Thơ Bàng Bá Lân: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Bàng Bá Lân ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Tổng Hợp Các Thông Tin Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Làm Thơ Của Bàng Bá Lân.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Bàng Bá Lân

Nếu các bạn là người yêu thơ ca chắc hẵn sẽ không thể bỏ lỡ nhà thơ Bàng Bá Lân, ông được mệnh danh là nhà thơ của đồng quê Bắc Bộ. Dưới đây là phần tóm tắt về tiểu sử cuộc đời tác giả Bàng Bá Lân, tham khảo ngay nhé!

  • Bàng Bá Lân (17/12/1912 – 20/10/1988), tên thật là Nguyễn Xuân Lân; là nhà thơ, nhà giáo, và là nhà nhiếp ảnh Việt Nam.
  • Ông sinh ra tại phố Tân Minh, Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, chính quán của ông lại là làng Đôn Thư, tổng Ngô Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  • Năm 1916 – 1918, ông theo cha mẹ lên sống ở Vôi rồi ở Kép thuộc tỉnh Bắc Giang.
  • Năm 1920 – 1928, ông sống với bà nội ở Đôn Thư, sau đó lại về Kép, học trường tiểu học Pháp-Việt ở Phủ Lý, Phủ Lạng Thương và đỗ bằng tiểu học Pháp-Việt ở Đáp Cầu.
  • Năm 1929 – 1933, ông vào học trường trung học Bảo hộ (trường Bưởi), đỗ bằng thành chung. Vì thi tú tài mấy lần không đỗ, năm 1934 ông về Kép vui thú điền viên, làm thơ, chụp ảnh và xuất bản tập thơ đầu tiên Tiếng thông reo.
  • Sau năm 1945, thi sĩ Bàng Bá Lan di cư vào Đồng Nai, rồi lên Sài Gòn lập nghiệp. Ngoài niềm vui dạy học và đam mê chụp ảnh, thi sĩ Bàng Bá Lân còn có thời gian làm chủ bút nguyệt san Bông Lúa.
  • Trong lãnh vực nhiếp ảnh, Bàng Bá Lân cũng tỏ ra là một người có tài năng. Ông từng đoạt những giải thưởng, như: Giải Agfa-Việt báo (Hà Nội, 1937), giải nhì cuộc thi ảnh tạo phủ Thống sứ Bắc Kỳ (1938), huy chương của La Revue Francaise de Photographie et de Cinématographie (tạp chí nhiếp ảnh và điện ảnh Pháp) ở Paris (1939), giải thưởng Ferrania (1953); giải thưởng Triển lãm Tuần lễ Văn nghệ Sài Gòn (1955)…
  • Các tác phẩm nhiếp ảnh của ông từng được triển lãm ở Hội quán Hội Trí Tri, (Hà Nội, 1939), Bologna (Ý, 1952), Antwerpen (Bỉ,1953), Paris (Pháp, 1953), Singapore (1953), Cuba (1954), Rochester (Mỹ, 1956)…
  • Ngày 20 tháng 10 năm 1988, Bàng Bá Lân qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 76 tuổi.

Chia sẻ thêm về 🔰Thơ Hồ Chí Minh🔰Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Bàng Bá Lân

Đã gần 35 năm, kể từ ngày thi sĩ Bàng Bá Lân qua đời ở tuổi 76, hình ảnh của ông vẫn lãng đãng trong nhân gian và sự nghiệp của ông vẫn bàng bạc trên văn đàn. Dưới đây là những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Bàng Bá Lân.

