Châu Trinh
Tổng quan về sự nghiệp sáng tác về nhà thơ Phan Châu Trinh:
- Phan Châu Trinh không những là một nhà chính trị mà còn là một nhà văn hóa đa diện và đang dạng trong sinh hoạt văn hóa Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều, ngay từ hồi còn đi học ông đã làm thơ, sau này khi tham gia hoạt động cách mạng ông vẫn tiếp tục làm thơ, soạn tuồng, viết văn, nhất là viết văn chính luận…
- Có thể nói trong lịch trình tiến triển văn học và chính trị nước nhà, Phan Châu Trinh là người viết văn chính luận rất nhiều và cũng khởi sắc nhất.
- Phan Châu Trinh dành nhiều thời gian cho việc sáng tác văn thơ và kết giao với các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế… đọc “tân thư”, tiếp thu tư tưởng cách mạng tư sản phương Tây, tìm hiểu cuộc Duy Tân ở Nhật Bản.
- Tại Pháp, Phan Châu Trinh viết “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt kí”, nói về cuộc dân biến ở Trung Kỳ năm 1908; “Đông Dương chính trị luận”, phê phán chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương.
- Sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng bằng chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
- Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lý Đông Tây (1925)…
Phong Cách Sáng Tác Của Phan Châu Trinh
Nói về phong cách sáng tác của Phan Châu Trinh, ta có thể tổng kết như sau:
- Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù.
- Những áng văn chính luận của ông đậm tính hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tư tưởng dân chủ.
Đọc thêm về ❤️️Thơ Nguyễn Du ❤️️ Tác giả, tác phẩm
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Phan Châu Trinh
Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Phan Châu Trinh, mời bạn đọc cùng theo dõi ngay sau đây nhé!
Tuyển Tập Thơ
*Santé thi tập
- Càng cao danh vọng càng dày gian nan
- Em thương anh cha mẹ chẳng trao, hòn đá giằn bụi cỏ biết sao bây giờ
- Hai tay cầm lấy trái bòng, so se muốn gọt sợ lòng mẹ cha
- Vào khám Đề-pô
- Vào ngục Santé bài 1
- Vào ngục Santé bài 2
- Đá trông chồng
- Một trái trăng thu chín lỏm lom
- Gà đẻ gà tục tác
- Trăng lu vì bởi chòm mây
- Không tham bồ lúa anh đầy, tham ba hàng chữ làm thầy thế gian
- Đông tay vỗ nên bộp
- Thần thế đồng tiền, oai quyền thúng thóc
- Còn chồi lên cây
- Cha mẹ hay nói oan, quan hay nói hiếp
- Muốn nói gian làm quan mà nói
- Dã tràng xe cát biển Đông, nhọc mình mà chẳng nên công cán gì
- Cây cao thì gió phải day
- Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại
- Lấy chi mà trả ái ân, lấy chi mà nộp công ngân cho làng
*Tây Hồ thi tập
- Kinh thành nguyên đán
- Tặng đĩ lỡ làng
- Giáp Thìn kinh thành cụ phong
- Cờ tướng
- Hát bội
- Chí thành thông thánh
- Phan Thiết ngoạ bệnh
- Cảm tác
- Ất Tị trừ tịch tác
- Xuất đô môn
- Hòn Côn Lôn bài
- Hòn Côn Lôn bài 2 Côn Lôn tức cảnh
- Đập đá ở Côn Lôn
- Trồng đào
- Đèn sáp
- Khấp Dương tú tài mộ
- Điếu thủ khoa Huân
- Qua Tây lưu tặng nước nhà
*Các tác phẩm nổi tiếng khác
- Bắc du cảm thành
- Con muỗi
- Cu ngoài trách cu trong
- Cu trong hoạ lại
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 01
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 02
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 03
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 04
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 05
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 06
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 07
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 08
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 09
- Điếu ông tú tài Nguyễn Đình Chiểu bài 10
- Điếu Tăng Bạt Hổ
- Đời người cuộc thế
- Giai nhân kỳ ngộ cảm đề
- Giai nhân kỳ ngộ chi ca bài 1
- Giai nhân kỳ ngộ chi ca bài 2
- Giai nhân kỳ ngộ chi ca bài 3
- Hoàn Vương miếu
- Khuyên quốc dân tấn thủ
- Lại hoạ Tôn Thọ Tường bài 01
- Lại hoạ Tôn Thọ Tường bài 09
- Tặng Ấm Bảy cưới vợ bài 1
- Tặng Ấm Bảy cưới vợ bài 2
- Tặng Ấm Bảy cưới vợ bài 3
- Tặng Ấm Bảy cưới vợ bài 4
- Tặng Ấm Bảy cưới vợ bài 5
- Tặng Ấm Bảy cưới vợ bài 6
Sách Chuyên Đề
- Phong trào Duy tân và một số thơ văn
- Tỉnh quốc hồn ca (2 tập) hiệu triệu, thức tỉnh đồng bào, tạo dân khí mạnh, đề cao dân quyền – (tập I: 468 câu, tập II: 500 câu)
- Đầu Pháp chính phủ thư
- Hợp quần doanh sinh thuyết quốc âm tự, 1907
- Hiện Trạng Vấn Đề (còn gọi là bài Kêu gọi “Chi bằng học”), 1907
- Tuồng Trưng nữ vương bình ngũ lãnh, 1910
- Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký, 1911
- Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (1913-1915)
- Ký Khải Định hoàng đế thư (còn gọi là Thư thất điếu gởi vua Khải Định), 1922
- Bức thư trả lời cho người học trò tên Đông (1925)
- Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa, 1925
- Đạo đức và luân lý Đông Tây, 1925
- Đông Dương chính trị luận, 1925
- Pháp Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam
Đón đọc 🌿Thơ Trần Tế Xương 🌿Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Phan Châu Trinh
Thưởng thức ngay 15 bài thơ hay nhất của Phan Châu Trinh được Thohay.vn sưu tầm dưới đây nhé!
