Thơ Thích Nhất Hạnh ❤️️ Những Bài Kệ Của Thiền Sư Nổi Tiếng Nhất ✅ Tìm Hiểu Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp, Những Lời Dạy Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
NỘI DUNG CHÍNH
Về Tiểu Sử Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Nếu bạn cũng quan tâm đến cuộc đời, sự nghiệp của thiền sư thì không nên bỏ qua phần tiểu sử sau đây:
- Thích Nhất Hạnh có tên khai sinh là Nguyễn Đình Lang, sau đổi thành Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1926, tại Thừa Thiên (miền Trung Việt Nam). Ngài là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em, cha là cụ ông Nguyễn Đình Phúc, mẹ là cụ bà Trần Thị Dĩ.
- Năm 1942, ngài xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang. Tháng 9 năm 1945, ngài thọ giới Sa di với Bổn sư, được ban pháp tự Phùng Xuân. Năm 1947, ngài theo học Phật học đường Báo Quốc, Huế.
- Năm 1949, ngài rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học. Bắt đầu sự nghiệp sáng tác với pháp hiệu Thích Nhất Hạnh, một trong nhiều bút hiệu của Thiền sư. Đồng sáng lập chùa Ấn Quang, làm giáo thọ Phật học đường Nam Việt.
- Tháng 10.1951, ngài thọ Giới Lớn tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn với Hòa thượng Đường đầu Thích Đôn Hậu.
- Năm 1954 ngài được Tổng Hội Phật Giáo giao trách nhiệm cải cách giáo dục, làm Giám học Phật Học Đường Nam Việt.
- Năm 1955, ngài làm chủ bút nguyệt san Phật giáo Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Tổng hội Phật Giáo Việt Nam.
- Năm 1957, ngài thành lập Phương Bối Am, Bảo Lộc.
- Từ năm 1961 – 1963, tham học, nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Princeton và Columbia, Mỹ; sáng tác đoản văn “Bông Hồng Cài Áo”.
- Năm 1964, ngài được mời trở về Việt Nam tham gia lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), thành lập Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh) và nhà xuất bản Lá Bối.
- Năm 1965, ngài thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Năm 1966, sáng lập Dòng tu Tiếp Hiện. Ngày 1.5.1966, được Bổn sư phú pháp truyền đăng tại chùa Từ Hiếu và được kế thừa Trú trì Tổ đình Từ Hiếu sau khi Bổn sư viên tịch.
- Ngày 11.05.1966, ngài rời Việt Nam kêu gọi Hòa bình, bắt đầu 39 năm sống và truyền đạo ở nước ngoài. Năm 1967, ngài được mục sư Martin Luther King Jr. đề cử giải Nobel Hòa bình.
- Năm 1982, ngài thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp. Năm 1998, thành lập Tu viện Thanh Sơn, Mỹ; năm 2000, thành lập Tu viện Lộc Uyển, Mỹ.
- Năm 2005, ngài trở về Việt Nam lần thứ nhất. Thành lập tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc. Năm 2007, trở về Việt Nam lần thứ hai, tổ chức ba Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế tại ba miền. Năm 2008, trở về Việt Nam lần thứ ba, thuyết giảng tại lễ Vesak Liên Hiệp quốc.
- Từ tháng 10.2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, Việt Nam. Ngài đã an trú, tịnh dưỡng tại đây cho đến 00:00 giờ ngày 22.1.2022). Tang lễ của ngài được Đạo tràng và môn đồ pháp quyến tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu.
Tặng bạn trọn bộ 👉 Kinh Người Áo Trắng [Thầy Nhất Hạnh dịch và chú giải]
Sự Nghiệp Sáng Tác Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Nói về sự nghiệp sáng tác của thiền sư Thích Nhất Hạnh, ta có thể khái quát các nét chính như sau:
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư Ông Làng Mai – là một bậc thầy hướng dẫn tâm linh có ảnh hưởng lớn trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà thơ, một nhà hoạt động cho hòa bình và được nhiều người biết đến qua các bài giảng cũng như qua các cuốn sách nổi tiếng về chánh niệm và về hòa bình.
