Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác (Nội Dung, Phân Tích, Soạn Bài)

Nội Dung Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác, Nghệ Thuật, Phân Tích. Tìm Hiểu Cách Lập Dàn Ý, Soạn Bài, Giáo Án Tác Phẩm Chi Tiết.

Giới Thiệu Bài Thơ

Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1914 khi ông bị quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giamh.

Nội dung:

  • Bài thơ thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của Phan Bội Châu trong hoàn cảnh tù đày. Dù bị giam cầm, ông vẫn giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cứu nước và không sợ hãi trước mọi thử thách

Ý nghĩa:

  • Tinh thần lạc quan: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, không khuất phục trước nghịch cảnh. Phan Bội Châu coi việc bị giam cầm chỉ là một thử thách nhỏ trên con đường cách mạng.
  • Khí phách anh hùng: Ông tự hào về sự nghiệp và lý tưởng của mình, khẳng định rằng dù trong tù, ông vẫn là một người anh hùng, một nhà cách mạng kiên cường.
  • Niềm tin vào tương lai: Bài thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước, bất chấp những khó khăn hiện tại.

Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một minh chứng cho tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của Phan Bội Châu.

Xem trọn bộ –> Thơ Phan Bội Châu: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Nội Dung Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Nội dung bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác nói lên phong thái ung dung và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Dưới đây là nội dung của bài thơ:

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Tác giả: Phan Bội Châu

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Chia sẻ thêm tác phẩm: Bài Thơ Sống Của Phan Bội Châu

Về Tác Giả Phan Bội Châu

Chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin về tác giả Phan Bội Châu như sau:

  • Phan Bội Châu (1867- 1940), tên thuở nhỏ của ông là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam
  • Quê quán: làng Đan Nhiệm nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  • Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
    • Năm 33 tuổi ông đỗ Giải Nhất kì Thi Hương đầu
    • Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX
    • Ông đã từng sang nhiều nước để mưa đồ sự nghiệp cứu nước
    • Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn với những sáng tác ở nhiều thể loại
  • Tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu…
  • Phong cách sáng tác: các tác phẩm của Phan Bội Châu thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do, ý chí bền bỉ kiên cường.

Xem trọn bộ –> Thơ Phan Bội Châu: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Về Tác Phẩm Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Về tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, bài thơ này được sáng tác theo thể loại thất ngôn bát cú Đường luật.

Ý nghĩa bài thơ: nói lên ý chí kiên cường với phong thái dung dung và hào hùng, vượt lên cảnh ngục tù khốc liệt để an ủi mình giữ vững lí tưởng, niềm tin và khát vọng cứu nước cứu dân của cụ Phan Bội Châu trong những ngày bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.

Tham khảo thêm bài: Lưu Biệt Khi Xuất Dương

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Tiếp theo hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác nhé!

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, được Phan Bội Châu sáng tác năm 1914.

Bài thơ được ra đời khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam, trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm Ngục trung thư tập, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ Nôm nằm trong tập Ngục trung thư tập đó.

Tặng bạn chùm: Những Câu Thơ Nói Về Chí Làm Trai

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Cùng tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác sau đây nhé!

Nhan đề Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác nghĩa là bài thơ được làm ra khi ở trong ngục tù. Trong bóng tối chứa đầy sự đau khổ, gian nan, bất hạnh ấy thì người thi sĩ đã sáng lên tâm hồn sáng tác. Qua đó thể hiện tâm hồn lạc quan, ung dung của Phan Bội Châu.

Với Phan Bội Châu, Đấng nam nhi sinh ra trên đời này phải làm việc lớn, phải gánh vác trọng trách của đất nước, vì nhân dân mà phấn đấu và cố gắng hết mình. Phan Bội Châu xem việc ở tù như việc đi mỏi chân thì ngồi nghỉ, coi nhà tù là chỗ nghỉ chân.

=> Thái độ bình tĩnh, chủ động trước tai ương, hoạn nạn, thể hiện khí phách của một anh hùng hào kiệt coi thường hiểm nguy, đây như là một bản tuyên ngôn khẳng định tư thế làm người của tác giả.

Xem thêm về phân tích 🌻Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Bố Cục Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Bố cục bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác gồm 4 phần theo kết cấu: Đề – Thực – Luận – Kết

  • Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường.
  • Hai câu thực: Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.
  • Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí.
  • Hai câu kết: sự bền chí, vững lòng của anh hùng.

Giá Trị Tác Phẩm Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Giá trị tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được thể hiện qua hai khía cạnh sau:

Giá trị nội dung

  • Bài thơ đã khắc họa phong thái ung dung, đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ sử dụng thành công thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với phép đối chặt chẽ
  • Giọng thơ hào hùng có sức lôi cuốn, có sự vui đùa hóm hỉnh nhưng vẫn đầy hào khí anh hùng

Đón đọc thêm tác phẩm 🍃Đoàn Thuyền Đánh Cá 🍃 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Dàn Ý Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Hướng dẫn cách lập dàn ý phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác sau đây:

1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.

2. Thân bài:

a. Khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục

  • “Hào kiệt, phong lưu”: chỉ những người có tài năng, có ý chí – những bậc anh hùng có phong thái ung dung, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.
  • Điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.
  • Đặc biệt là hình ảnh “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: sự nghiệp cách mạng là một chặng đường dài, nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, cho thấy tinh thần lạc quan.

