Thơ Phan Bội Châu: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Phan Bội Châu ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Sưu Tầm Những Thông Tin Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Làm Thơ Của Phan Bội Châu.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Phan Bội Châu

Không chỉ là nhà yêu nước, nhà tư tưởng, Phan Bội Châu còn là nhà văn nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tác giả Phan Bội Châu thì có thể xem ngay phần tóm tắt tiểu sử cuộc đời của ông sau đây:

  • Phan Bội Châu (1867 – 1940) có tên là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v…
  • Ông sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Ông nổi tiếng thông minh từ bé: Năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
  • Năm 1885, ông tham gia lập đội Sĩ Tử Cần Vương chống Pháp.
  • Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội “hoài hiệp văn tự” (mang văn tự trong áo) án ghi “chung thân bất đắc ứng thí” (suối đời không được dự thi).
  • Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án “chung thân bất đắc ứng thí”.
  • Năm 1900 ông đậu đầu Giải Nguyên nhưng không ra làm quan mà nung nấu con đường cứu nước theo tư tưởng mới.
  • Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
  • Năm 1905 thực hiện phong trào Đông Du.
  • Năm 1912 thành lập Việt Nam Quang Phục hội
  • Năm 1922 ông định thực hiện chính sách cải tổ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự góp ý của Nguyễn Aí Quốc.
  • Năm 1925 ông bị thực dân Pháp bắt cóc và xử án tù chung thân.
  • Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.
  • Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất tại Huế vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.

Đón đọc thêm về 👉Thơ Nguyễn Đình Chiểu👈Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Phan Bội Châu

Chia sẻ các thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phan Bội Châu.

  • Phan Bội Châu là cây bút suất sắc của văn chương Cách mạng.
  • Ông vận dụng hầu hết các thể loại văn học của thời kì trung đại và hiện đại. Các loại văn cử tử như phú, đường luật, câu đối. Các hình thức cổ điển như kí, minh… Các hình thức dân tộc như lục bát, song thất. Hình thức dân gian như vè, ca dao… Tất cả đều được ông sử dụng thành thục.
  • Trong sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu được chia ra làm 3 thời kỳ:
    • Thời kỳ đầu: Trước khi ông ra nước ngoài, ông đã viết một số tác phẩm, trong đó có các tác phẩm tiêu biểu như: Hịch Bình Tây Thu Bắc, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục.
    • Thời kỳ thứ hai: Trong thời gian hoạt động chính trị tại nước ngoài, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm gửi về nước như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Tân Việt Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn.
    • Thời kỳ thứ ba: Đây là khoảng thời gian ông bị giam lỏng ở Huế, mặc dù lượng tác phẩm ra đời khá lớn nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng. Tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này là “Phan Bội Châu niên biểu”. Bên cạnh đó phải kể đến Nam Nữ quốc dân tu triThuốc chữa dân nghèo.

Phong Cách Sáng Tác Của Phan Bội Châu

Phong cách sáng tác của Phan Bội Châu mang hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Đó là vũ khí để tuyên truyền cổ động.

  • Chủ yếu viết bằng chữ Hán, theo các thể loại truyền thống của văn học trung đại.
  • Với tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng, phong phú, Phan Bội Châu làm rung động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sôi sục nhiệt huyết về cách mạng. Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng.
  • Thơ văn Phan Bội Châu đã nêu lên được lý tưởng cuộc sống mới và sáng tạo được mẫu người lý tưởng cho thời đại. Ông cho rằng mục tiêu và lý tưởng tốt đẹp nhất của con người đó chính là cứu nước, bởi vì cứu nước cũng là đang cứu chính mình.
  • Trong các tác phẩm của ông hay viết về những người bình thường nhưng làm nên những điều phi thường. Ông đề cập đến nhiều hạng người trong xã hội và hay viết về những người có tinh thần yêu nước.

=>Qua các tác phẩm của ông, người đọc có thể nhận thấy được giọng văn thống thiết và hùng hồn.Thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường. Nhiệt huyết cách mạng là mạch máu chính trong các tác phẩm.

