Thơ Thanh Tịnh ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Tổng Hợp Những Thông Tin Thú Vị Về Sự Nghiệp Và Cuộc Đời Tác Giả Thanh Tịnh.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Thanh Tịnh
Thanh Tịn là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông được mệnh danh là ” cây bút thần ” khi ông giỏi nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Sau đây là tiểu sử cuộc đời tác giả Thanh Tịnh, bạn có thể tham khảo.
- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Ông theo học chữ Hán đến năm 11 tuổi, thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.
- Đỗ bằng Thành chung, từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
- Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Thanh Tịnh làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ.
- Năm 1946 từ Huế, được cử ra Việt Bắc họp Đại hội Văn hoá, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông khoác balo đi theo kháng chiến.
- Sau đó, ông tham gia phụ trách đoàn kịch Chiến Thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Ngay sau năm 1954 khi về làm chủ nhiệm (Tổng biên tập) đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ quân đội cho đến cuối đời, ông vẫn một thân một mình đơn lẻ.
- Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II.
- Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và mang cấp bậc Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu.
- Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Đón đọc thêm🌿Thơ Bút Tre Hay🌿 Tuyển Tập Thơ Tiếu Lâm, Hài, Hiện Đại, Tình Yêu
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Thanh Tịnh
Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Tịnh, xem ngay nhé!
- Năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa…Sáng tác đầu tay của ông là truyện “Cha làm trâu, con làm ngựa” đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).
- Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên tuổi Thanh Tịnh được gắn liền với những tập truyện ngắn. Nhưng trên con đường nghệ thuật của mình, nơi ông thử sức đầu tiên lại thuộc về lĩnh vực thơ ca.
- Thanh Tịnh xuất hiện và được “định vị” ngay trên thi đàn vào những năm đầu của phong trào Thơ Mới, năm 1936, bài thơ “Rồi một hôm” của ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ do Hà Nội báo tổ chức. Một số bài thơ khác như “Mòn mỏi” in trên báo Tinh hoa, “Tơ trời với tơ lòng” in trên báo Phong Hoá vừa xuất hiện đã gây được tiếng vang trong công chúng.
- Tên tuổi của nhà thơ Thanh Tịnh được nhiều người biết đến rộng rãi hơn khi tập truyện ngắn “Quê mẹ” của ông ra đời vào năm 1941.
- Tác phẩm tiểu biểu: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…
- Ngoài thơ, ông còn làm ca dao, viết kịch, viết báo; được coi là người sáng tạo ra thể “tấu nói”, đi đầu trong lối viết “những đoạn văn ngắn” và là nhà văn có nhiều giai thoại văn học.
Vinh danh:
- Năm 1951-1952, giành Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam cho những bài độc tấu xuất sắc.
- Năm 2007, nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật
- Năm 1936, bài thơ “Lời cuối cùng” đoạt Giải nhất trong cuộc thi thơ tháng Hai do báo Hà Nội báo tổ chức, đồng hạng với nhà thơ Phạm Đình Bách.
Phong Cách Sáng Tác Của Thanh Tịnh
Phong cách sáng tác của Thanh Tịnh như thế nào? Hãy theo dõi ngay các thông tin sau đây để biết chi tiết nhé!
- Thơ Thanh Tịnh có phong cách nhẹ nhàng, thanh cao, thiết tha và êm dịu – đúng như bút danh ông chọn cho mình: Thanh (Trong sáng – cao sang). Tịnh (Tinh khiết – sạch sẽ). Và cái đặc sắc của nó nằm ở những lời, những ý đậm đà hương sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam.
- Thơ Thanh Tịnh có nhiều câu gần gũi với âm hưởng ca dao. Thế mạnh đó của ông ngày càng được phát huy. Sau này có rất nhiều câu thơ của Thanh Tịnh được lan truyền trong nhân dân với tư cách là những câu ca dao.
- Về sáng tác truyện thì truyện ngắn của ông mang đầy phong vị Huế và tạo riêng cho ông một thi pháp văn xuôi độc đáo. Là một nhà thơ lãng mạn, Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng.
- Đọc những truyện ngắn của Thanh Tịnh, người ta thường ít chú ý đến cốt truyện mà chỉ nhớ cái không khí, cái dư vị quyến luyến ngọt ngào, có pha chút ngậm ngùi buồn thương. Cảm giác ấy lắng sâu trong tâm hồn người đọc và cùng với cảm giác đó là một âm hưởng buồn buồn thấm thía qua những trang văn.