=> Tính cách của người tù cách mạng: bình tĩnh, tự tin ngay cả trong nguy nan.

b. Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió

  • Người tù cách mạng tự nhận mình là một người tự do đi đây đi đó giữa thế gian rộng lớn.
  • Lại người có tội giữa năm châu: người cách mạng phải rơi vào hoàn cảnh tù đày.

=> Vẻ đẹp của người tù yêu nước: lạc quan, ung dung

c. Bàn luận về hình tượng người anh hùng

  • “Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Hình ảnh mang tính biểu tượng “bô kinh thế” – sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc, thể hiện ước vọng, lý tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh.
  • “Mở miệng cười tan”: Tiếng cười bộc lộ một tinh thần sảng khoái, với mong muốn dẹp tan quân thù.

d. Khẳng định lại tư tưởng của nhà thơ

  • Lời khẳng định đầy quyết tâm: còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng.
  • Ý chí theo đuổi bất chấp mọi nguy hiểm, đó là một tinh thần đáng nể phục.

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.

Tham khảo: Câu Đố Lịch Sử Bằng Thơ

Soạn Bài Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Hướng dẫn cách soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác theo các câu hỏi trong sách giáo khoá:

👉Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích cặp câu 1 – 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.

Đáp án:

  • “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.
  • “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.
  •  “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.

   => Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.

👉Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đọc lại cặp câu 3-4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Đáp án:

Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.

Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân (khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.

Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa:

  • Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân.
  • Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.

Xem thêm: Thơ Phan Châu Trinh

👉Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện người anh hùng, hào kiệt.

Đáp án:

Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.

👉Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Đáp án:

Hai câu thơ cuối:

  • Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả
  • Điệp từ “còn” nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước
  • Lời thách thức “nguy hiểm sợ gì đâu”: giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.

Mời bạn đọc thêm tác phẩm 💌 Chiếc Lược Ngà 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Giáo Án Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Chia sẻ mẫu giáo án Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác cho các thầy cô tham khảo.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Học sinh hiểu được khí phách kiên cường , phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
  • Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

2. Kĩ năng

  • Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỉ XX.
  • Cảm nhận được giọng thơ hình ảnh thơ ở các văn bản.

3. Thái độ

  • Có tinh thần yêu nước tự hào về các chí sĩ cách mạng dân tộc.
  • Có ý thức thái độ đúng trong học tập.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên: Giáo án, nghiên cứu bài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo…

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

H: Vấn đề mà tác giả đặt ra trong văn bản : “ Bài toán dân số “ là vấn đề gì?

Vấn đề đố được tác giả triển khai như thế nào?

