Thơ Nguyễn Đình Chiểu [Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ]

Thơ Nguyễn Đình Chiểu ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Gửi Bạn Đọc Các Thông Tin Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Sáng Tác Thơ Của Nguyễn Đình Chiểu.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều thể loại trong đó nổi bật nhất chính là truyện thơ Nôm. Để hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu thì bạn có thể xem ngay phần tóm tắt tiểu sử cuộc đời dưới đây.

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), là một nhà thơ lớn của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.
  • Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định
  • Ông xuất thân trong gia đình nho học. Thuở bé, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.
  • Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840) thì trở về Gia Định.
  • Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi.
  • Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù.
  • Sau khi về quê chịu tang mẹ một thời gian, năm 1851 ông gạt bỏ mọi khó khăn, vực dậy mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Là một người vừa tài năng vừa đức độ nên danh tiếng của ông vang khắp lục tỉnh.
  • Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc; trước thuộc Gia Định, nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ.
  • Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc nhưng ông khẳng khái khước từ.

⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân.

Đón đọc thêm ☀️Thơ Hữu Loan☀️ Tác Giả, Tác Phẩm

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu

Điểm qua các nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

  • Có lẽ cuộc đời gặp quá nhiều bất hạnh, cực khổ nên tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được nâng lên một tầm cao mới: Thơ văn của ông luôn mang nặng lý tưởng đạo đức nhân nghĩa, giá trị làm người trong cuộc sống từ đó khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân đồng thời ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước.
  • Trong thời kỳ chống Pháp, Nguyễn Đình Chiểu đóng góp rất nhiều vào thơ văn cho đất nước, ông ghi chép chân thực lại một thời đại khó khăn vô vàng do nỗi đau chiến tranh mang lại. Bên cạnh đó ông mạnh dạn phê phán, tố cáo tội ác của kẻ thù. Những tác phẩm khác còn là sự khích lệ người đọc thêm sức mạnh để chống lại kẻ thù.
  • Hầu hết các tác phẩm chính của ông đều được sáng tác bằng chữ Nôm. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông đó chính là tác phẩm “ Lục Vân Tiên” . Đây là tác phẩm rất ý nghĩa và đặc sắc mang đến cho người đọc biết bao bài học thấm thía về đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Các tác phẩm chính:
    • Truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử- Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược
    • Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,… sáng tác sau khi Pháp xâm lược.
  • Vinh danh: Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vào năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Nam đã lập ra Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu dành tặng cho các tác giả, tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở miền Nam.
  • Nguyễn Đình Chiểu đã có những cống hiến rất to lớn cho dân tộc, cho nền văn học nước nhà. Ông là một tấm gương sáng ngời về ý chí nghị lực phi thường, về đạo đức làm người và lòng yêu nước, lòng căm thù giặc. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông sẽ luôn sống mãi trong lòng người dân đất Việt.

Phong Cách Nghệ Thuật Thơ Văn Của Nguyễn Đình Chiểu

Phong cách nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu có gì khác biệt? Xem ngay giải mã dưới đây để biết chi tiết.

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu không chỉ có mỗi văn chương mà ông còn là nhà giáo, người thầy thuốc, nhà tư tưởng. Vì vậy quan điểm sáng tác của ông như sau: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.

 Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:

  • Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
  • Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế

Lòng yêu nước thương dân:

  • Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,…
  • Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta
  • Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp

Thơ của Nguyễn Đình Chiểu không trau chuốt, cầu kỳ mà thường là những câu chữ chân chất, giản dị và dân dã. Những bài thơ ấy hướng tới nhân dân, vì nhân dân, vì sự nghiệp đấu tranh chống lại kẻ thù của dân tộc.

Các nét chính trong nghệ thuật thơ văn của ông:

  •   Bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở cuộc sống
  •   Đậm đà sắc thái Nam Bộ
  •   Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng

Chia sẻ thêm về 🔰Thơ Quang Dũng🔰 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, hãy cùng đón đọc bạn nhé!