- Từ năm 2010, những tác phẩm thư pháp nổi tiếng của Thiền sư – với các câu thiền ngữ ngắn chuyên chở thông điệp về sự thực tập chánh niệm – đã được triển lãm tại Hồng Kông, Đài Loan, Canada, Đức, Pháp và Hoa Kỳ.
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất bản trên 100 cuốn sách, trong đó có hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Ông cũng xuất bản các bài giảng trong các tạp chí tạp chí Mindfulness Bell của Dòng tu Tiếp Hiện.
- Một số bài thơ nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tiếng địch chiều thu, Ánh xuân vàng, Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện, Bông hồng cài áo, Tiếng đập cánh loài chim lớn,…
- Một số tựa truyện nổi tiếng: Tình người, Nẻo về của ý, Am mây ngủ, Văn Lang dị sử, Con gà đẻ trứng vàng,…
- Được coi là “cha đẻ của phương pháp chánh niệm”, Thích Nhất Hạnh là người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.
TẶNG BẠN BÀI THƠ HAY 👉 Dấu Hỏi Vây Quanh Trọn Kiếp Người
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Thầy Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết rất nhiều sách và sáng tác rất nhiều bài thơ hay, mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Dưới đây là tuyển tập các tác phẩm của thầy Thích Nhất Hạnh:
Thơ
*Chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện (1965)
- Vết thương nhân loại
- Xin cúi đầu đưa về
- Hãy nguyện cầu cho bóng tối thêm sâu hỡi ngàn sao lấp lánh
- Xóm mới
- Lửa đốt em tôi
- Bướm bay vườn cải hoa vàng
- Về với em bé thơ ngây
- Chân dung
- Đừng biến mảnh vườn xanh xưa thành mồi ngon lửa dữ
- Sáu chiếc chèo tay
- Chiến tranh
- Ruột đau chín khúc
- Hoa mặt trời
- Một mũi tên rơi hai cờ huyễn tượng
- Vòng tay nhận thức
- Ngôi sao nhỏ
- Duy thị nhất tâm
- Giao cảm
- Quán tưởng
- Trầm hương tưởng niệm
- Thế giới chúng ta
- Mùa nhân loại mang áo mới
- Anh ấy chết sáng nay
- Hoà bình
- Princeton
- Trường ca Avril
- Sở y
- Nắng
- Sài Gòn ơi đập tan đi ảo ảnh
- Tổ sâu bé nhỏ
- Tình sách
- Đề Thiền Duyệt Thất
Xem bài thơ nổi tiếng của thầy Thích Nhất Hạnh 👉 Không Đau Khổ Lấy Chi Làm Chất Liệu
*Tiếng đập cánh loài chim lớn (1967)
- Thông điệp
- Đêm cầu nguyện
- Dặn dò
- Tiếng đập cánh loài chim lớn
- Chứng nhân còn đó
- Xin đứng bên nhau
- Ấm áp
- Bài thơ và niềm uất nghẹn
- Kiến trúc chân như
- Thịt da và gạch ngói
- Chiếc lô cốt cô độc và kẻ thù
- Tuyên ngôn của con người không khuất phục
- Bình lặng
- Buông thả
- Biểu hiện
- Chào các ngươi
- Sáng nay em đi
- Các anh còn tàn phá đến bao giờ
- Mưa quê hương
- Nẻo vắng
- Tôi thấy em nơi sân nghèo cô nhi viện
- Mặt trời tương lai
- Pháp giới thực ấn
- Tiếng gọi
- Chỗ đứng
- Xin chớ ngừng tay
- Quê hương tuổi nhỏ
- Luân chuyển tự tại
- Cỏ hoa còn thơm ngát
- Loài người đang đi tới
- Chuyện của Hương
- Bỗng tan đi
- Tiếng gầm sư tử lớn
- Ước nguyện
- Đại trượng phu
- Xin trả về cho non sông cho nhân loại cho đồng bào
