Thơ Thu Bồn: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Thơ Thu Bồn ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất ✅ Tổng Hợp Các Thông Tin Quan Trọng Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Thơ Văn Của Tác Giả Thu Bồn.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Thu Bồn

Thu Bồn là một tấm gương nổi bật của người tự nguyện dấn thân cầm súng và cầm bút, là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của thế hệ các nhà văn chống Mỹ. Dưới đây là tiểu sử cuộc đời tác giả Thu Bồn, bạn có thể tham khảo.

  • Thu Bồn, tên thật là Hà Đức Trọng (1 tháng 12 năm 1935 tại Quảng Nam – 17 tháng 6 năm 2003), là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
  • Ngoài bút danh đặt theo tên dòng sông Thu Bồn quê hương, ông còn có các bút danh khác là Hà Đức Trọng, Bờ Lốc.
  • Quê của ông tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
  • Ông vào bộ đội năm mười một tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu.
  • Thu Bồn là một trong 3 người còn sống sót sau chiến tranh của tiểu đội nhà văn quân đội 13 người được cử vào chiến trường chống Mỹ năm 1962.
  • Sau 1954 anh được tập kết ra Bắc, đi học và trở thành giáo viên văn hóa trường Sỹ quan Lục quân.
  • Trong thời gian chiến tranh, ông làm phóng viên chiến trường Liên khu V sau đó về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Thu Bồn trở lại Tây Nguyên rồi xông xáo hết chiến dịch biên giới Tây Nam với quân tình nguyện Campuchia lại đến cuộc chiến đấu biên giới phía Bắc với quân đội bảo vệ biên cương địa đầu tổ quốc.
  • Thu Bồn là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ miền Trung Trung Bộ và ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV.

Đón đọc 🔰Thơ Phan Bội Châu🔰 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Thu Bồn

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thu Bồn, xem ngay đừng bỏ lỡ.

  • Tay súng tay bút, ông sáng tác không ngừng nghỉ, dù trên đường hành quân hay ngay trong chiến hào giữa những trận chiến. 
  • Thu Bồn là người có nhiều đóng góp nhất trong tất cả các thể loại: thơ, trường ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận và cả báo chí nữa, với một số tác phẩm lớn cả về lượng lẫn về chất. Trong đó, ông là một trong những người khai mở và đặt dấu ấn thành công đầu tiên về thể loại trường ca viết về chiến tranh chống Mỹ cứu nước và cũng là tác giả có nhiều trường ca nhất. 
  • Gần 40 năm đã trôi qua, Thu Bồn đã mở rộng sức hút sang nhiều thể loại nhưng trường ca vẫn là sở trường của ông, trong đó Bài ca chim Chơ Rao vẫn được coi là thành công nhất.
  • Trường ca Bài ca chim Chơ Rao từ miền Nam gửi ra được in toàn bộ trên báo Văn nghệ, giới thiệu Thu Bồn với độc giả miền Bắc. Trường ca được đón nhận như một thành tựu thơ ca của miền Nam.
  • Ở những bài thơ ngắn, Thu Bồn cũng viết bằng hơi trường ca. Không được kể chuyện thì ông dùng tình và tứ để biểu hiện. Trong những năm chiến tranh, Thu Bồn muốn mang thơ góp vào công tác tuyên truyền cổ võ chiến đấu, mỗi sự tích ông đều biến thành một đề tài. Cảm xúc và cả ý tưởng đều không theo kịp.
  •  Ông còn là cây bút viết cho thiếu nhi với những tác phẩm Hòn đảo chân ren (1973), Em bé trong rừng thốt nốt (1979)…
  • Các tác phẩm của ông: Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962), Tre xanh (thơ, 1969), Mặt đất không quên (thơ, 1970), Campuchia hy vọng (trường ca, 1978), Oran 76 ngọn (trường ca, 1979), Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985),….

Các giải thưởng:

  • Giải văn học Nguyễn Đình Chiểu
  • Giải thưởng văn học quốc tế Lotus của Hội Nhà văn Á Phi (1973)
  • Giải thưởng báo Hà Nội Mới (1969)
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2017 cho các tác phẩm: các tiểu thuyết “Chớp trắng”, “Vùng pháo sáng” và tập truyện ngắn “Dưới tro”.

=>Sống hết mình, yêu thương hết mình, sáng tạo hết mình, nhà thơ Thu Bồn đã có một cuộc đời và sự nghiệp đầy ý nghĩa. Ông như cánh chim bay qua lửa đạn thành con tuấn mã tung hoành ngang dọc khắp bầu trời Tổ quốc, để lại một sự nghiệp và nhân cách đáng ngưỡng mộ. 

Phong Cách Sáng Tác Của Thu Bồn

Các đặc điểm chính trong phong cách sáng tác của nhà thơ Thu Bồn.

  • Thu Bồn có sức bút mạnh mẽ. Ông viết nhanh, viết nhiều, chất lượng khá đều. Ông có nhiều tác phẩm về đề tài Tây Nguyên, vùng đất đánh thức trí tưởng tượng của ông từ tuổi bé thơ. Ông sử dụng nhuần nhuyễn các chất liệu Tây Nguyên, hơn thế ông kỳ ảo hoá, tạo thêm sức mê đắm hoang dại và thần kỳ. 
  • Ngòi bút Thu Bồn vốn phóng khoáng và gợi cảm, được dịp tung hoành trong các khung cảnh hoành tráng, hành động, hùng vĩ, kỳ ảo.
  • Do đi nhiều, thâm nhập cuộc sống nhanh, nhạy bén và sắc sảo nên tác phẩm của Thu Bồn rất giàu chất liệu hiện thực, bề bộn và tươi rồi sự sống ; nhiều trang văn xuôi giàu chất thơ…
  • Những năm cuối đời, thơ ông hướng về khám phá nội tâm, đúng hơn là chiêm nghiệm lại tháng ngày ông đã sống.