*Dương Từ – Hà Mậu

  • Hồi 01
  • Hồi 02
  • Hồi 03
  • Hồi 04
  • Hồi 05
  • Hồi 06

*Lục Vân Tiên

  • Hồi 01: Vân Tiên tạ thầy xin về đi thi
  • Hồi 02: Vân Tiên lên đường gặp lũ sơn đài
  • Hồi 03: Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • Hồi 04: Nguyệt Nga về Hà Khê
  • Hồi 05: Vân Tiên đi thi
  • Hồi 06: Vân Tiên để Hớn Minh đi trước, mình về thăm nhà đã
  • Hồi 07: Vân Tiên ra đi thi. Ghé nhà Võ công gặp bạn
  • Hồi 08: Vân Tiên từ biệt Võ công, Thể Loan. Lên đường ra kinh thi, gặp: Vương Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm
  • Hồi 09: Vân Tiên được tin mẹ chết, quày quả trở về
  • Hồi 10: Trịnh Hâm hại Vân Tiên, trói tiểu đồng trong rừng, xô Vân Tiên xuống sông
  • Hồi 11: Ngư ông vớt Vân Tiên lên, đem về nhà Võ công
  • Hồi 12: Võ công giả đưa về Đông thành, đem Vân Tiên bỏ trong hang Thương tòng
  • Hồi 13: Du thần cứu ra khỏi hang, gặp lão tiều cõng Vân Tiên về nhà
  • Hồi 14: Hớn Minh đem Vân Tiên về chùa
  • Hồi 15: Nguyệt Nga nhân có Lục ông, Kiều công mời qua, nghe tin Vân Tiên mất, buồn rầu khóc than
  • Hồi 16: Thái sư đi nói Nguyệt Nga cho con không được, nên oán mà xin vua đòi đi cống Hồ bên nước Ô Qua
  • Hồi 17: Nguyệt Nga nhảy xuống sông, nhờ Quan Âm đem vô bờ; vào vườn gặp Bùi ông đem về nuôi, bị Bùi Kiệm dỗ ngon dỗ ngọt
  • Hồi 18: Nguyệt Nga trốn họ Bùi, lão bà gặp đem về nuôi
  • Hồi 19: Vân Tiên nhờ thuốc tiên sáng mắt, bỏ chùa, giã từ Hớn Minh về thăm cha
  • Hồi 20: Vân Tiên ra kinh thi đậu trạng nguyên. Vua sai đi dẹp giặc Ô qua với Hớn Minh
  • Hồi 21: Vân Tiên gặp Nguyệt Nga, về tâu vua. Ơn đền, oán trả rồi về vinh qui cưới nàng Nguyệt Nga

*Ngư Tiều y thuật vấn đáp

  • Hồi 01
  • Hồi 02
  • Hồi 03
  • Hồi 04
  • Hồi 05
  • Hồi 06
  • Hồi 07
  • Hồi 08
  • Hồi 09
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 40
  • Hồi 41
  • Hồi 42
  • Hồi 43
  • Hồi 44
  • Hồi 45