Tuyển tập 🌿Thơ Bùi Giáng 🌿Chùm Thơ Điên Hay Nhất
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Thanh Tịnh
Thơ của Thanh Tịnh không nhiều nếu so với các tên tuổi nổi bật khác của phong trào Thơ Mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… nhưng với những bài thơ đã có, ông cũng đã được ghi nhận như là một trong những gương mặt đã góp phần tạo nên “một thời đại mới trong thi ca” – thời kỳ Thơ Mới. Dưới đây là tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Thanh Tịnh:
Tuyển Tập Thơ
- Chiều về
- Cô láng giềng tôi
- Gặp gỡ
- Giọt mồ hôi
- Hoa giấy và hoa đồng quê
- Lời cuối cùng Rồi một hôm
- Lời than thở của đồng quê
- Mòn mỏi
- Muôn bến
- Nắng mai
- Nhớ Huế quê tôi
- Thất vọng trên thất vọng
- Tiếng gọi của “con tim”
- Tiếng gọi của đồng quê
- Tiếng vọng ban đêm
- Tình yêu
- Tơ trời với tơ lòng
- Trường học làng tôi
- Vàng, máu
- Về quê
- Vì đàn câm tiếng
- Hận chiến trường (tập thơ, 1937)
- Đi giữa mùa sen (truyện thơ, 1980)
- Thơ ca (tập thơ, 1973)
- Sức mồ hôi (ca dao, 1954)
Truyện, Văn Xuôi
- Quê mẹ (truyện ngắn, 1941)
- Chị và em (truyện ngắn, 1942)
- Tôi đi học (truyện ngắn, 1941)
- Con so về nhà mẹ (truyện ngắn, 1943)
- Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)
- Xuân và Sinh (truyện ngắn, 1944)
- Những giọt nước biển (tập truyện ngắn – 1956)
- Cha làm trâu, con làm ngựa (1934)
- Thanh Tịnh đời và văn (1996)
- Ngoài ra còn một số truyện ngắn mà Thanh Tịnh đã sáng tác ra như: Am Cu-ly Xe,…..
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Thanh Tịnh
Thanh Tịnh là một nhà thơ nổi tiếng được nhiều bạn đọc yêu thích. Những bài thơ của ông luôn cuốn hút người đọc bởi sự lãng mạn trữ tình và trong sáng. Chúng ta cùng nhau khám phá và cảm nhận 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Thanh Tịnh dưới đây nhé!
Nhớ Huế Quê Tôi
Sông núi vươn dài tiếp núi sông
Cò bay thẳng cánh nối đồng không
Có người bảo Huế xa, xa lắm
Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng
Mười một năm trời mang Huế theo
Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo
Giọng hò mái đẩy vờn mây núi
Man mát sông Hương lướt đỉnh đèo
Tôi gặp bao người xứ Huế xa
Đèn khuya thức mãi chí xông pha
Mở đường giải phóng về quê mẹ
Dựng khắp non sông bóng xóm nhà
Có bao người Huế không về nữa
Gửi đá ven rừng chép chiến công
Có mồ liệt sĩ nâng lòng đất
Buồm phá Tam Giang gió thổi lồng
Nặng trĩu trăm năm bóng cổ thành
Bao lần máu đỏ nhuộm đồng xanh
Cờ sao ngày ấy buồn cung cấm
Sông nước xôn xao núi chuyển mình
Bao độ thu về, thu lại qua
Huế tôi thăm thẳm nhớ con xa
Mỗi lần phượng nở rung màu đỏ
Càng giục canh sương rộn tiếng gà.
Tình Yêu
Ai đi nghiêm khắc với tình yêu,
Với kẻ mơ hoa mộng gió chiều,
Ngọn gió chiều vàng lay lá rụng.
Chiều vàng thường vẳng tiếng tim kêu!
Tình câm ai khiến gió im hơi.
Khí lạnh sương lam toả mịt trời,
Chiếc nhạn mất bầy, sương gió gọi.
Gió ngừng, sương lạnh, bóng chim rơi!
Tình yêu là giải áng mây bay,
Là nước sông trôi cuộn tháng ngày,
Mây vẫn thay hình hôn gió nhẹ.
Nhẹ nhàng nước quyện bóng chim bay.
Tình yêu thường với sắc thiên nhiên.
Đào tạo ra nên cánh mộng huyền,
Như điểm son tình cô thiếu phụ
Uốn mình thôn nữ nét duyên tiên.