Đừng bỏ lỡ 👉Thơ Nguyễn Đình Chiểu👈Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Thu Bồn

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Thu Bồn, bạn có thể tham khảo ngay sau đây.

Tuyển Tập Thơ

*Oran 76 ngọn (1979)

  • Oran 76 ngọn
  • Chiến khu
  • Ồ Kalahông
  • Những người bị đuổi
  • Chiến khu bị bao vây
  • Những người không có địa chỉ
  • Những chiếc thoi vàng
  • Giấc mơ Angkor
  • Đây là biên giới
  • Tiếng não bạt
  • Các ngài đại sứ
  • Xêrica
  • Đòn xe bò từ Cátđamôn trở về
  • Chúng tôi là ai đây
  • Riêmkê
  • Nói về đất
  • Ở đây chốt Kamêlai
  • Ổ quỷ
  • Đêm biển hồ
  • Vĩ thanh buồn

*Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (1992)

  • Không đề 1
  • Không đề 2
  • Không đề 3
  • Không đề 4
  • Không đề 5
  • Không đề 6
  • Không đề 7
  • Không đề 8
  • Không đề 9
  • Không đề 10
  • Không đề 11
  • Không đề 12
  • Không đề 13
  • Không đề 14
  • Không đề 15
  • Không đề 16
  • Không đề 17
  • Không đề 18
  • Không đề 19
  • Không đề 20
  • Không đề 21
  • Không đề 22
  • Không đề 23
  • Không đề 24
  • Không đề 25
  • Không đề 26
  • Không đề 27
  • Tạm biệt Huế
  • Qua quê mẹ
  • Mong em về trước cơn mưa
  • Mưa tháng sáu
  • Ngôi sao lạc loài
  • Linh hồn đá
  • Vĩnh biệt thiên hà
  • Không đề 28
  • Không đề 29
  • Không đề 30
  • Không đề 31
  • Không đề 32
  • Không đề 33
  • Không đề 34
  • Không đề 35
  • Không đề 36
  • Không đề 37
  • Không đề 38
  • Không đề 39
  • Không đề 40
  • Không đề 41
  • Không đề 42
  • Không đề 43
  • Không đề 44
  • Không đề 45
  • Không đề 46
  • Không đề 47
  • Không đề 48
  • Không đề 49
  • Không đề 50
  • Không đề 51
  • Không đề 52
  • Không đề 53
  • Không đề 54
  • Không đề 55
  • Không đề 56
  • Không đề 57
  • Không đề 58
  • Không đề 59
  • Không đề 60
  • Không đề 61
  • Không đề 62
  • Không đề 63
  • Không đề 64
  • Không đề 65
  • Không đề 66
  • Không đề 67
  • Không đề 68
  • Không đề 69
  • Không đề 70
  • Không đề 71
  • Không đề 72
  • Không đề 73
  • Không đề 74
  • Không đề 75
  • Không đề 76
  • Không đề 77
  • Không đề 78
  • Không đề 79
  • Không đề 80
  • Không đề 81
  • Không đề 82
  • Không đề 83
  • Ngược sáng
  • Ngược dòng
  • Qua sông Thu Bồn
  • Gửi lại cây đàn
  • Thu vàng
  • Nói gì với mùa thu
  • Con sáo sang sông
  • Bài thơ giã biệt
  • Hành phương nam
  • Xăm lia
  • Sâu thẳm Mê Kông

*Một số tác phẩm khác

  • Bài ca chim Chơ-rao
  • Bài thơ chưa đặt tên
  • Chiếc hầm bí mật của tôi
  • Con trở lại
  • Dưới sâu
  • Đà Lạt
  • Đất
  • Đất kêu
  • Đi tìm mây
  • Đừng dỗ
  • Em đi bán lịch
  • Em hát bằng lòng mẹ Việt Nam
  • Gửi lòng con đến cùng Cha
  • Hà Nội ngày nào
  • Hôn mảnh đất quê hương
  • Khúc dương cầm dưới trăng
  • Mẹ
  • Ngưỡng cửa lời ru
  • Nhường gối cho em
  • Ông già và biển
  • Quá vãng
  • Quê hương mặt trời vàng
  • Quê hương mẹ
  • Rừng đêm Bà Lá
  • Thi sĩ
  • Thiếu nữ Châu Ro
  • Thung lũng nhiều mây
  • Tiếng hát mảnh vườn
  • Tìm mây
  • Tình yêu
  • Tre xanh
  • Tự bạch
  • Vấp một tiếng chim
  • Về lại xứ Đoài
  • Vết sẹo tuổi thơ
  • Vườn chanh
  • Xin giông bão
  • Mặt đất không quên
  • Tôi nhớ mưa nguồn
  • Badan khát (trường ca, 1976),
  • Cămpuchia hy vọng (trường ca, 1978)
  • Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985)
  • Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985)
  • Trường ca tuyển tập (1999),
  • Tuyển thơ Thu Bồn (2015)…