*Các tác phẩm nổi tiếng khác

  • Chạnh tưởng Khổng Tử
  • Chạy giặc
  • Chúng tử tế mẫu văn
  • Con dê
  • Đạo trời Đạo người
  • Điếu Phan Công Tòng bài 01
  • Điếu Phan Công Tòng bài 02
  • Điếu Phan Công Tòng bài 03
  • Điếu Phan Công Tòng bài 04
  • Điếu Phan Công Tòng bài 05
  • Điếu Phan Công Tòng bài 06
  • Điếu Phan Công Tòng bài 07
  • Điếu Phan Công Tòng bài 08
  • Điếu Phan Công Tòng bài 09
  • Điếu Phan Công Tòng bài 10
  • Điếu Phan Thanh Giản
  • Điếu Trương Định bài 01
  • Điếu Trương Định bài 02
  • Điếu Trương Định bài 03
  • Điếu Trương Định bài 04
  • Điếu Trương Định bài 05
  • Điếu Trương Định bài 06
  • Điếu Trương Định bài 07
  • Điếu Trương Định bài 08
  • Điếu Trương Định bài 09
  • Điếu Trương Định bài 10
  • Điếu Trương Định bài 11
  • Điếu Trương Định bài 12
  • Đơn đao phó hội
  • Hoa sen lỗi thì
  • Hoàng trùng trập khởi
  • Làm thuốc
  • Lăng mẫu tống sứ
  • Mưa dầm
  • Ngựa Tiêu Sương
  • Nước lụt
  • Than đạo
  • Thảo thử hịch
  • Thất Kinh Châu
  • Thư gửi cho em
  • Trời bão
  • Tú tài Chiểu tự thuật
  • Từ biệt cố nhân
  • Tứ dân – công
  • Tứ dân – nông
  • Tứ dân – sĩ
  • Tứ dân – thương
  • Tự thuật (I)
  • Tự thuật (II)
  • Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
  • Văn tế Trương Định
  • Vương Lăng biếm Trần Bình
  • Xem bói

Tìm hiểu chi tiết về 🔰Thơ Phan Châu Trinh🔰 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Nguyễn Đình Chiểu

Thohay.vn sưu tầm nội dung 15 bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Chiểu gửi đến bạn đọc.

Chạnh Tưởng Khổng Tử

Biết ơn phụ tử nghĩa quân thần,
Nhờ có trời sinh đức thánh nhân.
Nét mực tu kinh ngăn đứa loạn
Dấu xe hành đạo rạch trong trần.
Trong đời còn cám lời than phụng,
Muôn thuở đều thương tiếng khóc lân.
Phải đặng bút Châu biên sách Hán,
Mọi nào dám tới cạo đần dân.

Đơn Đao Phó Hội

Hiểm nguy đâu núng chí anh hào,
Phó hội mình đeo một lưỡi đao.
Chén rượu vội vàng khi tiếp rước,
Ngọn gươm thong thả lúc ra vào.
Oai hùm gặp gió đưa hơi mạnh,
Lũ chó rùng mình nép trí cao.
Theo gót Kinh Châu nên nghiệp cả,
Nghìn năm còn để tiếng vườn đào.

Làm Thuốc

Trời đông sụt sùi gió mưa tây,
Đau ốm lòng dân cậy có thầy.
Phương cũ vua tôi gìn trước mắt,
Mạng nay già trẻ gởi trong tay.
Trận đồ tám quẻ còn roi dấu,
Binh pháp năm mùi sẵn cỏ cây.
Hỡi bạn y lâm! ai muốn hỏi,
Đò xưa, bến cũ, có ta đây.

Ngựa Tiêu Sương

Tiếng đồn ngàn dặm ngựa Tiêu Sương,
Lầm đứa gian mưu nghĩ khá thương.
Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống,
Quày đầu lại hí nhớ tàu Lương.
Chẳng cho chủ khác ngồi lưng cổ,
Thà chịu vua ta nắm khớp cương.
Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ,
Làm người bao nỡ phụ quê hương!

Nước Lụt

Trời mưa từng trận gió từng hồi,
Thế giới bao nhiêu nước khỏa rồi.
Lũ kiến bất tài đòi chỗ bợ,
Đấu bèo vô dụng kết bè trôi.
Lao xao rừng cụm nghe chim chíp,
Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi.
Nỡ để dân đen trên gác yếu,
Này ông Hạ Vũ ở đâu ôi!

Thất Kinh Châu

Ngũ hổ năm anh tướng rất mầu,
Đâu dè đến nỗi thất Kinh Châu.
Thời Lưu chưa đạt hay sao đặng,
Vận Hớn còn suy giỏi mặc dầu.
Tiếc bấy công trình Gia Cát Lượng,
Uổng thay mỏi mệt Hán Đình hầu.
Nghĩ thương cái phận Lưu Huyền Đức,
Nhiều nỗi Đàn Khê dễ sá âu.