Đừng bỏ qua chùm 🍀Thơ Phan Châu Trinh🍀 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Phan Bội Châu

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Phan Bội Châu, đón đọc ngay nhé!

*Ngục trung thư

  • Vì sao Long Tế Quang bắt tôi hạ ngục?
  • Ra đời giữa lúc mất Nam Kỳ đã sáu năm!
  • Cùng anh em đồng chí ra đội Sĩ tử Cần Vương
  • Muốn hãm tỉnh thành Nghệ An
  • Tôn ông Cường Ðể làm minh chủ
  • Ra thăm Hoàng Hoa Thám rồi vô Nam Kỳ
  • Lưu cầu huyết lệ tân thư
  • Làm sao mua được khí giới?
  • Tôi trốn sang Tàu, gặp cụ Nguyễn Thiện Thuật và Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Châu
  • Chúng tôi đổi sang tàu buôn Hồng mao mà đến Hương Cảng
  • Rước Kỳ ngoại hầu xuất dương
  • Hô hào thanh niên sang Nhật cầu học
  • Gặp mặt Hoàng Hoa Thám
  • Chính phủ Lâm thời Tân Việt Nam
  • Muốn chở khí giới về giúp Hoàng Hoa Thám
  • Trần Kỳ Mỹ và Hồ Hán Dân giúp sức
  • Long Tế Quang bắt tôi hạ ngục

*Thơ chữ Hán

  • An Mai quân
  • Bái thạch vi huynh phú
  • Du Đại Huệ sơn cảm chiếm
  • Đề Ấu Triệu bi đình
  • Điếu Phan Chu Trinh
  • Hải ngoại huyết thư – Sơ biên
  • Hải ngoại huyết thư – Tục biên
  • Hoa khai bất cập xuân
  • Hữu cảm
  • Khốc Chân tướng quân
  • Ngôn chí tự đề ảnh
  • Tặng Trần Thai Xuyên kỳ 1
  • Thu dạ đối nguyệt
  • Tuyệt mệnh thi kỳ 1
  • Tuyệt mệnh thi kỳ 2
  • Tuyệt mệnh thi kỳ 3
  • Vịnh Cảm Sơn
  • Xuất dương lưu biệt