Truyện, Tiểu Thuyết

  • Chớp trắng (tiểu thuyết, 1970),
  • Hòn đảo chân ren (tiểu thuyết, 1972),
  • Dòng sông tuổi thơ (tiểu thuyết, 1973),
  • Những đám mây màu cánh vạc (tiểu thuyết 2 tập, 1975)
  • Em bé trong rừng thốt nốt (truyện, 1979),
  • Đỉnh núi (tiểu thuyết, 1980)
  • Mắt bồ câu và rừng phi tiễn (tiểu thuyết, 1986)
  • Vùng pháo sáng (tiểu thuyết, 1986)
  • Cửa ngõ miền Tây (tiểu thuyết, 1986)
  • Em bé vào hang cọp (tiểu thuyết, 2 tập, 1986)
  • Dưới tro (tập truyện ngắn, 1986)

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Thu Bồn

Dưới đây là 15 bài thơ hay nhất của tác giả Thu Bồn, mời bạn đọc cùng thưởng thức.

Vết Sẹo Tuổi Thơ

Thuở nhỏ tôi thường nhặt thóc rụng bên sông
những hạt thóc lấm lem vương vãi trên đồng
Cò bay sóng sánh
xáo động dòng trôi tôi vớt cánh cò
Con nít sang sông khỏi trả tiền đò
nhưng tôi muốn lội
tôi ré tôi la tôi chìm nổi
tôi chơi đá bò bay cả một khúc sông!
Em ơi! em còn nhớ không?
mảnh ngói thia lia em trao tay anh ném
Nhặt từ đổ vỡ miếu thần nông
tay anh đứt vì mắt em sắc lẻm…

Ba mươi năm… tôi trở về quê mẹ
Giật mình khi nhận ra sông
Đứa bé nào kia nhặt thóc trên đồng
Như nhặt lại tuổi thơ tôi rơi rụng

Bỗng nhiên tôi khóc
Chữ với nghĩa lấm lem như đời hạt thóc
Tôi khụy xuống vì hai sọt văn chương
Đòn gánh cong kẽo kẹt đoạn trường

Sao không phải là hai sọt cỏ
Đựng xanh rờn nhún nhẩy trên vai
Tôi về quê như một kẻ lạc loài
Vần với điệu làm tôi chóng mặt
Tôi muốn tìm lại một tình thương trong đôi mắt
Nhưng mẹ đã âm thầm nằm dưới đất sâu…

Tất cả đều xa ngái
Chân con bỗng sụt trong vũng sình trâu đái
Cỏ hôi cướp trời đất mới kéo da non

Con về đây sông lở núi mòn
Giữa đường quê bỗng nhiên con vấp ngã
Con quỳ xuống ôm hôn và cảm ơn hòn đá
Đã cho con mang suốt đời vết thẹo tuổi thơ…

Linh Hồn Đá

Linh hồn của đá là mây
linh hồn của đất là cây xanh rờn
phần con người có cô đơn
phần hoa đẹp có hương thơm không lời
quá mù rồi đó mây ơi
bước thêm xíu nữa là rơi hai hàng
hai dòng lục bát chứa chan
từ trong đất lại tuôn tràn mắt em
gió là hồn biển thổi lên
mênh mông là nước bỏ quên chân trời
một trăm năm một ngàn đời
hai câu tuyệt vọng tuyệt vời bên nhau
nụ cười nước mắt vui đau
hai hàng lục bát giao nhau hai hàng
mai sau dù có lỡ làng
lời riêng xin gởi dưới hàng mi em
thương ai sợi nước mắt bền
cắt chia không đứt bắt đền khăn tay
nụ cười ai nếm thì say
còn linh hồn đá vẫn bay ngang trời.

Không Đề 1

Tôi già hơn em một cuộc chiến tranh
trong buổi trưa nắng khát này
tôi nhận từ tay em bát nước quá đầy
bàn tay tôi run rẩy
làm sao khỏi sánh ra ngoài những giọt nước trong

Không Đề 2

Có em anh trở thành triệu phú
có triệu niềm vui và có triệu niềm đau
anh đem triệu niềm vui làm tiệc đãi bao người hàng xóm
còn triệu cơn đau…
anh cô thành cao nhấm nháp một mình

Tìm Mây

Chẳng phải lúc nào cũng gặp được mây đâu!
nhẹ hẫng trắng trong… bồng bềnh trôi nổi…
em là chiếc khăn lụa mềm
lau cơn sốt anh khi vầng trán làm run đồi núi
em luồn qua chiếc võng anh như bà mẹ bồng con
em làm chiếc khăn liệm người chiến sĩ vô danh
em kéo dài khăn sô lên trán những đứa con
còn nằm lại Trường Sơn chưa kịp về chịu tang cha mẹ

mây tìm ai trên rừng Sác
mây chói sáng Nhà Bè
hồn em Tám hóa Thiên Vương
thời ta cùng mây đi nghiêng ngả chiến trường
trút nắng xuống hừng đông…

nhưng rồi… mây cũng sang sông
ngẩn ngơ một cụm non bồng tiễn đưa
người qua bến ấy làm mưa
trống trơ bãi khách lưa thưa nắng mờ
ta rơi lã chã dòng thơ
quấn quanh eo gió bạc phơ lau ngàn

vết thương, bụng đói, giặc càn
mịt mùng cơn lũ quét tràn ngọn cây
nguồn trôi khỉ vượn lạc bầy
bế con tiếng hú héo gầy sườn non
mưa chưa đủ gội bùn non
thơ sao chắn nổi xói mòn dòng trôi?

tôi tìm mây tôi tìm tôi
tìm nguồn xưa dưới lở bồi thời gian
mây bay về thuở hồng hoang
dưới mây vẫn nắng chói chang kiếp người
chiều vơi… mây trắng ngậm ngùi
ai người chia ngọt sẻ bùi cùng mây?