Từ Biệt Cố Nhân

Vì câu danh nghĩa phải đi ra,
Day mũi thuyền nan dạ xót xa.
Người dễ muốn chi nương đất khách,
Trời đà khiến vậy mến vua ta.
Một phương thà tránh đường gai gốc,
Trăm tuổi cho tròn phận tóc dạ.
Chén rượu ấm lòng xin cạn chén,
Nhớ nhau ngày khác biết sao mà.

Tứ Dân – Công

Hoá công máy móc ở đâu nà,
Trăm thợ nhân gian nghẻ ngóc ra.
Sáu tỉnh đua làm nghề khéo léo,
Năm châu sắm đủ của xây xoa.
Mẫu tuồng đơn kép theo hình thế,
Mỗi việc lâu mau tại ý ta
Máy tạo trong tay nào có vụng,
Chi lăm lương đống nước cùng nhà.

Tứ Dân – Nông

Trải qua nắng hạ lúc mưa thu,
Cày cấy ghe phen sức dãi dầu.
Ấm lạnh trọn bề vài đám ruộng,
Làm ăn giữ bổn mấy con trâu.
Chuyên nghề Hậu Tắc nhà hằng đủ,
Giỏi việc Mân phong nước chẳng sầu.
Nhờ gặp mùa màng trời đất thuận,
Cứ trăm giống thóc một tay thâu.

Đạo Trời

Đạo trời nào phải ở đâu xa,
Gội tấm lòng người có giải ra.
Mến nghĩa bao đành làm phản nước,
Có nhân nào nỡ phụ tình nhà.
Xưa nay đều chọn đường trung hiếu,
Sách vở còn ghi lẽ chánh tà.
Năm phẩm rừng nhu săn sóc lấy,
Ấy là đạo vị ở mình ta.

Điếu Phan Công Tòng Bài 01

Thương ôi! người ngọc ở Bình Đông
Lớn nhỏ trong làng thảy mến trông.
Biết đạo khác bầy con mắt tục
Dạy dân nắm giữ tấm lòng công.
Đặng danh vừa rạng bề nhà cửa,
Vì nghĩa riêng đền nợ núi sông.
Một trận trải gan trời đất thấy,
So xưa nào thẹn tiếng anh hùng.

Điếu Phan Thanh Giản

弔潘清僩

歷士三朝獨潔身,
非公誰傘一方民。
龍湖枉負書生老,
鳳閣空為學士臣。
秉節頻勞生富弼,
盡忠何恨死張巡。
有天六省存亡事,
難得從容就義神。

Phiên âm:

Lịch sĩ tam triều độc khiết thân,
Phi công thuỳ tán nhất phương dân.
Long Hồ uổng phụ thư sinh lão,
Phụng Các không vi học sĩ thần.
Bỉnh tiết tần lao sinh Phú Bật,
Tận trung hà hận tử Trương Tuần.
Hữu thiên lục tỉnh tồn vong sự,
Nan đắc thung dung tựu nghĩa thần.

Dịch thơ:

Mình trong sạch trải thờ ba chúa,
Không ông ai che chở dân lành.
Long hồ phụ lão thư sinh,
Ở nơi các phụng không đành làm quan.
Cầm tiết nhọc sống chàng Phú Bật,
Hết ngay sao giận mất Trương Tuần.
Mất còn sáu tỉnh trời phân,
Thung dung tựu nghĩa làm thần khó thay.

Chúng Tử Tế Mẫu Văn

Hỡi ôi!
Dấu hạc xa miền;
Tiếng quyên não tức.

Sách nói hoa phút bay thời nước cũng chảy, đổi dời theo phận, máy trời đất khéo xoay;
Ai rằng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, ngơ ngác nỗi mình, tình mẹ con vội đứt.

Nhớ linh xưa:
Trọn đạo tam tòng;
Giữ phần tứ đức.

Ở ruộng nương theo nghề ruộng, dư lúa dư tiền;
Lấy chồng lo việc nhà chồng, hết lòng hết sức.