3. Bài mới

– Phan Bội Châu là một chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Ông là một người giỏi biện luận và có tài văn chương. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại,tất cả đều thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường. Để hiểu sâu nghiệp thơ văn của ông, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
HĐ1. HDHS và tìm hiểu chú thích:
– Giáo viên hướng dẫn đọc: diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hài hùng, cặp 3-4 chuyển giọng thống thiết.
– Giáo viên đọc mẫu.
– Học sinh đọc .
– HS và GV sửa chữa, nhận xét.
I. Đọc- tìm hiểu chú thích:1. Đọc :
– Đọc chú thích và nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?2. Chú thích:
a. Tác giả:- Phan Bội Châu (1867-1940) tên thật là Phan Văn San.
Hiệu: Sào Nam,Quê: làng Đan Nhiệm (nay thuộc Nam Hoà- Nam Đàn- Nghệ An).
– Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất dân tộc trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX.
– Là nhà thơ, nhà văn lớn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
H: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
– Khi tác giả bị bắt giam tại Quảng Đông- Trung Quốc. Chúng có ý định trao trả ông cho TDP ( trước đó ông bị TDP) kết án tử hình vắng mặt năm 1912). Ông nghĩ mình khó có thể thoát chết được nên đã viết “Ngục trung thư” nhằm để lại một bức thư tuyệt mậnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí.
Đọc từ khó – SGK?
– Y/ c hs giải nghĩa các từ ngữ:
b. Tác phẩm:
– Bài thơ sáng tác vào đầu năm 1941, đời khi tác giả bị bắt giam tại Quảng Đông- Trung Quốc.
– Là bài thơ nôm nằm trong tác phẩm : “Ngục trung thư” viết bàng chữ Hán năm 1914.
c. Từ khó (SGK)
– Kinh tế, bủa tay, phong lưu, hào kiệt.
HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bản:
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
– Thất ngôn bát cú Đường luật.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Thể loại:
– Thất ngôn bát cú Đường luật.
H : Thể thơ này thường có bố cục như thế nào?2. Bố cục:
– Đề, thực. luận, kết.
H: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?– NV trữ tình trong bài thơ là nhà yêu nước Phan Bội Châu.
H:Em hiểu như thế nào về hai chữ “cảm tác”ở nhan đề bài thơ ?
H: Từ đó em hiểu như thế nào về nhan đề: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”?
– Đọc hai câu đầu,- Hào kiệt: người có tài năng, chí khí hơn người.
– Phong lưu: ung dung, đường hoàng.
Câu thơ sử dụng lặp từ nào?
– Vẫn.
3. Phân tích:
a. Hai câu đề:
– Cảm tác: Cảm xúc được viết ra thành sáng tác.
⇒ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”là cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục Quảng Đông.
– Hs đọc hai câu thơ:H: Hai câu đầu khí phách, phong thái của nhà chí sĩ như thế nào?
– Đường hoàng, tự tin, ung dung thanh thản.
H: Em nhận xét như thế về khẩu khí của nhà thơ?
H: Em hiểu gì về quan niệm “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”?
– Coi nhà tù là nơi nghỉ ngơi sau những ngày hoạt động cách mạng căng thẳng, vất vả.
GV: Thực tế đâu phải như vậy, tác giả kể việc mình bị áp giải đi nào xiềng tay, nào trói chặt, vào ngục bị giam chung với người tù xử tử, chứ đâu được đãi như khách. đứng cao hơn cùm kẹp đầy đoạ của kẻ thù. Cảm thấy mình hoàn toàn tự do, thanh thản về tâm hồn.
“ Vẫn là hào kiệt…
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
– Hai câu thơ thể hiện phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung thanh thản
– Khẩu khí ngang tàng, khí phách hiên ngang bất khuất.
– Coi đó là một cách nghỉ ngơi trên chặng đường bôn tẩu dài dặc, hoạt động cách mạng căng thẳng, vất vả.
– Đọc diễn cảm hai câu thực.
H: Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của nó so với hai câu trên?
– Giọng điệu trầm thống, diễn tả một nỗi đau cố nén, khác giọng cười cợt, đùa vui ở hai câu trên.
H: Vì sao giọng điệu có sự thay đổi?
– Là hai câu thơ tác giả tự nói về cuộc đời bôn ba của mình.
b. Hai câu thực:
“ Đã cách không nhà…bốn bể
Lại người… năm châu”
– Hai câu thơ giọng điệu trở nên ngậm ngùi thương cảm.
– Tác giả suy ngẫm về cuộc đời bôn ba của mình.
H: Đó là cuộc đời như thế nào?Giải thích 2 câu “khách không nhà trong bốn bể”,“người có tội giữa năm châu”?
– Tác giả hoạt động cách mạng xa quê, bị trục xuất ở Nhật Bản, sống không hợp pháp ở Trung Quốc, lại bị thực dân kết án tử hình vắng mặt, đi đến đâu cũng bị xua đuổi.
– Đó là cuộc đời hoạt động đầy sóng gió, bất trắc của người tù cách mạng PBC.(Từ năm 1905 cho đến khi bị bắt là gần mười năm , mười năm lưu lạc khi Nhận Bản, khi TQ , khi Xiêm La(Thái Lan), mười năm không một mái ấm gia đình , cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp.
H: Em nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong hai câu thơ?
Sử dụng cặp từ “đã- lại” bình đối “khách không nhà- người có tội”; “trong bốn bể- giữa năm châu”.
– Đã … lại ⇒ Cặp từ hô ứng- tăng tiến
→ nối thống khổ của ng tù cách mạng.
H: ý nghĩa của lời tâm sự là gì?
GV: Cuộc đời hoạt động CM của PBC thật sang gió, bất trắc. Từ 1905 cho đến khi ông bị bắt là gần 10 năm, 10 năm lưu lạc khi Nhật Bản, khi Trung Quốc khi Thái Lan, 10 năm không một mái ấm gia đình, cực khổ, thiếu thốn về vật chất, cay đắng về tinh thần, thêm vào đó là sự săn đuổi của kẻ thù. Dù ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của TDP, nhất là khi đội trên mình một bản án tử hình.
⇒ Hai câu thơ nói lên nỗi đau lớn lao của một vị anh hùng, sóng gió của cuộc đời riêng gắn với nỗi đau riêng của cả một dân tộc. Hình ảnh người tù trở nên lớn lao và phi thường hơn.
H: Đọc câu 5, 6. Nhận xét gì về từ ngữ và lối nói trong hai câu này? Tác dụng của nó?
Giải thích: “bủa tay”, “kinh tế”?
– “bủa tay” là mỏ rộng vòng tay; “kinh tế”: kinh bang tế thế: trị nước cứu đời → ôm hoài bão cứu nước.
– Lối nói khoa trương, sử dụng bình đối → cho dù ở tình trạng bi kịch như thế nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
c. Hai câu luận :
“ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
Nt: Các động từ “dang tay”, “mở miệng”, dùng lối nói quá khoa trương nhằm nhấn mạnh con người không nhỏ bé trong vũ trụ nữa mà trở nên lớn lao đến mức như thần như thánh.
H: Em hiểu gì về ý nghĩa hai câu thơ này ?
GV: Chí khí ấy của tác giả ta cũng bắt gặp trong bài “Chơi xuân”:
Phùng xuân hội may ra ừ cũng dễ
Nắm địa cầu vừa một tí con con
Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà.
⇒ Thể hiện khẩu khí ngang tàng bất khuất của bậc anh hùng hào kiệt, dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không thay đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước.
Đọc hai câu kết?
H: Hai câu thơ có từ nào lặp lại ?
– Còn.H :Tác dụng của việc lặp còn? Em cảm nhận được gì về nội dung câu thơ?
– Khẳng định dõng dạc, dứt khoát tư thế con người đứng cao hơn cái chết khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể nào bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin vào sự nghiệp chính nghĩa của
d. Hai câu kết:
“ Thân vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
– NT: Lặp lại từ “còn”
⇒ Lời thơ dõng dạc, dứt khoát, khẳng định ý chí chiến đấu, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp mình đã chọn, không ngai nguy hiểm, gian lao.
HĐ3. HDHS tổng kết:
H: Em cảm nhận được gì về nội dung nghệ thuật của bài thơ?
Đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/ 148
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập:
H: Nhận dạng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (số câu, số chữ, cách gieo vần)
– Gọi hs đọc bài đọc thêm.
V. Luyện tập:
Thể thơ: Thất ngôn bát đường luật.
– Số câu: 8 câu- mỗi câu bẩy chữ, vần: cách, gieo vần ở các câu 2,4,6,8…