Bắc Du Cảm Thành
北游感成
今秋河北昨柴棍,
遍訪天然古國魂。
樹姿蒼蒼波自力,
江山無語致東奔。
Phiên âm:
Kim thu Hà Bắc tạc Sài Côn,
Biến phỏng thiên nhiên cổ quốc hồn.
Thụ tư thương thương ba tự lực,
Giang sơn vô ngữ chí đông bôn.
Dịch thơ:
Còn chăng hồn nước ban sơ?
Thu nay Hà Bắc, năm xưa Sài Gòn.
Sóng xô, cây vẫn xanh rờn,
Giang sơn chẳng nói, đổ dồn về đông.
Con Muỗi
Mình thì ngăn ngắn cẳng thì dài,
Nho nhỏ nhưng mà chẳng sợ ai.
Ít sức biết đâu mang nổi núi,
To gan có lúc cắn càn voi.
Xua tanh lũ kiến tuồng vô dụng,
Gầy mật bầy ong dạng bất tài.
Minh bạch gẫm ra thua nghỉ hết,
Ăn người rồi lại nói bên tai.
Giai Nhân Kỳ Ngộ Cảm Đề
佳人奇遇感題
歐亞風潮撼五洲,
英雄心碎自由樓。
白頭壯士真憂國,
紅袖佳人解報仇。
談笑眼幾空一世,
死生人自足千秋。
豪情妙論紛紛是,
一讀令人壹點頭。
Phiên âm:
Âu Á phong trào hám ngũ châu,
Anh hùng tâm toái tự do lâu.
Bạch đầu tráng sĩ chân ưu quốc,
Hồng tụ giai nhân giải báo cừu.
Đàm tiếu nhãn cơ không nhất thế,
Tử sinh nhân tự túc thiên thâu.
Hào tình diệu luận phân phân thị,
Nhất độc linh nhân nhất điểm đầu.
Dịch thơ:
Ngọn sóng đua tranh khắp địa cầu,
Anh hùng lắm lúc ruột gan đau.
Kìa người đầu bạc còn lo nước,
Nọ khách môi son biết trả thù.
Hay dở người đời xem mỏi mắt,
Thác còn gương sáng giọi nghìn thu.
Lời hơn lẽ phải nghe hay thiệt,
Đọc đến thì ta lại gật đầu.
Hoàn Vương Miếu
桓王廟
尚有桓王廟,
流風傳至今。
悠悠百年事,
更更千里心。
風雨扶孤劍,
山河憐寸金。
登高一欲暮,
回首沾衣襟。
Phiên âm:
Thượng hữu Hoàn Vương miếu,
Lưu phong truyền chí kim.
Du du bách niên sự,
Cánh cánh thiên lý tâm.
Phong vũ phù cô kiếm,
Sơn hà liên thốn kim.
Đăng cao nhất dục mộ,
Hồi thủ triêm y khâm
Dịch thơ:
Còn đó Hoàn Vương miếu,
Tục truyền đến hôm nay,
Trăm năm bao chuyện cũ,
Muôn dặm dạ vương đầy.
Bảo kiếm vùi mưa gió,
Tấc vàng tiếc núi mây.
Lên cao trời sắp tối,
Ngoảnh lại cảm thương thay.
Càng Cao Danh Vọng Càng Dày Gian Nan
Trời già chực sẵn gánh gian nan
Danh vọng bao nhiêu cứ trút càng
Hai chữ họ tên muôn miệng ngợi
Trăm vành cay đắng một thân mang
Cây suông trăm thước tư mùa gió
Vàng đúng mươi phân nặng kiếp than
Càng rụi càng cay càng đắt giá
Xưa nay gừng quế ở nhân gian
Vào Ngục Santé Bài 1
Ba năm trải thú khắp Paris,
Lao ngục chưa hề biết tí ti.