Khi tuổi trẻ cười cay nói đắng, mấy lần sinh sản, đám dây dưa rậm rạp trước sân;
Lối mình già đứt thúng vỡ chình, chút phận quả sương, chiếu thuyền bách linh đình giữa vực.

Ngàn muôn việc nhọc nhằn đã lắm nỗi, nhắm bề ăn ở ước ngỡ lâu còn;
Bẩy mươi năm sung sướng đã mấy hồi, coi chứng bịnh đau ai dè vội mất.

Hốt thuốc thương hàm hay lắm, thầy Hương có thầy ba cũng có, trên giường thiếp thiếp, lẽ hơn thua chưa trối lại vài lời;
Nghe tin báo bổ trông hoài, con trai xa con gái cũng xa, hơi thở chừng chừng, lòng thương nhớ thẩy đều trong một giấc.

Những tưởng mất cha còn mẹ, lúc nghiêng nghèo cho trẻ đặng nhở hơi;
Há đành bỏ cháu giã con đi, cơn ly loạn sao già đành nhắm mắt.

Nào thủa trước miệng nhai cơm, lưỡi lừa cá chắt chiu bé lớn, đều nuôi cho nên vóc nên vai;
Đến bây giờ đầu đội vải, lưng vấn rơm, kêu khóc trong ngoài, biết đâu đặng thấy mày thấy mặt.

Cám là cám ba năm bồng ẵm, công so bốn bể chứa đầy;
Thương là thương mười tháng cưu mang, ơn vì năm non đè chặt. Nghĩ lại:

Nhau rún còn chôn làng Long Đức, Mẹ về đâu mà lá cỏ ngọn cây rầu rầu;
Xương thịt đành gửi đất Thanh Ba mẹ về đâu mà tiếng gió tiếng trăng vặc vặc.

Cậu còn đó, dì còn đó, bà con bên ngoại đều còn đó, mẹ đi đâu mà nhà sau cửa trước quạnh hiu;
Chú ở đây, cô ở đây, họ hàng bên nội cũng ở đây, mẹ đi đâu mà chiếu trải giường thờ lạnh ngắt.

Cháu nội có, cháu ngoại có, bầy chát cũng có, hết trông bà miếng ngon miếng ngọt dành cho;
Dâu lớn kia, dâu nhỏ kia, mấy rể còn kia, hết trông mẹ bề dại bề khôn vẻ nhắc.

Muốn tron thảo dâng cơm dâng nước, ôi mẹ ôi rày còn chi nữa của sắm mà nuôi;
Những trông khi nương cửa nương nhà, ý cha chả nói tới chừng nào ruột đau như cắt.

Đội mũ mẫn than thân là gái, lấy chi đền chín chữ cù lao;
Chống gậy vông tủi phận là trai, lấy chi trả một câu võng cực.

Đã biết không trở lại, âm dương hai ngả, mẹ lìa con vọi vọi chín tầng trời;
Phần thương mất cũng như còn, hiếu kính một lòng, con xa mẹ sùn sùn ba thước đất.

Sống gặp nhà nghèo;
Thác nhằm buổi giặc.

Mơ màng phách quế lúc năm canh;
Thấp thoáng hồn hoa cơn sáu khắc.

Từ đây rồi phận trai đứa theo làng đứa theo lính, bơ vơ non Dĩ sương tản khói tan;
Từ rồi đây phận gái đứa theo chồng đứa theo con, vắng vẻ nhà huyên đèn lờ hương tắt.

Ba câu điện tửu, gọi là bầy nghĩa báo thân;
Một tiệp sơ ngu, ngõ đặng nhờ ơn âm chất.

Hỡi ôi thương thay!
Có linh xin hưởng!

Điếu Trương Định Bài 01

Trong Nam tên họ nổi như cồn,
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.
Dấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ,
Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn.
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ,
Cái ấn bình tây đất vội chôn.
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ,
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.

Hồi 03: Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga

Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”
Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,
“Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.