Tạm Biệt Huế

Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
mặt trời vàng và mắt em nâu

xin chào Huế một lần anh đến
để ngàn lần anh nhớ hư vô
em rất thực nắng thì mờ ảo
xin đừng lầm em với cố đô

áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
nón rất Huế mà đời không phải thế
mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông dùng dằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hoá đá phía bên kia.

Tre Xanh

Tôi đi dưới tre gió bồng chân sáo
Đường hành quân mỗi lần tre níu áo
Lòng bồi hồi rộn bóng tre xưa
Có tiếng chim gù và tiếng võng mẹ ru đưa
Măng đã mọc trong rừng tre kháng chiến
Măng lên xanh cùng tre ra tiền tuyến
Cũng như ta trong cánh tay mềm
Mẹ vắt nguồn vú sửa thức thâu đêm
Ta lớn, ta khôn đi làm chiến sĩ
Ôm bó chông tre theo chân đồng chí
Ta giữ đất này, đất thánh miền Nam

Cô em ngồi vót chông tre
Vót cả nắng trưa hè
Ửng hồng lên đôi má

Chông nhảy, chông bom, chông ba lá
Chông làm con cá lặn xuống ao sâu
Chông chống diều hâu, chống đi chận viện
Chông từ dưới biển mọc đến rừng sâu
Ta quen với chông từ những năm đầu
Nhớ hết từng tên, thuộc từng tiếng gọi
Chông không biết nói, chỉ biết căm hờn!
Chông kép, chông đơn
             Chông bầy chim sẻ
Ôi những rừng chông lặng lẽ
Những rừng chông đẻ vạn tuyến chông
Chông biết đi rồi trong trận tấn công!
Ai bảo tre xanh không thành vũ khí?
Ai bảo dịu hiền em không làm chiến sĩ?
Trên đời này có gì đẹp bằng chông?!
Quê hương ta có những hàng tre chống Mỹ

Cha ông ta xưa khéo trồng tre thành chiến luỹ
Lớp lớp trùng trùng xanh thẳm giữa quê hương
Hãy vót đi em mũi nhọn kiên cường
Bó chông này đây: nhân, nghĩa, yêu, thương
Là gạo trắng nước trong chim về trong gối cưới
Từng mũi nhọn đây từng tia lửa sưởi
Là mặt trời chiến đấu rọi ấm đời ta!
Nhành hồng ơi! Mỗi sớm nở hoa
Hãy đến tặng rừng chông ta đứng đó

Không mặc áo nhưng không sờn mưa gió
Hãy đừng quên dòng nước mắt chảy trong tre.
Hàng tre Việt Nam hàng tre kháng chiến
Đưa những binh đoàn chông ra tiền tuyến
Nghìn đời quyết thắng lũ xâm lăng
Tre không tàn vì có vạn thân măng
Mơn mởn lên xanh trọn niền chung thuỷ
Hàng tre Việt Nam hàng tre thắng Mỹ
Cha ông ta xưa khéo trồng tre thành chiến luỹ
Nên rừng chông đứng sẳn thế xung phong!

Qua Sông Thu Bồn

cầu vồng lũ trẻ chơi màu sắc
ta thích làm mây mang bão giông
rạch chéo đất trời tia kiếm chớp
thức reo làm thác ngủ làm sông

dòng sông rộng quá nên lai láng
nhịp cầu thường tiễn ta đi xa
hỡi ocn ngựa chiến tuôn về biển
bất kham dừng lại hóa phù sa

ta yêu cỏ thẹn bên cồn mả
hoa tím em thường giả bông tai
cọng chiếu bao giờ thành xuyến ngọc?
lối cỏ anh về vẫn lắm gai

mẹ ngủ ven trời sau cỏ mật
mây giăng Trà Kiệu chớp Sơn Trà
sau màn mưa ấy hai con mắt
xanh hơn cỏ dại ngước nhìn ta

sâu lắng lòng sông ra Cửa Đợi
nửa đêm ta thức nhịp Nam Bình
con thuyền đã gõ xua đàn cá
sóng vẫn trào lên đẫm phận mình

trọn đời em muốn làm con sóng
sông lặng mà em lắc mạn thuyền
đàn cá khiếp hồn tuôn nháo nhác
làm mắc vầng trăng giữa lưới vàng

ta cũng là trăng luôn mắc lưới
vớt lên ướt hết nửa cuộc đời
đêm đêm hong gió trên triền núi
gọi nắng mai lên vá lại trời

Hà Nội Ngày Nào

Ta đem hết phiếu thịt mùa đông
bán cho gã chợ trời
để mua lấy không đầy một ký
bên đê sông Hồng chúng tôi nhen lửa
thịt nướng lên thơm phức cả triền sông.

Loa cứu hộ báo tin gì lạ vậy
áo rét chưa kịp về nhưng gió mùa Đông bắc đã bổ sung
lồng ngực trẻ kéo co cùng giông bão
cái đói qua đêm sét đánh hãi hùng.