Tình yêu thường mượn sắc hoa tươi
Để điểm cô em mấy nụ cười,
Mượn liễu buông mành thêm mái tóc,
Mượn hồ thu nhuộm nét xuân tươi.
Nhưng, thời gian xoá vết yêu thương.
Trong quả tim tình tắm lệ sương,
Chỉ để bên lòng hương vị cũ
Của hồn hoa nhẹ lúc tà dương.
Vì tình là một bóng lan man
Theo dõi non xanh trải dặm ngàn,
Khi ẩn bên lòng cô thiếu nữ,
Êm đềm như mộng lúc mơ tan…
…Nghe lời sắc Đẹp tiếng tình kêu
Tim rụng hôm qua, một buổi chiều,
Một buổi chiều tàn sương lạnh nhắn:
Ai đành nghiêm khắc với tình yêu…
Nắng Mai
Ẩn mình sau ngành dương
Trộm rây phấn vàng hương
Mặt trời ghẹo thiếu nữ
Thiêm thiếp trong phòng sương.
Nắng vàng giỡn trên má
Cô mơ tình nhân hôn
Cặp môi từ từ rã
Cô vui với mộng hồn.
Giật mình nắng chói ran
Bên hiên sáo gọi ngàn
Cô em nghiêng mình thẹn
Quàng chăn, ngủ vội vàng.
Về Quê
Màn sương lam rây ngọc rải đồng quê
Tắm nội cỏ ngàn cây màu trắng sữa,
Nhà thi sĩ bơ phờ phen dặm nứa
Theo con dường dài dặc dưới đêm trăng,
Chàng muốn đi, đi mãi không dừng chân
Đi vào cõi sương mờ trong đêm tối,
Vì chàng muốn lánh tiếng thị thành xa gọi
Và bên trời ngọn lửa Đế-thành hoe.
Mà bao năm chàng thấy sự khắt khe
Nằm im lịm dưới màn tơ tươi đẹp,
Cảnh đời ấy tưởng không bao giờ có được
Giữa cánh đồng bát ngát, dưới tre xanh.
…Đến cuối làng chàng nghe mõ cầm canh.
Và bên xóm tiếng chuông chùa xa vẳng,
Chàng nhẹ trút hơi thở dài lo lắng
Như tên tù vượt ngục đến quê hương,
Vì gióng chuông, canh vạc thoảng trong sương
Là tiếng bạn muôn dời không biết phản
Ai cấm chàng không sống được đời lãng mạn.
Bên bờ hồ, giữa ruộng lúa, dưới tàn cây
Và bên mình cô gái thơ ngây.
Tơ Trời Vớ Tơ Lòng
Còn nhớ hôm xưa độ tháng này
Cánh đồng xào xạc gió đùa cây.
Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm
Một đoạn tơ trời lững thững bay.
Tơ trời theo gió vướng mình ta,
Mỗi khắc bên nàng nhẹ bỏ qua.
Nghiêng nón nàng cười, đôi má thắm,
Ta nhìn vơ vẩn áng mây xa…
Tìm dấu hoa xưa giữa cánh đồng.
Bên mình chỉ nhận lúa đầy bông.
Tơ trời lơ lững vươn mình uốn
Đến nối duyên mình với… cõi không!
Mòn Mỏi
– Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói toả mờ
Có bóng tình quân muôn dặm ruổi
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ
– Xa nhìn bên cõi trời mây
Chị ơi em thấy một cây liễu buồn.
– Bên rừng em hãy lặng nhìn theo,
Có phải chăng em ngựa xuống đèo?
Chị ngỡ như chàng lên tiếng gọi
Trên mình ngựa hí lạc vang reo.
– Bên rừng ngọn gió rung cây,
Chị ơi con nhạn lạc bầy kêu sương.
– Tên chị ai gieo giữa gió chiều,
Phải chăng em hỡi tiếng chàng kêu?
Trên dòng sông lặng em nhìn thư?
Có phải chăng người của chị yêu?
– Sóng chiều đùa chiếc thuyền lan,
Chị ơi con sáo gọi ngàn bên sông…
Ô kìa! Bên cõi trời đông
Ngựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa
– Này lặng em ơi, lặng lặng nhìn
Phải chăng mình ngựa sắc hồng in?
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống,
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm.
– Ngựa hồng đã đến bên yên,
Chị ơi, trên ngựa chiếc yên… vắng người.
Cô Láng Giềng Tôi
Cô láng giềng tôi đẹp mặn mà,
Môi hồng luôn điểm nụ cười hoa
Gặp tôi qua ngõ thì cô đã
Thỏ thẻ: “Mời anh ghé lại nhà.”
