Thơ Quách Tấn: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Quách Tấn ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Khám Phá Các Thông Tin Thú Vị Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Làm Thơ Của Quách Tấn.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Quách Tấn

Có thể nói Quách Tấn là sứ giả cuối cùng của dòng thơ cũ – thơ Đường luật. Bởi lúc đó, những người bạn thân thiết của Quách Tấn như Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên đã từ bỏ thơ cũ, bước sang lĩnh vực thơ mới, duy chỉ có ông vẫn không từ bỏ dòng thơ cũ. Để hiểu hơn về nhà thơ Quách Tấn thì bạn không nên bỏ qua phần tóm tắt tiểu sử sau đây.

  • Nhà thơ Quách Tấn( 4/1/1910 – 21/12/1992) tự là Đăng Hảo, hiệu Trường Xuân.
  • Quê gốc của ông ở thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định.
  • Thuở bé, Quách Tấn học chữ Hán, đến 12 tuổi mới học Quốc ngữ và chữ Pháp.
  • Năm 1929, sau khi đậu bằng Cao đẳng tiểu học, ông lần lượt làm việc tại tòa sứ Huế, Đồng Nai rồi Nha Trang.
  • 1930, ông làm phán sự Tòa sứ tại Tòa khâm sứ Huế, rồi đổi lên Tòa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt.
  • 1935, ông lại về làm việc tại Tòa sứ Nha Trang.
  • 1945, ông tản cư về Bình Định tham gia chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện Bình Khê.
  • 1949, mở Trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh huyện Bình Khê.
  • 1951, được trưng dụng dạy Trường trung học An Nhơn rồi Trường trung học Bình Khê.
  • 1954, ông quay về Nha Trang và được tái bổ vào ngạch thư ký hành chánh.
  • 1955, làm tại tòa hành chánh Quy Nhơn cho đến 1957. Tiếp theo, ông giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Định.
  • Ít lâu sau, Quách Tấn đổi về Sở Du lịch Huế (1957 – 1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958 – 1963), rồi giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa (1963 – 1965).
  • 1965, ông chính thức nghỉ hưu và tiếp tục viết văn làm thơ.
  • 1987, ông lâm cảnh mù lòa và từ trần lúc 7h 30 sáng ngày 21/12/ 1992 (nhằm ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân).

Đọc thêm về🍃Thơ Thái Can🍃Tác Giả, Tác Phẩm

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Quách Tấn

Khái quát những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quách Tấn.

  • Quách Tấn tập làm thơ từ lúc học lớp đệ nhất niên trường Quy Nhơn. Lúc ra trường ông đã thông thạo các thể thơ, nhưng chính thức bước vào làng văn thơ từ năm 1932.
  • Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy… Ông từng được thi sĩ Tản Đà khen khi bình bài Đến thăm vườn cũ cảm tác của ông.
  • Tập thơ đầu tay của Quách Tấn mang tên Một tấm lòng xuất bản năm 1939, chủ yếu tập hợp các bài thơ đã in trên các báo trong khoảng 6, 7 năm trước đó.
  • Năm 1941, Quách Tấn xuất bản tiếp Mùa cổ điển – tập thơ được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác văn học của ông.
  • Sau kháng chiến chống Pháp và sau khi về hưu, ông cho xuất bản nhiều tập thơ như Đọng bóng chiều (1965), Mộng Ngân Sơn (1966), Giọt trăng (1973), Giàn hoa lý (1979)…
  • Bên cạnh viết thơ, Quách Tấn còn viết truyện ký về các bạn bè văn nghệ sĩ gần gũi với mình, chẳng hạn như Đôi nét về Hàn Mặc Tử, Đời Bích Khê …Ngoài ra ông còn viết nhiều cuốn địa phương -chí ca ngợi danh lam thắng cảnh của các miền đất nước như Cảnh cũ còn đây, Nước non Bình Định (1968), Xứ Trầm Hương (1969).