Hồi đó em xanh xao như tàu lá
cái lạnh thấu tim gan em hát bập bùng
ta đi theo ánh lủa… ta di bằng óc
ta đi bằng đầu sao đi nổi bằng chân?

Em lại đến dịu dàng Tô Lịch
chiến hào quanh co đọng lầy sình
những xẻng đất uốn cong – lưỡi bao triều đại
dẻo quánh đôi tay non dại chúng mình.

Nước mía cứ quay ngô vàng cứ nở
cứ bung ra ấm rực vỉa hè
hai thước vải một năm làm sao che nổi
vải úa vàng mỏng tơ cánh sầu ve
Aladanh cây đèn thần – giấc mơ hoàng tử
nàng công chúa áo vàng về ngủ giữa rừng hoa.

Cầu Long Biên đen hơn than nhà máy điện
nhô lên khi tầu hú vụt đến ga
cầu đứt nhịp – lòng ta dao cắt
Hồng Hà nghiêng – đau nhói Đức Giang.

Kho xăng cháy lửa đen khói đỏ
tiếng hú xe cứu hoả
cái màu lửa đi cứu hoả
bầm tím cả khoảng trời…

Lòng ta hỡi bao đêm rồi vẫn cháy
ngọn lửa nào cũng hiển hiện mặt em
cái khuôn mặt xanh xao lá úa
cái khuôn mặt xanh xao chớp loé bỗng sáng bừng.

Đêm hành quân sao chổi siết ngang rừng
sương muối thấm rát cào hai lá phổi
thắt lưng to nấc cuối cùng siết vội
cái no dồn cho hơi thở, cái đói trói chặt thắt lưng.

Em thân yêu đừng mím chặt môi sưng
làm tứa máu giấc mơ anh run rẩy
giấc mơ như vàng chảy
nhưng ta đâu nào phải quặng của Phương Đông.

Hà Nội ơi! Người còn nhớ ta không?
cửa ô nào ta cũng đến
cửa ô nào ta cũng đi ra
ta là lính về từ trăm vạn ngả
và ra đi đưa tiễn một mình em.

Mắt đau đáu cửa ô hoang vắng
em nói em cười giòn rúm quả mận chua
ta có cái đói đến no lòng quân phản nghịch
ta có tình yêu làm em phải li dị hết thế gian này.

để cắt nghĩa thế nào là cuộc sống
ta đắm mình như trái ớt giữa chén tương
càng dằm nát càng cay càng tơi tả
rồi hít hà cười khóc với yêu thương.

Thời mì sợi thay cơm bát canh chua em nấu
trèo hái bao lần vươn lên cành sấu
tay anh có thể hái được trời xanh
những cọng rau lang rau muống vòng quanh
thắt chặt vành đai cuộc sống
có thể nối hết những con đường thơ mộng
những ai đi đến với mặt trời.

Nhưng dù trăm lần hái vạn lần trèo
cũng không sao tránh được
khi em quyện vào đời anh
ngọn khói cay nồng ngọn trắng ngọn xanh.

Anh đem hết đời anh ra đặt cược
cái tình yêu đầy hương vị sắc màu
tay anh lần hạnh phúc khổ đau
lần lửa trong tay lần qua no đói.

Anh hát em nghe lời ru lửa khói
ngọn lửa sởn da gà ngọn lửa kiêu sa
em xa vắng giờ trong anh toàn khói
anh lụi tàn đen đúa em cũng là khói nữa… lạ lùng chưa?

Làm sao nói được sự hài hoà của khói và của lửa
người hoạ sĩ nào pha nổi sắc màu yêu
cho tôi trở về mặt đất liêu xiêu
thuở nai đồng quê bia hơi và xị đề
chợ Âm phủ cho ta dăm phút đến thiên đường
ôi cái phút giây diệu kỳ – ta được dựa đầu vào vai bạn
dốc hết ruột gan mình cho cát bụi quê hương.

Cái chợ trưa chồm hỗm khói mờ sương
đã hô hấp cứu ta tỉnh dậy
càng lẩn tránh càng khiến ta nhìn thấy
sau một màn voan mỏng mắt em.

Nhà hát lớn đêm nay không mở cửa
tấm màn nhung không lay động
diễn viên nép hai bên cánh gà nhìn ra cuộc sống
sân khấu ngược… mà em!

Để không bao giờ ta được lãng quên
Hà Nội đầy gió và nắng
người Thủ đô sơ tán
vô số lá vàng hội ngộ
xào xạc trên đường
gió và lá hành hương
về miền Thăng Long trận chiến
tôi là người chứng kiến
cuộc hành quân lên rừng xuống biển
đêm ngàn thu xào xạc lá vàng.

Lá ngập đường Lý Thường Kiệt, Quang Trung
quán bia Cổ Tân ngập cơn lũ lá vàng
tôi đứng (lạ lùng chưa chả có ai chen lấn xếp hàng)
chiếc mũ sắt chìa ra tôi hứng
năm vại bia tươi
không cần ly cốc
và cứ thế dưới trời sao tôi nốc
nước mắt chảy lưng tròng.

Xung quanh tôi thấy bạn đâu còn
kẻ ở chiến trường người đi sơ tán
đâu rồi những cụ Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Quang Sáng
Ngô Thảo, Nguyễn Duy, Thuỵ Kha, Đoàn Giỏi
tôi người lính trị vì một cõi
bia hơi và vô số lá vàng.