  • Vì thi tú tài tới ba lần vẫn không đỗ nên ông lvề Kép sống với cha mẹ, vui thú điền viên, làm thơ, chụp ảnh. Sự nghiệp thơ ca của ông được đánh dấu bằng việc cho xuất bản tập “Tiếng thông reo” (1934) khi ông tròn 22 tuổi. 
  • Nhà thơ Bàng Bá Lân cũng là người tham gia phong trào Thơ Mới và đã có tập “Xưa” (1941) in chung với nữ sĩ Anh Thơ- một người phụ nữ quê Bắc Giang đa tài, đa tình nhưng cũng rất đa đoan.
  • Sự nghiệp thơ ca của Bàng Bá Lân khá phong phú so với những người cùng thời. Trước Cách mạng tháng Tám ông đã có những tác phẩm: Tiếng thông reo (1934), Xưa (1941), Tiếng sáo diều (1939 – 1945).
  • Sau đó ông vào Sài Gòn, dạy học và cộng tác với nhiều nhật báo, tuần san, bán nguyệt san và xuất bản thêm: Để hiểu thơ (1956, Thơ Bàng Bá Lân (1957), Tiếng võng đưa (1957),..
  • Năm 1969, xuất bản các tập truyện: Người vợ câm, Vực xoáy, Gàn bát sách (phiếm luận) và tập thơ Vào thu. Ông cũng cho in hai quyển sách Kỷ niệm văn, thi sĩ hiện đại cùng một số sách Giáo khoa Việt văn cho nhiều cấp lớp. Ông còn đứng làm chủ bút tập san Bông Lúa vào thập niên 1950 ở Sài Gòn.
  • Từ 1977 – 1984, Bàng Bá Lân viết thêm Kỷ niệm văn, thi sĩ hiện đại quyển 3, hồi ký Trọn đời cho thơ (bản thảo đã thất lạc). Ngoài ra, ông còn viết truyện ký danh nhân Anh em Lumière, ông tổ nhiếp ảnh, viết sách bình khảo, dịch truyện, dịch thơ…

Phong Cách Thơ Của Bàng Bá Lân

Phong cách thơ của Bàng Bá Lân đậm chất quê, hồn quê, mang đậm phong vị miền quê xứ Kinh Bắc xưa.

Ta có thể bắt gặp trong thơ ông những sự vật quen thuộc của làng quê Bắc Bộ như: mái đình cong cong, cây đa cô độc, ngõ tre thăm thẳm, đám mạ xanh rờn, đồng lúa vàng hoe, cùng những buổi nắng sớm mưa chiều, trưa hè oi nồng, đêm đông lạnh giá với mùa cấy mùa gặt vất vả nhưng đông vui vang rộn giọng ví lời ca chan chứa tình thương mộc mạc,…

=>Quan điểm làm thơ của Bàng Bá Lân là để được sống lại những ngày tháng mộc mạc êm đềm đã qua bên bờ tre rặng lúa. Có lẽ vì thế mà sinh thời ông đã được bạn thơ tặng danh hiệu: Thi sĩ đồng áng hay thi sĩ đồng quê.

Đọc thêm về 🔰Thơ Tản Đà🔰 Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Bàng Bá Lân

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Bàng Bá Lân. Nếu bạn yêu thích phong cách thơ của ông thì đừng bỏ qua nhé!

Tuyển Tập Thơ

  • Áo lụa
  • Bốn mùa mưa
  • Cảm hoá
  • Chiếc lược hồng
  • Chiều quê
  • Chiều thu
  • Chưa bao giờ thương thế
  • Cô gái Đồng Nai
  • Cổng làng
  • Dặn dò
  • Dịu dàng
  • Duyên
  • Đêm ở làng
  • Đói
  • Đôi lời tâm sự
  • Em ở đâu
  • Gái xưa
  • Giếng làng
  • Hồn nhiên
  • Kiếp sau ví lại gặp mình
  • Kiếp ve
  • Lạc loài
  • Một đêm mưa lạnh
  • Một mái nhà tranh
  • Mơ về Hà Nội
  • Mùa gặt
  • Mưa sông
  • Ngùi trông về Bắc
  • Nguyện cầu
  • Người “trâu”
  • Người trâu
  • Nhà dột
  • Nhan sắc
  • Nhớ
  • Quê tôi
  • Sự bình yên là niềm vui của tôi
  • Tê-rê-xa, tôi rất cảm ơn người
  • Tết xưa
  • Thắc mắc
  • Thi nhân không tuổi
  • Tịch mịch
  • Tiếng hát trong trăng
  • Tiếng mưa đêm
  • Tiếng sáo diều
  • Tiếng võng đưa
  • Tình trong mưa
  • Tôi yêu tiếng Việt miền Nam
  • Trở lại đồng quê
  • Trưa hè
  • Vườn cũ nào đâu, cô hái dâu?
  • Vườn dừa
  • Xóm chợ chiều đông
  • Tiếng thông reo (tập thơ, 1934)
  • Xưa (Tập thơ, 1941)
  • Thơ Bàng Bá Lân (tập thơ, 1957)
  • Vào thu (tập thơ, 1969)