Phong Cách Sáng Tác Của Quách Tấn

Nói về phong cách sáng tác thơ của Quách Tấn thì ta có thể tổng kết như sau:

Là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới, Quách Tấn chuyên sáng tác theo thể thơ Đường luật nhưng lại thể hiện một bút pháp nghệ thuật mới, diễn đạt những cảm xúc mới:

  • Những sáng tác của ông thuộc những năm tháng phong trào Thơ mới phát triển rầm rộ, tuy nhiên thế giới thơ Quách Tấn dường như vẫn chịu rất ít vang động của xu hướng thơ ca này, thay vào đó lại chịu ảnh hưởng lớn của thơ ca thi sĩ Tản Đà. 
  • Thơ ông trước 1945 không viết về Thiền, về Phật những sau năm 1954, cảm hứng này lại thể hiện đậm nét trong thơ của ông.
  • Quách Tấn đã tạo nên một thế giới thơ riêng, một vùng trời thơ tĩnh lặng và huyền diệu. Một thế giới xa cách với những xôn xao, náo động của cuộc đời thực tại. Ở đây, mọi vật đều mờ mờ và đẫm một thứ hương mầu nhiệm. Thế giới thơ này cũng thường mang nỗi sầu thương, nhớ nhung xa vắng.

Đừng bỏ lỡ 🌿Thơ Lê Anh Xuân [Ca Lê Hiến]🌿Tuyển Tập Thơ

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Quách Tấn

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Quách Tấn, cùng đón đọc nhé!

Thơ

*Một tấm lòng (1939)

  • Đà Lạt đêm sương
  • Đá vọng phu (I)
  • Đá vọng phu (II)
  • Về thăm nhà cảm tác

*Mùa cổ điển (1941)

+Mùa cổ điển

  • Thơ về (Gọi kêu)
  • Cảm thu
  • Trời đông
  • Đêm thu nghe quạ kêu
  • Dưới liễu chờ xuân
  • Giọt sương mai
  • Khắc sâu dần Sống sót
  • Trời khuya
  • Gió khuya
  • Đêm tình
  • Nhớ thương
  • Một đêm mưa mùa thu
  • Mộng thấy Hàn Mạc Tử
  • Túp lều thơ Thăm một thi sĩ
  • Lẻ điệu Tặng một nghệ sĩ
  • Giao thừa
  • Nhắn nhủ
  • Đá vọng phu (I)
  • Trơ trọi
  • Nhắn ai
  • Lại nhắn ai
  • Đêm xuân
  • Đêm thu
  • Tình xưa
  • Bên sông (I)
  • Đá vọng phu (II)
  • Hiu quạnh
  • Chiều xuân
  • Đêm mơ
  • Một buổi trưa mùa thu
  • Ông thích chi
  • Hôm nay
  • Thương thu

+Ngoài tập

  • Nước chảy qua đèo
  • Làm trai
  • Tiên trên đời

*Mùa cổ điển (1960)

+Phần I: Từ 1941 trở về trước

  • Đêm thu nghe quạ kêu
  • Cảm thu
  • Trời đông
  • Trời khuya
  • Gió khuya
  • Đêm tình
  • Nhớ thương
  • Một đêm mưa mùa thu
  • Mộng thấy Hàn Mạc Tử
  • Túp lều thơ Thăm một thi sĩ
  • Lẻ điệu Tặng một nghệ sĩ
  • Trơ trọi
  • Hiu quạnh
  • Đêm mơ
  • Chiều xuân
  • Đêm thu
  • Một buổi trưa mùa thu
  • Bên sông (I)
  • Tình xưa

+ Phần II: Từ 1945 đến 1956

  • Chút lòng
  • Qua xuân (I)
  • Đêm tái phùng
  • Thu Tràng An
  • Lánh cư
  • Viếng mộ bạn
  • Đêm rằm tháng năm
  • Hồi cư
  • Nhớ Tản Đà
  • Vườn quê
  • Bước cùng
  • Trời chiều
  • Bên sông (II)
  • Xí xoá

*Đọng bóng chiều (1965)