141. “Trong xe chật hẹp khôn phô,
“Cúi đầu trăm lạy, cứu cô tôi cùng.”
Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
“Nàng là phận gái, ta là phận trai.
“Tiểu thư con gái nhà ai,
“Đi đâu nên nỗi mang tai bất kỳ.
“Chẳng hay tên họ là chi?
“Khuê môn phận gái việc gì đến đây?

151. “Trước sau chưa hãn dạ nầy,
“Hai nàng ai tớ, ai thầy nói ra?”
Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,
“Con này tỳ tất tên là Kim Liên.
“Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
“Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.
“Sai quân đem bức thư về,
“Rước tôi qua đó định bề nghi gia.
“Làm con đâu dám cãi cha,
“Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành!

161. “Chẳng qua là sự bất bình,
“Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi.
“Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
“Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
“Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa:
“Chút tôi liễu yếu đào thơ,
“Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
“Hà Khê qua đó cũng gần,
“Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.

171. “Gặp đây đương lúc giữa đàng,
“Của tiền không có, bạc vàng cũng không.
“Ngẫm câu báo đức thù công,
“Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
“Này đà rõ đặng nguồn cơn,
“Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
“Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

181. “Đó mà biết chữ thuỷ chung,
“Lựa là đây phải theo cùng làm chi.”
Nguyệt Nga biết ý chẳng đi,
Hỏi qua tên họ một khi cho tường.
Thưa rằng: “Tiện thiếp đi đường,
“Chẳng hay quân tử quê hương nơi nào?”
Phút nghe lời nói thanh tao,
Vân Tiên há nỡ lòng nào phôi pha:
“Đông Thành vốn thiệt quê ta,
“Họ là Lục thị, tên là Vân Tiên.”

191. Nguyệt Nga vốn đấng thuyền quyên,
Tai nghe lời nói tay liền rút trâm.
Thưa rằng: “Nay gặp tri âm,
“Xin đưa một vật để cầm làm tin.
Vân Tiên ngơ mặt chẳng nhìn,
Nguyệt Nga liếc thấy càng thìn nết na:
“Vật chi một chút gọi là,
“Thiếp thưa chưa dứt chàng đà làm ngơ.
“Của này là của vất vơ,
“Lòng chê cũng phải, mặt ngơ sao đành!”

201. Vân Tiên khó nổi làm thinh,
Chữ ơn buộc lại chữ tình lây dây.
Than rằng: “Đó khéo trêu đây,
“Ơn kia đã mấy, của nầy rất sang.
“Đương khi gặp gỡ giữa đàng,
“Một lời cũng nhớ, ngàn vàng chẳng phai.
“Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài,
“Nào ai chịu lấy của ai làm gì.”
Thưa rằng: “Chút phận nữ nhi,
“Vốn chưa biết lẽ có khi mất lòng.

211. “Ai dè những đấng anh hùng,
“Thấy trâm thôi lại thẹn thùng cùng trâm.”
Riêng than: “Trâm hỡi là trâm!
“Vô duyên chi mấy ai cầm mà mơ?
“Đưa trâm chàng đã làm ngơ,
“Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ.”
Vân Tiên ngó lại rằng: “Ừ,
“Làm thơ cho kịp bấy chừ chớ lâu.”
Nguyệt Nga ứng tiếng xin hầu,
Xuống tay liền tả tám câu năm vần.

221. “Thơ rồi này thiếp xin dâng,
“Ngửa trông lượng rộng văn nhân thể nào?”
Vân Tiên xem thấy ngạt ngào,
Ai dè sức gái tài cao bực nầy.
Đã mau mà lại thêm hay,
Chẳng phen Tạ nữ, cũng tày Từ phi.
Thơ ngâm dũ xuất dũ kỳ,
Cho hay tài gái kém gì tài trai.
Như vầy ai lại thua ai,
Vân Tiên hoạ lại một bài trao ra.

231. Xem thơ biết ý gần xa,
Mai hoà vận điểu, điểu hoà vận mai.
Có câu xúc cảnh hứng hoài,
Đường xa vọi vọi, dặm dài vơi vơi.
Ai ai cũng ở trong trời,
Gặp nhau ta đã cạn lời thời thôi.