Truyện, Văn Xuôi

  • Người vợ câm
  • Vực xoáy
  • Gàn bát sách (phiếm luận)
  • Kỷ niệm văn
  • Thi sĩ hiện đại
  • Hồi ký Trọn đời cho thơ
  • Truyện ký Anh em Lumière

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Bàng Bá Lân

Mời bạn cùng thưởng thức 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Bàng Bá Lân được Thohay.vn sưu tầm dưới đây để thấy rõ được phong cách “đồng quê” của ông.

Áo Lụa

Ngừng viết, nhìn lên: Mắt rạng ngời
Lắng nghe nhè nhẹ bước chân ai.
Đôi tà áo lụa bay trong nắng
Tha thướt mình tơ lướt cửa ngoài.

Em đẹp làm sao! Vóc dáng thon,
Đôi vai thuôn mịn, cánh tay tròn.
Lưng mềm não nuột đường tơ óng,
Uyển chuyển ngồi, đi, dáng trẻ son.

Ai dệt nên tơ lụa nõn nà,
Nhẹ nhàng, êm dịu, mát như da.
Ai khâu chiếc áo vừa xinh quá
Phô hết đường cong vóc ngọc ngà.

Ta nhớ chiều kia dưới nắng trăng
Cúi dâng tà áo nhẹ tay cầm
Mơ màng ngỡ nắm tơ trăng biếc,
Áo lụa ngời trăng đẹp mỹ nhân.

Áo lụa còn đây, người ở đâu?
Buồn thương vuốt lại nếp tơ nhầu.
Chút thừa hương phấn còn lưu luyến,
Gợi mãi tình xưa để nhớ nhau!

Tìm mãi trong tơ vóc dáng thon
Đôi tay thuôn mịn, cánh tay tròn
Lưng mềm não nuột đường tơ óng…
Ngắn ngủi duyên hờ… vạt áo con!

Chiều Quê

Mặt trời đỏ thẫm sau tre,
Tiếng trâu nghé ọ trên đê gọi đàn.
Buồn thiu trong mảnh ao làng,
Bè rau rút ngủ lá vàng héo hon.

Chiều Thu

Núi thẫm màu lơ, mây trắng phau,
Mây trùm đỉnh núi, nước sông sâu.
Nước trong xanh nhạt in đôi bóng
Một cặp thuyền nan lặng thả câu.

Đêm Ở Làng

Chùa xa chuông khóc ngày tàn,
Chiều như muộn giải lụa vàng thướt tha.
Lưng trâu mục tử vang ca,
Lời thơ tự mấy đời qua lưu truyền.

Vừa nghe tắt giọng êm đềm,
Ngọn tre treo mảnh trăng liềm mới lên.
Mấy cô hàng xén về đêm
Dưới cây đòn gánh cong mềm bước mau.

Làng tre cổng kín từ lâu,
Trong sương chó sủa bớt mau. Im dần…
Trời khuya trăng thức tần ngần,
Lòng tơ bao gái cũng gần như trăng!