- Những giọt không
- Sinh tử không hoa
- Nhập lưu
- Dựng tượng tuổi thơ
- Vững cánh
- Pháp thể hằng hữu
- Vô khứ lai từ
- Đừng khóc
- Các anh đứng dậy
- Lưu chuyển
- Một lá ngô đồng rơi
*Thử tìm dấu chân trên cát
- Trái ý thức chín rồi
- Thiên đường đã mất
- Bé đã sinh ra rồi
- Ảo hóa
- Hộ niệm
- Đường quê
- Tôi về lật lại trang xưa
- Padmapani
- Tươi son bền sắt
- Tịch tĩnh
- Tâm nguyệt
- Bướm lạc quê hương
- Cao Phong
- Lanka
- Trời bên ấy sáng chưa
- Cẩn trọng
- Sinh tử
- Bờ bến lạ
- Uyên nguyên
- Đuốc thơ còn cháy trên trang sử người
- Hãy gọi đúng tên tôi
- Người hành khất năm xưa còn ngồi đó
- Ngày nào tôi tháo được trái tim
- Đêm hội trăng rằm
- Âm hưởng
- Giây neo
- Bàn tay, bàn tay
- Marthon, marthon
- Dòng sông chiều và hồn đất
- Wendy
- Những hàng dậu mới
- Từ bi quán
- Rừng không
- Tôi sẽ xin rằng tất cả
- Chúng ta hãy trả lời
- Lời nguyện cầu tìm đất sống
- Bát nhã
- Một mũi tên rơi hai cờ ảo tưởng
- Mẹ
- Lời người dân lao động Sài Gòn
- Khứ lai
- Mây trắng thong dong
- Cái ô ram
- Lòng không bận về
- Babtita
- Bắc một chiếc cầu
- Sinh tử không hai
- Trời phương ngoại
*Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt
- Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt
- Chân tình
- Hãy gọi đúng tên tôi
- Tìm nhau
- An tịnh tâm hành
- Chấm dứt luân hồi
- Ngắm trăng
- Phổ nhập
- Phi cóc tính
- Đi vòng quanh
- Ý thức em mặt trời tỏ rạng
- Trung tâm thiền
- Cúc cu đúng hẹn
- Mở thêm rộng lớn con đường
- Địa xúc
- Cầu hiểu, cầu thương
- Tin vui
- Em là khu vườn tôi
- Nhất Như
- Trẻ em đủ các sắc mầu
- Tương tức
*Một số tập thơ khác
- Tiếng địch chiều thu, Long Giang, Sài Gòn, 1949.
- Ánh xuân vàng (bút danh: Hoàng Hoa), Long Giang, Sài Gòn, 1950.
- Thơ ngụ ngôn (bút danh: Hoàng Hoa), Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1950.
- Bông hồng cài áo, Sài Gòn, 1962.
- Vietnam Poems, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1967.
- The Cry of Vietnam, Unicorn Press, Santa Barbara (Hoa Kỳ), 1968.
- De Schreeuw van Vietnam, Uitgeverij Ten Have, Baarn, Holland, 1970.
- Zen Poems, Unicorn Press, Greensboro (Hoa Kỳ), 1976.
Truyện
- Tình người (tập truyện; bút danh: Tâm Quán), 1951; Lá Bối 1973.
- Nẻo về của ý (bút ký), Lá Bối 1967; An Tiêm 1972.
- Am mây ngủ (truyện ngoại sử), Lá Bối.
- Bưởi (tập truyện ngắn), Lá Bối.
- Tố (tập truyện), Lá Bối.
- Văn Lang dị sử (truyện cổ tích, bút danh Nguyễn Lang), Lá Bối; An Tiêm 1975.
- Đường xưa mây trắng, Lá Bối; Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2007.
- Truyện Kiều dịch ra văn xuôi, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn.
- Truyện tranh Coconut – Monk, Nhà xuất bản Plum Blossom Books, 2006.
- Con gà đẻ trứng vàng, 2018.
Bên Cạnh Thơ Thích Nhất Hạnh, Đọc Thêm 🔰Thơ Thầy Minh Niệm 🔰 HAY NHẤT
Khảo Luận
- Đông phương luận lý học, Hương Quê 1950.
- Vấn đề nhận thức trong Duy Thức học, Lá Bối 1969.