Giối thiệu cho bạn tuyển tập 🍀Thơ Nguyễn Trãi🍀 Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Những Bài Thơ Nguyễn Đình Chiểu Chống Pháp

Gửi đến bạn những bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu viết về giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

Chạy Giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Văn Tế Lục Tỉnh Sĩ Dân Trận Vong

Hỡi ôi!
Tủi phận biên manh;
Căm loài dương tặc.

Ngoài sáu tỉnh hãy ngợi câu án đổ, dân nhờ vua đặng lẽ sống vui;
Trong một phương sao mắc chữ lục trầm, người vì nước rủ nhau chết ngặt!

Nhớ các linh xưa:
Tiếng đồn trung nghĩa đến xa;
Thói giữ cương thường làm chắc.

Từ thủa Tây qua cướp đất, xưng tân trào gây nợ oan cừu;
Chẳng qua dân mắc nạn trời, hoài cựu chúa mang lời phản trắc.

Các bậc sĩ nông công cổ, liền mang tai với súng song tâm;
Mấy nơi tổng lý xã thôn, đều mắc hại cùng cờ tam sắc.

Bọn tam giáo quen theo đường cũ, riêng than bất hạnh mang nghèo;
Bầy cửu lưu cứ nối nghề xưa, thầm tủi vô cô chịu cực.

Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo;
tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.

Trải mười mấy năm trầy khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đến tên;
Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông hoặc biển hoặc núi hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt.

Khá thương thay!
Dân sa nước lửa chầy ngày;
Giặc ép mỡ giàu hết sức.

Đành những kẻ cha thù anh oán, nhảy vòng báo ứng đã cam;
Cực cho người vợ goá con côi, gây đoạn thảm sầu khôn dứt.

Man mác trăm chiều tâm sự, sống những lo trả nợ cho đời;
Phôi pha một mảnh hình hài, thác rồi bỏ làm phân cho đất.

Nghĩ nỗi anh hùng nạn nước, bãi khô lâu nào mấy kẻ khóc than;
Tưởng câu danh lợi tuồng đời, trường khối lỗi mặc dầu ai náo nức.

Trời hỡi trời!
Lòng nghĩa dân phải với ngô quân;
Tiếng nghịch đảng lỗi cùng địch vức.

Gần Côn Lôn xa đại hải, máu thây trôi nổi ai nhìn;
Hàng cai đội bậc quản cơ, xương thịt rã rời ai cất?

Sống thời chịu nắng sương trời một góc, khó đem sừng ngựa hẹn quy kỳ;
Thác rồi theo mưa ngút biển muôn trùng, khôn mượn thư nhàn đưa tin tức.

Thấp thoáng hồn hoa phách quế, lòng cố hương gửi lại bóng trăng thu;
Bơ vơ nước quỷ non ma, hơi âm sát về theo luồng gió bấc.

Như vậy thì:
Số dẩu theo sáu nẻo luân hồi;
Khí sao để trăm năm uất ức.

Trời Gia Định ngày chiều ráng bắn, âm hồn theo cơn bóng ác dật dờ;
Đất Biên Hoà đêm vắng trăng lờ, oan quỷ nhóm ngọn đèn trời hiu hắt.

An Hà quận đang khi bạch trú, gió cây vụt thổi cát xoáy bay con trốt dậy bên thành;
Long Tường Giang mỗi lúc hoàng hôn, khói nước sông mù, lửa huỳnh nháng binh ma chèo dưới vực.

Nhìn mất chặng cờ lau trống sấm, mỉa mai trận nghĩa gửi binh tình;
Thảm đòi ngàn ngựa gió xe mây, mường tượng vong linh về chiến lật.

Thôi!
Người lạc phách theo miền giang hải, cung ngao lẩn thẩn, dành một câu thân thế phù trầm;
Kẻ du hồn ở cõi sơn lâm, luỹ kiến đồn ong, còn bốn chữ “âm dung phảng phất”.

Ôi!
Sống muốn cho an;
Thác sao rằng bức?