4. Củng cố, luyện tập

H: Nêu bố cục của bài thơ ? Nội dung và nt của toàn bài thơ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

  • Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
  • Chuẩn bị: “Đập đá…”

Tặng bạn: 100 Câu Thơ Về Lịch Sử Việt Nam

Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác

Đừng bỏ qua các mẫu sơ đồ tư duy bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác sau đây nhé!

Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác
Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác
Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Đơn Giản

Sưu tầm các mẫu phân tích⚡ Lặng Lẽ Sa Pa ⚡ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích 

5 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Hay Nhất

Tham khảo ngay 5 mẫu phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác hay nhất sau đây nhé!

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Hay – Mẫu 1

Phan Bội Châu (1867 – 1940) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Năm 1913, cụ đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, một ngày cuối năm, tổng đốc Quảng Đông đã bắt giam cụ vào khám tử hình, âm mưu trao trả nhà cách mạng Việt Nam cho thực dân Pháp.

Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi, động viên mình. Nhan đề bài thơ là Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mồi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Bài thơ thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày nguy hiểm.

Câu thơ thứ nhất có hai vế tiểu đối, điệp ngữ vẫn làm cho giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, khẳng định một tâm thế hào kiệt và phong lưu:

Vẫn là hào kiệt / vẫn phong lưu.

Hào kiệt là người có tài cao, chí lớn khác thường. Phong lưu có nghĩa là dáng vẻ lịch sự, trang nhã biểu lộ một phong thái ung dung tự tại và thanh cao. Câu thơ thứ hai, tác giả xem nhà ngục quân thù như một bến đậu sau những tháng ngày chạy mỏi chân, hoạt động sôi nổi, trải qua muôn vàn gian truân thử thách:

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước (1905 – 1913), Phan Bội Châu lúc hoạt động ở Nhật, lúc sang Thái Lan, lúc ở Trung Quốc. Bốn tiếng thì hãy ở tù nói lên một thái độ chủ động, bình tĩnh trước tai ương thử thách. Hai câu đề biểu thị một cốt cách kẻ sĩ anh hùng.

Hai câu thực nói lên cảnh ngộ của một chiến sĩ cách mạng trong cảnh nước mất nhà tan, phải sống lưu vong nơi xa lạ (khách không nhà), lại bị tù tội. Đó là bi kịch lịch sử mà Phan Bội Châu và hàng nghìn chiến sĩ cách mạng tiền bối đã trải qua. Hai câu 3, 4 đối nhau làm nổi bật tinh thần hy sinh xả thân vì độc lập tự do cho Tổ quốc, một chí lớn tung hoành trên một không gian địa lý mênh mông: năm châu bốn bể.

Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu.

Hai mươi bảy năm sau (1940), trước lúc qua đời, ý thơ trên đã được nhắc lại như một nỗi niềm đau đớn:

Những ước anh em đầy bốn bể,
Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian.

(Từ giã bạn bè lần cuối cùng)

Hai câu 5, 6 trong phần luận thể hiện niềm tự hào về tài kinh bang tế thế (bồ kinh tế) giúp nước giúp dân, làm nên sự nghiệp lớn. Mối thù đối với lũ thực dân cướp nước và bọn phong kiến tay sai (cuộc oán thù) không bao giờ nguôi, quyết cười tan, rửa sạch:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Các từ ngữ hình ảnh: Bủa tay ôm chặt, mở miệng cười tan nói lên một tư thế hào hùng, một quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi, sẵn sàng xả thân vì một lý tưởng cách mạng cao cả: giúp đời, cứu nước.

Nghệ thuật đối làm cho giọng thơ thêm đĩnh đạc hào hùng. Hình ảnh kỳ vĩ, các động từ gợi tả, (ôm chặt, cười tan) đã dựng nên một trang anh hùng hào kiệt trong cảnh tù đày nguy hiểm vẫn lạc quan, bất khuất.

Hai câu trong phần kết khẳng định một niềm tin mạnh mẽ, biểu lộ một khí phách hiên ngang. Tin mình vẫn tồn tại, hãy còn; sự nghiệp cứu nước, cứu dân là chính nghĩa đang mở rộng ở phía trước. Chứ còn điệp lại hai lần, giọng thơ thêm hùng hồn, niềm tin tưởng lạc quan thêm chói sáng:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!.