*Thơ chữ Nôm

  • Ái chủng
  • Ái quần
  • Ái quốc
  • Bài ca chúc Tết thanh niên
  • Bài thơ tặng một cô gánh nước
  • Bán chữ
  • Bán mình
  • Bánh mì
  • Bệnh hạ huyết lại phát, có bạn gái cho tiền uống thuốc
  • Bệnh trung cảm tác
  • Buổi rạng đông
  • Cảm tác nhân ngày đệ bát chu niên cụ Phan Tây Hồ
  • Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông
  • Can anh
  • Câu đối điếu cụ nghè Tập Xuyên Ngô Đức Kế
  • Cây cờ
  • Chết
  • Chơi xuân
  • Con đò trên sông
  • Cười mình
  • Đá tự thuật bài 1
  • Đá tự thuật bài 2
  • Đá tự thuật bài 3
  • Đầu mùa hè
  • Đậu thuyền dưới chùa Thiên Mụ, đụng trời mưa
  • Đề bia Ấu Triệu
  • Đề cảnh xưa thành Thăng Long
  • Đề cây hoàng mai ở trước bia cô Ấu Triệu
  • Đề miếu thờ Ấu Triệu
  • Đêm gần sáng
  • Đêm mưa thương người bán bánh rao bài 1
  • Đêm mưa thương người bán bánh rao bài 2
  • Đêm mưa vịnh chơi bài 1
  • Đêm mưa vịnh chơi bài 2
  • Đêm ngồi một mình bài 1
  • Đêm ngồi một mình bài 2
  • Đêm thu cảm tác
  • Đêm trăng hỏi bóng
  • Đêm trăng lên núi Ngự Bình bài 1
  • Đêm trăng lên núi Ngự Bình bài 2
  • Điếu Phan Văn Trường
  • Đọc tập thơ Cao Bá Quát bài 1
  • Đọc tập thơ Cao Bá Quát bài 2
  • Đọc tập thơ Cao Bá Quát bài 3
  • Đồng hồ náo
  • Em bé mồ côi đi tu
  • Gà gáy sáng
  • Giang hồ mãn địa nhất ngư ông bài 1
  • Giang hồ mãn địa nhất ngư ông bài 2
  • Gọi trà
  • Gửi bạn bài 1
  • Gửi bạn bài 2
  • Gửi bạn bài 3
  • Gửi cô phương danh
  • Hoạ “Chùa hoang”
  • Hoạ “Gái ở chùa”
  • Hoạ “Thức khuya”
  • Hoạ bài “Vịnh bức dư đồ rách” của Tản Đà bài 1
  • Hoạ bài “Vịnh bức dư đồ rách” của Tản Đà bài 2
  • Hoa sen
  • Hoa thuỷ tiên
  • Hoài cảm chùa Non Nước
  • Hỏi trăng
  • Hỡi con chim cu kia ơi
  • Khát nước
  • Khóc báo Dân
  • Không đề
  • Khuê phụ thu hoài
  • Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm
  • Một mình ngồi thuyền
  • Mừng cụ Đoàn Tử Quang
  • Mừng Đông Dương tạp chí
  • Mừng Tết
  • Mười bài thơ Tết – Công thương
  • Mười bài thơ Tết – Lao động
  • Mười bài thơ Tết – Nhà giàu
  • Mười bài thơ Tết – Nhà văn
  • Mười bài thơ Tết – Thầy tu
  • Mười bài thơ Tết – Thợ thuyền
  • Nằm gốc sung
  • Năm hết Tết đến
  • Năm mới 1936
  • Ngày mồng 5 tháng 5
  • Ngâm trong khi ốm
  • Nghe cuốc kêu
  • Ngồi dưới cây tùng tức cảnh bài 1
  • Ngồi dưới cây tùng tức cảnh bài 2
  • Ngồi dưới cây tùng tức cảnh bài 3
  • Ngồi thuyền đụng trời mưa, trách trời
  • Người lượm phân
  • Nhà nông than bão lụt bài 1
  • Nhà nông than bão lụt bài 2
  • Nhàn ngâm bài 1
  • Nhàn ngâm bài 2
  • Nhớ nhà
  • Nói chuyện với cây cừa bên thuyền
  • Nói chuyện với muỗi
  • Phan Bội Châu khóc cháu
  • Phu quét đường
  • Phu xe than trời mưa bài 1
  • Phu xe than trời mưa bài 2
  • Ru em ngủ
  • Sau trận bão Quy Nhơn
  • Sắp xuất dương
  • Sầm Sơn
  • Sống
  • Tạ ơn người bạn gái cho cái bao đầu
  • Tạ ơn người cho lịch năm mới bài 1
  • Tạ ơn người cho lịch năm mới bài 2
  • Tặng cô gái bé bơi xuồng
  • Tặng thanh niên
  • Tết
  • Tết cu li
  • Tết nhà văn
  • Tết thợ thuyền
  • Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc bài 1 – Cô khóc cậu
  • Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc bài 2 – Hồn cậu trả lời 1
  • Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc bài 3 – Hồn cậu trả lời 2
  • Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc bài 4 – Chị khóc em khi em chết theo người yêu 1
  • Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc bài 5 – Chị khóc em khi em chết theo người yêu 2
  • Than nhà quê
  • Than thở một mình tính không ngủ được bài 1
  • Than thở một mình tính không ngủ được bài 2
  • Than thở một mình tính không ngủ được bài 3
  • Thiên vấn phú
  • Thơ viết trong tù bài 1
  • Thơ viết trong tù bài 2
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 1
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 10
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 2
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 3
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 4
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 5
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 6
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 7
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 8
  • Thuyền đêm trời lụt tứ tuyệt bài 9
  • Thuyền đêm tức cảnh
  • Tỉnh quốc dân phú
  • Tỉnh tục phú
  • Tình tự với rượu bài 1
  • Tình tự với rượu bài 2
  • Tình tự với rượu bài 3
  • Trách trời hạn bài 1
  • Trách trời hạn bài 2
  • Trách trời hạn bài 3
  • Trận mưa thình lình
  • Trông mưa
  • Tu hú đẻ nhờ
  • Tuyệt cú bài 1
  • Tuyệt cú bài 2
  • Tuyệt cú bài 3
  • Tuyệt cú bài 4
  • Tuyệt cú bài 5
  • Tuyệt cú bài 6
  • Tuyệt cú bài 7
  • Từ biệt bạn lần cuối
  • Tự trào
  • Tượng vôi đứng trước cửa đền sập
  • Uống rượu thiếu đồ nhắm
  • Vào thành
  • Văn tế các tiên liệt Việt Nam quốc dân đảng
  • Văn tế cô Giang
  • Văn tế cụ Thai Xuyên Trần Quý Cáp
  • Văn tế dân làng Cổ Am bị nạn hoả thiêu ngoài Bắc Kỳ vì liên can việc chứa chấp các đảng viên Việt Nam quốc dân đảng
  • Văn tế đồng bào Nghệ Tĩnh chết vì nạn lụt
  • Văn tế Mai Sơn Nguyễn Thượng Hiền
  • Văn tế Phan Chu Trinh
  • Vịnh bụt chùa Ơi
  • Vịnh cái trống
  • Vịnh hoa hàm tiếu
  • Vô đề (I)
  • Vô đề (II) bài 1
  • Vô đề (II) bài 2
  • Vô đề (II) bài 3
  • Vô đề (III) bài 5
  • Xem gương trong lúc bệnh bài 1
  • Xem gương trong lúc bệnh bài 2
  • Xuân cảm