Gái Xưa

Nhớ em da trắng tóc dài
Khăn vuông mỏ quạ, dáng người thon thon
Lăn mình trong áo nâu non,
Môi hồng cắn chỉ trầu thơm miệng cười,
Răng đen nhánh, má đào tươi,
Mắt bâng khuâng nói những lời yêu đương.
Giọng êm đầm ấm dễ thương.
Lời ca tình tứ, vấn vương ngọt ngào.
Tiếng cười trong trẻo làm sao.
Ban mai trời đổ mưa rào giòn tan
Em là con gái Bắc Giang
Đôi dòng trong đục sông Thương… ỡm ờ.
Nói cười ra giọng lẳng lơ,
Niềm ăn nết ở xem thừa đoan trang.
Sớm chiều dưới ruộng trên nương,
Gặp em nghe dậy niềm thương dạt dào.
Nhớ cô em gái vùng Lim,
(Ô kìa nghe đập con tim thuở nào!)
Mưa bay, gió lạnh, hoa đào…
Giọng ca quan họ ngọt ngào ái ân.
Nhớ nàng con gái mười lăm,
Cười tươi như ánh trăng rằm đêm nao.
Nhớ em cô gái làng Bo,
Ven sông Bố Hạ quanh co đầy thuyền.
Gần em quên hết ưu phiền,
Tình em như trái cam hiền ngọt thơm…

Ngùi Trông Về Bắc

Dừng bước nơi đây, lòng ngổn ngang,
Ngùi trông về Bắc nhớ tre làng,
Nhớ cây đa cỗi bên chùa vắng,
Nhớ mảnh ao bèo gió lạnh sang.

Nhớ giải đê cao lũ mục đồng
Trong chiều nắng nhạt bước thong dong.
Nhớ cô thôn nữ khăn to hó,
Môi thắm trầu thơm, má ửng hồng.

Nhớ tiếng xì xòm tát nước đêm,
Tiếng chày giã gạo rất bình yên,
Tiếng chim cu gáy trong trưa lặng,
Tiếng võng trưa hè ru ngủ êm.

– “Ạ ời! Em ngủ đi em!
Mẹ còn đi chợ làng bên chưa về.
Cha còn tát nước trong khe,
Anh bừa, chị cấy ngoài kia… Ạ ời!”

Đồng quê Bắc Việt ơi!
Người quê Bắc Việt ơi!
Hôm nay trời trở rét rồi phải không?
Hôm nay cơn gió giải đồng,
Lay bông lúa sớm hương nồng thơm đưa.

Bây giờ, ôi! biết bao giờ
Cho ta lại đứng trên bờ đê cao?
Thả hồn lưu luyến xôn xao
Rung theo tiếng sáo diều cao lững lờ!

Cổng Làng

Chiều hôm đón mát cổng làng,
Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi
Đồng quê vờn lượn chân trời,
Đường quê quanh quất bao người về thôn.

Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở. Ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.

Trưa hè bóng lặng nắng oi,
Mái gà cục cục tìm mồi dắt con.
Cổng làng vài chị gái non
Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm.

Những khi gió lạnh mưa buồn,
Cổng làng im ỉm bên đường lội trơn.
Nhưng khi trăng sáng chập chờn,
Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha.

Ngày mùa lúa chín thơm đưa…,
Rồi Đông gầy chết, Xuân chưa vội vàng.
Mừng xuân ngày hội cổng làng,
Là nơi chen chúc bao nàng ngây thơ.

Ngày nay dù ở nơi xa,
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.