Đang bị gông cùm trong nhà ngục tử tù, là nguy hiểm. Nay mai phải bước ra pháp trường, là nguy hiểm… Bao nhiêu nguy hiểm máu chảy đầu rơi, thịt nát xương tan, nhưng đối với Phan Bội Châu thì sợ gì đâu. Trước vòng nguy hiểm vẫn hiên ngang thách thức, vẫn bất khuất, kiên cường: Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! Phan Bội Châu đã thể hiện một tâm thế uy vũ bất khuất của nhà cách mạng chân chính.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại: giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan trong tù đày nguy hiểm. Bài thơ có ngôn từ trang trọng, giọng điệu mạnh mẽ hùng hồn làm hiện lên bức chân dung tinh thần tự họa của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng như Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là viên ngọc quý trong thơ văn Phan Bội Châu, một khúc tráng ca anh hùng.

Nên xem –> Phong Trào Thơ Mới: Các Tác Giả + Những Bài Thơ Tiêu Biểu

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Chọn Lọc – Mẫu 2

Cuối thế kỷ XIX, khi các phong trào đấu tranh chống Pháp lần lượt bị thất bại, đất nước chìm ngập trong đau thương. Bước sang đầu thế kỷ XX, hưởng ứng luồng gió mới từ phương Tây thổi tới, những con người yêu nước, quyết chí dành tự do cho dân tộc lại náo nức bước vào một cuộc đấu tranh mới, theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Phan Bội Châu xuất thân nho học song lại là người sớm có tinh thần tiên tiến, bắt nhịp với thời đại mới. Cái chí khí “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (giàu sang không thể làm cho mê đắm, nghèo khó không thể làm cho thay lòng đổi dạ, uy vũ không thể làm cho khuất phục) của một nho gia đã biến thành bản lĩnh vững vàng, thành cốt cách anh hùng trước cơn tai biến nguy nan của một chí sĩ cách mạng.

Ngày 19-1-1914, Phan Bội Châu bị bắt giam vào ngục Quảng Đông. Trước đó, thực dân Pháp đã kết án tử hình vắng mặt đối với ông. Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông nằm trong Ngục trung thư – một huyết tâm thư tuyệt mệnh. Ngay từ đêm đầu tiên vào ngục Phan Bội Châu đã làm hai bài thơ Nôm (Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là một trong hai bài ấy): “Làm xong hai bài thơ tôi ngân nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả bốn vành, hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục”.

Xem ra, tù ngục cũng chẳng mảy may khiến bậc trượng phu nao núng. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”.

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy, cổ nhân nói: Trí hơn vạn người gọi là “anh”, trí hơn nghìn người gọi là “tuấn”, trí hơn trăm người gọi là “hào”, trí hơn mười người gọi là “kiệt”. Kẻ tài trí hơn người, phong thái ung dung, đường hoàng (phong lưu) đang ngân nga tỏ chí.

Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười, cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục (lại là tử tù!) mà cứ như khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường dài dặc. Hoàn cảnh dù có đổi thay, tai biến có thể đến bất cứ lúc hào nhưng chí khí thì chẳng khi nào dời đổi.

Hai câu tiếp, giọng thơ chợt chuyển:
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu

Tác giả tự nghiệm về thân thế của mình. Một cuộc đời bôn ba đầy sóng gió. Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi (khi Trung Quốc, khi thì Nhật Bàn, Thái Lan). Trên hành trình lưu lạc ấy ông đã phải trải qua biết bao cay đắng, cực khổ. Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi.

Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường. Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Kinh tế – kinh bang tế thế, người chí sĩ chẳng lúc nào thôi ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời. Đây là con đường Phan đã chọn, nguyện dấn thân, vẫn là cái khẩu khí hơn người, tiếng “cười” của một người tù sao mà khoáng đạt đến thế. Đến độ ta chỉ còn thấy âm hưởng hào hùng bao trùm tất cả, lấn át tất cả như cánh buồm thênh thênh lướt sóng đại dương. Lối nói khoa trương đã được sử dụng để biểu đạt cái chí lớn lao, khát vọng xoay chuyển càn khôn. Như trong bài thơ Chơi xuân, Phan viết:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con.
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà…

Hai liên giữa câu 3 – 4 và câu 5-6 của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông đã tuân thủ khuôn mẫu của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường trong đối ý, đối lời. Sự đăng đối, hài hòa ở những câu thơ này góp phần tạo ra ấn tượng về cái vững vàng. Các cặp từ đối: bốn biển – năm châu, bủa tay – mở miệng, bồ kinh tế – cuộc oán thù khiến cho tầm vóc của người chi sĩ trở nên phi thường phù hợp với âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!

Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lý tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

Cả bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất, một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió. Truyền thống yêu nước, chí khí anh dũng của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy bất tận trong tâm huyết chí sĩ Phan Bội Châu. Hình ảnh người anh hùng đã tạc vào lịch sử như một minh chứng cho tinh thần yêu nước, xả thân vì lý tưởng chính nghĩa.

Tặng bạn: Bài Thơ Sống Của Đạo Phật (Nguồn Gốc & Giải Mã Triết Lý)

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Tiêu Biểu – Mẫu 3

Với cảm hứng hào hùng, đậm chất anh hùng ca, bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều dư âm. Hình tượng người tù hiên ngang, bất khuất, đầy chí khí giữa ngục tù tăm tối được tạc lên thật sinh động, đáng ngưỡng mộ.