*Nam quốc dân tu tri

  • Người với vạn vật
  • Hình người
  • Tính người
  • Tính tự động
  • Tính tự giác
  • Tính tự vệ
  • Lòng người
  • Lòng nhân ái
  • Lòng tự ố
  • Lòng tự nhượng
  • Lòng thị phi
  • Nghĩa vụ làm người
  • Nghĩa vụ đối với mình
  • Nghĩa vụ đối với gia đình
  • Nghĩa vụ với xã hội
  • Nghĩa vụ với quốc gia
  • Quyền lợi
  • Nghĩa hai chữ Độc lập
  • Nghĩa hai chữ tự do
  • Thế nào là ái quốc
  • Độc lập với hợp quần
  • Cần kiệm là nguồn bể nhân ái
  • Nhất gian nan khốn khổ trường học anh hùng
  • Thất bại là mẹ thành công

*Sách biên khảo, thi ca đã xuất bản

  • Kí niệm lục (19??)
  • Vấn đề phụ nữ (19??)
  • Luận lí vấn đáp (19??)
  • Sào nam văn tập (19??)
  • Hậu Trần dật sử (19??) – Hà Nội: NXB Văn hóa-thông tin, 1996
  • Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX: NXB Xuân Thu, 1986
  • Phan Bội Châu Niên Biểu (19??) – Sài Gòn: Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971
  • Phan Bội Châu Toàn Tập (19??) – Huế: NXB Thuận hóa: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001
  • Trùng Quang Tâm Sử (19??) Hà Nội: NXB Văn học, 1971

*Các tác phẩm cách mạng

  • Việt Nam Quốc sử khảo (1909)
  • Việt Nam vong quốc sử (1905)
  • Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927)
  • Cao Đẳng Quốc Dân Di Cảo (19??) – Huế: NXB Anh-Minh, 1957
  • Chủng diêt dự ngôn(19??) – Hà Nội: NXB Khoa hoc xã hội, 1991
  • Thiên Hồ Đế Hồ (19??) – Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1978
  • Khuyến quốc dân du học ca (19??)
  • Dĩ cửu niên lai sở trì chủ nghĩa (19??)
  • Hà thành liệt sĩ ca (19??)
  • Truyện Lê Thái Tổ (19??)
  • Tuồng Trưng Nữ Vương (19??)
  • Gia huấn ca (19??)
  • Giác quần thư (19??)
  • Nữ quốc dân tu tri (19??)
  • Truyện Chân tướng quân (1917)
  • Truyện tái sinh sinh (19??)
  • Truyện Phạm Hồng Thái (19??)
  • Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt (1927)

Chia sẻ các thông tin thú vị về 🍀Thơ Nguyễn Trãi🍀Tác Giả, Tác Phẩm

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Phan Bội Châu

Sưu tầm 15 bài thơ hay nhất của tác giả Phan Bội Châu, cùng đọc và chiêm nghiệm nhé!