- Tương lai văn hóa Việt Nam, Lá Bối.
- Tương lai Thiền học Việt Nam, Lá Bối.
- Việt Nam Phật giáo sử luận (bút danh Nguyễn Lang), 3 tập, tập 1: Lá Bối 1974, 2 tập sau xuất bản ở nước ngoài sau 1975.
- Thả một bè lau, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn 2008.
- Những con đường đưa về núi Thứu .
- Làng mai nhìn về núi Thứu.
- Đập vỡ vỏ hồ đào.
- Sen búp từng cánh hé.
Sách
- Gieo trồng hạnh phúc
- Muốn an được an
- Con đường chuyển hóa
- Tay thầy trong tay con
- Thiền sư Khương Tăng Hội
- Hạnh phúc cầm tay
- Đạo Phật ngày nay
- Đạo Phật đi vào cuộc đời
- Thiền tập cho người bận rộn
- Tìm bình yên trong gia đình
- Tĩnh lặng
- Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi
- Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức
- Con đã có đường đi
- Hỏi đáp từ trái tim
- Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới tập 1
- Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới tập 2
- Để có một tương lai
- Thiết lập tịnh độ
- Fear: Sợ hãi
- Trồng một nụ cười
- Đạo Phật của tuổi trẻ
- Phật trong ta
- Chúa trong ta
- Tâm tình với Đất mẹ
Khác
- Gia đình tin Phật, Đuốc Tuệ 1952
- Đạo Phật đi vào cuộc đời, Lá Bối 1964
- Nói với tuổi hai mươi, Lá Bối 1966, 1972
- Phật giáo Việt Nam và hướng đi nhân bản đích thực (bút danh Trần Thạc Đức), Lá Bối 1967
- Đạo Phật hiện đại hóa, Lá Bối 1965, 1968
- Đạo Phật ngày mai, Lá Bối 1970
- Nẻo vào thiền học, Lá Bối 1971
- Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày, Viện Hóa Đạo xuất bản 1973
- Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng, Lá Bối
- Kiều và văn nghệ đứt ruột, Lá Bối, USA, 1994
- The Miracle of Mindfulness: A Manual on Meditation, Beacon Press, 1999, ISBN 0-8070-1239-4 (Vietnamese: Phép lạ của sự tỉnh thức)
- Phép lạ của sự tỉnh thức, Nhà xuất bản Tôn giáo
- Đi như một dòng sông
- An lạc từng bước chân
- Trái tim của Bụt, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2006
- Hạnh phúc: mộng và thực Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009
- Kim Cương: Gươm báu cắt đứt phiền não, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009
- Giận, Nhà xuất bản Thanh niên, 2009
- Không diệt không sinh đừng sợ hãi. Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2019
- Từng bước nở hoa sen. Nhà xuất bản Văn hoá – Văn nghệ TP HCM, 2018
Tặng bạn 🌱Thơ Thiền Về Kiếp Nhân Sinh🌱 Bên Cạnh Chùm Thơ Thầy Thích Nhất Hạnh
Những Bài Kệ Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có rất nhiều bài kệ mang ý nghĩa hay, giúp chúng ta thực hành chánh niệm trong đời sống hàng ngày cũng như để nhìn mọi thứ một cách sâu sắc. Nếu bạn cũng quan tâm đến chủ đề này thì đừng nên bỏ qua những bài kệ nổi tiếng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sau đây nhé!
Bài Thực Tập Đầu Tiên Trong Ngày
“Bước đi trên mặt đất
Chính là một phép màu!
Từng bước chân chánh niệm
Thấy Pháp thân diệu kỳ.”
Khi Dùng Nước
“Nước từ nơi suối cao
Chảy về miền đất thấp
Thật nhiệm mầu, nước đến
Nuôi dưỡng cuộc đời ta.”
Nhìn Vào Chiếc Bát Rỗng Không Của Bạn
“Chiếc bát rỗng bây giờ
Sẽ đầy thực phẩm quý
Nhiều sinh linh đói khổ
Chật vật kiếm miếng ăn
Thật may mắn chúng ta
Vật thực được đầy đủ.”
