Kể Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính (Nội Dung, Đọc Hiểu, Soạn Bài)

Nội Dung Truyện Cổ Tích Kể Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính, Tìm Hiểu Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Cách Soạn Bài Chi Tiết.

Giới Thiệu Truyện Cổ Tích Kể Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính

Truyện cổ tích “Một nhà thơ chân chính” là một câu chuyện nổi tiếng của Dagestan (Nga), ca ngợi khí phách kiên cường và bất khuất của một nhà thơ. Câu chuyện kể về một vị vua bạo ngược, dưới triều đại của ông, nhân dân sống trong cảnh lầm than và khổ cực.

Một bài ca lên án sự tàn bạo của quốc vương lan truyền khắp nơi, khiến nhà vua ra lệnh bắt tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong trong vương quốc. Khi bị bắt vào cung, các nhà thơ lần lượt ca ngợi quốc vương để được tha, chỉ có ba người im lặng. Sau đó, hai trong số ba người này cũng ca ngợi quốc vương để được tha, chỉ còn lại một người kiên quyết im lặng.

Nhà vua ra lệnh thiêu sống người này, nhưng trước khi bị thiêu, nhà thơ đã cất lên bài ca vạch trần sự tàn bạo của quốc vương. Bài ca này đã khiến nhà vua phải dừng lại và tha cho nhà thơ, nhận ra rằng không thể dùng bạo lực để dập tắt chân lý.

Câu chuyện ngụ ý rằng một nhà thơ chân chính sẽ luôn dũng cảm và kiên định, không cúi đầu trước cường quyền và luôn dùng thơ ca để đấu tranh cho sự thật và công lý.

Nội Dung Kể Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính Lớp 4

Một nhà thơ chân chính

Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy.

Một ngày kia, bài hát lọt đến tai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Các quan đại thần và lính cận vệ ra sức sục sạo cũng không thể tìm được ai là tác giả của bài hát. Vì vậy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.

Ba hôm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác.

Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng láng, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của ngài. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chịu hát.

Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán:

– Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!

Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hỏa thiêu và phán:

– Hãy hát lên cho trẫm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các người.

Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên:

– Trói hắn lại! Nổi lửa lên.

Bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu, nhà thơ cuối cùng bỗng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước.

Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên:

– Dập mau lửa đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!

Theo Truyện cổ dân gian Nga (Quý Thanh kể)

Đọc thêm mẫu truyện❤️️ Một Người Chính Trực ❤️️ Nội Dung, Soạn Bài, Kể Lại Chuyện

Tóm Tắt Câu Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính

Để bạn có thể nắm bắt nội dung câu chuyện nhanh hơn thì Thohay.vn xin chia sẻ bản tóm tắt sau đây.

Ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Rồi bỗng một ngày khắp nơi truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Nhà vua tức giận cho bắt hết tất cả nhà thơ tại vương quốc. Sau đó ông ta bắt các nhà thơ phải hát cho ông nghe một bài. Theo đó lần lượt những người hát ca tụng nhà vua đều được thả. Đến cuối cùng chỉ còn một nhà thơ không chịu hát ca tụng ông

Giây phút trước khi bị hoả thiêu, nhà vua cho nhà thơ đó một cơ hội nhưng ông vẫn quyết tâm không hát ca tụng nhà vua, thay vào đó ông lại hát bài thơ vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước. Cuối cùng chính giây phút đó đã làm thức tỉnh nhà vua tàn bạo, nhà thơ được tha chết.

Giới Thiệu Câu Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính

Xem thêm một số thông tin giới thiệu câu chuyện Một nhà thơ chân chính mà Thohay.vn chia sẻ sau đây:

  • Câu chuyện Một nhà thơ chân chính được in trong trang 40 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
  • Nội dung: Câu chuyện nói về sự chân chính của một nhà thơ, ông sẵn sàng chết chứ không bao giờ nói sai sự thật. Chính sự chân chính đó đã cảm hoá được nhà vua nổi tiếng bạo ngược.