Sự thiếu vì đâu bày buộc tới?
Thân thừa còn dám oán hờn chi!
Một ngày dùng bữa hai lần súp,
Ba đứa chia nhau một ổ mì.
Tám kiếp trâu già chi sợ ách,
Ngồi buồn lắc vế cứ ngâm thi.
Vào Ngục Santé Bài 2
Từ ấy giam luôn mấy tháng tròn,
Nhờ trời ngủ kỹ lại ăn ngon.
Ngày ba lần xực coi còn đói,
Ðêm chín giờ ngơi ngáy vẫn giòn.
Mỗi bữa nửa giờ ra hóng mát,
Một tuần hai bận xuống thăm con.
Vui buồn mình biết lòng mình vậy,
Miễn trả cho rồi nợ nước non.
Gà Đẻ Gà Tục Tác
Chối cãi làm chi ớ mẹ gà
Xưa nay gà đẻ lại gà la
Thòi lòi trên ổ heo nhơi trứng
Tét lét ngoài mồm chó sủa ma
Bươi bếp nghề xưa khôn gỡ chải
Mổ diều thói xấu khéo qua loa
Cũng vì chiu chít bầy con đấy
Chanh lá rồi đây sẽ biết ta!
Kinh Thành Nguyên Đán
京城元旦
香水屏山勝景私,
春城萬戶迓春禧。
藍袍隨俗行三叩,
白酒逢人博一卮。
故國惟餘元日好,
此身偏被數金欺。
歸來酩酊渾無謂,
說與旁人盡解頤。
Phiên âm:
Hương thuỷ, Bình sơn thắng cảnh ti!
Xuân thành vạn hộ nhạ xuân hi.
Lam bào tuỳ tục hành tam khấu,
Bạch tửu phùng nhân bác nhất chi.
Cố quốc duy dư nguyên nhật hảo,
Thử thân thiên bị sổ kim khi.
Quy lai mính đính hồn vô vị,
Thuyết dữ bàng nhân tận giải di.
Dịch thơ:
Sông Hương núi Ngự cảnh riêng vui,
Nhà cửa thành xuân vẻ tốt tươi.
Xống xếnh áo xanh theo thói luỵ,
Kề cà rượu trắng gặp nhau mời.
Còn ba ngày Tết là vui nước,
Vì mấy đồng lương hoá luỵ người.
Say dở, ra về vô tích sự,
Gặp nhau nói chuyện khéo mua cười.
Đập Đá Ở Côn Lôn
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.
Đèn Sáp
Trăm nhồi mười nắn tính không hoi,
Đèn sáp khen ngươi khéo dẻo dai.
Giữ chặt mối tim trông mấy tấc,
Lăn tròn cái xác biết bao ngoai.
Cháy đầu bởi đỡ cơn tăm tối,
Nóng ruột càng thêm sự sáng soi.
Mở cửa vì đâu nên gió lọt,
Trót đêm nhỏ giọt tỏ cùng ai.
Cờ Tướng
Một ông tướng lác đứng trong cung,
Sĩ tượng khoanh tay chẳng vẫy vùng.
Pháo dở hai cây nằm dưới góc,
Tốt đau năm chú đứng bên sông.
Lờ khờ cặp ngựa đi tam cố,
Lạc xạc đôi xe chạy tứ tung.
Đương cuộc ai xui mê đến thế,
Hoạ là tiên xuống giúp cho cùng.
Cảm Tác
Gió, tố, dông, mưa đổ lộn phèo,
Trời già chi nỡ thắt khi eo.
Gẫm mùi trung hiếu nên cay đắng,
Giở túi văn chương đã mốc meo.
Bọn điếm lăng xăng lo chợ cháy,
Con hoang lơ lửng khóc cha nghèo.
Non cao bể rộng mênh mông cả,
Mặc sức bơi chơi, mặc sức trèo.
Đá Trông Chồng
Sự tám mươi đời có biết không?
Người chăng? hay đá? vợ chăng? chồng?
Đi đâu nên nỗi quên tin tức?
Đứng đó bao giờ luống đợi trông?
Tu vậy hay sao đầu trụi lụi?
Khóc chi lắm hử mặt phông phông?
Trời cao bể rộng người còn mất?
Biết nặng hòn non, nhẹ cái lông?
Qua Tây Lưu Tặng Nước Nhà
Làm trai trót gánh gánh gian nan,
Dám nại xa xuôi bỏ giữa đàng.
Coi lại chỉ còn ba tấc lưỡi,
Trải qua đã nát mấy buồng gan.
Tách dương Ấn Ðộ nhì thiên hạ,
Lên tháp Ba Lê nhứt thế gian.
Mượn bút Tương Như đề mấy chữ,
Thân này đành phú với giang san.
Khám phá các thông tin về 🔰Thơ Nguyễn Công Trứ 🔰Chi tiết nhất