Quê Tôi

Quê tôi có lúa, có dâu,
Có đàn cò trắng, có câu huê tình.
Có cây đa, có mái đình,
Có bầy thôn nữ xinh xinh dịu dàng.
Mùa thu có những hội làng,
Có cây đu buổi xuân sang dập dìu.
Gío vi vu tiếng sáo dìều,
Ru hồn mục tử chiều chiều trên đê.
Chợ làng có lắm quà quê;
Bánh đa, bánh đúc, bánh kê, bánh dầy…
Đầu thôn có túp quán gầy:
Tình quê như bát nước đầy chè tươi.
Ngõ tre khúc khích gió cười.
Vườn quê thơm mát hương nhài hương cau.
Tháng tư chanh cốm gội đầu,
Hương sen ngát cả vườn rau ao bèo.
Tháng hai hoa bưởi rơi nhiều,
Ong ong, bướm bướm dập dìu tìm hoa.
Khum khum giàn mướp ao nhà,
Cầu tre lũ trẻ vui đùa tập bơi.
Tiếng gà trưa lắng chơi vơi,
Tiếng chim cu gáy: Buồn ôi là buồn!
Ngày ngâu gió kép mưa đơn
Mái tranh rỏ những lệ buồn vu vơ.
Đêm dài, nhịp tiếng võng đưa
Lời ru ời ợi ngàn xưa vọng về…

Nhớ nhung, sầu mắc lê thê,
Xa xôi, nghe dậy hồn quê não nùng!

Tiếng Sáo Diều

Lòng quê gởi tiếng sáo diều,
Ai ơi, hãy đợi những chiều gió lên.

Đêm vắng đìu hiu. Sáo nỉ non,
Giãi niềm thương nhớ với trăng tròn.
Muôn lời tình tứ yêu đương ấy,
Làng gửi vào trong miệng sáo con.

Từng sợi dây duyên kết giữa trời,
Nối liền dây đấy, chị Hằng ơi!
Hồn làng vơ vẩn năm canh vắng,
Mãi mãi muôn đêm nhớ một người.

Vì chỉ xa trông, chẳng được gần,
Mượn diều thủ thỉ với trăng tân.
Nàng trăng cảm ý, buồn man mác,
Lặng lẽ nhìn lâu xuống cõi trần.

Ta giống làng khuya, em giống trăng;
Làng buông diều sáo tới cung Hằng.
Làng kia còn có diều xe mối,
Ta gối tình yêu chẳng nói năng!

Mùa Gặt

Gà vừa gáy. Trời mai còn ẩm ướt
Đường trong thôn rầm rập bước chân đi.
Tiếng gọi, thưa ấm ới động sương khuya,
Tiếng sát gạo trên cầu ao sền sệt.
Rồi lửa đỏ bập bùng trong các bếp,
Rồi tiếng mâm va bát động lanh canh
Tiếng cười đùa xen tiếng đũa và nhanh,
Người vội vội. Trống tàn canh gấp gấp…
Trời tang tảng. Sương đào bay lớp lớp,
Cánh đồng quê mờ ngợp khói sương mơ,
Từ cổng làng từng bọn kéo nhau ra,
Tiếng quang cặp, đòn càn va lách cách.
Họ vui vẻ đi nhanh trên đường đất,
Rồi tạt ngang, tản mát khắp đồng quê.
Họ dừng chân bên ruộng ướt sương khuya
Lúa rạp rạp ngả theo chiều gió thổi.
Thợ đàn ông xắn quần lên quá gối,
Thợ đàn bà cao váy xếch hai bên
Để lộ ra những cặp bắp chân đen,
Rồi kẻ hái người liềm xô xuống ruộng.
Lúa thức giấc xạc xào trong hỗn độn,
Lúa run run lìa cuống ngã trên tay…
Lũ cào cào châu chấu sợ tung bay,
Nhưng chớp mắt lại nặng nề rơi xuống.
Liềm hái gặt. Lúa thi nhau lìa cuống,
Nằm ngổn ngang trên ruộng hở màu đen.
Phía trời đông quạt lửa rộng xoè lên,
Cánh đồng bỗng rực tươi màu đỏ ối.
Sương mỏng mỏng nhẹ tan như làn khói
Lúa thơm thơm, rơm mới cũng thơm thơm.
Không khí thơm tho, gió chạy rập rờn,
Làm gợn gợn sóng vàng trên biển lúa.
Thửa ruộng kia, tiếng ai vừa hát đó.
Giọng thanh thanh theo gió vẳng đưa xa.
Rồi đồng quê vang rộn tiếng dân ca,
Tình thắm thiết ngụ trong lời thắm thiết.
Miệng cứ hát, tay cứ làm mải miết,
Làm say mê như quý tiếc thời gian.
Họ như quên không thấy nắng hanh vàng
Dần gay gắt rêu ròn trên nón lá,
Và người họ mồ hôi ra tầm tã
Dán lưng vào manh áo bạc màu nâu…