Ăn Cơm
“Ta thấy rất rõ
Trong thức ăn này
Toàn thể vũ trụ
Nuôi dưỡng thân ta.”
Tiếp Xúc Với Đất Mẹ
“Đất Mẹ đưa ta đến
Nuôi dưỡng ta trong đời
Và mai kia Đất Mẹ
Đem chúng ta trở về
Ngay trong từng hơi thở
Là sinh-diệt luân hồi.”
15 Bài Thơ Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Nổi Tiếng Nhất
Tiếp theo là 15 bài thơ của thiền sư Thích Nhất Hạnh nổi tiếng nhất, mời bạn đọc cùng thưởng thức và chiêm nghiệm.
Vết Thương Nhân Loại
Gió về hơi bấc căm căm lạnh
Chiều xuống nhanh chân phủ núi đồi
Ri rỉ thấm dần manh áo mỏng
Chất gì loang loảng. Máu! trời ơi!
Vết thương nhân loại đà khơi mở
Trên chiếc tàn thân lấm bụi đời
Gió rét, chao ơi là buốt lạnh,
Lòng đau như cắt, lệ đầy vơi.
Ai gây chi lắm niềm cay đắng
Vũ trụ cầu van đến nghẹn lời!
Sâu độc đã vào, hoa lá úa
Rồi đây vàng võ một chiều thôi
Ôi vết thương sâu lòng nhân loại
Thuốc thang tìm kiếm đã bao hồi?
Đau quá, cạn khô dần huyết mạch
Đừng sâu thêm nữa hỡi người ơi.
Tiếng Đập Cánh Loài Chim Lớn
Lối cũ dấu hài
Hương thời gian không tím
Màu thời gian không như màu trời xanh
Mồ hóng gỗ xưa
Rêu đá lạnh
Và bụi đường
Thời gian không trôi chảy
Không gian chỉ ngừng đọng
Trên đầu tôi, chim bay
Nơi tay người
Nhiệm mầu then cửa
Mở hay đóng
Để chàng lui về nơi xuất phát
Một mình tôi
Bên đôi đường đóng mở
Giữa hai nẻo xuống lên
Bàng hoàng
Vang động tiếng chân xưa
Gọi về
Tỉnh thức.
Hoa Mặt Trời
Em đến đây, bằng đôi mắt hồn nhiên
Nhìn màu xanh của pháp thân hiển hiện
Dù thế giới tan tành
Nụ cười bông hoa cũng không bao giờ còn tan biến
Chúng ta đã được gì hôm qua
Và sẽ mất gì sáng nay?
Em đến đây
Theo ngón tay tôi
Nhìn thẳng vào thế gian điểm tô bằng ảo tượng
Hoa mặt trời mọc rồi
Muôn hoa khác đều quay về quy ngưỡng.
Giao Cảm
Lặng lẽ chiên đàn nhả khói thơm
Đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn
Lung linh nến ngọc ngời sao điểm
Thanh tịnh. Trần gian sạch tủi hờn.
Chầm chậm xuân về lòng đất chuyển
Nhạc trời thanh thoát rộn muôn phương
Tâm linh một thoáng bừng giao cảm
Lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn
Trời đất hân hoan mừng nắng dậy
Một đàn em nhỏ rộn yêu thương
Quần điều áo lục theo chân mẹ
Hái lộc mùa xuân chật ngả đường.
Hoà Bình
Sáng nay vừa thức dậy
Nghe tin em gục ngã
Nơi chiến trường
Nhưng trong khu vườn tôi, vô tình
Khóm tường vi vẫn nở thêm một đoá
Tôi vẫn sống, vẫn ăn và vẫn thở
Nhưng đến bao giờ mới được nói thẳng điều tôi ước mơ?
Ước Nguyện
Một sẽ luân hồi thành ba thành bốn
Thành năm
Chúng tôi sẽ trở lại hoài
Chúng tôi sẽ trở lại hoài.