Hình ảnh của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu hiện lên thật hiên ngang, đầy khí phách, không hề run sợ trước ngục tù nhiều bất công, ngang trái. Bài thơ được lấy nhan đề “Vào nhà ngục quảng đông cảm tác” bắt nguồn từ chính hoàn cảnh của người chí sĩ. Đây cũng là dòng cảm xúc chủ đạo làm nên tình thần tráng ca bất diệt của bài thơ. Hai câu thơ đầu cất lên như chính tiếng lòng của người chí sĩ, ông xem việc ngồi tù rất bình thường:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đấng nam nhi sinh ra trên đời này phải làm việc lớn, phải gánh vác trọng trách của đất nước, vì nhân dân mà phấn đấu và cố gắng hết mình. Phan Bội Châu xem việc ở tù như việc đi mỏi chân thì ngồi nghỉ. Tâm thế rất điềm tĩnh, không hề nao núng và lo sợ. Đây chính là nhân cách và phẩm giá của một anh hùng trong thiên hạ.

Người chí sĩ vẫn tự nhận thấy mình vẫn “hào kiệt” và “phong lưu”, vẫn có thể dời non lấp biển, có thể đi khắp năm châu nên chỉ một phút sa cơ như thế này sẽ không bao giờ làm giảm chí lớn.

Ở tù không phải là việc gì đó lớn lao, không cần phải bận tâm quá nhiều, coi như sa cơ lỡ bước một lúc, coi như đây là thời gian để nghỉ ngơi, để có thể bàn mưu tính nghiệp lớn sau này. Hai câu thơ hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hỗ trợ nhau làm nổi bật hình ảnh người chí sĩ yêu nước có tâm thế vững vàng. Hai câu tiếp theo, Phan Bội Châu nhìn lại cuộc đời mình ở hiện tại và ở quá khứ với một tư thế bình tĩnh:

Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu

Mặc dù ở tù nhưng người chí sĩ vẫn luôn hướng về đất nước đang chịu cảnh nô lệ, lầm than. Ông ngẫm cảnh đời mình phiêu bạt năm châu bốn biển và ngẫm cảnh đất nước chìm trong máu và nước mắt. Giữa đất trời rộng lớn, chẳng có một nói nào gọi là nhà, chẳng có một nơi nào mà người chí sĩ có thể nghỉ một giây, một lát

Sự cô đơn, lạc lõng trong con đường cứu nước cứu dân. Bế tắc rơi vào bế tắc khi thân mang trọng tội. Hai từ “đã” và “lại” được đặt ở đầu câu đã như nhấn mạnh và cứa sâu hơn nữa nỗi lòng của người chí sĩ. Đã nước mất nhà tan lại còn mang tội trong người. Sự xót xa, niềm nhớ thương về đất nước cứ cuộn cuộn chảy trong trái tim của người anh hùng. Tiếp nối giọng điệu trầm lắng, da diết ở hai câu thơ trên, mạch cảm xúc bỗng nhiên chuyển đổi đột ngột ở hai câu tiếp theo:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Hai câu thơ cất lên từ chính trái tim của Phan Bội Châu chính là lý tưởng, là lẽ sống, là con đường mà ông đã lựa chọn để cứu dân cứu nước. Tác giả dùng từ «bủa tay» khẳng định chắc nịch và mạnh mẽ lý tưởng ấy. Ông muốn ôm lấy dân lấy nước, muốn có thể dùng chút sức lực của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân.

Trong nhân gian, thế sự đổi thay, kẻ thù đã gây nên bao nỗi đau mất mát và chính cuộc đời Phan Bội Châu cũng phải chứng kiến nhiều đau thương nhưng ông vẫn luôn lạc quan và kiên cường. Đây chính là tinh thần đáng ngưỡng mộ, đáng học hỏi của Phan Bội Châu.

Dẫu mát mát và gian nan còn nhiều nhưng ý chí và quyết tâm của người chí sĩ yêu nước vẫn còn vang vọng cùng non sông, đất nước. Đúc kết ở hai câu thơ cuối chính là hoài bão lớn lao của ông:

Thân này hãy còn, còn sợ nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

Câu thơ như một lời thề sắt son, như một lời tuyên ngôn của một người đang chịu cảnh lao tù tăm tối. Nhưng dường như chốn ngục tù ấy không thể giam cầm nổi một con người, một tấm lòng trung đối với đất nước. Ông khẳng định rằng chỉ còn mình đang sống thì sự nghiệp cứu đất nước sẽ vẫn còn đó. Ông sẽ dốc hết sức lực của mình để hoàn thành sự nghiệp đó.

Những nguy hiểm, gian lao đối với Phan Bội Châu không là vấn đề gì. Tinh thần bất khuất, khẳng khái, không sợ hiểm nguy ấy của Phan Bội Châu khiến người đọc cảm phục trước một tấm lòng trung cao thượng.

Bài thơ «Vào nhà ngục quảng đông cảm tác» khiến cho người đọc ngưỡng mộ, khuất phục trước một hình ảnh Phan Bội Châu kiên cường bất khuất. Đất nước chúng ta có được hòa bình như hôm nay chính là nhờ công sức của những người như Phan Bội Châu.

Tham khảo thêm bài 🌟 Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌟 Khám Phá Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Hay Sâu Sắc – Mẫu 4

Trong cuốn Văn thơ Phan Bội Châu, giáo sư Đặng Thai Mai có nhận xét: “Phan Bội Châu là một người can đảm, vui vẻ trong những giờ phút nguy hiểm và hoạn nạn”. Đúng vậy, những ngày bị cầm tù ở Quảng Đông, đối diện với cái chết, Phan vẫn ung dung, lạc quan. Đọc bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ta sẽ bắt gặp được cái tư thế tuyệt đẹp của nhà chí sĩ cách mạng:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự thật đâu.