Cảm Tác Vào Nhà Ngục Quảng Đông

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Bài Ca Chúc Tết Thanh Niên

Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?
Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót
Trời đất may còn thân sống sót
Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh
Thưa các cô các cậu lại các anh
Trời đã mới người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé vai vào gánh vác cựu giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp lại
Ai hữu trí từ nay xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng “nhật nhật tân, hựu nhật tân”

Chơi Xuân

Quân bất kiến Nam, Xuân tự cổ đa danh sĩ,…
Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi:
Khi ngâm nga xáo lộn cổ kim đi,
Tùa tám cõi ném về trong một túi.

Thơ rằng:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Mặt mũi anh hùng há chịu ri!
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con!
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà!
Hai vai gánh vác sơn hà,
Đã chơi, chơi nốt, ố chà chà xuân!

An Mai Quân

安枚君

漂蓬我輩各他鄉,
辛苦天君分外常。
性命幾迴頻死地,
鬚眉三度入齡堂。
驚人事業天陶鑄,
不世風雲帝主張。
賈使前圖盡夷坦,
英雄豪傑也容常。

Phiên âm:

Phiêu bồng ngã bối các tha hương,
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường.
Tính mạng kỷ hồi tần tử địa,
Tu mi tam độ nhập linh đường.
Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú,
Bất thế phong vân đế chủ trương.
Giả sử tiền đồ tận di thản,
Anh hùng hào kiệt giã dung thường.

Dịch thơ:

Bơ vơ đất khách bác cùng tôi:
Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
Tính mạng bao phen gần chết hụt.
Mày râu ba lượt bị giam rồi!
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa giúp thành công tất có hồi
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.

Thất Bại Là Mẹ Thành Công

Tay ba lần gãy,
Mới biết thuốc tiên.
Đánh trăm trận quen,
Mới hay tướng giỏi.
Nếu không thất bại,
Sao có thành công.
Xưa nay anh hùng,
Từng thua mới được.
Cờ vì lỡ bước,
Bàn trước chịu thua.
Tính kỹ toan sâu,
Bàn sau chắc được.
Chông gai ngan ngác,
Sóng gió tơi bời.
Vượt núi qua vời,
Vẫn nhiều gian trở.
Vấp cây chạm đá,
Là thợ đem đường.
Lỗi hướng lầm phương,
Là thầy chỉ lối.
Càng nhiều thất bại,
Càng chắc thành công.
Xin chớ ngã lòng,
Xin càng bền chí.
Ngã rồi liền dậy,
Muôn dặm không xa.
Chèo mãi phải qua,
Bờ kia hẳn tới.
Trời đâu ta hỏi,
Xem thử gan già.

Sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý, chẳng lo đời
Sống mà như thế đừng nên sống
Sống tủi làm chi đứng chật trời.

Ái Chủng

Lòng ta ta phải yêu nhau,
Đem lời ái chủng mấy câu dặn lòng.
Năm ngàn vạn, họ đồng tông,
Da vàng máu đỏ con dòng Hùng Vương,
Bốn ngàn năm, cõi Viêm phương,
Đua khôn Hoa Hán, mở đường văn minh
Tài anh kiệt, nối đời sinh,
Phá Nguyên mấy lớp, đánh Minh mấy lần.
Mở mang Chân Lạp, Xiêm Thành,
Trời Nam lừng lẫy, dòng thần ở Nam
Ngán thay giống tốt nòi sang,
Bởi đâu sa sút mà mang tiếng hèn?
Xưa sao đứng chủ cầm quyền?
Rày sao nhẫn nhục chịu hèn làm tôi?
Người Tây như thánh như trời,
Người Nam đày đoạ dưới nơi A-tì.
Giang sơn thẹn với tu mi,
Đá kia cũng nát, sóng kia cũng nhàu.
Nào anh, nào chị em đâu?
Họ hàng ta phải bảo nhau thế… nào.
Cùng nhau chung giọt máu đào,
Giống thần minh ấy là đâu bây giờ?
Giống hèn ta phải nên lo,
Giống khôn khi đã ra trò thì thôi
Giống ta nay chẳng dại rồi,
Chân tay cật dạ muôn người cùng nhau.
Muốn cho dòng giống thịnh giàu,
Đi về họp bụng mà mưu chấn hoàng
Mưu sao kéo lại giống vàng.
Uống say máu giặc, ăn tương thịt thù.
Mấy câu ái chủng reo hò,
Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng.