Bên đường tôi ngắt cánh hoa lê
Bỗng gặp cô em gánh gạo về.
Trên gạo cô mời tôi đến để:
Thúng này sách vở, thúng này… lê.
Tôi si giọng hát của cô em
Trong trẻo, thơ ngây giọng rĩ rền.
Gấp sách tôi ngồi vơ vẩn mộng
Giật mình canh vạc đã kêu đêm.
Một hôm tôi viết bức thư tình
Tạm biệt cô em đến Đế kinh.
Đôi má ửng hồng cô đến nói,
Nói hoài chỉ được: “Em yêu anh”.
…Về nhà độ ấy nhãn còn non
Cách mặt cô em mấy hạ tròn.
Thổn thức bên nhà hơi hát nhẹ
Nhẹ nhàng mới biết hát… ru con.
Muôn Bến
Sóng lụa đưa thuyền đỗ bến mơ,
Trời dồn nẻo khuất khách bơ vơ.
Thuyền trôi muôn bến tình quay lái,
Khách vọng chờ xa một bến bờ.
Miệt mài thuyền chảy nối mênh mông
Rủ nắng thu tơ dính cạnh lòng.
Khách lặng quay nhìn muôn bến khuất
Tiếc thầm như gió quyện trời không?
Thuyền trôi không bến, tiếng không vang,
Đời chảy quen sông đỡ lạ ngàn.
Nhưng một chiều thu thuyền bỗng đỗ
Bên bờ sông trắng gió lan man.
Khách ghé nhưng lòng chẳng ghé theo
Buồn vương trong bước nước sông reo.
Chiều đưa tiếng gọi giang hồ vẳng
Khách trở về sông lặng thả chèo.
Trường Học Làng Tôi
Trường học làng tôi ở cạnh đình
Một trường ba lớp vẻ xinh xinh
Trước trường có mấy cây đào lớn
Thường quyến lòng tôi những cảm tình.
Trường tôi mặt trước ngó ra sông
Còn mặt đằng sau ngó cánh đồng
Phía ấy thày tôi thường hỏi hướng
Tôi vòng tay đáp: Dạ, phương Đông.
Thầy tôi tầm thước mảnh và cao
Cặp mắt long lanh má nhuốm đào
Mái tóc hơi quăn, cằm hơi nhọn
Nụ cười thường lẫn tiếng khao khao.
Sau ba năm học ở trường làng
Tôi thấy trong lòng đã mở mang
Tôi biết con bò: loài nhai lại
Và tin trời đất rộng thênh thang.
Năm nay thôi học ở trường quê
Nhớ lại lòng tôi cảm nặng nề
Những buổi thu sương buồn ảm đạm
Trống trường vang dội phía sau đê.
Tiếng Vọng Ban Đêm
– Tôi thích nghe điệu đàn
trong sương mờ não nuột.
– Tôi thích nghe xào xạc
tà áo của tình nương
dưới ánh trăng vàng nhạt.
– Tôi thích nghe đêm tàn
gió lay hoa đào rụng
con cá vàng đớp bóng
Gương nước lạnh lùng tan.
Thất Vọng Trên Thất Vọng
Nương tử ơi!Ta tìm gì được
Bóng vô tình trên nét tiên nga.
Hay lời thừa trong giọng trầm ca
Để quên nỗi nhớ thương ngày trước
Nương tử ơi! Ta mong tìm mãi
Vẻ bơ phờ trên dáng diệu tiên.
Để lừa ta sắc đẹp u huyền
Mà buổi ấy lòng ta tê tái
Nương tử ơi! Sắc trang kiều mỹ,
Tìm đâu ra vẻ úa minh hoa;
Nét thô sơ của sắc đậm đà
Mà ta muốn tầm thường vô vị.
Ác thật! nàng ơi! ta ác thật!
Vì quá ưa nàng kém vẻ xuân
Và luôn phai những nét sắc thần
Mà lắm phút ta quên trời đất.
Là vì, nàng ơi ta muốn dối
Mảnh u tình tha thiết của ta.
Nhưng vết trần đâu bợn huyền nga
Nét thường tụ, mà mong an ủi.
Lời Cuối Cùng
I
Rồi một hôm, nếu về, cha hỏi:
Mẹ ở đâu? con biết nói sao?
Con hãy bảo: trông cha mòn mỏi
Mẹ từ trần sau mấy tháng đau.
II
Nếu cha hỏi sao nhà vắng vẻ?