Nước hồ Gươm im lặng
im lặng đến bàng hoàng
tôi chìm cùng bóng tôi chìm sâu đáy nước
lên hồ Tây và đi ngược về phía tôi là một đoàn xe
lá nguỵ trang ngất ngểu súng phòng không.

Lên hồ Tây lạnh lẽo mùa đông
căn phòng nhỏ ngọn đèn dầu thắp nén hương tôi viết
tôi viết những gì tôi yêu tôi thương tiếc
và cả những gì đau xót đến chua cay
Hà Nội ơi! Đêm nào đó người có hay
ngọn bút rưng rưng tôi viết về người đó.

Con Trở Lại

Con trở lại mảnh vườn xưa của mẹ
Qua bao năm cỏ dại đã mọc đầy
Chiếc hầm cũ xưa mặt trời thường đến ngủ
Giờ đêm sâu thẳm tiếng công trùng

Xin chớ ngại lời đau rất vắn
Đây trần vàng quấn riết thân cau
Mẹ nâng bát canh cua rau đắng
Ngọt ngào xin gởi lại mai sau

Bếp dã chiến chôn vùi bao ngọn khói
Giờ tro than ta gởi lại những vùng đồi
Tiếng vượn hú rất xa ngoài giấc ngủ
Em thơ ơi! hãy thức dậy nhận quà

Tiếng lá rụng màu thu rất khẽ
Như niềm đau năm tháng sẽ đi qua.

Nói Về Đất

Xin đừng quên, xin đừng quên
vùi trong tro, đất cũng đen như người
làn môi để giấu nụ cười
trong tim anh giấu một người anh yêu
sống gần mặt đất bao nhiêu
mới hay đất cũng lắm nhiều đắng cay
chân anh đạp những vòng quay
đất đai anh nặn trong tay thật tròn
những nồi to, những nồi con
đất mềm dẻo tưởng chẳng còn đất đâu
bom đào đất tận đáy sâu
đất đây vẫn giống đất nâu quê nhà
đất nghiêng thành chiếc vại cà
đất xoay thành chiếc ấm trà xinh xinh
đất ơi! đất ở với mình
đất mềm dẻo, đất hết tình đất đai
bàn chân rồi sẽ rộng dài
đất ơi! giờ chịu khó mài ánh trăng
dưới tay người lính đất lăn
mồ hôi từng giọt, giọt căng rõ dài
người về biên giới còn ai ?
người lên chốt Kamêlai muỗi nhiều
tai ương còn lại lắm điều
những tay bầu bí dắt dìu nhau lên
mình còn phiên gác cuối đêm
đợi mai rồi sẽ lấy thêm đất về
chiến hào đất ấy là quê
từng ôm ấp lại chở che con người
mế già nhai miếng trầu tươi
nồi đây mế hứng tiếng cười đầu tiên
con nung bằng ngọn lửa nung
nhen lên từ thuở bưng biền mế ơi!
ba lô mang trọn cuộc đời
lời cha dặn với những lời quê hương
con đi đến cuối chiến trường
ngực con với đất vẫn thường quen nhau
trái tim đập với đất sâu
nên nghe rõ đất nói câu về người
nắng rồi đem áo em phơi
bao năm áo chẳng có nơi đi về
mặc đi em đến hội hè
gỗ giang giờ đã kết bè về xuôi
bếp xưa than lửa ngùi ngùi
đỏ lên đi ngọn lửa cời mở vung
hạt cơm rồi sẽ theo cùng
dẻo thơm nuôi những anh hùng trong nôi
ôi ngàn giọt nước xa xôi
từ trên cao nhớ làn môi con người
xin cho hạt gạo nở cười
để cho ngọn lửa chây lười ngủ ngon
đất sao như thuở hồng hoang
mùi cơm thơm cứ ngỡ ngàng bay lên…

Chiến Khu

Tín hiệu vang lên rồi tắt ngấm
Mekong đâu? Mekong đâu?
người điện tín viên đặt ống nghe thất vọng
anh chỉ còn nghe tín hiệu của rừng già
dòng sông mẹ đi qua châu thổ
những bãi bờ trăn trở phù sa
Campuchia đâu? Campuchia đâu?
anh chỉ còn nghe tiếng súng vọng về
từ phía rừng sâu
tiếng búa đập sọ người
tiếng cuốc bổ vào sau gáy
những cánh rừng bốc cháy
trút lá vàng về với đất đen
trận đụng độ giữa rừng tà beng
Campuchia còn sống
chiếc máy giữa rừng sâu tắt ngấm
chiến khu bị bao vây
anh chết mà bè bạn chẳng ai hay
anh bị chôn xuống đất từng ngày không ai biết
vòng dây trong cổ anh chúng siết
răng cắn chặt vào sự sống
môi chưa bật thành lời
mắt anh lồi ra và thái dương máu chảy
trong vũng máu có ngôi sao nhấp nháy
chiến khu niềm hy vọng con người
niềm hy vọng của máu tươi
được chảy vào tim chứ không tràn ra đất
nhân loại ơi! đây là sự thật
mẹ Camphuchia chiếc xe bò lọc cọc
đưa đất đai này phiêu bạt về đâu
biển Hồ cạn mà nếp nhăn trên trán mẹ thì sâu
Campuchia đâu rồi? tôi hỏi.