Hạt mưa đêm nay thánh thót
Hãy ngồi trên những ngọn sóng này
Dạo chơi biển mang mang tiềm thức
Chập chùng chập chùng đồi núi
Vào ra sông biển
Cánh hải âu vờn nắng
Trắng muốt màu tuyết sáng
Môi bé thơ xin đừng ngưng hát ca.
Quê Hương Tuổi Nhỏ
Nghe
Hoa cau
Quyến rũ
Nắng chiều muộn
Thoi thóp kêu thành tiếng
Không gian đọng
Cánh chim trắng
Vọng
Bến bờ xưa.
Cô thôn chiều nổi gió
Áo lụa bay
Cầu ô thước
Sông nước
Cồn cỏ
Con nghé nhỏ
Đuổi chạy mặt trời
Tiếng tù và giục giã
Khói sương
Cơm chiều lửa đỏ
Mái rạ thấp
Tôi ra gọi em về
Nhưng chỉ thấy
Bốn bề
Hư vô giăng mắc.
Bình Lặng
Thơ ấu
Tuổi mười hai ửng nắng
Em nói năng gì?
Con sông xưa
Thành phố cũ
Mây trắng gọi trời xanh
Bình lặng
Trầm Hương Tưởng Niệm
Bảy năm
Trầm hương xa
Hình ảnh mẹ
Một sáng mùa thu lạnh nắng
Mẹ rủ áo ra về
Đau thương đầy vai trút nhẹ
Con không khóc;
Cuộc đời xa lạ,
Ra đi tủi hờn rưng rưng
Gió bay áo con
Vàng nắng, đồi cao, trời xanh,
Nấm đất.
Những người còn ở lại sau chót
Cũng ra về.
Con nói chuyện cuộc đời
Lòng tan nát nhưng bình an
Hiện hữu đã quá nặng nề trên vai mẹ
Bảy năm
Thỉnh thoảng mẹ về, linh động
Hôm nay hai giọt nước mắt xót thương
Tủi hờn con chia với mẹ
Hiện hữu vai con còn gánh
Nhớ về hình ảnh mùa thu xa
Trầm hương xa
Gió thổi vi vu
Đồi cao ngợp nắng
Hôm nay con về
Ở lại với con hôm nay mẹ ơi
Ngày mai không biết về đâu phiêu bạt
Nhưng Mẹ vẫn còn
Ôi thương yêu ngàn năm
Cho con gục đầu nhớ nhung
Gọi về quê mẹ.
Ấm Áp
Tôi bưng mặt trong lòng hai bàn tay
Có phải để khóc đâu anh
Tôi bưng mặt để giữ cho ấm áp sự cô đơn
Hai bàn tay chở che
Hai bàn tay nuôi dưỡng
Hai bàn tay ngăn cản
Sự ra đi hờn dỗi của linh hồn.
Biểu Hiện
Tuổi xanh
Như nắng thơm
Sáng rực trời hè
Trưa bình lặng
Năm tháng là đất liền
Ghi chép mãi
Những mùa xanh
Bất tận.
Các Anh Đứng Dậy
Con của tôi nằm
Trong nôi
Thiên thần bé nhỏ
Đất nước nằm trong cơn bão tố
Con tôi nằm
Trong cơn bão tố.
Tôi muốn làm sao
Đem thân yếu nhỏ
Che chở con tôi
Nhưng đất nước chuyển rung
Và chiếc nôi con tôi
Anh ơi
Chị ơi
Đã biết bao đêm
Thao thức lòng đời
Hôm qua và hôm nay
Trên dưới ngút rừng khói lửa
Bom đạn rung trời tiếng nổ
Các anh đứng lên
Vì thế hệ chúng nó
Cho tôi góp phần công quả
Các anh đứng dậy các anh ơi.
Sinh Tử Không Hoa
Đêm nghe mưa gội
Linh hồn thức dậy
Trời thế gian ngập lụt
Biển sóng gầm ảo tượng
Trong phút giây chập chờn
Đường nét hôm nay
Ra vào thấp thoáng
Đưa anh về đâu?
Có
Không
Mầu nhiệm trong giây lát
Hạt mưa cười
Nghiêng đổ u sầu
Những Giọt Không
Mát lòng, nhờ
Những giọt không
Bỗng đâu thuyền đã
Sang sông
Tới bờ!