Mẹ khuyên con hãy trả lời sao?
Con lặng chỉ bình hương khói rẽ.
Và trên giường chỉ đĩa dầu hao!
III
Nếu cha hỏi cặp đào trước ngõ
Sao chỉ còn một gốc ngả nghiêng?
Con sẽ chỉ một cây đào nhỏ
Bên cây tùng, rồi đứng lặng yên.
IV
Còn mồ mẹ, nếu cha muốn biết,
Phải hướng nào, con nói cùng cha?
Con lặng chỉ bầu trời xanh biếc
Và bên trời chỉ nội cỏ xa!
Gặp Gỡ
Người cũ đây rồi bạn cũ đây
Cầm tay lại nói chuyện chia tay
Ba mươi năm chẵn xa lâu nhỉ?
Mà tưởng cách nhau mới mấy ngày
Giòng giòng kỷ niệm tuôn xuôi ngược
Lẫn lộn vui buồn dệt ngổn ngang
Cũng quên khóc trước hay cười trước
Chỉ nhớ bên song nắng trải vàng
Chuyện dài chưa dứt bỗng ngồi yên
Biết nói làm sao hết nỗi niềm
Tóc bạc ngỡ ngàng hai mái tựa
Thẹn thùng như buổi gặp đầu tiên
Giọt Mồ Hôi
Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.
Mồ hôi xuống, cây mọc lên,
Ăn no đánh thắng, dân yên, nước giàu.
Mồ hôi đổ xuống hoa màu,
Chặn tay thằng Mỹ, dúi đầu thằng Tây.
Ai ơi ra sức cấy cày,
Thêm giờ lao động, bớt ngày lao đao.
Hoa Giấy Và Hoa Đồng Quê
Ngượng như thôn nữ mới lên Kinh
Như quả tim non đượm máu tình,
Ngơ ngác cô nhìn xem lặng lẽ
Muôn nghìn vẻ lạ sắc tươi xinh.
Cô đem so sánh vẻ cao sâu,
Của chốn phồn hoa với ruộng bầu
Như cảnh muôn màu cô ví với
Sắc đồng lúa chín nước ao thâu.
Bên hồ trong biếc nước phun rơi
Những gái thần kinh ghé lại ngồi,
Vui vẽ cùng nhau thi rẽ tóc
Đếm màn hoa giấy quyến hoa khôi.
Bất giác cô em cũng chạnh lòng
Đưa tay nhẹ rẽ mớ tơ xuân
Mớ tơ ngày tháng sương trời điểm
Buồn để cô em luỵ nhỏ dòng.
Đừng bỏ lỡ thông tin về 🍀Thơ Minh Huệ🍀Tác Giả, Tác Phẩm
Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Thanh Tịnh
Đọc thêm những đánh giá, nhận định về nhà thơ Thanh Tịnh sau đây để hiểu hơn về ông.
- Nhà lý luận phê bình Lưu Khánh Thơ cho rằng: “Những câu thơ lãng mạn, mang phong vị ngậm ngùi buồn man mác đã làm xao xuyến trái tim bao người đọc ngay từ khi mới ra đời. Thơ Thanh Tịnh nhẹ nhàng, êm ái giống như văn ông, và sự đặc sắc của nó nằm ở những lời, những ý đậm đà hương sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam”.
- Nhà phê bình Lưu Khánh Thơ còn nhận định: “Thơ Thanh Tịnh có nhiều câu gần gũi với âm hưởng ca dao. Thế mạnh đó của ông ngày càng được phát huy. Sau này có rất nhiều câu thơ của Thanh Tịnh được lan truyền trong nhân dân với tư cách là những câu ca dao…’
- Theo giáo sư Phong Lê thì “Có thể xếp Thanh Tịnh vào dàn đồng ca Thơ mới trước năm 1945 cùng vị trí với Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp, Yến Lan, Huy Thông”.
- Thạch Lam đã nhận xét rằng ở Thanh Tịnh “truyện ngắn nào hay đều có chất thơ và bài thơ nào hay đều có cốt truyện”.
- Nhà phê bình Nguyễn Tấn Long thì nhận xét :’’Thơ Thanh Tịnh có nhiều sắc thái biến chuyển do ngoại vật, ngoại hình xâm nhập hồn thơ và rung lên từng nhịp điệu riêng biệt mà ít khi bị ràng buộc bởi nội tâm…’’.
Tổng hợp các thông tin thú vị về ❤️️ Thơ Bàng Bá Lân ❤️️Tác giả, tác phẩm