Xôrila
XôRiLa tên một người con gái
em có nước da nâu của đất
em có lưng của con ong đi lấy mật
rừng nuôi bao nhiêu ngọn lửa
trong thân cây lá beng già

ngực em nuôi bao nhiêu bài ca
mà hát mãi cho ruộng đồng xanh biếc
Angkor đấy nghìn năm Xiêmriệp
những thân cây lim già nằm đổ ngổn ngang
những cây lim có một thuở ngang tàng
xem loài đá dưới chân là hèn mọn
như Angkor đã chọn
chứng tích lòng kiên nhẫn thời gian
những tảng đá đến đây sao bỗng hoá mơ màng
sao lặng lẽ hơn những loài đá khác
những cung điện có gió vào là hát
còn XôRiLa sao lại khóc hỡi em?
bình minh đã bắn những mũi tên
đẩy bóng tối lùi sâu vào dĩ vãng
ngọn lúa trên ruộng đồng tươi sáng
đã rung trẽn tay người thợ gặt thiết tha
XôRiLa đáng lẽ đây là bài ca
sao lại khóc hỡi em, sao lại khóc?
trên đầu em vẫn là mái tóc
của một thời con gái đang bay
sao lại khóc hỡi em
XôRiLa sao lại khóc?
– em không khóc đâu anh!
em nào có khóc
đó là vị mặn của đời gởi tặng em thôi
còn như em khóc đã khóc rồi
nước mắt rửa Angkor không còn hoen vết máu
nước mắt thấm xuống đất này
thành tài nguyên châu báu
anh đến Pâylin xem ngọc sáng thế nào
người đi tìm kim cương nhằm mặt đất xới đào
thân mỏi mệt đã nằm luôn với ngọc
bông hoa tím những oan hồn mới mọc
khắp đất này xương trắng cỏ hoang
nếu Bayon còn biết để tang
trên đỉnh tháp Angkor thêm một vòng tang đá

Đất Kêu

Uênh uềnh oang… uênh uềnh oang
sau cơn mưa đất kêu vang ầm trời
tiếng kêu khan vọng núi đồi
tiếng kêu như thể một thời hồng hoang
lấm lem trời đất hỗn mang
sau cơn mưa thác lại tràn đường quê
bao nhiêu tâm sự đổ về
tôi người lính đến nằm kề nghĩa trang
uênh uềng oang… uênh uềnh oang

em con đò mộng sang ngang
chiếc xuồng vỡ giữa mênh mang thác người
ngoài kia xa – lộ – khóc – cười
đèn xanh đỏ chóng mặt thời Ly tao
biết không về kịp trăng sao
cũng xin gởi trước lời chào bình minh
tôi con cua lấm trường chinh
đào hang ổ để giấu mình suối khe
em yêu thương mẹ chở che
cho tôi được sống để nghe trận rền
uênh oang uềnh… uênh oang uềnh…
sau cơn mưa phất tung mền chiếu mây
tôi dang tay giữa đất này
một tia chớp xé luống cày tả tơi
mưa rơi tiếp trận mưa rơi
tôi không về bến tôi bơi giữa đồi

uểnh uềnh oang uểnh uềnh oang…
ai du ca khúc nhạc vàng
đây bản giao hưởng trần gian tặng trời.

Hôn Mảnh Đất Quê Hương

Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng vẫn trào nước mắt
Con đã về đây với mẹ – Mẹ quê hương!

Thanh Quýt Giáp Năm ruộng đồng xơ xác
Đầu con đau dưới nắng chan chan
Giếng đã cạn môi người khao khát
Quê hương dòng sữa mẹ tuôn tràn.

Đất hỡi đất! Người vẹn lòng yêu nước
Viên đạn bây giờ cày lên viên đạn năm xưa
Chiếc áo màu xanh dù rách nát
Vẫn hiền hoà đùm bọc mẹ sớm trưa.

Vẫn nguyên vẹn một màu xanh xứ sở
Như mắt ai xanh tự thuở ban đầu
Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở
Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu.

Anh đã về đây em ơi! Có gầy đi một chút
Nhưng quả tim đập nhịp phi thường
Quả tim qua hai lần đạn lửa
Vẫn đợi chờ chan chưa yêu thương.

Anh về với em như con sông về biển
Chắt chiu dòng nước ngọt nguồn xa
Hãy nhận lấy dùm anh: con sóng nhỏ
Qua bãi bồi lắng đọng phù sa.

Ấp chiến lược đám mây đen che phủ
Lòng xót xa quặn cháy mái nhà rơm
Mẹ lom khom vịn vào vai núi
Chúng con đi mờ khuất dãy Trường Sơn.

Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt
Con đã về với mẹ quê hương