Cát mềm, bãi vắng
Nguyền xưa…
Pháp Thể Hằng Hữu
Bờ sông vắng
Bờ sông nắng
Nắng trên hè phố
Nắng trên bức tranh
Nắng trên lòng sách
Sách cười trang chữ
Lặng lẽ dòng sông trôi
Lòng tôi với lòng sách
Lòng tôi với dòng sông
Nắng còn lưu hoa
Trên lòng sách
Thời gian
Tràn lan
Mênh mông
Tuyển tập ❤️️Thơ Lưu Quang Vũ ❤️️ Bên Cạnh Các Bài Thơ Của Thích Nhất Hạnh
Bài Thơ Tìm Nhau Của Thầy Thích Nhất Hạnh
Bài thơ Tìm nhau là hành trình thiền sư Thích Nhất Hạnh đến với Phật giáo – từ thuở thơ bé đến khi là nhà hoạt động xã hội và là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng ở phương Tây. Tác phẩm biểu hiện đời sống nội tâm, phản chiếu sự thực về cuộc sống hàng ngày của ngài.
Tìm nhau
Con đã đi tìm Thế Tôn
Từ hồi còn ấu thơ
Con đã nghe tiếng gọi của Thế Tôn
Từ khi mới bắt đầu biết thở.
Con đã ruổi rong
Vạn nẻo đời hiểm trở
Đã từng đau khắc khoải
Với trăm thương ngàn nhớ
Trên bước đường hành hương.
Con đã đi tìm Thế Tôn
Trong tận cùng hoang dã
Ngoài mênh mông biển lạ
Trên tuyệt mù cao sơn
Con đã từng nằm chết quạnh hiu
Trên cánh sa mạc già
Con đã từng cố giấu lại vào tim
Những giòng lệ đá
Con đã từng mơ uống những giọt sương
Lấp lánh hành tinh xa.
Con đã từng ghi dấu chân
Trên non Bồng diễm ảo
Con đã từng cất tiếng kêu gào
Dưới ngục A tỳ mòn mỏi hư hao
Bởi vì con đói lạnh
Bởi vì con khát khao
Bởi vì con muốn tìm được cho ra
Bóng hình ai muôn đời tuyệt hảo.
Con biết nằm trong trái tim con
Là niềm tin diệu kỳ
Thâm sâu và uyên áo
Là Thế Tôn có mặt đó
Dù con chưa biết đích xác Thế Tôn đâu
Con linh cảm rằng từ muôn kiếp xa xưa
Thế Tôn với con đã từng là một
Rằng khoảng cách giữa hai ta
Không thể dài hơn quá một nhịp tâm đầu.
Chiều hôm qua bước đi một mình
Con thấy lá thu rơi đầy lối cũ
Và vầng trăng treo trước ngõ
Đã xuất hiện bất thần
Như bóng hình người cũ
Rồi tinh đẩu xôn xao báo tin
Là Thế Tôn đã có mặt nơi này.
Suốt đêm qua trời giáng mưa cam lộ
Chớp lòe qua cửa sổ
Trời lên cơn bão tố
Đất trời như giận dữ
Nhưng cuối cùng trong con
Mưa cũng tạnh mây cũng tan
Nhìn ra cửa sổ
Con thấy vầng trăng khuya đã hiện
Và đất trời đã thực sự bình an
Tự soi mình trong gương nguyệt
Con thấy con
Và con bỗng thấy Thế Tôn.
Thế Tôn đang mỉm cười
Ô hay
Vầng trăng thảnh thơi vừa trả lại cho con
Tất cả những gì con ngỡ rằng đã mất
Từ khoảnh khắc ấy
Từng phút giây miên mật
Con thấy không có gì đã qua
Không có gì cần hồi phục
Bông hoa nào
Hạt sỏi nào
Ngọn lá nào
Cũng nhìn con, nhận mặt
Nhìn đâu con cũng thấy nụ cười Thế Tôn
Nụ cười của không sinh không diệt
Đã nhận được tự gương nga.