Mặt trời lên… lên chót vót từ lâu,
Bóng đa đã thu tròn như chiếc tán.
Thợ dừng tay, lên bờ ăn bữa sáng.
Cơm muối vừng sàn sạn thế mà ngon,
Vài quả cà, dưa muối với tương om,
Nước vối loãng chuyên tay… là hết bữa!
Thợ đàn ông thổi mồi rơm lấy lửa.
Vê thuốc lào, rịt điếu, rít vài hơi,
Thở khói phào cuồn cuộn tựa mây trôi,
Vẻ khoan khoái trong tiếng cười dễ dãi.
Thợ đàn bà cũng thong dong mở giải
Yếm, lấy ra vôi vỏ với trầu cau,
Rồi cười cười nói nói thết mời nhau,
Quết trầu thắm tô vành môi cắn chỉ.
Trầu thuốc đoạn, sau nửa giờ tạm nghỉ,
Lại hò nhau hối hả xuống đồng trưa.
Kẻ cắt hoài, kẻ lượm… rất say sưa.
Không nhọc mệt – (ngày mùa ai cũng khoẻ!)
Lúa đã lượm, họ kề vai rất nhẹ,
Gánh xăm xăm về phía cổng làng xa
Trên đường quê lũ bảy, lũ năm ba,
Gánh gánh mãi, về, ra, coi tấp nập.
Chiều càng xuống, người đi càng hấp tấp
Như đàn cò gấp gấp ruổi theo mây,
Gió lạnh lùng, xương bột rắc rây rây,
Chùa đâu đó rỏ hồi chuông lảnh lảnh.

Đồng quê xám mênh mông và vắng lạnh,
Nhưng khắp làng rộn rịp hội hoa đăng.
Tất cả đèn to nhỏ cháy dăng dăng
Không soi sáng đủ hết sân gạch rộng.
Từng cầu lúa dài cao nằm song sóng
Đợi thợ về chất đống xếp từng ôm…
Rồi néo tre kếp chặt lấy thân don,
Tay dang thẳng đập ròn trên cối đá.
Ôi sung sướng! Mưa ra vàng! Mưa lúa!
Mưa rào rào. Giọt thóc nặng nề rơi,
Thóc mọng thơm căng sữa ngọt nuôi người,
Nét hoan hỉ trên miệng cười đen nhánh.
Tiếng đập lúa ròn vang trong gió lạnh,
Chen tiếng cười, giọng hát lảnh ngân ngân,
Đem tình xa se lại với duyên gần…
Trăng nhỏn nhoẻn cười thầm trên ngọn trúc.
Ôi vui thú là những giờ hót thóc:
Kẻ trang, cào; kẻ xúc, quét lia lia
Vai chen vai, người nọ vướng người kia,
Tiếng mắng khẽ xen tiếng cười khúc khích…

Rơm lên đống. Thóc đã nằm trong bịch,
Đợi nhẩn nha ngày nắng sẽ đem phơi.
Thợ dừng tay, rũ bụi phấn trên người,
Đoạn rửa ráy, rồi vào ăn bữa tối.
Dưới ánh lửa đèn ba dây đỏ ối,
Họ lại cười, lại nói, lại bông lơn…
Bóng cau gầy đã ngả suốt sân rơm,
Họ mới chịu xoa chân, vào ổ rạ.
Thôn xóm lặng, thiu thiu trong bóng lá,
Trăng phương đoài uể oải cũng lim dim.
Sương rơi rơi, nhạc dế lắng chìm chìm,
Chó từng lúc nghển nhìn trăng sủa rống…

Ta về đây suốt một ngày vui sống
Cùng người quê mải miết với thành công.
Suối mồ hôi năm tháng chảy trên đồng
Đúc thành sữa nơi đầu bông nặng trĩu.
Đồng quê ơi! Hỡi Nông phu! Người chịu
Bao dãi dầu mưa nắng để nuôi ta
– Nuôi giống nòi không một tiếng kêu ca
Sống tăm tối như tre già nấp bụi.
Ta tha thiết cầu mong sao gần gũi
Mãi Người Quê, nơi làng mạc thân yêu,
Mà hôm nay ta cảm mến thương nhiều!