  • Anh buộc đời em
  • Ba ngả sông mờ
  • Bến cũ
  • Bên gác mộng
  • Bến lạ thu bay
  • Bóng xuân
  • Bồi hồi ngọn bấc
  • Buồn thương
  • Cảnh đâu
  • Chị em
  • Chiếc lá rơi
  • Chuông khuya
  • Chút dư âm
  • Cửa sổ nhìn sương
  • Dẫu chẳng yêu nhau
  • Đèn khuya
  • Đèn tàn bóng mộng
  • Đìu hiu
  • Đối cảnh
  • Động hoàng hôn
  • Đồng quê
  • Đợi mộng
  • Giao cảm
  • Giáp mộng
  • Giấc sen
  • Giếng cúc
  • Gởi lòng
  • Hương vườn cũ
  • Khắc sâu dần Sống sót
  • Không nỡ
  • Lạnh lùng
  • Lặng lẽ
  • Mộ Bằng Phi
  • Nén lòng
  • Nến thắp tâm tư
  • Ngõ trúc
  • Nhớ nhung
  • Nôn nao
  • Nửa mộng
  • Nước mẩy dòng thu
  • Qua xuân (II)
  • Rót hương
  • Rụng giọt khuya
  • Rung phiếm
  • Sân mận
  • Sông chiều
  • Thay bông
  • Theo dòng
  • Thu sang
  • Thương ai
  • Tiếng cửi
  • Tìm đâu
  • Tình cố viên
  • Tình đêm mưa
  • Tình Khiêm Cung
  • Tĩnh mịch
  • Tình thu
  • Tĩnh toạ
  • Tuy Hoà
  • Tương lân
  • Vọng Cô Tô
  • Vô thường
  • Vườn chiều
  • Xuân quạnh

*Giọt trăng (1973)

  • Ao trưa
  • Khóc con I
  • Khóc con II
  • Khóc con III
  • Khóc con IV
  • Khóc con V
  • Khóc con VI
  • Say nắng

*Các tác phẩm khác

  • Âm ba
  • Ba hữu lệ
  • Bất tận
  • Bên ao
  • Bên giàn mướp
  • Bóng giai nhân
  • Bóng khuya
  • Bóng trời xưa
  • Cài trúc
  • Cảm thán
  • Cành thơm
  • Chén bình minh
  • Chép thơ
  • Chiến sĩ
  • Chim chóp mào
  • Chốn ẩn
  • Con sâu cửu
  • Dừng tay bút
  • Đau thương
  • Đắp mộ
  • Đề bia mộ
  • Đêm qua Hưng Thịnh
  • Đêm tâm sự
  • Đêm trăng lạnh
  • Đổi mới
  • Gửi Nguyễn Hiến Lê
  • Hạc điểm canh
  • Hoạ “Chơi thuyền gặp mưa”
  • Hoa nở trắng
  • Hư tâm
  • Không đề
  • Khuya vắng
  • Lại bị an trí
  • Lại tản cư
  • Lịu địu
  • Lòng giếng thẳm
  • Lòng thiên cổ
  • Lữ cảm
  • Lửa trăng
  • Mãi còn
  • Mái đời
  • Mai già nở lạnh
  • Màu quê
  • Màu trưa
  • Mong đợi
  • Nẻo quạnh
  • Nét thương tâm
  • Ngậm lòng
  • Nghĩa trủng
  • Nghiêng xanh
  • Nở xuân
  • Nụ hương
  • Nương gối
  • Sân trưa
  • Song chiều
  • Tay súng
  • Tết Tân Mùi
  • Tháo kính
  • Thâm u
  • Thi Nại hoài cổ
  • Tiếng địch hoàng hôn
  • Tiếng lòng khuya
  • Tiếng ngân
  • Tiếng vàng khô
  • Tình cố nhân
  • Tình hoa
  • Tình mận
  • Tình ong mật
  • Tình phong lan
  • Trong sương
  • Vì tơ
  • Viếng thành Huế sau ngày khói lửa
  • Vịnh cảnh Dalat
  • Trường Xuyên thi thoại (Những bài thơ kỷ niệm)
  • Những tấm gương xưa
  • Mộng Ngân sơn (tập thơ, 1966)
  • Trăng hoàng hôn (tập thơ, 1999)
  • Tuyển tập thơ Quách Tấn (tập thơ, 2006)

Văn

  • Trăng ma lầu Việt (2 tập)
  • Nước non Bình Định:
  • Xứ Trầm hương
  • Đời Bích Khê
  • Đôi nét về Hàn Mặc Tử
  • Họ Nguyễn thôn Vân Sơn
  • Nét bút giai nhân
  • Bước lãng du
  • Thi pháp thơ Đường
  • Bóng ngày qua
  • Ngoài ra ông còn 20 tập văn chưa xuất bản.