Con đã nhìn thấy Thế Tôn
Thế Tôn ngồi đó
Vững như núi Tu Di
Bình an như hơi thở
Thế Tôn ngồi đó
Như chưa bao giờ từng vắng mặt
Như chưa bao giờ trên thế gian
Đã từng có cơn bão lửa
Thế Tôn ngồi đó
Yên lặng và thảnh thơi.
Con đã tìm ra Thế Tôn
Con đã tìm ra con
Nước mắt con không cầm nổi
Con ngồi đó
Im lặng trời xanh xao
Núi tuyết in nền trời
Và nắng reo phơi phới.
Thế Tôn là tình yêu đầu
Thế Tôn là tình yêu tinh khôi
Nghĩa là không bao giờ
Sẽ cần tình yêu cuối
Người là dòng sông tâm linh
Tuy đã từng chảy qua
Hàng triệu kiếp luân hồi
Nhưng luôn luôn còn mới.
Con đã đi tìm Thế Tôn
Từ hồi còn ấu thơ
Con đã nghe tiếng gọi của Thế Tôn
Từ khi mới bắt đầu biết thở
Thế Tôn là Bình An
Thế Tôn là Vững Chãi
Thế Tôn là Thảnh Thơi
Người là Bụt Như Lai.
Con nguyện một lòng nuôi dưỡng
Chất liệu thảnh thơi
Chất liệu vững chãi
Và truyền đạt tới mọi loài
Hôm nay và ngày mai.
Những Lời Dạy Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Là thiền sư nổi tiếng trên thế giới, Thiền sư Thích Nhất Hạnh để lại rất nhiều lời dạy hay, giúp chúng ta thực hành chánh niệm hàng ngày đơn giản hơn. Dưới đây là những lời dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh mà bạn nên biết.
- Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.
- Hành động của tôi nói lên tôi là ai.
- Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.
- Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.
- Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.
- Hãy mỉm cười, hít thở và đi từ từ
- Bởi vì bạn đang sống, tất cả mọi thứ là có thể
- Cuộc sống chỉ có trong giây phút hiện tại.
- Nhiều người nghĩ rằng sự phấn khích là hạnh phúc… Nhưng khi bạn đang phấn khích, bạn không bình yên. Hạnh phúc thật sự được dựa trên sự bình yên.
- Cảm giác đến và đi như những đám mây trên bầu trời lộng gió. Ý thức về hơi thở là nơi nương tựa của tôi.
- Hy vọng là quan trọng bởi vì nó có thể làm cho giây phút hiện tại không khó để chịu đựng. Nếu chúng ta tin rằng ngày mai sẽ tốt hơn, chúng ta có thể chịu đựng khó khăn hôm nay.
- Thức dậy buổi sáng này, tôi mỉm cười. Hai mươi bốn giờ mới trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn trong từng thời điểm và xem xét tất cả chúng sinh với đôi mắt của lòng từ bi.
Khám phá thêm về 🌿Thơ Chính Hữu 🌿 Ngoài Các Bài Thơ Thích Nhất Hạnh
20 Câu Nói Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Sưu tầm 20 câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh nổi tiếng, giúp bạn sống tốt hơn mỗi ngày.
- Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.
- Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.
- Tất cả suy nghĩ, lời nói, hành động của bạn đều mang dấu ấn của riêng bạn.
- Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ vui sống từng phút giây mà đời ban cho tôi.y
- Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.
- Vì bạn cười, bạn làm cuộc sống này đẹp hơn.
- Tình yêu của bạn phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do.
- Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.
- Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.
- Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.
- Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.
- Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.
- Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
- Quá khứ đã qua, tương lai thì chưa đến, và nếu chúng ta không quay trở lại với chính bản thân mình trong thời điểm hiện tại, chúng ta không thể bắt nhịp với cuộc sống.
- Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.
- Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.
- Nếu bạn yêu ai đó, món quà quý nhất bạn có thể tặng họ là sự có mặt của mình.
- Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.
- Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.
- Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.
Tìm hiểu chi tiết về 🌿Thơ Nguyễn Khuyến 🌿 Bên Cạnh Chùm Thơ Thích Nhất Hạnh