Trở Lại Đồng Quê

Hôm nay về trại gió hiu hiu,
Nhìn lớp mây qua nhuộm máu chiều,
Nhớ lại lược xưa màu đỏ thắm
Cài trong tóc lụa xoã liu diu.

Nhớ lại năm xưa còn ở quê,
Chiều bên đường cỏ đợi trâu về;
Em nhìn chim vút lên trời thẳm
Anh lắng diều than trong tiếng tre.

Năm năm vội vã thoáng đi nhanh,
Em nhãng quên quê luyến thị thành.
Lược đỏ không cài trên tóc búi,
Cỏ đường chẳng vướng gót chân xinh.

Em biếng về quê, cây nhớ nhung,
Lúa đồng rướn ngọn đứng như mong
Đất đường luyến tiếc bàn chân ngọc,
Cỏ rạc ven bờ mãi ngóng trông.

Lòng rối như là cỏ rối bong,
Tương tư! Trải vắng rộng hơn đồng.
Em ơi, vui thú phồn hoa mãi,
Có biết đồng quê đang nhớ mong?

Vườn Dừa

Vườn dừa có trái dừa xinh,
Có cô con gái hiền lành dễ thương.
Có nhiều gió dịu vương vương,
Xanh xanh bóng lá, rờn rờn tình quê.
Có ai về miệt Bến Tre
Hỏi thăm nàng ấy vườn kia vài lời.
Vườn em gây tự bao đời
Mà cao bóng rợp che trời trong xanh.
Dừa bao nhiêu gốc, cô mình?
Cây bao nhiêu đốt? Trái lành bao nhiêu?
Hanh về cỏ rạc nắng thiêu,
Vườn dừa xanh mướt, hiu hiu gió cười.
Êm êm luôn ngỡ chiều rơi,
Đường thuôn bóng đổ, rạch ngòi quanh co.
Nước dừa mát rượi thơm tho,
Cùi dừa dịu ngọt… kẻ cho người mời.
Ở đây quên cả nắng lười,
Quên tình tráo trở, quên đời bạc đen.
Ở đây dừa mọc liền chen
Đổ muôn bóng rợp đầu hiên cuối hè.
Chân thành một tấm tình quê
Sớm chiều đon đả đi về đón đưa…

Xa xôi nhớ mãi vườn dừa,
Thương về nàng ấy bây giờ thương ai?

Một Mái Nhà Tranh

Một mái nhà tranh, hai trái tim!
Giữa thời nguyên tử dễ đâu tìm?
Ôi, em lãng mạn, chung tình quá!
Nghe nói mà thương, em hỡi em!

“Xa thiệt là xa”, em quyết đi,
Phồn hoa lánh bỏ, chẳng màng chi
Khi yêu, nào quản điều hơn thiệt,
Cho hết, riêng em có được gì!

Ta tặng em yêu một mái tranh
Để em xây ấm mộng chung tình.
Nhẹ nhàng em nhé, nâng niu nhé!
Ong bướm qua hoài, hoa vẫn trinh.

Tiếng Hát Trong Trăng

Trời cao, mây bạc, trăng tròn,
Đê than hiu quạnh, tre buồn nỉ non.
Diều ai gọi gió véo von,
Cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng…

– Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?

Giếng Làng

Hẹn nhau bên bờ giếng,
Chờ nhau lúc rạng trăng,
Nàng vân vê dải yếm,
Chàng nắn sửa vành khăn.