Năm 1912, Phan bị chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tuyên án tử hình vắng mặt và năm 1913 ông bị bắt ở Quảng Đông. Bọn quân phiệt Quảng Đông hí hửng định dùng tính mạng của nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam làm cuộc trao đổi với bọn thực dân Pháp ở Đông Dương để mượn đường xe lửa xuyên Việt. Cuộc mặc cả giữa bọn chúng không thành, Phan bị cầm tù đến năm 1917 mới được trả tự do.

Tuy bị sa cơ thất thế, bị kẻ thù giam hãm nhưng Phan vẫn không xem mình là kẻ thất bại. Ông thản nhiên nói:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Nhà tù chỉ là nơi tạm dừng chân nghỉ ngơi trên con đường quanh đầy cam go. Một thái độ bình thản, một giọng điệu bông đùa, cười cợt của một người coi khinh tù đày, nguy hiểm. “Có thể nói lạc quan chủ nghĩa đó cũng là một đặc tính của người dân xứ Nghệ” (Đặng Thai Mai). Ba mươi năm sau, trong nhà lao của bọn quân phiệt Tưởng Giới Thạch ta lại bắt đầu gặp một con người của xứ Nghệ cũng có cái cách “pha trò” hóm hỉnh ấy:

Ăn cơm nhà nước ở nhà công,
Lính tráng thay phiên đến hộ tòng;
Non nước dạo chơi tùy sở thích,
Làm trai như thế cũng hào hùng!
(Pha trò – Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh)

Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, hai nhà thơ yêu nước vĩ đại của dân tộc có những nét tương đồng thật thú vị. Vào tù, sống trong sự kìm kẹp của kẻ thù nhưng Phan vẫn ung dung thanh thản, vẫn giữ cái cối cách của con người có tài cao chí lớn, hơn người, vẫn giữ cái vẻ trang nhã lịch sự.

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu. Câu thơ mở đầu bài thơ bằng điệp từ “Vẫn” để khẳng định một thái độ vững vàng không hề nao núng, ngả lòng trước hoàn cảnh thách thức nghiệt ngã. Phan là con người có chí lớn, tung hoành dọc ngang không ràng buộc bởi cuộc sống gia đình cá nhân chật hẹp. Năm châu, bốn bể với cụ là nhà:

Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.

Con đường cách mạng còn dang dở, sự nghiệp chưa thành, nay làm thân tù tội, cụ tự coi mình là “người có tội giữa năm châu”. Đây là một thái độ “tự phê phán” nghiêm khắc, thẳng thắn và cảm động. Cho đến cuối đời, Phan vẫn canh cánh bên lòng nợ nước chưa báo đền, vẫn mặc cảm về cái “tội” của mình với đất nước non sông.

Phan là người của “bốn bể”, “năm châu”, một chân dung khoáng đạt của một người anh hùng thời đại khác hẳn với bọn người cá chậu, chim lồng nhỏ nhen. Vì vậy, cho dù thân bị tù đày nhưng khí tiết sắt đá của người anh hùng không gì có thể chuyển lay được:

Bùa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Mộng “kinh bang tế thế”, giúp nước, cứu đời vẫn còn đây và quyết chí thực hiện đến cùng. Lí tưởng đó đã được nhen nhóm trong Phan từ khi dấn thân vào con đường cách mạng, ngay từ những ngày đầu trên đường “xuất dương lưu biệt”. Cụ hăm hở:

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
(Xuất dương lưu biệt)

Con người có hoài bão lớn lao như vậy, cho dù có sa cơ thất thế vẫn ung dung, ngạo nghễ. Tiếng cười sảng khoái cất lên trong hoàn cảnh lao lung đối diện với gian nguy thử thách chính là thái độ thách thức và chiến thắng của tinh thần cách mạng. Bài thơ được kết thúc bằng một niềm tin mãnh liệt:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sự gì đâu.

Hai từ “còn” đi liền nhau giữa hai nhịp thơ tạo nên một âm hưởng mạnh mẽ. khẳng định ý chí sắt đá, niềm tin tưởng lạc quan sáng ngời. Bị sa vào tay giặc, có nguy cơ bị trao cho thực dân Pháp ở Đông Dương để thi hành bản án tử hình, nhưng người chiến sĩ cách mạng tuyệt nhiên không một thoáng nao núng bi quan. Toàn bộ bài thơ toát lên một phong thái ung dung tự tại, một niềm tin sáng ngời.

Không có chủ định lập nghiệp bằng con đường văn chương, văn chương với Cụ chỉ là một phương tiện để tuyên truyền, vận động cách mạng. Nhưng những lời viết ra từ tâm huyết của một con người nguyện cả cuộc đời dâng hiến vì sự nghiệp cứu dân, cứu nước lại có sức truyền cảm mạnh mẽ. Văn chương của Cụ đi vào lòng người khơi dậy nhiệt tình yêu nước và niềm tin. Phan Bội Châu không những là một nhà cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà thơ lớn của dân tộc.