Ái Quốc

Nay ta hát một thiên ái quốc,
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta.
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà,
Ông cha để lại cho ta lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở,
Bốn ngàn năm giãi gió dầm mưa,
Biết bao công của người xưa,
Gang sông, tấc núi, dạ thưa, ruột tằm.
Hào Đại Hải âm thầm trước mặt,
Dải Cửu Long quanh quất miền tây,
Một toà san sát sinh thay,
Bên kia Vân, Quảng, bên này Côn Lôn.
Vẻ gấm vóc nước non thêm đẹp.
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu.
Giống khôn há phải đàn trâu,
Giang sơn nỡ để người đâu vẫy vùng?
Hai mươi triệu dân cùng của hết,
Bốn mươi năm nước mất quyền không.
Thương ôi! công nghiệp tổ tông,
Nước tanh máu đỏ, non chồng thịt cao.
Non nước ấy biết bao máu mủ.
Nỡ nào đem nuôi lũ Sài Lang?
Cờ ba sắc, xứ Đông Dương,
Trông càng thêm nhục, nói càng thêm đau!
Nhục vì nước, mà đau người trước,
Nông nỗi này, non nước cũng oan.
Hồn ơi về với giang san,
Muôn người muôn tiếng hát ran câu này:
“Hợp muôn sức ra tay quang phục.
Quyết có phen rửa nhục báo thù…”
Mấy câu ái quốc reo hò,
Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng.

Ái Quần

Trời sinh ra một giống ta,
Non sông riêng một nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn nghìn năm,
Ông cha một họ, anh em một nhà.
Giống vàng riêng một mầu da,
Đen răng, dài tóc ai mà khác ai?
Chỉ vì tan tác từng người,
Phen này đến nỗi lạc loài xót xa.
Ai ơi! nghĩ lại kẻo mà,
Kìa gương giống đỏ có xa đâu nào!
Chữ rằng: “đồng chủng, đồng bào”
Anh em liệu tính làm sao bây giờ?
Sao cho nội ngoại tương phù,
Ba mươi sáu tỉnh cũng như một nhà.
Sao cho Nam Bắc hiệp hoà,
Hơn hai mươi triệu mà ra một người.
Chớ cậy thế, chớ tham tài, Bỏ điều lợi nhỏ, tính bài lợi chung.
Chớ ganh khí, chớ khoe công,
Dứt tình ghen ghét, bỏ lòng xai nghi.
Ai ơi, xin sửa mình đi!
Công tư đức ấy hai bề vẹn hai.
Những điều nát nước, tan loài,
Rước voi cõng rắn thì thôi xin chừa.
May ra trời có chuyển cơ,
Anh em ta được như xưa sum vầy.
Họ hàng đông đủ cánh vây,
Chen vai ưu thắng, ra tay cạnh tồn.
Thể đoàn như đá chẳng mòn,
Như thành chẳng lở, như non chẳng dời.
Đừng như đàn quạ giữa trời,
Gặp cơn mưa gió vội rời nhau xa.
Có đàn thì mới có ta,
Đàn là rất trọng, ta là rất khinh.
Dù khi sóng gió bất bình,
Lợi đàn thì dẫu thiệt mình cũng cam.
Làm cho cố kết nghìn năm,
Mới hay rằng bọn người Nam anh hùng.
Làm cho nổi tiếng Lạc Hồng,
Vẻ vang dòng dõi con Rồng cháu Tiên.
Nước nhà cơ nghiệp vẹn tuyền,
Chúng ta, ta giữ lợi quyền của ta.
Mấy câu thuận miệng ngâm nga,
Ai ơi xin nhớ bài ca hợp đàn…