Tìm hiểu câu chuyện ❤️️Người Ăn Xin Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại Chuyện

Bố Cục Câu Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính

Bố cục câu chuyện Một nhà thơ chân chính có thể được chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “bài hát ấy”: Sự lan truyền của bài hát về vị vua tàn bạo
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “nghệ nhân hát rong”: nhà vua quyết truy lùng kẻ đã sáng tác bài hát ấy
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “Nổi lửa lên”:  chỉ còn lại một nhà thơ không chuyển thái độ.
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Nhà thơ cuối cùng đã hát bài vang bài thơ lên án nhà vua

Hướng Dẫn Kể Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính

Hướng dẫn kể chuyện Một nhà thơ chân chính như sau:

  • Dùng giọng kể truyền cảm, nhấn nhá câu chữ, lên giọng xuống giọng theo diễn biến của câu chuyện, và phù hợp với từng nhân vật
  • Kể chuyện cần có nhịp ngưng nghỉ, không đọc suông

Đọc hiểu bài thơ 🔰Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4 🔰Nội Dung, Ý Nghĩa

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Một Nhà Thơ Chân Chính

Ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghét- xtan sẵn sàng chết chứ nhất định không nói sai sự thật. Chính hành động và khí phách ấy đã khiến một vị vua nổi tiếng tàn bạo phải khâm phục kính trọng và thay đổi thái độ.

Đọc Hiểu Truyện Cổ Tích Một Nhà Thơ Chân Chính

Hướng dẫn đọc hiểu truyện cổ tích Một nhà thơ chân chính:

👉Câu 1: Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?

A. Nhân dân căm phẫn dâng vua một bảng cáo trạng ghi đủ 100 tội của vua yêu cầu vua phải trả lại ngai vàng.

B. Truyền nhau một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.

C. Truyền nhau một bài thơ nói lên sự tàn bạo của nhà vua đã đẩy dân vào cảnh khốn khổ như thế nào.

D. Truyền nhau một bài vè chế giễu nhà vua, bất cứ góc đường  nào cũng thấy trẻ con thi nhau đọc đồng thanh bài vè.

Đáp án đúng: B

👉Câu 2: Nhà vua đã làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?

A. Nhà vua nghiền ngẫm bài hát để tự kiểm điểm bản thân mình.

B. Nhà vua đích thân vi hành trong dân gian để tìm hiểu chân tướng.

C. Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy.

D. Nhà vua họp kín với các quan đại thần tìm cách giải quyết.

Đáp án đúng: C

👉Câu 3: Khi không tìm được ai là tác giả bài hát nhà vua đã đưa ra quyết định gì?

A. Hạ lệnh tống giam tất cả nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.

B. Hạ lệnh chém đầu tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.

C. Cấm nhân dân không được sinh hoạt văn nghệ, không được tụ tập nói chuyện, tổ chức hát múa.

D. Quyết định dừng tìm kiếm, vua tự mình kiểm điểm bản thân mình.

Đáp án đúng: A

👉Câu 4: Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của các nhà thơ và nghệ nhân như thế nào?

A. Các nhà thơ và nghệ nhân im lặng bày tỏ thái độ không chịu khuất phục trước sự ngang ngược, hống hách của nhà vua.

B. Các nhà thơ và nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.

C. Tất cả các nhà thơ và nghệ nhân đều lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca ca tụng nhà vua.

D. Các nhà thơ và nghệ nhân vùng lên đấu tranh, chống lại tên vua ngang tàng, bạo ngược.

Đáp án đúng: B

👉Câu 5: Trước thái độ im lặng từ đầu đến cuối của nhà thơ, nhà vua đã tức giận thét lên điều gì?

A. Trói hắn lại! Nổi lửa lên

B. Mau chém đầu hắn

C. Nhốt hắn vào ngục! Ta không muốn thấy mặt hắn nữa!

D. Ta cho ngươi cơ hội cuối cùng để cất lên tiếng hát! Mau hát đi!

Đáp án đúng: A

👉Câu 6: Nhà thơ đã hành động như thế nào khi bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu?