Dẫu sớm thấy ngọn cờ điếu phạt, phận thần dân đâu chẳng toan còn;
Chưa kịp nghe tiếng trống an nhương, nghĩa quân phụ nào dè chết mất.

Hoặc là sợ như đất triêu Tần mộ Sở, cuộc can qua sông cũng ở ghê mình;
Hoặc là e như trời nam Tống bắc Kim, đường binh cách thác đi cho khuất mặt.

Tiếc non nước ấy nhân dân dường ấy, gây sự này nào thấy phép tẩy oan;
Biết cha mẹ đâu tộc loại ở đâu, chạnh tình đó mới ra ơn điếu tuất.

Tuy uổng mệnh hãy chờ khi sách mệnh, sẵn vòng quả báo vấn vương;
Song oan hồn chưa có kẻ chiêu hồn, khiến tấm linh bài bực tức.

Nhớ phận áo cơm đất nước, trọn mấy năm ngóng cổ trông quan;
So bề mồ mả ông cha, còn hơn đứa đành lòng theo giặc.

Đến nay:
Cám cảnh Nam Trung;
Trách lòng tạo vật.

Ví như sĩ sinh đời Đông Tấn, nay đánh Hồ mai dẹp Yết, thời phơi gan trong đám tinh chiên;
Nào phải dân ở cõi U Yên, sớm đầu Hạ, tối về Liêu, mà trây máu bên đường kinh cức.

Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh;
Ít người đặng xem tấm bảng phong thần, Phan học sĩ hết lòng mưu quốc.

Muôn dặm giang sơn triều thánh đố, gian sơn còn hơi chính đều còn;
Nghìn năm hồn phách nạn dân này, hồn phách mất tiếng oan nào mất.

Dẫu đặng ơn nhuần khô cốt, cơn trị bình nào thấy đạo vương;
Muốn cho phép vớt linh hồn, buổi ly loạn khôn cầu kinh Phật.

Ôi!
Trời xuống nàn quỷ trắng mấy năm;
Người uống giận suối vào vàng lắm bực.

Cảnh Nam thổ phơi màu hoa thảo, đọng tình oan nửa úa nửa tươi;
Cõi Tây thiên treo bức vân hà, kết hơi oán chặng thưa chặng nhặt.

Ngày gió thổi lao xao tin dã mã, thoắt nhóm thoắt tan thoắt lui thoắt tới, như tuồng bán dạng linh tinh;
Đêm trăng lời giéo giắt tiếng đề quyên, dường hờn dường mến dường khóc dường than, đòi đoạn tỏ tình oan khuất.

Xưa nghe có bến sông Vị Thuỷ, lấy lễ nhân đầu tế lũ hồn oan;
Nay biết đâu bãi cát Trường Sa, mượn của âm phù độ bè quỷ ức.

Đốt lọn nhang trầm trời đất chứng, chút gọi là làm lễ vãn vong;
Đọc bài văn tế quỷ thần soi, xin hộ đó theo đường âm chất.

Hỡi ôi! Thương thay! Có linh xin hưởng.

Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Hỡi ơi!
Súng giặc đất rền;
Lòng dân trời tỏ.

Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao;
Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ.

Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn;
Riêng lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn mong mưa;
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
Chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Khá thương thay:
Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;
Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố.

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi;
Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.

Những lăm lòng nghĩa lâu dùng;
Đâu biết xác phàm vội bỏ.

Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây;
Trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.

Đoái sông Cầm Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
Nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ.

Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm;
Vốn không giữ thành, giữ luỹ bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.

Nhưng nghĩ rằng:
Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta;
Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.

Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương;
Vì ai xui hào luỹ tan tành, xiêu mưa ngã gió?

Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh;
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

Ôi thôi thôi!
Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.

Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Ôi!
Một trận khói tan;
Nghìn năm tiết rỡ.

Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm cho bốn phía mây đen;
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.

Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân;
Cây hương nghĩa sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ.

Hỡi ơi!
Có linh xin hưởng.

Viết một bình luận