Xuất Dương Lưu Biệt

出洋留別

生為男子要希奇,
肯許乾坤自轉移。
於百年中須有我,
起千載後更無誰。
江山死矣生圖汭,
賢聖遼然誦亦癡。
願逐長風東海去,
千重白浪一齊飛。

Phiên âm:

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Dịch thơ:

Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Gọi Trà

Vì cớ sao mà khát nước hoài?
Trà đâu ta sẽ nếm mày chơi.
Chẳng Tàu thì Huế tha hồ thú,
Pha tục và tiên đặc bỏ đời.
Nóng nguội tình người năm bảy chén,
Lạt nồng mùi thế, một vài hơi.
Trà ơi! Còn nước là vinh hạnh,
Cháy lưỡi khô môi thảm những ai.

Năm Mới 1936

Thì giờ là của báu,
Đi mau như nước chảy lau lảu.
Mới năm một ngàn chín trăm ba mươi lăm,
Đã thấy năm một ngàn chín trăm ba mươi sáu.
Năm cũ không ra sao!
Năm mới sẽ thế nào?
Trái Đất quay hoài không biết mệt,
Con ma “khủng hoảng” không chịu chết.
Duy có người đời khéo nhố nhăng,
Tết lại Tết đi cứ dặng Tết.
Cái Tết mặt trời,
Đi lại mừng tuổi ầm xe hơi!
Rồi đây Tết mặt trăng,
Danh thiếp chúc năm gửi lăng xăng!
Mỗi năm mỗi lần rộn như vậy,
Không biết khi nào Trái Đất kia thôi chạy!

Sắp Xuất Dương

Xuất dương rồi sẽ xuất dương hoài,
Địa phủ, thiên đường dạo khắp nơi.
Chẹt họng, Diêm Vương tra tổ quỷ,
Bắt tay Thượng Đế hỏi thù trời.
Thây ai dẫn độ, ba tuồng láo,
Mặc chú du hành bốn bể khơi.
Sẵn dịp vui chân vào quãng nguyệt.
Ngó xuôi trần thế vuốt râu cười!

Người Với Vạn Vật

Lồng lộng trời cao,
Thênh thang bể rộng.
Ở trong cao rộng,
Muôn giống nghìn hình.
Có giống thai sinh,
Có loài trứng nở.
Giống hay biến hoá,
Giống hay nổi chìm.
Hai cánh loài chim,
Bốn chân loài thú.
Giống rùa có vỏ,
Giống cá có vây.
Giống cỏ giống cây,
Đuôi trên đầu dưới.
Giống rắn quá tội,
Không chân không tay.
Giống giun thảm thay,
Không tai không mắt.
Xét trong vạn vật,
Quý nhất là người.
Khác hết mọi loài,
Mới là người đó.
Ơn trời phúc tổ,
Ta được làm người.
Ta đã làm người,
Nghĩ sao cho đáng.

Lòng Nhân Ái

Loài người sinh dục,
Gốc vì ái tình.
Ái là mầm tình,
Tình là hạt ái.
Bởi hay biết ái,
Mới gọi rằng nhân.
Ta với song thân,
Với huynh với đệ.
Với già với trẻ,
Đều phải thương yêu.
Nòi giống thương nhau,
Lại là mật thiết.
Cũng khí cũng huyết,
Cũng thịt cũng da.
Xưa lời phật, nói
Lợi kỷ lợi tha.
Ta biết thương ta,
Phải thương người với.
Ái tự một nhà,
Suy ra một nước.
Kìa loài tàn ngược,
Là giống beo hùm.
Người quý tấm lòng,
Nhất là nhân ái.

Khám phá thêm về ❤️️Thơ Nguyễn Du ❤️️ Ngoài Tuyển Tập Thơ Phan Bội Châu

Viết một bình luận