A. Nhà thơ đành phải cất lên tiếng hát ca tụng nhà vua để bảo toàn mạng sống.

B. Nhà thơ kêu khóc thảm thiết cầu xin nhà vua tha tội.

C. Nhà thơ cất lên tiếng hát, chính là bài hát vạch trần tội ác của nhà vua được lưu truyền trong dân gian.

D. Nhà thơ đanh thép vạch mặt tên vua ngang ngược, hống hách gieo bao đau khổ cho người dân.

Đáp án đúng: C

👉Câu 7: Khi nhà thơ cuối cùng cất lên bài ca vạch trần nhà vua, nhà vua đã có phản ứng gì?

A. Bất ngờ thét lên “Dập lửa mau đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này.

B. Tức giận hét lớn “ Nổi lửa to nữa lên! Hắn ta nhất định phải chết!”

C. Ôm đầu gào thét “Không kịp nữa rồi. Trẫm đã mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này rồi!”

D. Tức giận sai quân “Mau bịt miệng hắn lại. Không cho hắn ta hát nữa”

Đáp án đúng: A

👉Câu 8: Nhà vua thay đổi thái độ tha chết cho nhà thơ cuối cùng là vì ông không muốn lòng dân thêm căm phẫn sẽ đe dọa tới ngai vàng của mình, sẽ tha chết cho nhà thơ rồi âm thầm xử lí ông ta sau.

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng: B

👉Câu 9: Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính?

A. Ca ngợi sự thông minh, cơ trí và kiên quyết của nhà vua đã tìm ra được nhà thơ chân chính, độc nhất tại vương quốc

B. Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền

C. Phê phán thái độ gian dối, hèn nhát của những nhà thơ và nghệ nhân đã khuất phục trước cường quyền

D. Phê phán tên vua bạo ngược, hống hách khiến dân chúng khốn khổ

Đáp án đúng: B

👉Câu 10: Con điền từ còn thiếu để hoàn thành đoạn văn tóm tắt lại một phần câu chuyện:

Đa-ghét-xtan, ngục tối, một người, bị bắt nhốt, Một trong hai người, một bài hát, ba nhà thơ , tha ngay          giàn hoả thiêu, im lặng

Tất cả những nhà thơ và nghệ sĩ trên đất nước_________lại trong suốt ba ngày. Sau đó họ bị giải đến trước mặt vua và mỗi người phải hát_______do chính mình sáng tác. Mọi người lần lượt hát lên những bài ca ca tụng nhà vua chỉ riêng có _____là im lặng không chịu hát. Vua sai nhốt ba người này vào_______. Sau ba tháng lại đưa đến và yêu cầu như lần trước. Lúc này đã có ________cất lời hát ca tụng quốc vương________. Ông ta được________. Vua sai đem hai người còn lại tới_________rồi phán:

 – Hãy hát cho trẫm nghe, đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các ngươi.

________cất lên tiếng hát ca ngợi nhà vua và cũng được tha. Còn một người duy nhất từ đầu đến cuối vẫn luôn

Đáp án đúng: Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: bị bắt nhốt, một bài ca, ba nhà thơ, ngục tối, một người, Đa-ghét-xtan, tha ngay, giàn hỏa thiêu, Một trong hai người, im lặng

Cảm thụ bài đọc ❤️️Thư Thăm Bạn Lớp 4 ❤️️ Nội Dung, Soạn Bài

Soạn Bài Kể Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính Lớp 4

Tham khảo ngay cách soạn bài kể chuyện Một nhà thơ chân chính lớp 4:

👉Câu 1 trang 40 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo) kể, trả lời câu hỏi:

a) Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?

b) Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?

c) Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?

d) Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?