Thơ Văn Dịch

  • Lữ Đường Thi tuyển dịch
  • Tố Như thi
  • Ngục trung thư
  • Nghìn lẻ một đêm

Viết Chung

  • Nhà Tây Sơn
  • Võ nhân Bình Định
  • Đào Tấn và Hát bội Bình Định

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Quách Tấn

Dưới đây là 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Quách Tấn, mời bạn cùng thưởng thức.

Âm Ba

Sương xuống hồi chuông lặng
Dư âm tràn hư không
Lửng lơ vàng gợi sóng
Trăng hồ thu mênh mông.

Bên Giàn Mướp

Lặng xem giàn phí thuỷ
Lần trải nắng huỳnh kim
Lòng không phân chân nguỵ
Ngàn xa đôi tiếng chim.

Ao Trưa

Bờ ao cộng cỏ chí
Lả lướt ngọn nồm đưa
Con chuồn chuồn điểm nước
Mong dừng chân nghỉ trưa.

Cảm Thán

Tám mốt tuổi vợ mất,
Tám hai tuổi mắt đui.
Ngày đêm dài dặc dặc,
Trời đất tối thui thui.
Lạnh lùng trong ấm áp,
Gần gũi hoá xa xôi.
Nuốt thảm càng thêm thảm,
Tìm vui khó thấy vui.
Đành có thân có khổ,
Mưa thu vẫn sụt sùi.

Dừng Tay Bút

Hiên mận dừng tay bút
Chiều rơi chiếc lá khô
Ngõ ngoài xe ngựa vắng
Xóng xánh nước hồ thu.

Lòng Giếng Thẳm

Trưa vàng thơm ánh nắng
Trên màu hoa nở thu
In sâu lòng giếng thẳm
Muôn nghìn xuân thâm u.

Khuya Vắng

Thu lạnh mướp tàn hoa
Vườn không ong bướm qua
Song khuya ngồi xếp sách
Sương lóng giọt trăng tà.

Thơ Về

Giấc mộng nghìn xưa đương mải mê,
Vùng nghe cảm hứng báo Thơ về.
Sóng mài nghiên biển ngòi non chấm,
Gió trải tờ mây chữ nhạn đề.
Vồn vã tiếng dương ngâm lại đọc,
Rỡ ràng sắc rớn điểm rồi phê.
Tứ tràn ra mãi trong cao rộng…
Thiên nữ bưng hoa rắc xuống tề.

Trời Đông

Chuông gióng Hàn San bẵng tiếng ngân,
Ngàn xa tiếng địch cũng xa dần…
Lá thương nhánh nặng bay hầu hết,
Trời sợ non côi xích xuống gần.
Ngần ngại gió mưa chim ẩn bóng,
Quây quần mây khói liễu riêng xuân.
Ðêm như dài lắm… người Vân Hớn,
Trong giấc thăm nhau được mấy lần.

Nhắn Nhủ

Những đêm êm ấm trăng hôn lá,
Nhạc nổi từng mây hoa đẵm hương,
Hồn mộng lên thăm mà có muộn
Đừng quên đây vốn khách đa mang.