Gửi Lòng Con Đến Cùng Cha

Có người thợ dựng thành đồng
Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi
Con đi dưới một vòm trời
Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin
Đã ngừng đập một quả tim
Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng
Nỗi đau vô tận thời gian
Nhớ thương nhưng chớ lệ tràn đẫm mi
Hành trang Bác chẳng có gì
Một đôi dép mỏng đã lì chông gai
Cho con núi rộng sông dài
Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm
Cho con những ánh trăng rằm
Có quà có bánh lời thăm ân tình
Bác là Bác Hồ Chí Minh
Qua lòng Bác thấu nghĩa tình bạn ta
Nhẹ nhàng nên Bác đi xa
Bác đi đi mãi vượt qua biên thuỳ
Tiếc rằng trước lúc chia ly
Con chưa thấy được dáng đi của Người
Hẳn trong đôi mắt sáng ngời
Vẫn nguyên vẹn một khoảng trời phương Nam
Con qua Cẩm Lệ sông Hàn
Ngũ Hành Sơn đứng mơ màng bóng Cha
Hỡi Người những đất cùng hoa
Tấm thân hai cuộc xông pha trường kỳ
Hàng cây Bác đã xanh rì
Bóng râm toả mát đường đi loài người
Bác gieo giống bốn phương trời
Một ngòi bút cũng sáng ngời lưỡi lê
Bác nằm lòng trải ven đê
Quả tim khuya sớm đi về miền Nam
Bác đi dưới rặng dừa lam
Bác đi tóc trắng vườn cam chín vàng
Cầu treo lắt léo Bác sang
Bác bước nhẹ nhàng như thuở còn trai
Bác như ánh nắng ban mai
Chiếu soi bãi rậm truông dài con đi
Những hòn núi đá gan lì
Sát vai đứng trụ dưới vì sao xanh.
Những nòng súng thép long lanh
Gạt sương rẽ lá băng nhanh dập dồn
Bạn từ bãi biển Hirôn
Bạn còn đến kịp để hôn Bác Hồ
Mà con trông đợi Bác vô
Ngắm phương Bắc nhớ Thủ đô quặn lòng
Con xin gửi nắm đất nồng
Chắn che giữ nước sông Hồng đương lên
Cho con làm một mũi tên
Xoè năm cánh nhọn giương trên thành đồng
Việt Nam ơi giống Tiên Rồng
Bốn nghìn năm lấy máu hồng làm hoa
Gửi lòng con đến cùng Cha
Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng.

Chia sẻ thêm cho bạn về 🍀Thơ Phan Châu Trinh🍀Tuyển Tập Thơ

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Thu Bồn

Đọc thêm những đánh giá, nhận định về nhà thơ Thu Bồn sau đây để có thêm nhiều góc nhìn về ông nhé!

  • Việc nhà thơ Thu Bồn được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đã gây xúc động nhiều người. Nhiều chuyên gia cho rằng, nói về sự nghiệp văn chương, nhất là thi ca, nhà thơ Thu Bồn là nhân vật hàng đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
  • Nhà phê bình văn học Ngô Thảo và cũng là chiến hữu thân thiết của nhà thơ Thu Bồn nói: “Đi đâu trên đất nước này, chúng tôi cũng thấy có dấu chân Thu Bồn, nhất là vào những thời điểm khốc liệt nhất của chiến tranh để viết nên những tác phẩm thấm đẫm tình yêu quê hương, cuộc sống”. 
  • Nhà văn Nguyên Ngọc, tác giả Đất nước đứng lên, Rừng Xà nu, người lãnh đạo trực tiếp của nhà thơ trong những năm chống Mỹ đã viết: “Tất cả những ai từng gặp Thu Bồn đều có cảm giác như không phải cuộc sống lôi cuốn anh, mà chính anh lôi cuốn cuộc sống ào ào đi theo mình trong một cơn lũ sóng ào ào, vội vã, cuống quýt, cứ như lúc nào cũng sợ thiếu, cũng sợ muộn, lúc nào cũng sợ không đủ, không kịp… “
  • Hoàng Trung Thông đã có bài bình luận ngay trên số báo 84 ngày 4/12/1964 về Bài ca chim Ch’rao : “Bài ca chim Ch’rao, một khúc hát trữ tình cách mạng, một bản trường ca về những con người chiến đấu miền Nam”. Nhà thơ Nông Quốc Chấn ở số báo sau tiếp tục giới thiệu khen ngợi: “Một bản hùng ca của những con người thép.”
  • Lời một người bạn văn tâm sự trong cuốn sách tặng hương hồn qua 10 năm: “Thu Bồn sống ào ạt, viết ào ạt, yêu ào ạt…ngay cả trong tình yêu nữa, anh như lúc nào cũng sợ không kịp, không đủ. Anh chung thủy vô cùng, thay đổi vô cùng”.
  • Ông Phạm Đức Nam, nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Nam biết Thu Bồn qua mấy thời kỳ kháng chiến và xây dựng viết: “Cuộc đời Thu Bồn luôn rực sáng, càng rực sáng hơn ở những bước ngoặt lịch sử đất nước, ở những thời điểm cam go nhất, quyết liệt nhất, hy sinh cao nhất của cuộc chiến tranh, nhất là thời kỳ đánh Mỹ và thời kỳ trước đổi mới của nước ta, cả thời Thu Bồn sống, chiến đấu ở nước bạn Campuchia”.
  • “ Thu Bồn là một người đa đoan, mẫn cảm. Cái đa đoan , mẫn cảm của một trang hiệp sĩ, một chiến sĩ trung thành, một người con hiếu thảo” (Trung Trung Đỉnh ).
  • Cái được của Thu Bồn vẫn là lớn và còn mãi với đời:” Bởi những trang viết của anh đang tiếp tục cuộc đời anh,  mang tình thương và hơi ấm đến với mọi người” (Hữu Thịnh)
  • Một nhận xét khác. “Thu Bồn làm thơ khi lên rừng xuống biển, về nhà; ở đâu cũng vui bạn, vui bè, hết mình vui chơi, hết mình làm việc với một nguồn cơn.

Khám phá thêm về ❤️️Thơ Nguyễn Du ❤️️Tác giả, tác phẩm

Viết một bình luận