Đáp án:

a) Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.

b) Nhà vua đã ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

c) Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng.

d) Nhà vua phải thay đổi thái độ vì nhà vua nhận ra nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc.

👉Câu 2 trang 40 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Đáp án: các em có thể học thuộc câu chuyện trên, luyện tập cùng bạn bè để kể thật tốt

👉Câu 3 trang 40 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

Đáp án: Ý nghĩa câu chuyện là: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách kiên cường, không khuất phục trước sự tàn bạo của kẻ ác. 

Giáo Án Kể Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính Lớp 4

Chia sẻ thêm nội dung giáo án kể chuyện Một nhà thơ chấn chính lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  • Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể)
  • Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông

3. Thái độ: Có ý thức nói đúng sự thật và bảo vệ lẽ phải.

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực: NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV:

  • Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to.
  • Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.

– HS: – Truyện đọc 4, SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • PP: Hỏi đáp, quan sát, đóng vai, thảo luận nhóm.
  • KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm, khăn trải bàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
-HS đọc bài thơ Nàng tiên Ốc
– GV nhận xét chuyển ý bài mới
– 2-3 HS lên kể câu chuyện bằng thơ Nàng tiên Ốc 
2. Hoạt động nghe-kể:(8p)
* Mục tiêu: HS nghe kể nhớ được nội dung câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
– Hướng dẫn kể chuyện.
– GV kể 2 lần:
+Lần 1: Kể nội dung chuyện.
Sau khi kể lần 1, GV yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ khó hiểu trong truyện.
+Lần 2: Kể kèm tranh minh hoạ
– HS theo dõi
– Hs lắng nghe Gv kể chuyện.
– Giải thích các từ ngữ: tấu, giàn hoả thiêu, hống hách, bạo tàn,…
-HS lắng nghe và quan sát tranh
3. Thực hành kể chuyện:(15p)
* Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
– Yêu cầu HS đọc y/c của từng bài tập.
– Nhắc nhở học sinh trước khi kể:
-HD hs làm việc theo nhóm.
+ Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy.
– GV đánh giá phần chia sẻ của lớp.
* Nhận xét bình chọn bạn kể hay.
– Lớp trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo nhóm 4
– HS làm việc nhóm
+ HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong lớp
– Cả lớp theo dõi
– Nhận xét, bình chọn bạn kể hay
4.Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:(10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện và có ý thức bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Cả lớp
– GV phát phiếu học tập có in sẵn các câu hỏi
– TBHT điều khiển các nhóm báo cáo dưới sự hướng dẫn của GV:
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe doạ của nhà vua mọi người có thái độ ntn?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
+ Câu chuyện ca ngợi nhà thơ chân chính hay ca ngợi ông vua bạo tàn đã thay đổi thái độ?
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
– GV nhận xét, đánh giá liên hệ giáo dục tính trung thực và bảo vệ lẽ phải
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
– HS thảo luận trong nhóm 4 các câu hỏi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Chia sẻ nội dung trước lớp
+ Truyền nhau bài hát nói lên sự hống hách bạo ngược của nhà vua và nỗi thống khổ của nhân dân.
+Vua ra lệnh bắt kì được người sáng tác bài hát.
+ Các nhà thơ lần lượt khuất phục, họ hát những bài ca ca ngợi nhà vua…
+ Vì vua thực sự khâm phục và kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ.
+ Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn.
– Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền.
– Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
– Tìm đọc các câu chuyện về tính trung thực trong sách báo, sách kể chuyện 

Đọc thêm câu chuyện 🌺Mười Năm Cõng Bạn Đi Học Lớp 4 🌺 Nội Dung, Bài Học, Tóm Tắt

3 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính

Đừng nên bỏ qua các mẫu kể lại câu chuyện Một nhà thơ chân chính sau đây.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính Hay – Mẫu 1

Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trước thảm cảnh ấy, dân chúng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia.

Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán “Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!” Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán “Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi”. Hãy hát lên. Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên: Trói hắn lại! Nổi lửa lên!

Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: “Dập tắt lửa đi! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!”

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính Chọn Lọc – Mẫu 2

Ở một đất nước nọ, có một nhà vua rất bạo ngược với cách cai trị độc đoán khiến nhân dân căm phẫn. Để thể hiện sự chán ghét với nhà vua, và sự thống khổ của mình, nhân dân đất nước đó cùng nhau lan truyền một bài hát nói về thói tàn bạo của nhà vua.

Biết chuyện, nhà vua quyết truy lùng kẻ đã sáng tác bài hát ấy, nhưng mãi vấn không tìm được. Thế là ông ta cho bắt tất cả các nhà thơ, nhạc sĩ trên đất nước lại để truy vấn.

Nhà vua đã gặp mặt tất cả những người được giam lỏng để đe dọa và uy hiếp. Tất cả mọi người ở đó thấy nhà vua độc ác như vậy, liền thay đổi chuyển sang nịnh bợ ông ta. Duy chỉ có ba nhà thơ là không suy chuyển thái độ.

Tuy nhiên, sau vài tháng giam cầm bà bị uy hiếp trước giàn thiêu, lại có thêm hai nhà thơ nữa khuất phục trước sự tàn bạo của nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ đến lúc ngọn lửa được thắp lên, vẫn cất cao giọng hát để chê trách nhà vua độc ác. Điều này khiến nhà vua rất kinh ngạc và quyết định tha tội cho nhà thơ. Bởi ông ta nhận ra rằng đây là nhà thơ đích thực duy nhất ở đất nước mình.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính Tiêu Biểu – Mẫu 3

Ở một vương quốc nọ, có một ông vua tàn bạo. Dưới triều đại của nhà vua, nhân dân sống lầm than và khổ cực. Người ta truyền nhau một bài hát về sự tham lam và độc ác của quốc vương, và bài hát đến tai vua. Vua ra lệnh tìm bằng được nhà thơ đã làm bài hát nổi loạn và bắt vào cung.

Các quan đại thần, những lính hầu cận của vua không thể tìm ra ai là người đã làm bài hát đó. Vua bèn ra lệnh bắt tất cả các nhà thơ… tất cả những người hát trong vương quốc đem giam lại. Hôm sau, vua cho gọi những nhà thơ bị bắt và nói:

– Bây giờ mỗi người hát cho ta nghe một bài do mình làm.

Các nhà thơ lần lượt hát những bài ca ngợi quốc vương, ca ngợi trí tuệ minh mẫn, trái tim phúc hậu, sức mạnh vô địch, sự vinh quang và vĩ đại của quốc vương. Duy chỉ có ba người không hát một bài nào. Vua thả tất cả, còn giam ba người đó lại. Ai cũng tưởng là vua đã quên họ, nhưng sau ba tháng, vua cho gọi ba người đó từ trong ngục ra bảo:

– Nào, bây giờ hãy hát cho ta nghe.

Một trong ba người đó lập tức cất tiếng hát ca ngợi quốc vương như những người trước đó, và anh ta liền được tha. Vua sai đưa hai người còn lại đến bên đống lửa và nói:
– Bây giờ các ngươi sẽ bị hỏa thiêu – Hãy hát cho ta nghe, lần cuối cùng ta ra lệnh cho các ngươi!

– Trói nó vào cột, nổi lửa thiêu ngay!

Nhà thơ bị trói vào cột bỗng cất tiếng hát. Anh hát bài hát nói về sự tàn bạo, tham lam, độc ác của quốc vương, bài hát đã diễn đến cái chết mà anh đang dũng cảm đương đầu. Vua bỗng thét lên:

– Cởi trói cho anh ta mau lên, gạt lửa ra, gạt lửa ra ngay! Ta không thể để mất đi một nhà thơ chân chính duy nhất còn trên đất nước này…

Đón đọc câu chuyện ngắn ❤️️Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Lớp 4 ❤️️Nội dung, ý nghĩa

Viết một bình luận