Dưới Liễu Chờ Xuân

Tin xuân gió rải khắp nơi nơi,
Dưới liễu chờ xuân gắng gượng cười.
Bạn khắp non sông mà vắng vẻ
Tình trong gang tấc vẫn xa xôi!
Thân gầy với nguyệt bao phân nữa?
Tóc rụng theo sương mấy lớp rồi!
Giòng cũ Ngân Hà sâu bến đợi,
Muốn đem sầu gởi nước trôi xuôi…

Nhớ Tản Đà

Ðà Giang từ độ rụng văn tinh,
Tản Lĩnh đìu hiu rọi bóng mình.
Móng đỏ in sâu lòng tuyết trắng,
Tơ vàng mang nặng nợ dâu xanh.
Hàm Rồng nắm cỏ chưa tròn mộng,
Khê Thượng nguồn thơ luống quăn tình.
Chén rượu đêm nay nồng nã nhớ,
Hồn ai lai láng ánh trăng thanh…

Anh Buộc Đời Em

Anh buộc đời em bến buộc thuyền
Nước trôi thuyền trở bến nằm yên
Một mai anh thả thuyền lơi bến
Mây nước lòng em lạnh ước nguyền

Giao Cảm

Lặng lẽ cây sương trở gió ngàn
Trăng tà đôi giọt rụng lang can
Chùa xa riêng cảm đêm thu quạnh
Vần kệ ngân đưa giấc mộng tàn

Tình Khiêm Cung

Xe rồng mây áng nẻo Khiêm Cung
Lạnh lẽo đài câu lá rụng hồng
Thương chị phi tần nương bóng xế
Hồ thu sương động ngấn hoa dung

Khám phá tuyển tập 🔰Thơ Nguyễn Nhật Ánh🔰Những tác phẩm hay nhất

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Quách Tấn

Hãy cùng xem những nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng đánh giá, nhận định về nhà thơ Quách Tấn như thế nào nhé!

  • Quách Tấn được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam như sau: ” Quách Tấn là một người thanh niên có Tây học; người thanh niên ấy hồi 1939 đã xuất bản một tập thơ cũ (Một tấm lòng) được Tản Đà để ngang với thơ Yên Đỗ (Nguyễn Khuyến), thơ Hồ Xuân Hương…Đêm đã khuya, tôi ngồi một mình xem thơ Quách Tấn…Theo gót nhà thơ, tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm… Tình cảnh ở đây đã biến thành một thứ hương mầu nhiệm..”
  • Hoài Thanh nhận định: “Thơ Đường như người đàn bà khó chịu kia, họa chỉ có Quách Tấn. Mối lương duyên từ “Một tấm lòng”đến “Mùa cổ điển” thì thực là đằm thắm. “Mùa cổ điển” là một tập thơ cũ rất có giá trị. “Mùa cổ điển” của Quách Tấn gồm cả cái giàu sang của Thái Can, Leiba, súc tích lại trong một khuôn khổ rắn chắc…”
  • Tuy nhiên Vũ Ngọc Phan lại có ý kiến trái ngược về Quách Tấn: “Đọc thơ Quách Tấn, người ta thấy ông chú trọng vào sự gọt giũa nhiều quá, ông cân nhắc từng chữ, ông lựa từng câu, sự chú trọng ấy ông để người ta thấy rõ quá, nên sự thành thật bị giảm đi nhiều…Thơ Quách Tấn điêu luyện thì có điêu luyện, như thành thực thì không.”
  • Đặng Thị Hảo nhận xét về tập thơ “Một tấm lòng” của ông: “Tập thơ “Một tấm lòng” vừa ra đời đã gây nên ai luồng dư luận trái ngược. Các nhà thơ cổ hoan nghênh; những người hâm mộ “thơ mới” lại làm ngơ, như ở báo Phong Hóa của bút nhóm Tự Lực văn đoàn chỉ giới thiệu văn tắt mà không bình luận gì…”
  • Nói về phong cách sống của Quách Tấn, Nguyễn Vỹ viết: “Tôi biết anh lúc anh còn học ở Quy Nhơn. Sau, anh thi đậu “diplôme”, được bổ đi làm việc tại các Tòa Sứ miền Trung. Không có cái gì tiết lộ anh là một thi sĩ…Anh thuộc về hạng đàn ông đạo đức, giản dị, không se sua, không bần tiện, không làm phiền ai, một người công dân có ý thức trách nhiệm, một người bạn hiền lành, vui vẻ, khả ái, một người cha rất tốt trong gia đình, một người chồng rất thủy chung..”

Giới thiệu chi tiết về ❤️️Thơ Đoàn Văn Cừ❤️️Tập thơ hay nhất

Viết một bình luận