Dưới trăng nàng bối rối,
Dưới trăng chàng băn khoăn,
Nhìn nhau mà chẳng nói,
Bốn mắt đọng trăng rằm…

Hẹn nhau bên bờ giếng,
Chờ nhau lúc rạng trăng.
Trăng đến, nàng không đến,
Chàng lo buồn đăm đăm.

Nàng đã đi làng khác,
Theo một người khăn đen,
Không còn nghe giọng hát,
Bên đình lúc nguyệt lên.

Ai cúi mình trên giếng?
Ai thả gầu múc trăng?
Ai cười yêu nửa miệng?
Tan rồi mộng gối chăn!

Không hẹn bên bờ giếng,
Không chờ lúc rạng trăng,
Đêm đêm chàng vẫn đến
Bên giếng khóc âm thầm…

Đêm nay chàng lại đến
Bên giếng khóc âm thầm,
Bỗng gặp bên bờ giếng
Đôi bóng người dưới trăng.

Nàng cũng vê dải yếm,
Chàng cũng nắn vành khăn.
Cũng nhìn nhau âu yếm,
Bốn mắt đọng trăng rằm.

Giếng trăng, nơi hò hẹn,
Giếng trăng, nơi hẹn hò,
Từ xa xưa đến bây giờ
Giếng làng ghi dấu bao trò hợp tan!

Tìm hiểu thêm về 🔰Thơ Du Tử Lê🔰 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Bàng Bá Lân

Cuối cùng là những đánh giá, nhận định về nhà thơ Bàng Bá Lân của các nhà nghiên cứu văn học. Bạn có thể đọc thêm để hiểu hơn về tác giả này.

👉Hai nhà nghiên cứu là Hoài Thanh và Hoài Chân nhận xét về thơ Bàng Bá Lân như sau:

“Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng…Bàng Bá Lân không có cái tỉ mỉ của Anh Thơ, không nhìn đủ hình dáng đời quê như Anh Thơ. Anh Thơ có khi nhìn cảnh không mến cảnh, Bàng Bá Lân có khi lại mến cảnh quên nhìn, nhưng đã lưu ý đến cảnh nào, Bàng Bá Lân thường lưu luyến cấnh ấy. Như khi người ta tả một buổi sáng:

Cổng làng rộng mở. Ồn ào
Nông phu lững thững đi vào nắng mai…
…Bởi thế có lúc người đã cảm được hồn quê vẫn bàng bạc sau cảnh vật”

👉Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long – Nguyễn Hữu Trọng có nhận xét tương tự:

“Thi sĩ Bàng Bá Lân là một nhà thơ đồng quê nổi tiếng, thường ghi lại những nếp sinh hoạt của người dân miền thôn dã. Một buổi chiều mùa hạ, cảnh hoàng hôn vào độ cuối thu, một miền đất Cà Mau trù phú, một đế đô Hà Nội mến yêu vv…là đề tài chính của thi sĩ nên được giới yêu thơ tặng cho danh hiệu “nhà thơ của đồng áng”, thiết tưởng không có gì quá đáng.

Ngoài khía cạnh độc đáo nhất của nhà thơ họ Bàng-loại thơ đồng quê. Đến đây chúng tôi xin nói đến phần khác: “thi ca tình yêu”. Về loại này, Bàng Bá Lân không có nhiều…Tuy nhiên trong số ít đó, ông cũng tỏ ra có một giọng thơ “mướt” khi tỏ tình yêu, nhưng là thứ tình yêu nhẹ nhàng của người Á Đông, dù yêu tha thiết cũng không bộc lộ sỗ sàng, nó phải là thứ “tình trong như đã mặt ngoài còn e, như:

Buổi một nàng qua dưới mái hiên
……..
Gợi mãi tình yêu buổi dại khờ!
(trích “Tình trong mưa”, 1942)

Tặng bạn chùm 🌷Thơ Thu Bồn🌷Hay, Ý nghĩa

Viết một bình luận