Chia sẻ thêm tác phẩm 🔰Khóc Dương Khuê 🔰 Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Hay Đặc Sắc – Mẫu 5

Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đã khắc hoạ thành công nhiều hình tượng nhân vật anh hùng mà bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Bài thơ đã đem đến cho chúng ta một cảm nhận đẹp về nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, đồng bào lầm than cực khổ, Phan Bội Châu rất đau lòng. Tấm lòng yêu nước thương dân thiết tha sâu sắc thôi thúc người thanh niên Phan Văn San quyết chí tìm đường cứu nước. Cuộc đời cách mạng đầy gian truân sóng gió, đầy bất trắc hiểm nguy vẫn không làm ông sờn lòng nản chí, mà càng hun đúc thêm cái khí phách anh hùng nơi ông. Và đây, một hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng đó:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

Bài thơ được viết khi Phan Bội Châu bị chính quyền Quảng Đông bắt giam năm 1913, trước đó, năm 1912, ông đã bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Cho nên, khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam và có ý định trao ông cho thực dân Pháp, ông nghĩ rằng mình khó có thể thoát khỏi cái chết. Bài thơ cũng có thể coi như lời tâm huyết cuối cùng của ông.

Càng đọc bài thơ ta càng cảm phục tư thế lẫm liệt của con người cách mạng, lúc sa cơ lỡ bước lâm vào cảnh tù ngục hiểm nghèo. Đứng trước ngưỡng cửa của cái chết, Phan Bội Châu vẫn rất ngang tàng:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Một phong thái thật đường hoàng, tự tin, thật ung dung thanh thản. Việc bị bắt trở thành sự chủ động dừng chân nghỉ ngơi trên chặng đường bôn tẩu dài dặc. Tiếng cười cất lên ngạo nghễ giữa song sắt nhà tù, bất chấp gông cùm xiềng xích, khắc tạc người anh hùng đứng cao hơn mọi sự cùm kẹp, đày đoạ của kẻ thù, cảm thấy mình hoàn toàn tự do thanh thản về mặt tinh thần.

Vừa ngạo nghễ cười trên gông cùm, xiềng xích, Phan Bội Châu quay lại với thực tại chua xót cay đắng:

Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.

Kể từ khi Phan Bội Châu từ biệt Tổ quốc ra đi tìm dường cứu nước đến nay đã gần 10 năm. 10 năm trôi lưu lạc nơi đất khách quê người, không một mái ấm gia đình, bao nhiêu sự cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần! Thêm vào đó là sự săn đuổi, truy lùng của kẻ thù. Tình cảnh của nhà cách mạng yêu nước quả thật là một bi kịch lớn, khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi. Nhưng đằng sau bi kịch riêng của cá nhân là bi kịch của cả một dân tộc, một đất nước. Nước đã mất thì nhà đâu còn!

Lúc bấy giờ không chỉ có Phan Bội Châu, còn bao nhà cách mạng khác như Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc cũng bị lâm vào hoàn cảnh khách không nhà trong bốn biển, bị săn đuổi khắp năm châu. Đọc hai câu thơ, ta bỗng thấy tầm vóc người tù yêu nước vụt trở nên lớn lao phi thường. Nỗi đau của Phan Bội Châu trở thành nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng, là nỗi đau thương của cả một đất nước.

Đến đây ta mới thấy hết khí phách anh hùng của Phan Bội Châu. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt khách không nhà, người có tội, ông vẫn giữ vững chí khí hào kiệt.

Và người anh hùng hào kiệt ấy còn nguyên vẹn khí phách và chí lớn:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở mệng cười tan cuộc oán thù.

Một hình ảnh lãng mạn tuyệt đẹp! Hoài bão kinh bang tế thế (lo nước, cứu đời) đã đưa người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu từ một người tù nhỏ bé vụt lớn lên trở thành một hình ảnh lớn lao đến mức phi thường, thần thánh.

Nhìn lại cuộc đời Phan Bội Châu, hoài bão cứu nước, cứu đời đã được ông ôm ấp từ khi còn là chàng thanh niên Phan Văn San:

Phùng xuân hội, may ra, ừ cũng dễ
Nắm địa cầu vừa một tí con con
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trên non nước nhà.

Khát vọng ấy, chí lớn ấy không hề suy giảm ngay cả khi ông đã vào trong ngục tù. Cận kề với cái chết nhưng ông vẫn ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù.

Tinh thần cách mạng lạc quan đã tạo nên sức mạnh dể ông chiến thắng hoàn cảnh, giữ vững ý chí chiến đấu sắt son của mình:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Đó là ý chí của con người đứng cao hơn cả cái chết. Kẻ thù có thể giam cầm, đày đoạ người cách mạng, nhưng chúng không thể lung lạc được tinh thần của họ, không thể đánh gục ý chí của họ. Sau này nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lại khẳng định:

Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nến sự nghiệp lớn
Tinh thần phải càng cao
(Trích Nhật kí trong tù)

Đọc xong bài thơ, gấp sách lại, những hình ảnh kỳ vĩ của nhà cách mạng lớn của dân tộc với những hoài bão cao đẹp, với khí phách kiên cường và tấm lòng yêu nước cháy bỏng vẫn còn in đậm trong tâm trí người đọc, tạo nên sự cảm phục và ngưỡng mộ sâu sắc.

Tham khảo tác phẩm 💚 Làng [Kim Lân] 💚Các mẫu phân tích hay nhất

Viết một bình luận